Quy Định Về Vấn Đề Hợp Tác, Đầu Tư Với Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Kh&cn

và quy chuẩn kỹ thuật; tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.

- Nhà nước tạo điều kiện và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết các thoả thuận song phương và đa phương về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ.

2.1.3.4. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đo lường


Luật đo lường (Luật số 04/2011/QH13 ngày 11/11/2011) khẳng định quan điểm: “Hợp tác quốc tế về đo lường được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi”

Luật đo lường cũng quy định nhiều biện pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác quốc tế (Điều 6):

- Ký kết điều ước quốc tế về đo lường; gia nhập tổ chức quốc tế về đo lường; ký kết thỏa thuận, thừa nhận kết quả phép đo, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm giữa tổ chức của Việt Nam với tổ chức tương ứng của các quốc gia, chủ thể khác của pháp luật quốc tế;

- Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế;


- Trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đo lường với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ;

- Phối hợp giải quyết tranh chấp.

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 9


2.1.3.5. Quy định về vấn đề chuyển giao công nghệ


Luật chuyển giao công nghệ (Luật số 80/2006/QH11 ngày 29/11/2006) quy định nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Điều 46 của Luật quy định người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

tham gia chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao hoặc chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các ưu đãi:

- Các ưu đãi về thuế;


- Cá nhân và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều lần, thời hạn phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ;

- Được tạo điều kiện thuận lợi về cư trú, đi lại;


- Các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.


Các biện pháp ưu đãi tại Luật đã được quy định khá cụ thể và mang tính thiết thực trên các phương diện về thuế, xuất, nhập cảnh, cư trú. Đây là một trong những nét tiến bộ trong quy định pháp luật về hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Quy định trên của Luật chuyển giao công nghệ là một trong những bước triển khai hiệu quả các quy định của Hiến pháp về vấn đề hợp tác quốc tế về KH&CN, đáp ứng nhu cầu phát triển đồng bộ các ngành khoa học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu KH&CN của thế giới, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.

Thông qua các đạo luật chuyên ngành trong lĩnh vực KH&CN (Luật công nghệ cao, Luật đo lường, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật năng lượng nguyên tử, Luật chuyển giao công nghệ), Nhà nước Việt Nam đã thể hiện chính sách nhất quán đề cao tầm quan trọng của hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN và đây được xem là một trong những biện pháp chính để nâng cao tiềm lực KH&CN của đất nước. Tuy nhiên, tinh thần chung của các văn bản này vẫn chỉ tập trung xoay quanh quan điểm hợp tác quốc tế và chưa đi sâu, vươn tầm hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

2.1.4. Quy định tại một số đạo luật khác

Ngoài quy định của các đạo luật trong lĩnh vực KH&CN, nhiều văn bản luật trong các lĩnh vực khác đã có tư tưởng đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi nhằm

thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng.

Luật nhà ở năm 2005 quy định về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 126): “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. Kế thừa tinh thần của Luật nhà ở năm 2005, Luật nhà ở năm 2014 tuy không đề cập trực tiếp nhưng cũng đã khẳng định “Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam” là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định một trong các trường hợp được xét cho thường trú (Điều 39 Khoản 2): “Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam”.

Luật đầu tư năm 2014 tuy không trực tiếp đưa ra chính sách thu hút đầu tư hướng tới mục đích thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, song với quy định đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm “Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ” (Điều 15 Khoản 2 Điểm đ) có thể coi là yếu tố khuyến khích thu hút đầu tư của nước ngoài.

Nhằm tạo bước chuyển biến trong cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế và quốc gia của các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam, Luật đầu tư 2014 đã xây dựng quy định mới theo hướng đơn giản hóa các thủ tục.

Theo Luật đầu tư 2005, tất cả các dự án đầu tư có vốn nước ngoài (dù chỉ là 1% vốn điều lệ) cũng cần phải xin giấy chứng nhận đầu tư. Trong nỗ lực khuyến khích đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư 2014 chỉ còn yêu cầu nhà đầu tư

xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài (tức là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam) và dự án của doanh nghiệp FDI mà trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% hoặc có nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI nắm giữ từ 51% vốn điều lệ.

Các dự án có vốn FDI còn lại (có nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp FDI nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ được đối xử như dự án đầu tư trong nước và không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Điều 40, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Có thể nói, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được Luật Đầu tư 2014 rút ngắn đáng kể so với Luật Đầu tư 2005.

Một số đạo luật có liên quan đến KH&CN cũng chứa đựng các quy phạm về nội dung hợp tác quốc tế. Điều 65 Luật công nghệ thông tin năm 2006 nêu nguyên tắc hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác về công nghệ thông tin với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi”. Khoản 6 Điều 4 Luật viễn thông năm 2009 quy định chính sách của Nhà nước về viễn thông: “Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”

2.1.5. Quy định của các văn bản cấp Chính phủ


2.1.5.1. Quy định về vấn đề hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN

Để triển khai quy định của Luật KH&CN năm 2000 về hợp tác quốc tế

trong lĩnh vực KH&CN, Ngày 14/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2010/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN (Nghị định số 80). Hướng dẫn Luật KH&CN năm 2013, ngày 27/01/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN. Nghị định số 08/2014/NĐ-CP đã bãi bỏ một số nội dung của Nghị định số 80. Tuy nhiên, phần lớn nội dung của Nghị định số 80 vẫn còn hiệu lực và nhiều quy định vẫn có giá trị áp dụng, đảm bảo phù hợp với xu thế hội nhập trong giai đoạn hiện nay.

Điều 4 của Nghị định đã nhấn mạnh hành lang pháp lý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu hợp tác, đầu tư phát triển KH&CN với Việt Nam thông qua việc quy định các lĩnh vực khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác, đầu tư phát triển KH&CN: nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và cơ điện tử, năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ cơ khí – chế tạo máy, các công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm, công nghệ xử lý chất thải; đào tạo và phát triển nhân lực công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ và dịch vụ KH&CN; lập hoặc đóng góp xây dựng các quỹ phát triển KH&CN tại Việt Nam. Đây là những lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm thông qua hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 80, ngoài các lĩnh vực Việt Nam khuyến khích hợp tác, đầu tư theo quy định, Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập tổ chức KH&CN của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu. Như vậy, việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo Nghị định số 80 còn vấp phải một số hạn chế nhất định,

Nghị định số 80 quy định các hình thức hợp tác với nước ngoài trong lĩnh

vực KH&CN tại Điều 6, Điều 7:


- Viện trợ, tài trợ, biếu, hiến, tặng (sau đây gọi chung là tài trợ) để hoạt động KH&CN.

- Hợp đồng KH&CN.


- Liên kết, tham gia hoạt động KH&CN với nước ngoài, bao gồm: tham gia tổ chức KH&CN, hội KH&CN; tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo KH&CN của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài; tham gia các hoạt động hợp tác thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở Việt Nam và ở nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam được nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức để hoạt động KH&CN theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Tổ chức, cá nhân Việt Nam nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài từ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài để hoạt động KH&CN theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

Thông qua quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 80, chúng ta đã có cơ chế để thực hiện các hoạt động hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý tại nhiều mảng vấn đề liên quan. Trong đó có thể kể đến việc giải quyết cơ chế tài chính thông thoáng để đảm bảo thực hiện tốt việc hợp tác, đầu tư thông qua hình thức liên kết, tham gia hoạt động KH&CN với nước ngoài. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức để đảm bảo việc nhận, sử dụng vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học. Tư tưởng của các nhà hoạch định chính sách tại Nghị định số 80 khá cởi mở với hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài, tuy nhiên Nghị định cũng quy định chỉ cho phép tổ chức, cá nhân Việt Nam được liên kết, tham gia hoạt động KH&CN với nước ngoài trong các lĩnh vực tổ chức, cá nhân Việt Nam được thành lập tổ chức KH&CN (Điều 9). Quy định này cho thấy còn những tồn tại nhất định về quan điểm nhận thức trong

quá trình hội nhập quốc tế và cần sớm tháo gỡ.


Về các hình thức đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN, Điều 12 Nghị định số 80 quy định:

- Thành lập tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN 100% vốn đầu tư nước ngoài;

- Thành lập tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN liên doanh giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Về các hình thức đầu tư gián tiếp trong lĩnh vực KH&CN, Điều 12 Nghị định số 80 không có quy định cụ thể mà chỉ đề cập nguyên tắc: “Việc đầu tư gián tiếp trong lĩnh vực KH&CN được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Việc thiếu quy định cụ thể dẫn đến khó triển khai trên thực tế. Để khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN, trong thời gian tới cần nghiên cứu, bổ sung, làm rõ đối với hình thức đầu tư này.

Về điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN, Điều 19 Nghị định số 80 quy định ngoài các quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN phải đáp ứng các điều kiện:

- Có dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN.


- Được phép của Bộ KH&CN.


- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


Để thực hiện tốt hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN đòi hỏi Nhà nước phải có cải cách toàn diện về thủ tục hành chính để rút gọn thời gian, tránh lãng phí trong thực hiện các thủ tục liên quan.

2.1.5.2. Quy định về việc thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài và thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN Việt Nam ở nước ngoài

Hướng dẫn Luật KH&CN năm 2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật KH&CN năm 2013 (Nghị định số 08) đã lần đầu tiên đưa ra giải thích thuật ngữ “Tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài” . Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 08: “Tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài là tổ chức khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập hoặc góp vốn hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập tại Việt Nam.” Trước khi ban hành Nghị định số 08, pháp luật Việt Nam đưa ra rất nhiều chế định riêng dành cho đối tượng tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài, tuy nhiên do chưa có định nghĩa rõ ràng thế nào là tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài nên đã gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động hội nhập do đó cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoàiTheo Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 80/2010/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN, về trình tự, thủ tục ra quyết định thành lập tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư cấp. Như vậy, trước khi gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến Bộ KH&CN, tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài phải tiến hành thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư. Điều này thể hiện sự rườm rà trong thủ tục hành chính, kéo dài thời hạn, cản trở đối với quá trình đăng ký hoạt động KH&CN và gây ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Điều 14 Nghị định số 80 quy định về thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Điều 14. Thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ 100% vốn đầu tư nước ngoài.

2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập tổ chức

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí