Kinh Phí Giải Phóng Mặt Bằng Cho Các Dự Án Du Lịch Tỉnh Nghệ An Giai Đoạn 2015-2019

thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và bàn giao mặt bằng trên thực địa; (2) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn có sử dụng và ký hợp đồng lao động trên 12 tháng với số lượng từ 500 lao động trở lên; (3) Dự án đầu tư có mức nộp ngân sách tỉnh trên 100 tỷ đồng của năm đầu tiên (không tính thời gian vận hành thử) hoặc Dự án sử dụng thường xuyên trên 2.500 lao động địa phương thì được hỗ trợ san lấp mặt bằng đó là: Nhà đầu tư tự bỏ vốn để thực hiện, sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động, căn cứ hồ sơ thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở quản lý xây dựng chuyên ngành thẩm tra, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thì ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí san lấp mặt bằng nhưng tối đa không quá 30 tỷ đồng/dự án.

Qua báo cáo của Sở tài chính Nghệ An, từ năm 2015 cho đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định về một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Xem Bảng 3.1). Cụ thể là từ năm 2015 đến năm 2019, tổng kinh phí hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án kinh doanh du lịch là 18,536 tỷ đồng, trong đó chỉ có dự án của doanh nghiệp được hỗ trợ là Dự án đường du lịch sinh thái núi Đại Huệ, huyện Nam Đàn với số vốn là 1,488 tỷ đồng, Dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí Cửa Hội, thị xã Cửa Lò của tập đoàn Vingroup được hỗ trợ giải phóng mặt bằng với số vốn là 3,841 tỷ đồng.

Giai đoạn 2015-2019, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch không lớn bởi vì đây là giai đoạn thực hiện theo chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 26/2016/NQ- HĐND ngày 4/8/2016. Thực tế cho thấy cả 3 điều kiện cần phải đáp ứng theo nghị quyết này chỉ thực hiện được đối với những dự án quy mô lớn, những dự án có quy mô vừa và nhỏ vì vậy sẽ không được hỗ trợ. Các dự án đầu tư vào du lịch của Nghệ An phần lớn quy mô nhỏ. Hầu hết dự án du lịch tỉnh Nghệ An đều có vốn dưới 6000 tỷ, nộp ngân sách dưới 100 tỷ đồng năm đầu tiên và sử dụng thường xuyên dưới 2.500 lao động địa phương, dự án vùng nông thôn sử dụng dưới 500 lao động. Điều này cho thấy tỉnh Nghệ An đang hướng tới tập trung ưu tiên thu hút các dự án có quy mô lớn, sức lan tỏa mạnh, sử dụng nhiều lao động, đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh.

Bảng 3.1: Kinh phí giải phóng mặt bằng cho các dự án du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: Triệu đồng


TT

Nội dung đầu tư

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019


1

Dự án phục hồi đền thờ Tướng quân Nguyễn Đắc Đài tại khu di tích Núi Chung thuộc quy hoạch bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa Kim

Liên gắn với phát triển du lịch


650


-


-


-


-

2

Dự án đường du lịch sinh thái núi

Đại Huệ, huyện Nam Đàn

-

-

1488

-

-


3

Dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa làng Hoàng Trù thuộc Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên

gắn với phát triển du lịch.


-


-


630


-


-

4

Dự án Tu bổ, tôn tạo và mở rộng di

tích chùa Cần Linh, thành phố Vinh

-

-

-

2000

2.141

5

Dự án Trung tâm hoạt động thanh

thiếu niên tỉnh Nghệ An

-

-

-

4.983

-


6

Dự án Sân lễ hội và bãi đậu xe Đền Cuông, xã Diễn An, huyện Diễn

Châu


-


-


-


-


2.804

7

Dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi

giải trí Cửa Hội, thị xã Cửa Lò

-

-

-

-

3.841

Tổng

650

0

2.118

6.983

8.785

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 11


Nguồn: Sở Tài chính Nghệ An [61].

Bảng 3.1 cho thấy nguồn ngân sách tỉnh chi cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chủ yếu tập trung cho các dự án của nhà nước, ít chi trực tiếp cho các dự án


của doanh nghiệp. Số vốn đầu tư cho đề bù, giải phóng mặt bằng ít, năm 2016 không

74

có vốn hỗ trợ do ngân sách của tỉnh còn khó khăn nên chỉ tập trung cho một số dự án quan trọng và các dự án của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh.

Khảo sát 50 cán bộ lãnh đạo,quản lý cho thấy, có 36 ý kiến (72%) cho rằng về triển khai chính sách ưu đãi về đất đai để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch đã được triển khai thực hiện theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nghệ An.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có 131 doanh nghiệp (78%) được hỏi trong tổng số 168 doanh nghiệp cho rằng chưa được hỗ trợ ưu đãi về đất đai, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ gặp khó khăn. Doanh nghiệp chủ yếu đi mua quyền sử dụng đất trên thị trường. Doanh nghiệp mong muốn hỗ trợ về tạo điều kiện cho thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm tiền thuế sử dụng đất.

3.2.2.3. Chính sách đối với lao động trong ngành du lịch

Đối với lao động trong ngành du lịch, tỉnh Nghệ An đã quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực du lịch, tập trung chủ yếu là lao động trực tiếp nhằm thu hút hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền tỉnh Nghệ An, các cơ sở đào tạo về du lịch đã quan tâm hơn đến chất lượng đào tạo. Từ 2015 - 2019, các trường đã cung cấp bình quân 1470 người/năm cho các đơn vị kinh doanh du lịch. Theo báo cáo của các cơ sở đào tạo, khoảng 65-70% sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc tại các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành tại Nghệ An, Hà Tĩnh, khoảng 25 - 30% làm việc tại các tỉnh khác (Khánh Hòa, Lâm Đồng, Hà Nội…); một số sinh viên học nghiệp vụ chế biến món ăn làm việc cho các bếp ăn tập thể hoặc nhà bếp của các trường trên địa bàn [49].

Số lượng học sinh, sinh viên đào tạo nhìn chung ngày càng tăng, nhưng tăng rất chậm, năm 2015 các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh đã đào tạo được 1372 người, đến năm 2019 đã đào tạo được 1542 người, chỉ tăng được 12,3%, một số trường có xu hướng giảm sút như Đại học Vinh năm 2015 có 93 sinh viên, đến năm 2019 chỉ đào tạo được 66 sinh viên, Đại học công nghiệp Vinh năm 2015 đào tạo 9 sinh viên, đến năm 2019 không đào tạo được sinh viên nào, Cao đẳng Văn hóa Nghệ Thuật Nghệ An cũng nằm trong tình trạng chung là giảm sút mạnh, năm 2015 đào tạo

được 15 sinh viên, đến năm 2019 chỉ đào tạo được 10 sinh viên. Trường trung cấp Kinh tế - kỹ thuật Hồng Lam năm 2015 đào tạo được 172 sinh viên nhưng đến năm 2019 chỉ đào tạo được 74 em (Xem Bảng 3.2). Các trường có xu hướng tăng lên là các trường cao đẳng nghề. Do đó, cơ sở đào tạo chủ lực là trường Cao đẳng nghề Du lịch Thương mại Nghệ An và Cao đẳng nghề số 1. Điều đó chứng tỏ học sinh, sinh viên đang tìm đến các trường đào tạo nghề chuyên sâu hơn, khả năng tìm việc cao hơn như các ngành: Quản trị khách sạn, quản trị lữ hành, quản trị nhà hàng, quản trị lễ tân, nghiệp vụ chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch…

Bảng 3.2: Đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2015-2019

Đơn vị: học sinh, sinh viên



STT


Cơ sở đào tạo

Số lượng học sinh, sinh viên

khoa du lịch

2015

2016

2017

2018

2019

1

Đại học Vinh

93

59

99

92

66

2

Đại học Công nghiệp Vinh

9

5

3

1

0

3

Đại học công nghệ Vạn Xuân

0

15

14

20

22

4

Cao đẳng nghề Du lịch Thương

mại Nghệ An

847

873

932

952

990

5

Cao đẳng nghề số 1

236

321

472

340

379

6

Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

15

24

01

0

10

7

Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật Hồng

Lam

172

181

0

36

74

Tổng số

1372

1478

1521

1441

1541

Nguồn: Điều tra, tổng hợp của tác giả

Về bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, theo báo cáo của Sở du lịch Nghệ An, giai đoạn 2015-2019, Sở Du lịch Nghệ An đã phối hợp với các cơ quan cấp trên và các nhà tài trợ, các sở, doanh nghiệp trong tỉnh mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ thuyết minh viên và các văn bản pháp luật về hội nhập quốc tế, tập huấn Quản lý nhà nước về du lịch cho Cán bộ công chức và các doanh nghiệp du lịch các tỉnh phía Bắc, tập huấn về giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch cho các cán bộ quản lý và nhân

viên của khách sạn trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tập huấn về du lịch có trách nhiệm, quản lý xây dựng quy hoạch du lịch, marketing du lịch, nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, văn bản pháp luật du lịch, an ninh du lịch, tập huấn kiến thức cho 60 người điều khiển và nhân viên phục vụ trên các phương tiện thủy nội địa và ô tô vận tải khách du lịch, tập huấn về Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn kỹ năng ứng xử văn hóa, bồi dưỡng kiến thức định kỳ, nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng cho cán bộ, công chức và công nhân lao động trong ngành, tập huấn về bảo vệ môi trường, nghiệp vụ hướng dẫn viên, nghiệp vụ và kỹ năng phục vụ buồng, chế biến món ăn, mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản trị khách sạn vừa và nhỏ, nghiệp vụ buồng, lễ tân, xúc tiến và marketing du lịch, kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch, tổ chức thành công các Hội thi thợ giỏi nghiệp vụ lễ tân, Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi cấp tỉnh…

Bảng 3.3 cho thấy giai đoạn 2015 - 2019 tỉnh Nghệ An đã mở 49 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch (khoảng 3.470 lượt học viên theo học), tổ chức được 6 hội thi nghiệp vụ du lịch nhằm động viên người lao động thi đua học tập, nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ du lịch qua việc chuẩn bị cho hội thi và giải đáp kiến thức tại hội thi. Tuy nhiên số lượt học viên theo học ngày càng tăng nhưng số lớp lại ngày càng giảm xuống do chưa tích cực tổ chức mở các lớp trong những năm gần đây.

Chất lượng, số lượng nguồn nhân lực du lịch có chuyển biến tích cực so với những năm trước, gần 50% đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch thông qua sự cung ứng của các trường đào tạo nghề về du lịch trên địa bàn và các lớp tập huấn, bồi dưỡng hàng năm của ngành, các hiệp hội nghề nghiệp [4].

Bảng 3.3: Bồi dưỡng nhân lực du lịch tỉnh Nghệ An 2015 - 2019



Năm

Lớp tập huấn kiến thực nghiệp vụ

Du lịch

Hội thi Nghiệp vụ Du lịch (số cuộc thi)

Số lớp

Số lượt học viên

2015

8

270

01

2016

12

480

0

2017

14

870

01

2018

7

900

02

2019

8

950

02

Tổng

49

3470

06


Nguồn: [50], [51], [52], [62], [63].

Nhìn chung nhân lực du lịch Nghệ An có độ tuổi còn trẻ, hầu hết đã được đào tạo về một lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về ngoại ngữ và tin học, có khả năng đào tạo, bồi dưỡng tiếp để thích ứng với các công việc và hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Giảng viên của các trường được đào tạo bài bản. Một số trường đã chủ động kết nối với các doanh nghiệp để gửi sinh viên đi thực tập, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên dễ dàng xin việc tại các đơn vị sau khi tốt nghiệp. Kết quả khảo sát 168 doanh nghiệp, có 87% doanh nghiệp trả lời có tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ kinh doanh du lịch nhưng tập trung chủ yếu vào tập huấn giao tiếp ứng xử, nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng. 60% cho rằng chất lượng hoạt động có hiệu quả.

180

162,502

160

140

120

100

80

60

40

20

0

142,622

109,078

88,319

72,919

Vốn đầu tư

2015

2016 2017

Năm

2018 2019

Tỷ đồng

Đạt được kết quả đó là cũng nhờ sự quan tâm đầu tư ngân sách của tỉnh Nghệ An cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nguồn vốn này bao gồm các khoản chi gắn liền với thực hiện nhiệm vụ thường xuyên gồm chi về nghiệp vụ chuyên môn, quản lý hành chính, các khoản chi đáp ứng nhu cầu xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Theo báo cáo của Sở Tài chính Nghệ An, trong giai đoạn 2015 - 2019, tỉnh Nghệ An đã đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực cho các trường có đào tạo nhân lực du lịch số kinh phí: 575,440 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để đào tạo nhân lực du lịch.


Nguồn: Sở tài chính Nghệ An [60].

Biểu đồ 3.1: Vốn Đầu tư đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Nghệ An từ năm 2015 - 2019

Qua 5 năm con số đầu tư vốn cho đào tạo nhân lực du lịch tăng từ 72,919 tỷ đồng (2015) lên hơn gấp đôi là 162,502 tỷ đồng (2019) (xem Biểu đồ 3.1). Tuy nhiên, Nghệ An là một tỉnh nghèo, ngân sách hạn chế nên mặc dù đầu tư cho đào tạo nhân lực du lịch được quan tâm nhưng nguồn vốn vẫn không lớn so với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cấp trực tiếp cho doanh nghiệp, trong đó bao gồm doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng được tỉnh quan tâm, được quy định tại Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. Với chính sách này, Sở tài chính tỉnh Nghệ An cho biết giai đoạn 2015 - 2019 chưa có doanh nghiệp nào nhận được hỗ trợ về chi phí đào tạo lao động vì chưa có đề nghị với sở Du lịch có văn bản trình sở Tài chính tham mưu cho tỉnh hỗ trợ. Tỉnh cũng chưa có chính sách đối với doanh nghiệp du lịch sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh để góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Có 90% trong 50 cán bộ lãnh đạo quản lý được hỏi cho rằng tỉnh đã triển khai chính sách đối với lao động, tuy nhiên khi được hỏi về chất lượng nguồn nhân lực du lịch thì có 43 người (86%) cho rằng nguồn nhân lực du lịch có trình độ học vấn tốt, 7 người (14%) cho rằng trình độ học vấn khá. Về trình độ chuyên môn 86% cho rằng trình độ chuyên môn bình thường, 14% trình độ chuyên môn không tốt. Về trình độ cán bộ quản lý có 39 người (78%) cho rằng tốt, 11 người (22%) cho ở mức khá.

Về sức hấp dẫn của lao động Nghệ An đối với doanh nghiệp du lịch, qua khảo sát cho thấy có 138 doanh nghiệp (82%) cho rằng lao động du lịch Nghệ An có sức hấp dẫn với yếu tố giá cả ở mức cao, 30 doanh nghiệp (18%) cho rằng sức hấp dẫn với yếu tố giá cả ở mức bình thường. Có 145 doanh nghiệp (86,3% ) cho rằng sức hấp dẫn về số lượng lao động Nghệ An ở mức thấp, 23 doanh nghiệp (13,7%) cho rằng sức hấp dẫn về số lượng lao động Nghệ An ở mức bình thường. Có 136 doanh nghiệp (80,9%) được hỏi đều cho rằng sức hấp dẫn về yếu tố chất lượng lao động Nghệ An ở mức thấp, 32 doanh nghiệp (19,1%) được hỏi cho rằng sức hấp dẫn về chất lượng chỉ ở mức bình thường.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt Ánh- Phó giám đốc Công ty cổ phần khách sạn Giao tế- chia sẻ: “Đào tạo lao động cho ngành du lịch Nghệ An có nhiều bất cập, không sát với thực tế, kỹ năng nghề nghiệp kém; trình độ ngoại ngữ không đáp ứng yêu cầu”

Trong 168 doanh nghiệp được hỏi, có đến 153 doanh nghiệp (91%) cho rằng đã được tỉnh hỗ trợ về bồi dưỡng nhân lực thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, trong đó chủ yếu là các lớp tập huấn về nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch. Chất lượng bồi dưỡng được 142 doanh nghiệp (84,5%) đánh giá là hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có ý kiến cần đẩy mạnh thực giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp khi kinh doanh du lịch hiện nay.

3.2.2.4. Chính sách khoa học công nghệ phục vụ kinh doanh du lịch

Tỉnh Nghệ An chưa có chính sách cụ thể về khoa học công nghệ phục vụ kinh doanh du lịch mà chỉ đề cập đến việc chủ trương ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh nói chung, trong đó có kinh doanh du lịch. UBND tỉnh Nghệ An đã điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tính đến 2030 có các chương trình khoa học công nghệ phục vụ các ngành kinh tế, trong đó có chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ cao đặt ra nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch là: Hình thành, phát triển môi trường giao dịch và thương mại điện tử thuận lợi, tin cậy. Hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Tỉnh Nghệ An đưa ra yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật, quản lý công nghệ và quản lý đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp [88].

Chương trình hành động số 55-Ctr/TU ngày 4/1/2018 của Ban thường vụ tỉnh ủy Nghệ An thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2030 đưa ra nhiệm vụ gắn với khoa học công nghệ là: phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch; từng bước lắp đặt hệ thống cung cấp wifi miễn phí, hình thành Trung tâm hỗ trợ thông tin cho khách du lịch tại các trọng điểm: Khu di tích Kim Liên, Thị xã Cửa Lò, Thành phố Vinh.

Đến năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh như quảng cáo trên mạng internet, mạng xã hội về sản phẩm dịch vụ du lịch, đặt phòng nghỉ, đặt tour du lịch, đặt dịch vụ du lịch như mua vé tham quan, đi du thuyền, tham gia trò chơi... Du khách có thể chi trả các dịch vụ du lịch qua hệ thống ngân hàng điện tử, không sử dụng tiền mặt. Tuy nhiên, hiện nay, wifi miễn phí ở Khu di tích Kim Liên, thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh chưa được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023