Đánh Giá Chung Về Cơ Sở Pháp Lý Của Việt Nam Cho Hoạt Động Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Kh&cn

TIỂU KẾT


1. Đánh giá chung về cơ sở pháp lý của Việt Nam cho hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

Đứng trước xu thế hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN nói riêng cùng những lợi ích do quá trình hội nhập mang lại, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Nhằm tạo bước đệm cho quá trình hội nhập, chúng ta đã có sự chuẩn bị ban đầu khi xây dựng những cơ sở pháp lý cơ bản quốc gia và quốc tế thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế. Trong hệ thống văn bản quốc gia, có thể kể đến 02 văn bản đặc biệt quan trọng có quy định trực tiếp về vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN là Hiến pháp năm 2013 và Luật KH&CN năm 2013. Để thực thi các văn bản này, chúng ta đã có hệ thống các nghị định và văn bản cấp Thủ tướng Chính phủ, cấp Bộ, ngành có quy định liên quan và hướng dẫn triển khai.

Về cơ sở pháp lý quốc tế cho quá trình hội nhập, chúng ta đã từng bước mở rộng quan hệ quốc tế thông qua việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hợp tác về KH&CN với hàng loạt quốc gia, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Nội dung hợp tác ngày càng phong phú, bao phủ nhiều lĩnh vực KH&CN trọng điểm và tiếp cận nhiều lĩnh vực KH&CN mới mang tính tiềm năng. Kết quả của quá trình hợp tác đã bước đầu mang lại những thành tựu tốt đẹp.

Như vậy, các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN của nước ta đã có nền móng, khuôn khổ pháp lý ban đầu để triển khai. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay đó là phải tiếp tục hoàn thiện những cơ sở pháp lý này để đảm bảo tính khả thi của các quy định và từng bước nâng cấp nội dung quy định trong quá trình áp dụng vào thực tiễn hội nhập quốc tế.

2. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong xây dựng cơ sở pháp lý cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới mang lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý giá về cách nhìn nhận đối với điều chỉnh pháp lý vấn đề hội nhập

quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Thứ nhất, việc tham gia sân chơi quốc tế về KH&CN cần được đẩy mạnh thông qua việc tăng cường ký kết, tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế với các nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, trước mắt nên tập trung vào việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận trong lĩnh vực KH&CN Việt Nam có tiềm năng và thế mạnh. Các thỏa thuận ký kết có thể bao gồm nội dung hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; thỏa thuận về chính sách ưu đãi trong hoạt động KH&CN giữa các Chính phủ hoặc có thể thỏa thuận nội dung trao đổi cán bộ hoạt động KH&CN giữa các nước cùng với cam kết về điều kiện học tập, làm việc thuận lợi, ổn định. Bên cạnh đó, cần từng bước mở rộng hợp tác đa dạng trên mọi lĩnh vực và dần tiếp cận đối với các lĩnh vực KH&CN mới của thế giới. Đây là một trong những con đường ngắn nhất giúp Việt Nam có cơ hội để tiếp thu, lĩnh hội thành tựu khoa học của bốn phương.

Thứ hai, về vấn đề đổi mới hệ thống chính sách pháp luật quốc gia, cần tích cực ban hành văn bản để cụ thể hóa chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng. Hệ thống văn bản quy định cần đồng bộ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhằm đảm bảo xây dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động hội nhập. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng nội dung thu hút người Việt Nam định cư ở nước ngoài về làm việc tại Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm khi Việt Nam phải đương đầu với thực trạng “chảy máu chất xám”. Một thực tế không thể phủ nhận đó là hiện nay rất nhiều nhà khoa học giỏi của nước ta đang công tác ở nước ngoài và đóng góp rất hạn chế vào sự nghiệp KH&CN của đất nước. Vấn đề đặt ra đối với các nhà làm luật, trước hết, phải xây dựng chính sách với mục tiêu tạo ra môi trường làm việc dù có thể không được như các nước phát triển nhưng ít nhất ở mức độ người làm nghiên cứu khoa học thấy có thể phát huy được tài năng. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ KH&CN Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thời gian gần đây, Chính phủ đã bắt đầu thông qua hàng loạt chính sách ưu đãi, giao quyền tự chủ, tạo cơ chế để người giỏi có thể quay trở về làm việc. Tuy nhiên, để thực thi được các chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

sách này vẫn đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện thể chế và ban hành hệ thống văn bản cấp Bộ để hướng dẫn. Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, việc tháo gỡ nút thắt về cơ chế đãi ngộ chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu đặt ra, tuy nhiên rất cần sự chung tay giữa các cấp, các ngành để ban hành chính sách từng bước giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, cần đề xuất quy định về các biện pháp khích lệ về tinh thần, các hình thức khen thưởng phù hợp đối với cá nhân Việt Nam định cư ở nước ngoài có cống hiến đối với sự nghiệp KH&CN nước nhà.

Ngoài ra, Nhà nước cần coi trong các biện pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút, khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN; ban hành văn bản hướng dẫn chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi về xuất, nhập cảnh, cư trú đối với nhà khoa học nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam; tạo cơ chế tài chính thông thoáng cho việc thực hiện chủ trương thu hút, trọng dụng chuyên gia KH&CN.

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 7

Chương 2

THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý cho hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực KH&CN

Như đã trình bày ở chương I, cơ sở pháp lý của các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN bao gồm cả các quy định của pháp luật quốc gia và các quy định pháp luật quốc tế. Cơ sở pháp lý vững vàng sẽ tạo hành lang và cũng là một trong những điều kiện bảo đảm hiệu quả cho các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN.

Trong Chương này, người viết sẽ đánh giá khái quát thực trạng hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN để có cơ sở xem xét kiến nghị phương hướng tiếp tục hoàn thiện.

Nội dung cụ thể của pháp luật quốc gia của Việt Nam về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN được quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau.

2.1.1. Quy định của Hiến pháp


Hiến pháp năm 2013 quy định Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập , tự chủ , hòa bình , hữu nghị, hợp tác và phát triển ; đa phương hóa , đa dạng hóa quan hê ̣, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới (Điều 12); Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi

trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Điều 50); Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu KH&CN; bảo đảm quyền nghiên cứu KH&CN; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Điều 62).

Quy định trên tại Hiến pháp năm 2013 chính là các nguyên tắc dành cho hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng.

Hiến pháp năm 2013 về cơ bản đã kế thừa những điểm tích cực của Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) về vấn đề hợp tác, tuy nhiên đã đề cập trực diện hơn về nội dung hội nhập quốc tế nói chung và trong lĩnh vực KH&CN nói riêng.

Trước khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, cơ sở pháp lý cao nhất cho hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hiến pháp năm 1992 khẳng định chính sách của Nhà nước đối với phát triển KH&CN tại Điều 37 và Điều 38. Trong đó, Điều 37 quy định: “Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến; phát triển đồng bộ các ngành khoa học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới…” Có thể thấy quan điểm của Nhà nước coi hợp tác quốc tế về KH&CN là một trong những biện pháp quan trọng, thông qua đó tiếp thu các thành tựu khoa học trên thế giới để phục vụ cho việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Điều 38 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) với tuyên ngôn “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Nhà nước đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt dành cho KH&CN. Tuy nhiên cả Điều 37 và Điều 38 mới chỉ tập trung vào vấn đề xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN và chưa nêu rõ được nhiều về khía cạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN.

Vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN được khẳng định rõ nét

nhất tại Điều 43 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Nhà nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hoá, thông tin, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao.” Tinh thần chung của Hiến pháp năm 1992 vẫn chỉ tập trung đến những hoạt động hợp tác và quan điểm hội nhập quốc tế vẫn chưa được mạnh dạn tiếp cận.

Như vậy, nội dung hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế trong

lĩnh vực KH&CN đã được nêu lần lượt tại Hiến pháp 1992 và Hiến pháp năm

2013, tuy nhiên, do tính chất hiến định, Hiến pháp chỉ nêu những quy định có

tính nguyên tắc, ngắn gọn để đảm bảo tính ổn định, áp dụng lâu dài. Nhiệm vụ

của chúng ta đó là trên cơ sở quy định của Hiến pháp, phải cụ thể hóa thành các

quy định tại các luật và văn bản dưới luật để triển khai có hiệu quả nội dung hội

nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.


2.1.2. Quy định của Luật khoa học và công nghệ


Ngày 18/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật KH&CN năm 2013, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. Luật có nhiều điểm mới mang tính đột phá, đặc biệt trong vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

Để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về KH&CN, Luật KH&CN năm 2013 bên cạnh các quy định về đa dạng hóa các hoạt động hội nhập quốc tế (chẳng hạn như thành lập tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và đầu tư thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN của Việt Nam ở nước ngoài; phát triển mạng lưới đại diện KH&CN Việt Nam ở nước ngoài; thu hút, thuê chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các chương trình đào tạo nhân lực KH&CN và các hoạt động KH&CN hội nhập quốc tế khác...), Luật đưa ra một số quy định về các biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN như: xây dựng một số tổ chức, nhóm nghiên cứu KH&CN đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; kết nối mạng

thông tin tiên tiến, hiện đại của khu vực và quốc tế về nghiên cứu và đào tạo;

hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển KH&CN Việt Nam [21].

Nhằm đưa ra định hướng cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN, Luật KH&CN năm 2013 đưa ra nguyên tắc chung (Điều 70):

- Tích cực, chủ động và bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.

- Đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN.

- Phát triển KH&CN theo chuẩn mực quốc tế và gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, tranh thủ tối đa cơ hội để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.

Luật KH&CN năm 2013 đưa ra các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN (Điều 71). Trên cơ sở quy định mang tính nguyên tắc này, Chính phủ và các Bộ, ngành có định hướng cụ thể để xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động hội nhập. Điều 71 quy định:

- Liên kết, tham gia hoạt động KH&CN với nước ngoài, bao gồm: Tham gia tổ chức KH&CN, hội, hiệp hội KH&CN của nước ngoài; tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo KH&CN của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế ở trong nước và nước ngoài; thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài ở Việt Nam và thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN của Việt Nam ở nước ngoài.

- Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án chung về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong khuôn khổ thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và quốc tế.

- Thu hút, thuê chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chương trình đào tạo nhân lực KH&CN, hoạt động KH&CN khác ở Việt Nam.

- Tổ chức triển lãm, diễn đàn KH&CN, chợ công nghệ, trung tâm, sàn giao dịch công nghệ, giới thiệu, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các nước và Việt Nam.

- Tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Việt Nam.


- Phát triển mạng lưới đại diện KH&CN Việt Nam ở nước ngoài.


Để triển khai thực hiện tốt các hoạt động hội nhập theo quy định tại Điều 71 Luật KH&CN năm 2013, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng một văn bản cấp Bộ liên tịch hướng dẫn nội dung quản lý tài chính cho các hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

Luật KH&CN năm 2013 cũng đề ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN (Điều 72). Đây là chủ trương rất quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động quản lý hội nhập quốc tế về KH&CN. Luật KH&CN quy định những biện pháp:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN.


- Đẩy mạnh việc tham gia, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác KH&CN.

- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực KH&CN.

- Xây dựng một số tổ chức, nhóm nghiên cứu KH&CN đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.

- Tăng cường kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KH&CN, đặc biệt hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế. Kết nối mạng thông tin tiên tiến, hiện đại của khu vực và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022