Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 5

Chính phủ Mỹ có chính sách pháp luật đầy đủ cho việc hỗ trợ và tham gia vào các hoạt động KH&CN quốc tế. Khoảng 5-6% ngân sách nghiên cứu và phát triển của Liên bang hằng năm tài trợ cho hội nhập quốc tế trong KH&CN. Các hoạt động này từ các dự án “siêu khoa học” đa quốc gia quy mô lớn, như Trạm Vũ trụ Quốc tế, đến các tài trợ nhỏ cấp cho thí nghiệm nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ riêng lẻ thực hiện với các đối tác nước ngoài. Hoạt động KH&CN quốc tế cũng bao gồm các dự án hỗ trợ, như dự án hỗ trợ phát triển dòng lúa mỳ kháng sâu bệnh cho các trang trại ở Trung Mỹ, giám sát khí quyển toàn cầu hoặc tìm nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài tài trợ cho nghiên cứu phát triển quốc tế, Chính phủ Liên bang cũng hỗ trợ các hoạt động có yếu tố khoa học hoặc công nghệ và liên quan đến sự hợp tác và điều phối quốc tế. Các hoạt động như vậy bao gồm theo dõi thời tiết, lập bản đồ, phát hiện địa chấn và các hoạt động quốc phòng và hàng không vũ trụ.

Trong phần lớn các trường hợp, Chính phủ Mỹ tài trợ cho hoạt động KH&CN quốc tế để xây dựng năng lực khoa học, là trọng tâm của lợi ích quốc gia và khoa học hoặc để đáp ứng các yêu cầu đặc thù của nhiệm vụ. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động quốc tế không được tài trợ riêng rẽ hoặc theo phương thức để có thể phân biệt hoặc theo dõi dễ dàng [4, 45].

Chính phủ Mỹ không có các biện pháp đặc biệt khuyến khích các hãng nước ngoài tham gia vào các chương trình công nghệ của Mỹ. Các hãng nước ngoài được tự do nhận giấy phép công nghệ ở Mỹ. Chỉ có các công nghệ được xếp vào loại mật hoặc là đối tượng kiểm soát xuất khẩu vì lý do an ninh quốc gia là các hãng nước ngoài không được tiếp cận đến. Hầu hết các chương trình công nghệ do Nhà nước tài trợ tập trung vào các hãng của Mỹ, tuy nhiên có một số ít mở cho các hãng nước ngoài tham gia. Chương trình Nghiên cứu của Khách mời Nước ngoài của NIST (Viện Nghiên cứu Quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ) tạo cơ hội cho các nhà khoa học trên toàn thế giới cộng tác với các nhà khoa học của NIST và tiếp cận đến các phòng thí nghiệm của NIST. Các nhà nghiên cứu nước ngoài này có thể là từ các trường đại học, khu vực công nghiệp hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. Tài trợ cho họ có thể là từ các cơ quan

trong nước họ, chương trình song phương với Mỹ, các tổ chức quốc tế hoặc tài trợ cho hợp tác trực tiếp từ nhà khoa học đến nhà khoa học.

Chính phủ Mỹ cũng không có các biện pháp đặc biệt để khuyến khích khu vực công nghiệp Mỹ tiếp cận đến các chương trình công nghệ nước ngoài hoặc quốc tế. Các hãng của Mỹ tự do hợp tác với các đối tác nước ngoài về nghiên cứu và phát triển của khu vực công nghiệp ở trong và ngoài nước Mỹ. Nghiên cứu và phát triển quốc tế của khu vực tư nhân đang gia tăng. Ngày càng có nhiều thỏa thuận hợp tác chính thức hoặc liên minh giữa các hãng. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển ở nước ngoài được thực hiện theo hợp đồng và thông qua các phân hãng của các hãng của Mỹ ở nước ngoài cũng gia tăng và số lượng các phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển của ngành công nghiệp Mỹ đặt tại nước ngoài cũng đang gia tăng. Đồng thời, nhiều hãng nước ngoài đã thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Mỹ. Phần lớn các liên minh chiến lược là giữa các hãng của Mỹ sở hữu đặt tại Mỹ với các phân hãng của chúng ở nước ngoài và giữa các hãng của Mỹ với các đối tác do Nhật Bản và Châu Âu sở hữu. Đặc điểm đa quốc gia của nhiều hãng nước ngoài và của Mỹ khiến cho khó có thể phân biệt nguồn gốc quốc gia của chúng hoặc quy định rõ ràng đó là hãng “Mỹ” hay “nước ngoài”. Hầu hết những mối quan hệ này tập trung vào một số ít lĩnh vực công nghệ cao, chủ yếu là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.

Mỹ xây dựng những cơ sở pháp lý và chương trình để khuyến khích hoặc hỗ trợ các liên minh nghiên cứu và phát triển của khu vực công nghiệp quốc tế, đặc biệt giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ [4, 45].

Chính phủ Mỹ không tài trợ nhiều cho các liên minh nghiên cứu và phát triển quốc tế trong khu vực tư nhân. Chỉ có một số ít thỏa thuận song phương hỗ trợ sự hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghiệp giữa các hãng của Mỹ và nước ngoài. NIST duy trì một số bản ghi nhớ, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và các thỏa thuận quốc tế khác của nước ngoài để hợp tác xây dựng các phương pháp đo và tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực kinh tế kỹ thuật. Các liên minh nghiên cứu và phát triển công nghiệp quốc tế giữa các doanh nghiệp của Mỹ và

nước ngoài chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp để xác định các ưu tiên và tài trợ cho các hoạt động hợp tác [4, 45].

1.3.1.2. Tại Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi quốc tế về KH&CN, Luật cơ bản về KH&CN Nhật Bản (Luật số 130 năm 1995, thi hành từ ngày 15/11/1995) khẳng định: “Nhà nước phải thực hiện các biện pháp chính sách cần thiết để thúc đẩy trao đổi quốc tế như: các nhà nghiên cứu, các nhà nghiên cứu R&D chung với nước ngoài, phân phát thông tin quốc về khoa học và công nghệ nhằm có được vai trò tích cực trong cộng đồng thế giới cũng như đóng góp cho sự tiến bộ hơn nữa về khoa học và công nghệ của Nhật Bản bằng cách tăng cường các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế.” (Điều 18) [52]

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 5

Kế hoạch Cơ bản về KH&CN được Nội các Nhật Bản thông qua nêu rằng cần phải đẩy mạnh toàn cầu hóa môi trường nghiên cứu trong nước bằng cách xúc tiến các chương trình trao đổi các nhà nghiên cứu với quốc tế, chẳng hạn các chương trình cấp học bổng cho các nhà nghiên cứu trẻ để thực hiện công trình nghiên cứu ở nước ngoài. MEXT (Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN) xúc tiến chương trình đó cho cả các trường đại học và viện nghiên cứu thông qua Hội thúc đẩy Khoa học Nhật Bản (JSPS). JSPS không chỉ thực hiện việc trao đổi cán bộ nghiên cứu, mà còn trao đổi các chương trình, chẳng hạn như Core Univesity Program.

Luật Cơ bản về KH&CN nêu rõ: những nghiên cứu cơ bản mà yêu cầu có sự hợp tác quốc tế phải được đề xuất từ trong nước và cung cấp kết quả cho thế giới để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Ví dụ, theo Luật, Tập đoàn KH&CN Nhật Bản (JST) đã thực hiện Dự án Hợp tác nghiên cứu quốc tế (ICORP) từ năm 1989, bao gồm một loạt các công trình nghiên cứu cơ bản được tiến hành cùng với những tổ chức nước ngoài để phát triển những hạt giống KH&CN mới bằng cách kết hợp các hoạt động nghiên cứu tiên tiến của Nhật Bản và các nước hữu quan, đóng góp mang tính quốc tế bằng cách phổ biến rộng rãi tri thức nhận được và đẩy mạnh trao đổi nghiên cứu giữa

Nhật Bản và các nước khác, nhờ đó tạo bước tiến cho KH&CN [4, 287].


1.3.1.3. Tại Hàn Quốc


Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quốc tế hóa KH&CN, Đạo luật khung về KH&CN Hàn Quốc (có hiệu lực ngày 6/9/2008) dành một điều riêng quy định về tạo điều kiện quốc tế hóa KH&CN: “(1): Chính phủ sẽ thiết lập các biện pháp để tạo điều kiện cho việc hợp tác khoa học và công nghệ với chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế và viện hoặc tổ chức nước ngoài liên quan đến nghiên cứu và phát triển, nhằm mục đích đóng góp cho quan hệ quốc tế và nâng cao trình độ khoa học và công nghệ nước nhà và sẽ bảo đảm thực thi các biện pháp này.” (Điều 18) [53]

Năm 2001, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng “chiến lược Toàn cầu hóa KH&CN”, trong đó vạch ra phương hướng và chương trình chính sách, pháp luật mới để tạo thuận lợi cho toàn cầu hóa KH&CN và hoạt động nghiên cứu và phát triển [4, 297]. Có thể tóm lược các phương hướng xây dựng chính sách, cơ sở pháp lý cho việc hội nhập KH&CN của Hàn Quốc với sân chơi quốc tế như sau:

- Khắc phục yếu kém trong nước thông qua hợp tác quốc tế;


- Đóng góp vào thúc đẩy tiến bộ khoa học thông qua hợp tác quốc tế;


- Tham gia vào các nỗ lực hoạt động khoa học quốc tế để nâng cao tính bền vững toàn cầu.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, kế hoạch nêu ra những việc làm như

sau:


- Tăng cường mối liên kết quốc tế của các chương trình nghiên cứu và

phát triển quốc gia;


- Tăng mức độ tham gia của các nhà khoa học và tổ chức nước ngoài vào các chương trình nghiên cứu và phát triển quốc gia;

- Khuyến khích và tăng cường hợp tác trao đổi và tương tác quốc tế trong việc tiến hành các chương trình nghiên cứu và phát triển quốc gia.

Để thu hút các nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu nước ngoài tham gia, Hàn Quốc có hệ thống văn bản để tiến hành các biện pháp như sau:

- Đề ra các chương trình đặc biệt để thu hút các nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu nước ngoài;

- Khuyến khích thuê tuyển các nhà khoa học nước ngoài vào các chức vụ nghiên cứu vĩnh viễn (để tạo điều kiện cho việc này, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra hệ thống “Green Card” – “Thẻ xanh” cấp cho các nhà khoa học nước ngoài có trình độ và người nào có tấm thẻ này sẽ được cấp thị thực dài hạn).

- Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào nghiên cứu và phát triển [4, 297].


Các biện pháp được áp dụng để tăng cường các hoạt động nghiên cứu ở nước ngoài tại các trung tâm phát triển KH&CN bao gồm:

- Đưa ra chương trình trợ cấp nghiên cứu để khuyến khích hợp tác nghiên cứu với các trường đại học nước ngoài;

- Thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở nước ngoài tại các tụ điểm phát triển KH&CN lớn;

- Củng cố các mạng lưới thông tin KH&CN và nghiên cứu và phát triển với các tổ chức nước ngoài để phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc tế;

- Tăng cường tham gia vào các chương trình nghiên cứu khoa học đa quốc gia hiện có để đóng góp vào thúc đẩy tiến bộ khoa học;

- Tăng cường tham gia vào các chương trình khoa học khu vực và toàn cầu về những vấn đề quan tâm chung của thế giới để tham gia vào các nỗ lực quốc tế nhằm vào tính bền vững toàn cầu [4, 297].

1.3.1.4. Tại Bỉ


Việc dành khoản kinh phí 162 triệu euro năm 2000 cho nghiên cứu vũ trụ đã chứng tỏ sự lựa chọn ưu tiên rõ ràng và dài hạn của Chính phủ liên bang trong chính sách pháp luật về nghiên cứu khoa học của mình. Thông qua những cơ sở pháp lý đổi mới của quốc gia, Chính phủ Liên bang đã dành hơn 1/3 (34%) tổng ngân sách để tài trợ cho nghiên cứu phát triển của Chương trình hợp

tác nghiên cứu quốc tế. Bỉ đã tham gia vào các Chương trình của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) từ khi Cơ quan này thành lập vào năm 1975 và phần lớn kinh phí của Bỉ cấp cho nghiên cứu vũ trụ là theo kênh của cơ quan này. Bỉ là quốc gia đóng góp nhiều nhất trong số các quốc gia nhỏ cho ESA [4,280].

Ngoài chính sách, pháp luật về nghiên cứu vũ trụ, Bỉ còn xây dựng cơ chế pháp lý cho việc tham gia vào các hoạt động nghiên cứu quốc tế khác, thông qua tài trợ cho một số phương tiện nghiên cứu quy mô lớn, với tổng kinh phí 74,5 triệu Euro vào năm 2000. Điều này không những tạo cơ hội cho các nhà khoa học Bỉ tiếp cận được với những thiết bị và cơ sở dữ liệu quy mô lớn (mà quốc gia không có khả năng đáp ứng được), mà còn được hưởng lợi ích nhờ vào sự đào tạo ở các phòng thí nghiệm quốc tế. Các công ty Bỉ cũng được lợi nhờ sự tham gia này thông qua các hợp đồng chế tạo thiết bị công nghệ nano. Bỉ là thành viên trong Ban Quản lý và Ủy ban chuyên gia của các tổ chức liên Chính phủ sau:

- CERN (Phòng thí nghiệm vật lý và Hạt cơ bản châu Âu);


- ECMWF (Trung tâm Dự báo thời tiết trung hạn châu Âu);


- EMBL (Phòng thí nghiệm sinh học phân tử châu Âu) và EMBC (Hội thảo sinh học phân tử châu Âu);

- ESO (Cơ sở quan sát miền Nam châu Âu);


- ESRF (Thiết bị bức xạ Xynchrotron châu Âu);


- EUMETSA (Tổ chức Khai thác các vệ tinh khí tượng châu Âu) [4,280].


Chính phủ Liên bang cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ban hành các văn bản điều phối và khuyến khích sự tham gia của các nhà nghiên cứu của Bỉ vào các chương trình nghiên cứu châu Âu như:

- Chương trình Khung châu Âu về nghiên cứu phát triển công nghệ;


- EUREKA (Cùng với các Vùng);


- COST (Cùng các Vùng và Cộng đồng) [4,280].


Bỉ đặc biệt khuyến khích việc tăng cường ký kết các Hiệp định hợp tác

song phương và thuyên chuyển cán bộ trong khuôn khổ các Hiệp định đó và thông qua việc tài trợ các khoản học bổng nghiên cứu cho các nhà khoa học đến từ các nước Trung Âu và Đông Âu. Ngoài ra, các chính quyền địa phương cũng đưa ra rất nhiều sáng kiến, thông qua các cơ quan cấp kinh phí của mình [4,280].

1.3.1.5. Tại Liên Bang Nga


Trong giai đoạn những năm đầu thế kỷ 21, hợp tác quốc tế về KH&CN của Liên bang Nga tuân theo “Quan điểm Chính sách của Nhà nước Liên bang Nga trong lĩnh vực Hợp tác Quốc tế về KH&CN”. Các mục tiêu chiến lược dài hạn trong quan điểm này là:

- Hỗ trợ cho giai đoạn chuyển tiếp của Nga sang con đường phát triển đổi mới và tạo nên thành tố công nghệ và đổi mới của Nga trong thế giới đa cực;

- Thúc đẩy Nga tham gia toàn diện và hiệu quả về kinh tế vào quá trình hội nhập toàn cầu về khoa học, công nghệ và sản xuất công nghệ cao;

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của KH&CN trong nước, gia nhập các thị trường thế giới về sản phầm trí tuệ, hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao;

- Phát triển các hình thức hợp tác quốc tế mới, đề cao vai trò của yếu tố đổi mới và công nghệ trong hợp tác quốc tế về KH&CN của Nga;

- Phối hợp hài hòa và thích nghi cơ sở hạ tầng hợp tác quốc tế về KH&CN của Nga theo các thông lệ được quốc tế chấp nhận;

- Bảo đảm an ninh KH&CN ở Nga [4,224].


Công việc chuẩn bị xây dựng khuôn khổ pháp lý thích hợp đang được tiến hành định hướng vào các mục tiêu đặt ra theo Quan điểm trên. Cụ thể, một số đạo luật sau đã được thông qua:

- Luật Liên bang về “Phê chuẩn Hiệp định giữa Chính phủ Liên bang Nga và Viện Hợp nhất Nghiên cứu Hạt nhân về địa điểm và điều kiện hoạt động của Viện Hợp nhất Nghiên cứu Hạt nhân ở Liên bang Nga”;

- Sắc lệnh và quy định của Chính phủ Liên bang Nga về:

+ Phê chuẩn Hiệp định truy cập tự do và chia sẻ nguồn thông tin KH&CN mở giữa các nước thành viên;

+ Hỗ trợ của Nhà nước cho việc đăng ký sáng chế quốc tế các kết quả hoạt động KH&CN của các tổ chức và cơ quan thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga;

+ Phê chuẩn Hiệp định về việc thành lập và thực hiện các Chương trình và Dự án đổi mới quốc tế trong lĩnh vực KH&CN;

+ Phê chuẩn dự thảo Chương trình liên Chính phủ của Liên bang Nga và Cộng hòa Bêlarus về “Thiết lập một không gian KH&CN chung” cho giai đoạn 2000-2005;

+ Ký kết Chương trình hợp tác KH&CN lâu dài giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Ấn Độ [4,224].

Ngày 2 tháng 6 năm 2001, với mục đích thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN và đổi mới giữa các nước thành viên, Hội đồng Kinh tế của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đã thông qua Quan điểm chính sách đổi mới liên Chính phủ của các nước thuộc SNG cho đến năm 2005. Mục tiêu cơ bản của chính sách đổi mới liên Chính phủ của Khối Thịnh vượng chung các quốc gia độc lập là: thúc đẩy khả năng cạnh tranh của sản xuất và đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật; đưa nhanh các sản phẩm đổi mới của các nước thuộc SNG ra thị trường trong nước và nước ngoài; thay thế các sản phẩm nhập khẩu ở thị trường trong nước và trên cơ sở này chuyển đổi nền sản xuất sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế ổn định.

Để tạo điều kiện hỗ trợ của Nhà nước cho các bên tham gia của Nga vào các dự án KH&CN quốc tế, Bộ Công nghiệp, KH&CN phân bổ các nguồn lực để tài trợ cho các tổ chức nghiên cứu của Nga tham gia vào các dự án quốc tế trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển KH&CN dân sự. Mặc dù các nguồn lực sẵn có không đầy đủ, sự hỗ trợ như vậy vẫn là một trong những điều kiện chính cho phép thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của đất nước trong các hiệp định liên bộ, liên Chính phủ và thực hiện những trao đổi khoa học với nước ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022