Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 6

Một trong những yếu tố thiết yếu của sự hỗ trợ Nhà nước cho hội nhập KH&CN quốc tế là quy định của luật pháp về sự phân bổ tài chính để hằng năm có thể tổ chức ở Nga tới 100 hội nghị, hội thảo khoa học và các sự kiện quốc tế khác. Cơ sở dữ liệu chung về các sự kiện KH&CN ở Nga, các nước thuộc SNG và của nước ngoài vẫn được duy trì. Việc sử dụng thông tin của cơ sở dữ liệu này góp phần gia tăng hiệu quả các hoạt động KH&CN quốc tế đã tiến hành và tạo điều kiện tránh trùng lặp.

Ngoài vấn đề kinh phí của Nhà nước không đầy đủ còn nảy sinh vấn đề tài trợ không công bằng cho các chương trình và dự án quốc tế. Sự đóng góp tài chính thấp của các bên tham gia của Nga ảnh hưởng đến sự phân bổ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu phát triển thực hiện chung và do đó kìm hãm sự phát triển hợp tác trong các lĩnh vực thể hiện lợi ích khoa học và thực tiễn của đất nước.

Đồng thời, hội nhập quốc tế về KH&CN đã trở thành một nguồn lực quan trọng trong các nguồn tài chính và vật chất bổ sung để hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển ở Nga. Năm 2000, phần đầu tư nước ngoài cho KH&CN ở Nga chiếm hơn 10% tổng tài trợ nghiên cứu và phát triển dân sự. Tại nhiều Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước, phần tài trợ nước ngoài từ các dự án hội nhập KH&CN quốc tế chiếm tới 15-20%.

Trong 8 năm qua, các tổ chức quốc tế và các hãng được Bộ Công nghiệp, KH&CN chấp nhận đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD vào các lĩnh vực công nghệ cao của nền kinh tế Nga [4,224].

Trong thập niên 90, sự hợp tác đa phương trong khuôn khổ các tổ chức và chương trình quốc tế đã tạo điều kiện thu hút khoảng 100 triệu USD dưới dạng viện trợ và tài trợ để thực thi các dự án khoa học cơ bản và ứng dụng. Sự tham gia của Nga và các Chương trình nghiên cứu Khung, các hoạt động phát triển và trình diễn công nghệ của EU cho phép Nga nhận được tới 79 triệu USD. Khoảng 20 triệu USD nhận được từ Hiệp hội Hợp tác Quốc tế với các nhà khoa học thuộc SNG. Ủy ban Kinh tế về châu Âu của Liên Hợp Quốc đã hỗ trợ Nga

3 triệu USD trong dự án “Hiệu suất Năng lượng năm 2000”. Dự án này được

thực hiện thông qua các cơ chế trợ giúp kỹ thuật của Liên Hợp Quốc. Dự án bao gồm việc thiết lập các khu trình diễn hiệu suất năng lượng cao ở 15 vùng thuộc Nga. Việc phổ biến các công nghệ tiết kiệm năng lượng như vậy có thể giúp làm giảm đáng kể tiêu thụ năng lượng cho nền kinh tế Nga.

Hiện nay, luật pháp của Nga không trực tiếp đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận rằng những quy định mới về thuế thu nhập cá nhân (13%) và thuế lợi nhuận đối với các thực thể có tư cách pháp nhân (20%) được áp dụng vào năm 2000 theo Bộ luật Thuế mới của Liên bang Nga có thể coi là yếu tố khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài [4,224].

1.3.2. Nhóm các nước đang phát triển


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Giống như ở Việt Nam, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN của các nước đang phát triển với các nước phát triển nhằm mục đích: huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tin lực từ bên ngoài để phát triển KH&CN trong nước; tranh thủ cơ hội tiếp cận tri thức KH&CN tiên tiến/kinh nghiệm hoạt động và tổ chức quản lý hoạt động KH&CN của đối tác nước ngoài để giúp giải quyết những vấn đề thách thức của quốc gia về KH&CN; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nước mình tiếp cận, tìm kiếm, làm chủ, khai thác và thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các đối tác nước ngoài; tranh thủ cơ hội nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực KH&CN ngang tầm với trình độ và năng lực của đội ngũ nhân lực KH&CN của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới [12,28].

Việc ban hành chính sách pháp luật của các nước đang phát triển trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào những nội dung:

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 6

- Mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế về KH&CN; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong nước hợp tác về KH&CN với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế; tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế.

- Thu hút trí thức là công dân nước mình định cư ở nước ngoài, các chuyên

gia giỏi của nước ngoài tham gia, giúp đỡ phát triển KH&CN nước mình.


- Cho phép, thậm chí khuyến khích tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN của mình nhận tài trợ, tham gia tổ chức KH&CN, hội KH&CN, tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hội nghị KH&CN của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài; hợp tác thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở nước ngoài.

- Cho phép, thậm chí khuyến khích công dân nước mình định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được lập Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN; được đóng góp xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN.

- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình định cư ở nước ngoài, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác phát triển KH&CN với tổ chức, cá nhân trong nước.

- Cho phép, thậm chí khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước thành lập tổ chức KH&CN.

Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, hợp tác KH&CN của các nước đang phát triển với các nước phát triển thường thường ở thế bị động tiếp nhận hỗ trợ là chủ yếu, không bình đẳng. Cùng với việc nâng cao trình độ và năng lực phát triển kinh tế - xã hội cũng như nội lực về KH&CN của mình, các nước đang phát triển từng bước bứt lên nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về KH&CN và chuyển dần sang thế chủ động hợp tác quốc tế, thậm chí từng bước hội nhập quốc tế về KH&CN để tham gia vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa KH&CN.

Trong những thập niên gần đây, các nước đang phát triển cũng đẩy mạnh triển khai hợp tác KH&CN với nhau ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung, vẫn còn nhiều hạn chế, do các nhân tố thiết yếu như cơ sở hạ tầng, chuyên gia nghiên cứu, năng lực kỹ thuật và nhất là vốn của họ đều yếu kém nhiều so với các nước phát triển. Đó là chưa kể tới việc còn bị khống chế về chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Vì vậy, cho dù quy mô hợp tác không nhỏ thì hiệu quả không thể cao. Chẳng hạn, ở khu vực Đông Nam Á,

Nhật Bản thông qua hợp tác KH&CN đã khống chế, chỉ đạo phát triển kinh tế khu vực. Mặc dù vậy, sự hợp tác, toàn cầu hoá KH&CN cũng cho phép các nước đang phát triển có cơ may nâng cao dần tiềm lực kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc tế trên thị trường thế giới, tạo điều kiện đuổi kịp trình độ tiên tiến của các nước phát triển. Tác động này thể hiện trên các mặt sau [12, 29]:

Trong tiến trình toàn cầu hoá, để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận cao ở tất cả các khu vực trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia của các nước phát triển đã đầu tư đáng kể cho nghiên cứu và phát triển vào các nước đang phát triển với nhịp độ ngày càng tăng. Riêng năm 1997, các công ty xuyên quốc gia đã lần lượt cho thành lập 36 viện, cơ sở nghiên cứu KH&CN ở các nước đang phát triển, trong đó thị phần của các công ty Mỹ chiếm 19%. Xuất khẩu và chuyển nhượng kết quả nghiên cứu KH&CN của các nước phát triển cho các nước đang phát triển đã tăng từ 10% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1980 lên 17% năm 1989; năm 2002 là trên 20%. Việc chuyển nhượng này diễn ra nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy, hoá chất và sản phẩm phi kim loại. Khoản chi của các nước đang phát triển để nhập khẩu kỹ thuật liên tục tăng, nhịp độ tăng hàng năm là 17,5%, cao hơn mức tăng bình quân của toàn thế giới (hơn 10%). Có thể nêu ví dụ điển hình, thông qua nhập khẩu kỹ thuật, trước đây có Hàn Quốc và gần đây có Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước đang phát triển khác đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong công nghiệp sinh học, chế tạo ô tô, máy bay và thiết bị hàng không vũ trụ, phát triển phần mềm [12, 30].

1.3.2.1. Tại Trung Quốc


Pháp luật Trung Quốc quy định về chính sách hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN:

Trung Quốc khẳng định việc coi trọng chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN, thông qua tuyên ngôn tại Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc: “Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Quốc tích cực thúc đẩy hợp tác và trao đổi khoa học và công nghệ với Chính phủ nước

ngoài và các tổ chức quốc tế, khuyến khích các tổ chức nghiên cứu và phát

triển, các hình thức tổ chức xã hội nghiên cứu chuyên sâu và các kỹ sư khoa học và kỹ thuật thiết lập mối quan hệ bằng nhiều hình thức với giới khoa học và công nghệ nước ngoài.” (Điều 9) [54]

Theo Điều 30 Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, Nhà nước có quan điểm đối xử bình đẳng đối với các nhà khoa học kể cả trong nước và nước ngoài: “Các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tiếp nhận nghiên cứu viên trong nước và cả nước ngoài.” [54]

Đối với vấn đề thành lập tổ chức KH&CN có sự hợp tác giữa yếu tố trong nước và nước ngoài, Điều 36 Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc quy định: “Các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài có thể, theo quy định của Luật này, thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong lãnh thổ Trung Quốc, và được phép hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và phát triển Trung Quốc hoặc các hình thức tổ chức khác thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển theo hình thức vốn hợp tác nhà nước-nước ngoài hoặc theo hợp đồng.” [54]

Về chính sách thu hút cá nhân hoạt động KH&CN ở nước ngoài về nước cống hiến, Điều 46 Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc quy định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích các kỹ sư khoa học và kỹ thuật ở nước ngoài trở về nước và tham gia công cuộc hiện đại hóa hoặc cống hiến cho quá trình xây dựng đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau.” [54]

Còn Điều 54 Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc thể hiện quan điểm về chế độ đãi ngộ, khuyến khích đối với cá nhân, tổ chức KH&CN nước ngoài: “Giải thưởng Hợp tác Khoa học và Công nghệ Quốc tế được trao cho công dân hoặc tổ chức nước ngoài có đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp khoa học và công nghệ của Trung Quốc.” [54]

Trong vòng ba thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển từ chỗ gần như đóng cửa hoàn toàn trở thành quốc gia giữ vai trò chính trên toàn cầu. Nền kinh tế lớn đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới này đã vượt Nhật Bản vào

cuối năm 2010 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP. Hơn nữa, quốc gia này cũng ít bị tổn thương bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu được khơi mào bằng cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ vào năm 2008. Sau một đợt suy giảm đột ngột về việc làm do nhu cầu giảm đối với hàng xuất khẩu sang Châu Âu và Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh trở lại vào năm 2009 với tốc độ 8,7%. Động lực then chốt của sự tăng trưởng này là đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trung Quốc thực hiện việc thúc đẩy nguồn nhân lực cho KH&CN thông qua xây dựng các chính sách pháp luật cơ bản là: (i) giáo dục đại học và tuyên truyền phổ cập khoa học; (ii) áp dụng các chính sách và biện pháp giải quyết thiếu hụt các nhà khoa học và kỹ sư trong một số lĩnh vực cụ thể; (iii) thực hiện các chính sách về di cư quốc tế và nhân lực kỹ thuật [3, 210].

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt các nhà khoa học và kỹ sư, Trung Quốc có nhiều biện pháp hiệu quả. Một trong các biện pháp đó là ban hành nhiều văn bản khuyến khích và thu hút người Hoa được đào tạo ở nước ngoài trở về nước đóng góp cho sự nghiệp phát triển nước nhà. Bộ Nhân sự Trung Quốc đã ban hành văn bản hướng dẫn chính sách khuyến khích người Hoa tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trở về phục vụ trong nước với nhiều hình thức khác nhau, đồng thời chú trọng cải thiện và thúc đẩy xây dựng các công viên công nghiệp cho người Hoa được đào tạo ở nước ngoài trở về làm việc. Bộ Nhân sự cũng phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương để ban hành hướng dẫn và hỗ trợ sự phát triển các công viên như vậy. Bên cạnh đó, các cơ quan chính quyền của Trung Quốc còn mở rộng các kênh liên lạc giữa cộng đồng khoa học trong nước với người Hoa ở nước ngoài trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác giữa các khu vực, các cơ quan của Chính phủ và các nhóm người Hoa có trình độ ở nước ngoài [3, 210].

1.3.2.2. Tại Malaysia


Giống như một số nước ASEAN (Thái Lan, Philippin, Indonesia và Việt

Nam), công tác quản lý nhà nước về KH&CN nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng ở Malaysia được giao cho một cơ quan cấp bộ thay mặt

Chính phủ đảm đương [3, 294].


Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Malaysia, bắt nguồn từ Bộ Công nghệ, Nghiên cứu và Chính quyền địa phương (thành lập năm 1973) sau khi được đổi tên vào năm 1976, là cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN và hội nhập quốc tế về KH&CN của Malaysia. Bộ có nhiệm vụ chung là xúc tiến trình độ KH&CN để đảm bảo sức cạnh tranh quốc tế, đồng thời bảo vệ và quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững. Từ khi được thành lập đến nay, Bộ đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cấp năng lực phát triển KH&CN của Malaysia bằng cách tập trung vào các lĩnh vực có nhiều tiềm năng đạt được phát triển kinh tế mạnh mẽ phù hợp với các mục tiêu và chiến lược nêu trong các bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong sự nghiệp đó, nhiệm vụ ban hành văn bản hướng dẫn chính sách hội nhập quốc tế về KH&CN được giữ một vai trò quan trọng.

Ban Hợp tác quốc tế của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Malaysia, được tách riêng ra từ năm 1991, có vai trò hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án hợp tác, xây dựng văn bản về hội nhập quốc tế của Bộ. Nhiệm vụ của Ban là xây dựng, hỗ trợ và điều hòa các quan hệ hợp tác KH&CN với nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm tăng cường hội nhập và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ban tiến hành các hoạt động theo các loại chương trình hợp tác được phân chủ yếu thành: các chương trình hợp tác song phương; các chương trình hợp tác KH&CN ASEAN và các chương trình hợp tác đa phương khác.

Nhằm phục vụ cho các mối liên kết kinh tế, các đối tác chủ yếu trong hội nhập quốc tế về KH&CN của Malaysia hiện nay là Nhật Bản, CHLB Đức, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Hungary, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga….Với các đối tác này, từ năm 1985 đến nay, Malaysia đã ký các Hiệp định hoặc Biên bản hợp tác song phương về khoa học, công nghệ và môi trường làm công cụ pháp lý để tiến hành các hoạt động hợp tác. Một số ví dụ cụ thể về hợp tác song phương giữa Malaysia với các đối tác nói trên có thể kể ra như sau [3, 294]:

Hiệp định hợp tác song phương Malaysia – Niu Dilân được ký sau khi Bộ

trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Malaysia đi thăm và làm việc tại Niu Dilân, tháng 8/1994. Ủy ban hỗn hợp họp đều đặn 18 tháng một lần đề xác định các lĩnh vực ưu tiên và thông qua các dự án. Bốn lĩnh vực ưu tiên hiện nay đã xác định là: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, vật liệu tiên tiến và công nghệ môi trường. Các vấn đề ưu tiên trong công nghệ sinh học là phòng chống sâu bệnh, giống quả nhiệt đới, cấy phôi gia súc, giống con, vacxin, thực phẩm, gia vị và thức ăn gia súc. Đối với vật liệu tiên tiến – vật liệu mới (polime dẫn điện, vật liệu sinh học, compozit…) và đảm bảo chất lượng, hiệu quả sản phẩm công nghiệp (áp dụng phương pháp đồng vị). Các ưu tiên trong lĩnh vực Công nghệ Môi trường gồm: Chất lượng nước uống, Quản lý hệ sinh thái, Đào tạo về quản lý tài nguyên trên cạn và Quản lý thuốc trừ sâu. Công nghệ thông tin: Xây dựng Trung tâm ảo Chuyển giao tri thức và Hệ mô hình dự báo sụt lở đất.

Hiệp định hợp tác song phương Malaysia – Hungary được ký trong chuyến đi thăm Malaysia của Thủ tướng Hungary, tháng 4/1997. Sau đó, Ủy ban hỗn hợp đã họp 2 lần trong năm để thống nhất về các lĩnh vực hợp tác như đào tạo nhân lực, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu tiên tiến và công nghệ môi trường.

Hội thảo Malaysia – Nauy về hợp tác KH&CN giữa hai nước nhằm thảo luận các mối quan tâm chung có thể cùng hợp tác. Kết quả đã xác định được bốn nhóm vấn đề ưu tiên gồm: Công nghệ đào tạo hầm, công nghệ môi trường, công nghệ thông tin và công nghệ nuôi trồng thủy sản.

Về hợp tác đa phương, Malaysia là một trong những thành viên ban đầu của Ủy ban KH&CN ASEAN (COST), đồng thời tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động hợp tác đa phương của khu vực trong khuôn khổ COST và 9 Tiểu ban trực thuộc. Malaysia cũng là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế như UNESCO, ASCA, Hội đồng Khoa học của Cộng đồng Anh (CSC), Quỹ đạo Hồi về KH&CN và phát triển, Trung tâm KH&CN của các nước Không liên kết…cũng như nhiều chương trình, dự án hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường [3, 294]..

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí