Đánh Giá Chung Thực Trạng Cơ Sở Pháp Lý Quốc Gia Về Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Khoa Học Và Công Nghệ

- Chuyên gia nước ngoài trong thời gian làm việc tại Việt Nam được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

- Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được tạo điều kiện cấp giấy phép lao động theo quy trình, thủ tục rút gọn.

- Thành viên gia đình của người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài (bao gồm bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được tạo điều kiện, hỗ trợ về thủ tục khi tìm kiếm việc làm và tuyển sinh, học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.

Về chính sách lương, Điều 6 Nghị định số 87 quy định người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam được hưởng lương theo thỏa thuận. Mức lương thỏa thuận được xác định trên cơ sở:

- Mức độ ưu tiên của nhiệm vụ KH&CN.


- Tính chất, quy mô và tầm quan trọng của hoạt động KH&CN.


- Trình độ, năng lực, hiệu quả đóng góp của cá nhân.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Về chính sách nhà ở, Điều 7 Nghị định số số 87 quy định người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được cơ quan, tổ chức sử dụng tạo điều kiện về chỗ ở hoặc hỗ trợ thuê chỗ ở trong thời gian tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Về chính sách tiếp cân thông tin, Điều 8 Nghị định số 87 quy định:

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 11


- Trước khi tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được cung cấp thông tin, tư vấn về định hướng, lĩnh vực KH&CN ưu tiên phát triển tại Việt Nam và các tổ chức KH&CN có nhu cầu và tiềm năng hợp tác.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được cơ quan, tổ chức sử dụng cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các hoạt động chuyên môn.

Về chính sách khen thưởng, vinh danh, Điều 9 Nghị định số 87 quy định:

Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài có nhiều cống hiến đối với sự phát triển KH&CN của Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem xét tặng danh hiệu khoa học danh dự, kỷ niệm chương vì sự nghiệp KH&CN hoặc được vinh danh, khen thưởng theo quy định pháp luật.

Một số chính sách khác dành cho người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 87:

- Người Việt Nam ở nước ngoài được hưởng các quyền của cá nhân hoạt đông KH&CN quy định tại Điều 20 Luật KH&CN.

- Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được hưởng các chính sách sau:

+ Được hưởng ưu đãi tối đa về thuế theo quy định của pháp luật;


+ Được chuyển các khoản thu nhập hợp pháp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định có liên quan khác của pháp luật Việt Nam; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài;

+ Được cơ quan, tổ chức sử dụng bảo đảm các điều kiện thuận lợi về phòng làm việc, trang thiết bị và vật tư, phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam;

+ Được sử dụng miễn phí phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm trọng điểm khác để triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Được tạo điều kiện sử dụng tài liệu, sách báo, tạp chí, dịch vụ internet phục vụ cho hoạt động chuyên môn;

+ Được hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo KH&CN phù hợp với lĩnh vực chuyên môn tại Việt Nam;

+ Được bố trí phương tiện đi lại nếu chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng;

+ Được hưởng các ưu đãi khác theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức sử dụng nếu những ưu đãi này phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhìn chung, Nghị định số 87 đã phản ánh nhiều nét mới trong chính sách trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam. Việc ban hành văn bản thể hiện sự quan tâm hơn của Nhà nước đối với vấn đề thực thi, thể chế hóa chính sách thu hút, kêu gọi các nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài về cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên nhiều quy định trong văn bản còn khá chung chung và chưa nêu bật được những nội dung ưu đãi (Ví dụ như quy định tại Khoản 1 Điều 10 “Người Việt Nam ở nước ngoài được hưởng các quyền của cá nhân hoạt đông KH&CN quy định tại Điều 20 Luật KH&CN”). Bên cạnh đó, Nghị định chưa đề cập sâu đến nhiều chính sách quan

trọng như ưu đãi về thuế và phí ; ngoại hối; thuê, bổ nhiêm

chứ c danh lan

h đao ,

quản lý; bảo hộ sở hữu trí tuệ....Việc triển khai thi hành Nghị định này còn đòi hỏi việc cơ quan nhà nước phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và cơ chế phối hợp linh hoạt giữa các Bộ, ngành (Ví dụ như quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 “Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài ưu đãi tối đa về thuế theo quy định của pháp luật”). Nội dung các điều, khoản cũng chưa có sự phân biệt rõ chế định dành riêng cho chuyên gia nước ngoài và chế định dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trong thời gian tới, hy vọng các cơ quan hữu quan sẽ thực hiện tốt công tác triển khai thi hành các chính sách quy định tại Nghị định này. Việc triển khai thi hành tốt Nghị định này sẽ là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN.

2.1.6. Quy định của các văn bản cấp Bộ


Nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, nhiều văn bản cấp Bộ đã được ban hành và điều chỉnh vấn đề này. Ví dụ như Thông tư số 07/2013/TT-BKHCN ngày 08/3/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung của văn bản hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN; Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức

79

KH&CN, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN (quy định việc thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài; thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN ở nước ngoài; thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức KH&CN nước ngoài); Thông tư số 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về quản lý nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư….

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, văn bản cấp Bộ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc góp phần đưa các quy định mang tính nguyên tắc, chủ trương trong các văn bản cấp trên vào thực tế. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn thiếu nhiều cơ sở pháp lý cấp Bộ để triển khai các biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Đặc biệt, sau khi Luật KH&CN năm 2013 có hiệu lực và đã dành một Chương riêng thể hiện chính sách chung của Nhà nước về vấn đề hội nhập quốc tế về KH&CN, các Bộ, ngành cần quan tâm sát sao hơn đến công tác ban hành văn bản hướng dẫn quy định của Luật. Các văn bản cấp Bộ cần tập trung hướng dẫn nội dung liên quan đến tổ chức, biên chế, quyền và nghĩa vụ của cán bộ hoạt động KH&CN, chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng, đầu tư, tài chính, chính sách nhà ở, xuất nhập cảnh, thông tin, thống kê phục vụ hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN. Việc hoàn thiện các nội dung này cần phải có sự phối hợp để ban hành văn bản liên tịch giữa các Bộ, ngành (Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông…). Quan trọng nhất là nội dung văn bản phải bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất để đảm bảo khả thi khi triển khai trên thực tế.

2.1.7. Đánh giá chung thực trạng cơ sở pháp lý quốc gia về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Trong giai đoạn mở cửa hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, chúng ta đã có những cơ sở pháp lý bước đầu cho quá trình tham gia vào sân chơi quốc tế. Về hệ thống văn bản các cấp, chúng ta đã có văn bản từ Luật, văn bản cấp Chính phủ, văn bản cấp Bộ chứa đựng nội dung quy định về hội nhập quốc tế

trong lĩnh vực KH&CN. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật KH&CN năm 2013 dành một Chương riêng quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, chúng ta đã có quy định mang tính định hướng chung thống nhất cho toàn bộ hệ thống văn bản cấp dưới. Trong từng đạo luật trong lĩnh vực KH&CN chuyên ngành cũng có quy định riêng về nguyên tắc, chính sách đối với hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế. Nội dung quy định đảm bảo cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN dàn trải trong khá nhiều lĩnh vực (hợp tác, đầu tư với nước ngoài; thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; cơ chế sử dụng, trọng dụng cán bộ hoạt động KH&CN; chính sách thu hút chuyên gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài…)

Tuy nhiên, nhiều quy định được ban hành có nội dung còn mang nặng tính nguyên tắc và chưa thể triển khai trên thực tế khi chưa có văn bản hướng dẫn. Một số văn bản mới chỉ dừng lại ở quan điểm hợp tác quốc tế và chưa phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng tầm hội nhập quốc tế về KH&CN. Bên cạnh đó, do Luật KH&CN năm 2013 mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 nên chúng ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thể chế pháp lý. Vì vậy, hệ thống các văn bản cấp Bộ được ban hành còn chưa đầy đủ và vẫn phải tiếp tục hoàn thiện.

Một số quy định qua thực tiễn triển khai cho thấy còn bất cập. Chẳng hạn như quy định tại Luật công nghệ cao về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao hiện đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn cho nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực KH&CN.

Để thực hiện tốt các biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN theo quy định của Luật KH&CN năm 2013, nhiệm vụ của chúng ta là phải hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc gia cả về bề rộng (xây dựng các quy định đầy đủ trong mọi lĩnh vực như tổ chức, biên chế, quyền và nghĩa vụ của cán bộ hoạt động KH&CN, chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng, đầu tư, tài chính, chính sách nhà ở, xuất nhập cảnh, thông tin, thống kê….nhằm bảo đảm triển khai hiệu quả, thể hiện quyết tâm nâng tầm hội nhập quốc tế) và chiều sâu (ban

hành văn bản quy định đầy đủ từ cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp Bộ, ngành). Nội dung cơ sở pháp lý phải đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tính khả thi và bên cạnh đó cần tập trung nội dung đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính.

2.1.8. Quy định của các điều ước quốc tế và các thỏa thuận quốc tế Việt Nam là thành viên

Quá trình toàn cầu hoá đang chi phối mạnh mẽ và trở thành động lực thúc đẩy sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, trong đó hội nhập quốc tế về KH&CN đang trở thành xu thế tất yếu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Nhiều quốc gia đang tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ, hội nhập nhằm phát huy tiềm năng, nội lực, khai thác các lợi thế, các thành tựu KH&CN tiên tiến của thế giới để phát triển đất nước.

Sau khi bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ (1995), gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (1995), thiết lập quan hệ hợp tác với Cộng đồng Châu ÂU (EU) (1995), tham gia Tổ chức diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM) (1996), Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (1998), Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006. Hội nhập quốc tế về KH&CN là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Hội nhập quốc tế về KH&CN đã có những tiến bộ mới trên cơ sở phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về KH&CN đã được thiết lập. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ về hợp tác KH&CN với gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ; đã ký kết và đang thực hiện hơn 80 hiệp định hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ. Việt Nam đang là thành viên chính thức và không chính thức của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN. Theo thống kê của các Bộ, ngành, từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 thoả thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế về KH&CN được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu - triển khai ở các cấp [2, 35].

Hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN đã được đẩy mạnh cả về qui mô,

hình thức và nội dung. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, văn bản thỏa thuận hợp tác mới về KH&CN, mở rộng địa bàn hợp tác các nước ở khắp các châu lục trên thế giới, có thể kể đến một số như:

- Thỏa thuận về chương trình hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử với Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc (năm 2002);

- Hiệp định Hợp tác KH&CN với Pakistan và Mông cổ (năm 2004);


- Thỏa thuận hợp tác về ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình với Uỷ ban Năng lượng nguyên tử Pháp (năm 2002);

- Hiệp định hợp tác KH&CN Việt Nam- Vương quốc Bỉ (năm 2002);


- Hiệp định hợp tác KH&CN Việt Nam-Angola (năm 2002);


- Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina (năm 2002).

- Trong quan hệ hợp tác về KH&CN với Mỹ: từ khi ký kết Hiệp định về hợp tác KH&CN giữa hai nước (tháng 11/2000), các nội dung hợp tác ngày càng được mở rộng và có tính ứng dụng cao. Phiên họp lần thứ 4 Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác KH&CN Việt Nam- Hoa Kỳ (tháng 11/2004 tại Washington D.C) đã một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này. Hai bên cũng đã bàn bạc và thống nhất việc tổ chức những ngày KH&CN Việt Nam-Hoa Kỳ tại Việt Nam, giao cho các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế của Uỷ ban hỗn hợp nhằm tạo đà cho mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng KH&CN hai nước trong thời gian tới. Bộ KH&CN cũng chủ trương đa dạng hoá các “kênh” hợp tác với Hoa Kỳ, như: tăng cường hợp tác với Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và xuất bản các ấn phẩm KH&CN; với một số quỹ từ thiện khác của Hoa Kỳ trong việc áp dụng các chuẩn trong công tác thông tin thư viện [2, 52].

Một trong những lĩnh vực KH&CN Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác và tham gia vào sân chơi chung quốc tế nhất đó là về sở hữu trí tuệ.

Trong khuôn khổ các cuộc thương lượng để gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA) năm 1999. Thực hiện cam kết của Hiệp định, Việt Nam trở thành thành viên của công ước Berne ngày 16 tháng 10 năm 2004, công ước Genève ngày 16 tháng 7 năm 2005, Công ước Bruxelles ngày 12 tháng 1 năm 2006 và Hệ thống Madrid ngày 11 tháng 7 năm 2006. Ngoài ra trong khuôn khổ hiệp định song phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ký với Thuỵ Sĩ, Việt Nam đã phải tham gia công ước Rome và Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng cuối năm 2006.

Một cách tổng quát, các thoả thuận thương mại ưu đãi mà Hoa Kỳ ký kết với các quốc gia khác đều chứa đựng cam kết buộc đối tác phải tham gia những công ước đa phương. Hiệp định ký kết với Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo Điều 18 Khoản 3 BTA, Việt Nam phải tuân thủ hoàn toàn Hiệp định về các khía cạnh liên quan đên thương mại của quyền sỏ hữu trí tuệ (TRIPS) ngay khi gia nhập WTO, thậm chí cả trong trường hợp việc gia nhập được thực hiện trước khi hết thời hạn cho phép từng bước được quy định trong BTA. Hơn nữa, căn cứ vào lịch trình quy định tại BTA, Việt Nam phải thực thi hầu hết các quy định của TRIPS vào tháng 6 năm 2004, trước thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Về mặt nội dung, một số quy định bảo hộ của BTA cao hơn TRIPS, ví dụ: thời hạn bảo hộ quyền tác giả dài hơn, áp dụng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn chứng nhận; Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá dài hơn; nghĩa vụ bảo hộ các chương trình mang tín hiệu được mã hóa. Tuy nhiên, TRIPS không điều chỉnh nghĩa vụ bảo hộ các chương trình mang tín hiệu vệ tinh được mã hoá được quy định tại BTA. Vì, hình thức quyền sở hữu trí tuệ này không nằm trong phạm vi định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ của TRIPS.

Như vậy, mặc dù TRIPS là quy chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ chung của rất nhiều quốc gia nhưng việc một số quốc gia buộc phải có những cam kết bảo hộ cao hơn quy định của TRIPS là một hiện thực. Tuy nhiên, TRIPS vẫn chưa đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia phát triển đang ngày càng cao.

Các Điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia như Công ước Paris 1883,

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí