Quy Định Về Việc Sử Dụng, Trọng Dụng Cá Nhân Hoạt Động Kh&cn

khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, Nghị định số 80 phân định 2 cấp thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thực hiện tinh thần cải cách thủ tục hành chính, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ban hành đã sửa đổi Nghị định số 80 theo hướng Bộ KH&CN là đầu mối duy nhất tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài khi lập hồ sơ đề nghị thành lập không cần phải tiến hành thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thay vào đó, việc thành lập phải có sự cho phép của Bộ trưởng Bộ KH&CN. Cải cách thủ tục hành chính cũng là một trong những nội dung và giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

Điều 7 Nghị định số 08 quy định Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài bao gồm:

- Đơn đề nghị cho phép thành lập tổ chức KH&CN theo mẫu do Bộ KH&CN quy định;

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức nước ngoài;


- Lý lịch tư pháp của người đứng đầu của tổ chức KH&CN có vốn nước

ngoài;


- Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


- Đề án thành lập tổ chức KH&CN, bao gồm phần thuyết minh về sự cần

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 10

thiết thành lập; tính phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển KH&CN, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; mục tiêu, nội dung, lĩnh vực, phạm vi hoạt động KH&CN tại Việt Nam; quy mô đầu tư; dự kiến về nguồn nhân lực KH&CN; phân tích tài chính (nếu có);

- Các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện thành lập theo quy định;


- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

nơi tổ chức đặt trụ sở chính chấp thuận về địa điểm đặt trụ sở của tổ chức KH&CN;

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương trong năm tài chính gần nhất của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

Trường hợp dự án thành lập tổ chức KH&CN gắn với việc đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ kèm theo bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

Điều 7 Nghị định số 08 quy định trình tự, thủ tục thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài bao gồm:

- Hồ sơ được lập thành 02 (hai) bộ gửi về Bộ KH&CN bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ KH&CN kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ KH&CN thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để sửa đổi, bổ sung.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ KH&CN gửi hồ sơ lấy ý kiến của các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan có ý kiến bằng văn bản và chịu trách nhiệm về nội dung theo chức năng quản lý của mình;

- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định cho phép thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài và sao gửi Quyết định cho phép thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức được chấp thuận đặt trụ sở chính;

- Trường hợp không được chấp thuận, Bộ KH&CN gửi thông báo bằng

văn bản cho tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ lý do;


- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập, tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài tiến hành thành lập.

Về việc thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện,chi nhánh ở nước ngoài

Trước khi Luật KH&CN năm 2013 ra đời, quan điểm về việc cho phép tổ chức KH&CN Việt Nam thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau được nhìn nhận tương đối dè dặt. Tuy nhiên Luật KH&CN năm 2013 đã quy định hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Trong đó, quá trình hội nhập đòi hỏi phải có sự tham gia chủ động của cả 2 phía - nước ngoài và Việt Nam. Thể hiện quan điểm mở cửa, Luật đã mạnh dạn đề cập và cho phép quyền của tổ chức KH&CN Việt Nam được thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài. Thủ tục thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài sẽ tuân thủ theo luật pháp nước sở tại. Tổ chức KH&CN phải làm thủ tục xin phép cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam để được thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài. Đây là cách nhìn nhận rất tiến bộ, tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN của Việt Nam cơ hội nghiên cứu, thực hiện hoạt động KH&CN ở nước ngoài.

Hướng dẫn Điều 13 Luật KH&CN năm 2013 về quyền của tổ chức KH&CN, Nghị định số 08 đã lần đầu tiên đưa ra quy định về việc thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài. Theo Điều 18 Nghị định số 08, tổ chức KH&CN Việt Nam có nhu cầu thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc ở nước ngoài phải có đơn đề nghị kèm theo các tài liệu chứng minh đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có dự án thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc ở nước ngoài;


- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;


- Không vi phạm các điều cấm của Luật KH&CN và các văn bản pháp

luật khác có liên quan;


- Tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị và các tài liệu kèm theo, Bộ KH&CN có văn bản thông báo về việc đáp ứng các yêu cầu theo quy định gửi cơ quan có thẩm quyền. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho phép thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phép thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc ở nước ngoài, tổ chức KH&CN phải thông báo cho Bộ KH&CN.

Theo Điều 18 Nghị định số 08, tổ chức KH&CN được thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài có đơn đề nghị kèm theo các tài liệu chứng minh đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tính đến thời điểm đề nghị thành lập chi nhánh đã có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm và tính đến thời điểm đề nghị thành lập văn phòng đại diện đã có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm;

- Có đề án thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài có tính khả thi; mục tiêu, phương hướng hoạt động rõ ràng, phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam;

- Chấp hành đúng chế độ báo cáo tình hình hoạt động hằng năm đối với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN và các nghĩa vụ khác đối với nhà nước;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN. Không vi phạm các điều cấm của pháp luật về KH&CN và pháp luật khác có liên quan.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị và các tài liệu kèm theo, Bộ KH&CN có văn bản thông báo về việc đáp ứng các yêu cầu theo quy định.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài, tổ chức KH&CN phải thông báo cho Bộ KH&CN.

Ngoài ra, Nghị định số 08 cũng đã quy định về điều kiện, trình tự, thủ

tục thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chứcKH&CN nước ngoài (Điều 21); quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện,

chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức KH&CN nước ngoài (Điều 22)


2.1.5.3. Quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN


Hướng dẫn chi tiết Điều 19, Điều 22 và Điều 23 của Luật KH&CN năm 2013 về chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài KH&CN, ưu đãi trong sử dụng nhân lực, nhân tài hoạt động KH&CN, Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN (Nghị định số

40) đã bao hàm, định hướng nhiều nội dung trong chính sách trọng dụng chuyên gia nhằm đảm bảo phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN được quy định rải rác tại các điều của Nghị định.

Về điều kiện làm việc của cá nhân hoạt động KH&CN, Điều 8 Nghị định số 40 quy định cá nhân hoạt động KH&CN được Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia hoặc Quỹ Phát triển KH&CN của các bộ, ngành, địa phương xem xét hỗ trợ kinh phí tham gia hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; công bố kết quả KH&CN trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài đối với sáng chế và giống cây trồng, trừ trường hợp kinh phí thực hiện các nội dung nêu trên đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ

Về đào tạo, bồi dưỡng cá nhân hoạt động KH&CN, Điều 13 Nghị định số 40 quy định việc đào tạo, bồi dưỡng thực hiện thông qua các hình thức ngắn hạn, dài hạn ở trong nước và nước ngoài; thực tập, làm việc có thời hạn tại các tổ chức KH&CN uy tín trong nước và nước ngoài; tham gia triển khai các nhiệm vụ KH&CN.

Về tiêu chuẩn nhà khoa học đầu ngành, theo Điều 15 Nghị định số 40, bên cạnh một số tiêu chuẩn chung, để được công nhận là nhà khoa học đầu

ngành, hàng năm, thực hiện một trong các hoạt động sau: chủ trì hoặc có báo cáo chính thức tại các hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành; giảng dạy tại trường đại học hoặc nghiên cứu tại tổ chức KH&CN có uy tín ở nước ngoài; trong 03 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành, là tác giả chính của ít nhất 03 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có uy tín.

Về nhiệm vụ của nhà khoa học đầu ngành, theo Điều 17 Nghị định số 40, một trong những nhiệm vụ chung của nhà khoa học đầu ngành là đại diện cho ngành phối hợp với các ngành khoa học khác trong nước và đại diện cho ngành trong quan hệ hợp tác, trao đổi khoa học với giới khoa học nước ngoài. Về nhiệm vụ cụ thể, kể từ khi được công nhận là nhà khoa học đầu ngành, trung bình mỗi năm phải có ít nhất 01 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có uy tín; hàng năm, phải chủ trì ít nhất 01 hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành.

Về chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành, theo Điều 18 Nghị định số 40, nhà khoa học đầu ngành được hưởng ưu đãi: Được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và nước ngoài, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành tại Việt Nam.

Về chính sách trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, Điều 21 Nghị định số 40 quy định trong thời gian được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, nhà khoa học được hưởng các ưu đãi trong việc công bố và đăng ký kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài, tham dự hội thảo khoa học quốc tế ở nước ngoài hoặc tổ chức hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam có liên quan.

Về tiêu chuẩn nhà khoa học trẻ tài năng, theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 40, nhà khoa học trẻ tài năng là cá nhân hoạt động KH&CN dưới 35 tuổi, có trình độ tiến sĩ trở lên và chủ trì công trình đạt giải thưởng uy tín về KH&CN trong nước hoặc quốc tế hoặc là tác giả chính ít nhất 05 bài báo khoa

học được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín hoặc chủ biên ít nhất

03 sách chuyên khảo; hoặc là tác giả của ít nhất 02 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ trong đó có ít nhất 01 sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế

- xã hội.


Về chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng, theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 40, một trong những chính sách ưu đãi đối với nhà khoa học trẻ tài năng đó là được ưu tiên cử tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ chuyên ngành KH&CN tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài; được ưu tiên cử đi thực tập, làm việc có thời hạn tại các tổ chức KH&CN ở nước ngoài.

Như vậy, có thể thấy nhiều quy định của Nghị định số 40 đã bảo đảm phù hợp với tinh thần hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Luật KH&CN năm 2013. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn, đặc biệt đối với nội dung đổi mới cơ chế tài chính thông thoáng để thực hiện tốt chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN.

2.1.5.4. Quy định về việc thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam

Hướng dẫn Điều 24 Luật KH&CN năm 2013 về thu hút cá nhân hoạt

động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài, Bộ

Ngoại giao được Chính phủ phân công chủ trì soạn thảo Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 quy định về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam (Nghị định số 87). Nghị định này đã cho thấy nhiều nội dung đổi mới, phù hợp với tinh thần của Luật KH&CN năm 2013.

Về điều kiện được hưởng chính sách thu hút, Điều 3 Nghị định số 87 quy định người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam được hưởng chính sách quy định tại Nghị định nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Có sáng chế hoặc giống cây trồng được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam;

- Có công trình nghiên cứu KH&CN xuất sắc phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam;

- Có bằng tiến sỹ, đã và đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại cơ sở nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam;

- Có bằng tiến sỹ, đã làm việc trên 3 năm ở vị trí nghiên cứu khoa học tại chương trình, dự án hợp tác quốc tế về KH&CN hoặc bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.

Về chính sách xuất nhập cảnh và cư trú, Điều 4 Nghị định số 87 quy

định:


- Người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài là đối tượng điều

chỉnh của Nghị định và thành viên gia đình họ (bao gồm bố, mẹ, vợ hoặc chồng,

con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được cấp thị thực nhiều lần hoặc Thẻ tạm trú với

thời hạn tối đa theo quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh và cư trú của

người nước ngoài tại Việt Nam.


- Người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài được Nhà nước

Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc đang tạm

trú tại Việt Nam được xem xét cấp Thẻ thường trú theo quy định của pháp luật

về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.



định:

Về chính sách tuyển dun

g, lao đôn

g, học tập, Điều 5 Nghị định số 87 quy


- Người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian làm việc tại Việt Nam được bổ nhiệm, thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức khoa KH&CN; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp; xét công nhận, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ theo quy định của Luật KH&CN.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí