Kết luận chương 1
Thông qua việc phân tích cơ sở lý luận về tranh tụng, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự có thể kết luận: Trong TTHS, tranh tụng là nguyên tắc, là hình thức tố tụng đảm bảo cho các chủ thể có thể thực hiện một cách có hiệu quả chức năng của mình. Nội dung điều khiển tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự thể hiện thông qua việc Tòa án thay mặt Nhà nước giữ vai trò trung gian, trọng tài xác định sự thật của vụ án trên cơ sở điều tra công khai tại phiên tòa, điều khiển để các bên tham gia tố tụng trình bày ý kiến, và ra phán xét đối với vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật. Quá trình tranh tụng tại phiên tòa bao gồm: phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án, chỉ sau khi HĐXX nghị án và tuyên án, thì kết quả tranh tụng giữa các bên tại phiên tòa về vụ án mới được xác định và khi đó quá trình tranh tụng tại phiên tòa mới kết thúc.
Có thể khẳng định rằng trong hai hệ thống tố tụng điển hình trên thế giới hiện nay thì mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng. Tại Việt Nam, những quy định của pháp luật Việt Nam về tranh tụng dần hình thành và phát triển qua các thời kỳ, pháp luật hiện hành đã kết hợp được những điểm tích cực của tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng. Tranh tụng tại phiên tòa nhưng vẫn giữ được bản chất của tố tụng xét hỏi trên cơ sở kết quả điều tra và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Mặc dù không phải là tố tụng tranh tụng nhưng tính chất của tranh tụng tại phiên tòa vẫn là sự tranh luận giữa người có quyền và lợi ích đối lập nhau như giữa Kiểm sát viên, người bị hại với bị cáo, người bào chữa; trong một số trường hợp là giữa Kiểm sát viên với người bị hại; giữa người tham gia tố tụng với nhau. HĐXX không phải là người tham gia tranh tụng mà chỉ là người có tổ chức, điều khiển việc tranh tụng tại phiên tòa. Do đó, vai trò của HĐXX mà trực tiếp là Chủ tọa phiên tòa trong việc điều
khiển tranh tụng như thế nào để đạt được mục đích là vô cùng quan trọng. Cần phải khẳng định rằng với tính chất là sự tranh luận giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội trong TTHS, tranh tụng luôn luôn có mặt trong các hệ thống tố tụng khác nhau bởi vì mục đích của các hệ thống tố tụng dân chủ, tiến bộ trong thế giới hiện đại là xác định được sự thật và phán quyết về vụ án trên cơ sở quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
VÀ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH BẮC NINH
2.1. Tình hình xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2013:
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô. Địa hình Bắc Ninh tương đối bằng phẳng. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 822 km2 với dân số 1.074.877 người.
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm Hiểu Về Tranh Tụng Trong Hoạt Động Xét Xử Vụ Án Hình Sự Ở Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới.
- Lịch Sử Phát Triển Tranh Tụng Tại Phiên Tòa Ở Việt Nam:
- Giai Đoạn Từ Khi Có Bltths Năm 2003 Đến Nay:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh - 9
- Thực Trạng Hoạt Động Tranh Tụng Tại Phiên Tòa Xét Xử Vụ Án Hình Sự Ở Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2008 – 2013:
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trong Hoạt Động Tranh Tụng Tại Phiên Tòa Xét Xử Vụ Án Hình Sự Ở Tỉnh Bắc Ninh.
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Cùng với sự ra đời, phát triển và hoàn thiện của hệ thống Toà án Việt Nam, hệ thống Toà án nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Ninh cũng được thành lập và liên tục phát triển, hoàn thiện. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi chưa được kiện toàn, Toà án Bắc Ninh vẫn do Uỷ ban hành chính kháng chiến kiêm nhiệm mà không phải là một cơ quan riêng biệt. Khi tỉnh Bắc Ninh được giải phóng, TAND tỉnh Bắc Ninh được chính thức thành lập theo Nghị định số 07/NĐ-CB ngày 20/01/1955 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Luật tổ chức TAND năm 1960 ra đời, TAND tỉnh Bắc Ninh được kiện toàn một bước. Tháng 2 năm 1963, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc. Trong những năm tháng đó, TAND tỉnh Hà Bắc đã đạt được nhiều thành tích, được Nhà nước tặng thưởng Cờ thi đua Chính phủ và nhiều năm liên tiếp nhận Cờ thi đua của TAND tối cao và các hình thức khen thưởng của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh. Những thành tích đó góp phần quan trọng vào công tác giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10, tỉnh Hà Bắc lại được tách ra thành hai tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. TAND tỉnh
Bắc Ninh được tái lập theo Quyết định số 1033 ngày 16/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Là một tỉnh mới được tái lập nên mọi điều kiện về cơ sở vật chất đều chưa có, phải xây dựng từ đầu, điều kiện về con người cũng rất hạn chế. Tuy với điều kiện đội ngũ cán bộ, Thẩm phán thiếu và trụ sở làm việc phải tạm thời đi thuê, ở nhờ nhà dân nhưng với tinh thần khắc phục khó khăn, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ trung ương đến địa phương nên trong những năm qua hệ thống TAND tỉnh Bắc Ninh vẫn liên tục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đặt ra. Không những thế, còn liên tục pháp triển, lớn mạnh cả về số lượng, trình độ cán bộ, cơ sở vật chất cũng liên tục được bổ sung và dần hoàn thiện.
Ngoài việc chú trọng đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác xét xử thì yếu tố con người cũng được đặc biệt chú trọng. Cho đến nay đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh đã thực sự lớn mạnh, đủ sức thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có 01 TAND tỉnh và 08 TAND huyện (TAND thành phố Bắc Ninh, TAND thị xã Từ Sơn, TAND huyện Yên Phong, TAND huyện Quế Võ, TAND huyện Tiên Du, TAND huyện Thuận Thành, TAND huyện Gia Bình, TAND huyện Lương Tài). Thống kê trong tổng số 146 cán bộ, công chức của toàn hệ thống thì có 61 Thẩm phán, 64 Thư ký và 21 chức danh khác. Về trình độ chính trị có 11 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 125 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị và tương đương. Về chuyên môn, nghiệp vụ trong tổng số 146 cán bộ của hệ thống Toà án có 136 người có trình độ Đại học và trên Đại học trong đó có 02 Tiến sĩ Luật, 16 Thạc sĩ Luật và 04 người đang theo học Cao học Luật, còn lại là Cử nhân Luật. Đây thực sự là một nguồn động lực, là tiềm năng phát triển to lớn của ngành Toà án, đó chính là kết quả của sự quan tâm, động viên, khuyến khích của cấp uỷ Đảng và lãnh đạo ngành Toà án.
Trong những năm qua, thực hiện các Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, yêu cầu của Ban cải cách tư pháp trung ương, lãnh đạo hệ thống TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh luôn đòi hỏi các Thẩm phán phải tích cực nghiên cứu, học hỏi để không ngừng nâng cao chất lượng điều khiển tranh tụng tại phiên tòa. Hàng năm, TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh đã thụ lý và giải quyết một số lượng các vụ án hình sự tương đối lớn, tăng dần hàng năm thể hiện qua số liệu xét xử của hệ thống Tòa án trong những năm gần đây (từ năm 2008 đến năm 2013). (Xem bảng 2.1).
Từ năm 2008 đến 2010, số lượng xét xử án sơ thẩm giảm từ 724 vụ (năm 2008) xuống 623 vụ (năm 2009) và còn 537 vụ (năm 2010), tuy nhiên tỷ lệ các vụ án này bị kháng cáo kháng nghị và phải xét xử theo trình tự phúc thẩm lại có xu hướng tăng lên, từ năm 2008 đến 2009 tăng 4,72%, từ năm 2009 đến năm 2010 tăng 1,58%. Từ năm 2010 đến năm 2012, số lượng vụ án hình sự sơ thẩm có xu hướng tăng mạnh, tuy nhiên tỷ lệ án phải xử phúc thẩm vẫn giữ ở tỷ lệ ổn định, thậm chí có xu hướng giảm đi: từ năm 2010 đến năm 2011 giảm 0,41%, từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 0,34%. Riêng năm 2013 tỷ lệ án bị kháng cáo kháng nghị tăng mạnh (tăng 9,75%). Có thể thấy, mặc dù số lượng các vụ án có sự thay đổi và tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng từ trong các năm từ 2008 đến 2013, tỷ lệ các bản án phải giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn luôn ở mức thấp và chỉ biến động từ 1 đến 2 vụ. (Xem biểu đồ 2.1).
Phân tích cụ thể số liệu từng năm như sau:
Năm 2008:
Toàn ngành đã thụ lý, giải quyết 724/732 vụ án hình sự, với 1278/1286 bị cáo đạt tỷ lệ giải quyết chung là 98,9%. Cụ thể:
- Toà án tỉnh:
Giải quyết sơ thẩm: 68/68vụ gồm 149/149 bị cáo, đạt tỷ lệ 100%, trong đó đã hoàn hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung 06 vụ gồm 12 bị cáo, xét xử 62 vụ gồm 137 bị cáo.
Giải quyết phúc thẩm: 96/97 vụ gồm 143/144 bị cáo; đạt tỷ lệ 98,9%. Trong đó đã đình chỉ xét xử phúc thẩm do VKS rút kháng nghị 02 vụ gồm 02 bị cáo, do rút kháng cáo 13 vụ gồm 17 bị cáo, xét xử 81 vụ gồm 124 bị cáo.
Năm 2008, TAND tối cao đã xét xử phúc thẩm 36 vụ của TAND tỉnh Bắc Ninh xử sơ thẩm, đã sửa án sơ thẩm do có tình tiết mới 10 vụ, sửa án do sơ thẩm sai 03 vụ (chiếm 8,3%), không có vụ nào bị huỷ án.
Ngày 14/11/2008, TAND tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án giết người và cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận nhân dân rất quan tâm xảy ra trên địa bàn huyện Quế Võ. Do nghi ngờ người bị hại chiếm đoạt thuốc lắc của các bị cáo nên các bị cáo đã trói người bị hại rồi mang đến cánh đồng cạnh quốc lộ 18 thuộc địa bàn huyện Quế Võ và dùng xăng đốt chết người bị hại, cướp đi tài sản. Toà án tỉnh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt tử hình đối với bị cáo chủ mưu, cầm đầu, tuyên phạt 03 bị cáo khác tù chung thân và 20 năm, 18 năm. Dư luận nhân dân rất đồng tình với mức hình phạt nghiêm minh mà Toà án đã tuyên.
- Toà án các huyện, thành phố:
Toà án các huyện, thành phố giải quyết 560/567 vụ gồm 986/993 bị cáo, đạt tỷ lệ 98,76%, trong đó: xét xử 526 vụ gồm 904 bị cáo; hoàn VKS để điều tra bổ sung 34 vụ gồm 82 bị cáo.
Toà án tỉnh đã xét xử phúc thẩm 81 vụ gồm 124 bị cáo. Kết quả: giữ nguyên án sơ thẩm với 87 bị cáo, sửa án sơ thẩm về hình phạt với 23 bị cáo (chiếm 28%), sửa án sơ thẩm về phần bồi thường với 12 bị cáo và huỷ án 02 vụ (chiếm 2,4%).
Qua công tác kiểm tra hồ sơ án của cấp huyện và giải quyết đơn thư khiếu nại, phòng Giám đốc kiểm tra đã đề xuất và Chánh án TAND tỉnh đã quyết định kháng nghị giám đốc thẩm 03 vụ do cấp sơ thẩm có vi phạm, sai sót trong áp dụng pháp luật.
Năm 2009:
Toàn ngành thụ lý, giải quyết sơ thẩm 623/673 vụ, với 1164/1294 bị cáo; tỷ lệ giải quyết chung đạt 92,57% về số vụ và 89,95% về số bị cáo. Số lượng án thụ lý-giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm giảm đi hơn 100 vụ so với năm 2008. Số liệu cụ thể như sau:
- Toà án tỉnh:
Xét xử sơ thẩm: Thụ lý 51 vụ gồm144 bị cáo, đã giải quyết 40 vụ gồm 99 bị cáo, đạt tỷ lệ 78,43% số vụ, 68,75% số bị cáo. Trong đó xét xử 32 vụ gồm 70 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS 08 vụ- 29 bị cáo.
Xét xử phúc thẩm: Thụ lý 112 vụ gồm 152 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị (trong đó có 8 vụ với 13 bị cáo bị kháng nghị). Đã giải quyết 94 vụ gồm 124 bị cáo đạt 84% số vụ và 81,6% số bị cáo. Trong đó: xét xử 84 vụ với 113 bị cáo, kết quả y án đối với 64 bị cáo, sửa phần trách nhiệm dân sự đối với 08 bị cáo; chuyển từ hình phạt tù giam sang phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 22 bị cáo, giảm hình phạt đối với 14 bị cáo, tăng hình phạt đối với 03 bị cáo. Đình chỉ xét xử phúc thẩm do bị cáo rút kháng cáo 08 vụ gồm 09 bị cáo, do VKS rút kháng nghị 02 vụ gồm 02 bị cáo.
Năm 2009 có 13 vụ do TAND tỉnh xét xử sơ thẩm có kháng cáo. TAND tối cao đã xét xử phúc thẩm, kết quả y án sơ thẩm 08 vụ, sửa án sơ thẩm 03 vụ và huỷ án sơ thẩm 02 vụ (số án bị hủy sửa chiếm 38,4% tổng số vụ đã xử).
- Toà án các huyện, thành phố:
Toà án cấp huyện thụ lý 622 vụ gồm 1150 bị cáo (cùng kỳ năm 2008 là 567 vụ gồm 993 bị cáo), đã giải quyết 583 vụ gồm1065 bị cáo đạt tỷ lệ 93,7% số vụ và 92,61% số bị cáo. Trong đó: xét xử 555 vụ gồm 988 bị cáo; hoàn VKS 24 vụ gồm 69 bị cáo.
Qua công tác kiểm tra hồ sơ án của cấp huyện và giải quyết đơn thư khiếu nại, phòng Giám đốc kiểm tra đã đề xuất và Chánh án TAND tỉnh đã quyết định kháng nghị giám đốc thẩm 01 vụ do cấp sơ thẩm có vi phạm, sai sót trong áp dụng pháp luật, như vậy tỷ lệ án bị hủy sửa theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm cũng giảm (giảm từ 0,41% xuống chỉ còn 0,20%).
Năm 2010:
Toàn ngành thụ lý, giải quyết sơ thẩm 537/592 vụ, với 1106/1211 bị cáo (cùng kỳ năm trước là 623/673 vụ, với 915/1029 bị cáo); tỷ lệ giải quyết chung đạt 90,7% về số vụ và 91,32% về số bị cáo, trong đó:
- Toà án tỉnh:
Xét xử sơ thẩm: Thụ lý 49 vụ gồm 162 bị cáo, đã giải quyết 39 vụ gồm 134 bị cáo, đạt tỷ lệ 80% số vụ, 82,7% số bị cáo. Trong đó xét xử 30 vụ gồm 65 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS 08 vụ gồm 68 bị cáo, đình chỉ 01 vụ, 01 bị cáo.
Xét xử phúc thẩm: Thụ lý 105 vụ gồm 177 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị trong đó có 04 vụ, 22 bị cáo bị VKS kháng nghị (cùng kỳ năm trước là 8 vụ với 13 bị cáo bị kháng nghị). Đã giải quyết 94 vụ gồm 149 bị cáo đạt 90% số vụ và 84,18% số bị cáo. Trong đó: xét xử 64 vụ với 115 bị cáo, kết quả y án đối với 74 bị cáo, sửa phần trách nhiệm dân sự đối với 03 bị cáo, sửa phần hình phạt bổ sung đối với 01 bị cáo; chuyển từ án treo sang hình phạt tù đối với 05 bị cáo; chuyển từ hình phạt tù giam sang phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 12 bị cáo, giảm hình phạt đối với 10 bị cáo, tăng hình phạt đối với 04 bị cáo; huỷ bản án để điều tra lại 02 vụ đối với 06 bị cáo. Đình chỉ xét xử phúc thẩm do bị cáo rút kháng cáo 30 vụ gồm 34 bị cáo.