Thực Trạng Hoạt Động Tranh Tụng Tại Phiên Tòa Xét Xử Vụ Án Hình Sự Ở Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2008 – 2013:

- Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, đã bảo đảm quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ và yêu cầu triệu tập người làm chứng, đồ vật, tài liệu ra xem xét hoặc việc xác định tư cách tham gia tố tụng. Các tài liệu, chứng cứ được cung cấp, triệu tập thêm người làm chứng hoặc ý kiến khác nhau về xác định tư cách tham gia tố tụng của một người đều được HĐXX công khai, thẩm tra để làm rõ, từ đó có hướng xử lý đúng đắn, chú trọng vấn đề còn mâu thuẫn để hướng trọng tâm thẩm tra bảo đảm cho việc ban hành bản án, quyết định sau này.

- Trong giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa, tuy trình tự xét hỏi vẫn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 207 BLTTHS nhưng phạm vi, cách thức, nội dung xét hỏi ở các phiên tòa đã có sự đổi mới theo tinh thần tranh tụng. Nếu trước đây việc xét hỏi do Chủ tọa thực hiện thì hiện nay việc xét hỏi đã được chuyển một phần sang Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa. Nhiều câu hỏi có tính buộc tội hay gỡ tội đã dành cho Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Các thành viên trong HĐXX đã chú ý theo dõi nội dung câu hỏi, câu trả lời và thái độ của họ đồng thời nêu tiếp những vấn để chưa được các bên đề cập để tiếp tục xét hỏi. Có nhiều vụ án, trong giai đoạn xét hỏi thông qua việc thẩm tra đầy đủ các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ hỏi công khai tại phiên tòa, HĐXX đã phát hiện ra nhiều tình tiết mới để đưa ra những nhận định về vụ án. Ví dụ: Vụ án Bùi Văn N phạm tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Trong vụ án có hai bị cáo khác bị truy tố về tội cản trở giao thông đường bộ. Khi xét hỏi, HĐXX đã tập trung thẩm tra xác định được hai bị cáo này là công nhân của đơn vị thi công công trình đường bộ được giao trách nhiệm quản lý bảo đảm an toàn trong thi công công trình, có dấu hiệu của tội phạm khác đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và VKS đã thống nhất thay đổi tội danh hai bị cáo này.

- Trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa, một phần do nhận thức của những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa được nâng lên, một phần do nhiều vụ án bị cáo, người bị hại đã nhờ Luật sư bào chữa, Luật sư bảo vệ quyền lợi

của đương sự. Trong nhiều phiên tòa, quá trình tranh luận đã được Thẩm phán

– Chủ tọa phiên tòa điều hành tốt, bảo đảm dân chủ, khách quan. HĐXX đã thể hiện được sự tôn trọng, chú ý lắng nghe ý kiến tranh luận của các bên, nhất là ý kiến của Luật sư bào chữa, khắc phục tình trạng chủ quan duy ý chí từ những nội dung đã nghiên cứu trước trong hồ sơ vụ án. HĐXX đã dành thời gian thỏa đáng cho việc tranh luận, tạo điều kiện cho các bên trình bày hết ý kiến. Bên cạnh đó cũng hướng cho Kiểm sát viên và bị cáo, người bào chữa tranh luận đúng hướng, đúng trọng tâm vấn đề, không lan man vào những quan điểm đã trình bày.

Ví dụ: Vụ án Dương Anh Đức và đồng bọn phạm tội “Tổ chức đánh bạc”, “Gá bạc” và “Đánh bạc”. Trong vụ án này có 02 Kiểm sát viên, 86 bị cáo và 04 người bào chữa được xét xử trong ba ngày. HĐXX đã bảo đảm cho các bên tranh luận và đối đáp về tất cả các ý kiến, lập luận được đưa ra, không hạn chế thời gian được Kiểm sát viên và các Luật sư hài lòng.

- Về bản án, quyết định: HĐXX đã phân tích, nhận xét, lập luận về các tài liệu, chứng cứ và vấn đề đã được thẩm tra công khai, chấp nhận hay không chấp nhận vấn đề nào đều thể hiện rõ trong bản án nên bản án có tính thuyết phục.

TAND tỉnh Bắc Ninh cũng đã tổ chức nhiều phiên tòa mẫu để các Thẩm phán học tập, tự rút kinh nghiệm cho mình trong việc điều khiển tranh tụng, nâng cao chất lượng xét xử tại phiên tòa. Qua những phiên tòa mẫu, nhìn chung những người tham dự phiên tòa và những người quan tâm đều có nhận xét khá tốt. Dưới sự điều khiển của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, phiên tòa đã thể hiện được việc nâng cao tinh thần dân chủ, công khai tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa chỉ gợi mở, định hướng chứ không tranh luận, không tham gia thẩm vấn nghiêng về bên nào. Các câu hỏi chỉ mang tính làm rõ, làm sáng tỏ nội dung vụ án và các tình tiết liên quan đến vụ án. Trong suốt quá trình tố tụng tại phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa để Đại diện VKS và Luật sư

tham gia thẩm vấn, tranh luận theo hướng bảo vệ quan điểm của bên mình và đề cập sâu vào việc tranh luận các tình tiết định khung, định tội. Quyết định của HĐXX căn cứ vào những chứng cứ được các bên đưa ra trong quá trình tranh luận.

Sau khi tổ chức phiên tòa mẫu theo chỉ đạo của TAND tối cao, TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh đã rút kinh nghiệm để tổ chức xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. Nhiều phiên tòa xét xử đã thể hiện được sự công bằng dân chủ nghiêm minh, đảm bảo cho việc tranh tụng công khai, bình đẳng giữa Luật sư và Kiểm sát viên. Như trong vụ án Vũ Thị Vân bị VKS truy tố về tội “Giết người” theo khoản 1 Điều 93 BLHS. Nội dung vụ án: Vũ Thị Vân đến giúp việc cho gia đình anh Trần Văn T ở Châu Khê, TX.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Vào sáng 24/7, khi vợ chồng anh T đi vắng, các con anh T vẫn ngủ ở tầng 3. Lúc này, Vũ Thị Vân lên tầng 4 để dọn dẹp phòng, khi đang dọn thì ông Trần Văn S (SN 1942), bố đẻ anh T, bất ngờ bước vào phòng và đề nghị Vân cho “quan hệ" để trừ số tiền Vân nợ ông S. Mặc cho người phụ nữ đã có gia đình này từ chối, ông S vẫn chốt cửa lại và có hành vi sàm sỡ người giúp việc. Vân không đồng ý nên hai người xô đẩy, giằng co nhau trên giường. Ông S tiếp tục vật lộn để thực hiện ý đồ cưỡng hiếp nạn nhân. Sau một hồi giằng co, Vân lật được ông S nằm úp xuống mặt đệm và ngồi lên lưng ông S. Người giúp việc này đã dùng ga đệm giường bịt vào mặt, mũi ông S, dùng hai tay đè đầu ông S xuống mặt đệm làm nạn nhân không thở được và tử vong. Sau đó Vân đã đến cơ quan công an tự thú. Tại phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa đã nghe quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo và yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận với những lập luận mà Luật sư đưa ra, căn cứ vào những chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa có căn cứ khẳng định bị cáo phạm tội trong trạng thái tinh thần kích động mạnh, qua đó đưa ra phán quyết khách quan, đúng pháp luật, đúng với hành vi mà các bị cáo thực hiện, chuyển tội danh tuyên bố bị cáo phạm tội theo điều luật nhẹ hơn là Điều 95 BLHS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Tóm lại, được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của TAND tối cao, Ban thường vụ Tỉnh uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân và sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong tỉnh; cán bộ, công chức TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đặt ra, gúp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trong công tác xét xử các vụ án hình sự Toà án luôn bám sát các yêu cầu nhiệm vụ chính trị, quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng, áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật để giải quyết, xét xử các vụ án. Đặc biệt luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ. Do vậy, qua các năm (từ 2008 đến 2013) nhìn chung chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hình sự tiếp tục được đảm bảo, các thủ tục tố tụng cũng như áp dụng hình phạt đối với các bị cáo trong vụ án là tương đối chuẩn xác, không có vụ án nào xét xử oan người phạm tội hoặc bỏ lọt tội phạm. HĐXX đã chú ý hơn tới việc xem xét, đánh giá chứng cứ buộc tội và gỡ tội cho các bị cáo. Các vụ án đều được đưa ra xét xử đúng thời hạn quy định của pháp luật, trong quá trình xét xử, Toà án đó áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với những bị cáo có nhiều tiền án, tiền sự, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời cũng khoan hồng đối với những người có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, biết ăn năn hối cải. Do vậy, đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

2.2. Thực trạng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2013:

Cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh - 10

Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành Toà án trong thời gian qua và trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, công tác điều khiển tranh tụng tại

phiên tòa trong xét xử sơ thẩm án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Các phiên tòa mới chỉ đạt yêu cầu ở việc áp dụng mức hình phạt, đường lối xét xử, còn vấn đề dân chủ trong tranh tụng tại phiên tòa cụ thể tại phần xét hỏi, tranh luận, qua bản luận tội của VKS, bản án của Tòa án thì còn chưa đạt yêu cầu của công tác xét xử theo định hướng của Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị.

Thống kê chất lượng giải quyết án cho thấy số lượng án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán vẫn còn. Những sai sót ví dụ như: Một số bản án sơ thẩm nhận định, đánh giá áp dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS chưa chính xác, một số bản án còn bỏ sót, không áp dụng hết các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS với bị cáo; một số bản án xem xét trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án hình sự chưa chính xác. Việc tống đạt, triệu tập bị cáo tại ngoại, người bị hại, người làm chứng… trong một số vụ án còn chưa đảm bảo. Thẩm phán thiếu trách nhiệm, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, bỏ qua những tình tiết quan trọng của vụ án; Thẩm phán cẩu thả trong chuẩn bị xét xử, xét xử thiếu trách nhiệm, xử cho xong, không tôn trọng quyền tranh luận và ý kiến của các bên; vi phạm nghiêm trọng thủ tục TTHS. Ví dụ, trong vụ án Nguyễn Văn Long bị VKS truy tố về tội “Hiếp dâm” theo Điều 111 BLHS, Thẩm phán không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, bỏ qua những lỗi nghiêm trọng về tố tụng dẫn đến vẫn kết án, tuyên bố bị cáo phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Bản án sơ thẩm bị kháng cáo và TAND tỉnh Bắc Ninh đã xét xử theo trình tự phúc thẩm và tuyên bố hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, xét xử lại do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như: có 3 biên bản cùng ngày giờ thể hiện người bị hại có mặt tại các địa điểm khác nhau, điều tra viên là nam xem xét dấu vết trên thân thể bị hại là nữ, vật chứng thu thập không đảm bảo tính xác thực, biên bản hỏi cung bị tẩy xóa không có chữ ký…

Hoặc ví dụ, tại bản án sơ thẩm đối với bị cáo Khổng Thị Hương phạm tội “Trộm cắp tài sản”, bị cáo bị bắt quả tang khi đang lén lút lấy ví của anh H, sau khi bị bắt, bị cáo lại khai về hành vi trước đó đã 01 lần lấy trộm tiền của chị L Tuy nhiên án sơ thẩm chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần đối với bị cáo mà không áp dụng tình tiết giảm nhẹ là tự thú cho bị cáo.

Ngoài ra, còn những sai lầm trong một số bản án khi xét xử bị cáo là người chưa thành niên nhưng không có người đại diện hợp pháp của bị cáo hoặc nhà trường tham gia đã làm ảnh hưởng đến quyền bào cho bị cáo quyền được bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình qua quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Những bản án vi phạm đều đã bị hủy theo quy định của pháp luật.

Thực tế tại phiên tòa có Thẩm phán còn giải thích những tình tiết về nội dung vụ án đối với những người tham gia tố tụng khác, đây là một nguyên nhân làm cho việc xét xử một số vụ án thiếu khách quan, không đảm bảo dân chủ và cũng là cái cớ để những người tham gia phiên tòa cho rằng Tòa án và VKS là một, việc xét xử chỉ là hình thức còn kết quả đã được định sẵn. Có trường hợp Chủ tọa phiên tòa, Kiểm sát viên có thói quen công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra trước khi họ khai tại phiên tòa về những tình tiết vụ án, nhất là những vụ án bị cáo thay đổi lời khai tại phiên tòa. Tại cơ quan điều tra bị cáo nhận tội nhưng tại phiên tòa bị cao không nhận tội, trong trường hợp này, thay vì hướng cho Kiểm sát viên tranh luận với bị cáo để làm rõ những chứng cứ buộc tội, gỡ tội thì Chủ tọa phiên tòa lại hỏi rằng: bị cáo có biết bị cáo không nhận tội như vậy là ngoan cố không? Bị cáo nên hiểu rằng, nếu bị cáo thành khẩn khai nhận thì sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS. Ví dụ, vụ án Vũ Thị T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tại Cơ quan điều tra bị cáo nhận tội nhưng tại phiên tòa bị cáo không nhận tội với lý do người bị hại xúi giục, đồng thời đưa ra

một số vấn đề chưa rõ trong vụ án và có dấu hiệu người bị hại có thể là người lừa bị cáo. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa đã lấy bản cung tại cơ quan điều tra ra đọc và giải thích với bị cáo việc bị cáo nhận tội sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo. Khi những người biết sự việc có mặt tại phiên tòa xin trình bày về nội dung liên quan đến vụ án thì Chủ tọa phiên tòa không cho phép phát biểu với lý do những người này không được Tòa án triệu tập. Trong trường hợp này là không đúng tinh thần Nghị quyết 08 và BLTTHS, bởi trách nhiệm chứng minh bị cáo phạm tội hay không phạm tội phải thuộc về phía bên buộc tội chứ không phải bên trung gian xét xử là Tòa án. Theo Điều 208 BLTTHS 2003 thì HĐXX và Kiểm sát viên có thể công bố lời khai tại cơ quan điều tra trong trường hợp lời khai của người được xét hỏi tại phiên toà có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra; người được xét hỏi không khai tại phiên toà; người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết. Nhưng thực tiễn xét xử Chủ toạ phiên toà hoặc Kiểm sát viên thường nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra, trước khi họ khai tại phiên toà về những tình tiết của vụ án, nhất là những vụ án bị cáo thay đổi lời khai ngay tại Cơ quan điều tra. Việc làm này không chỉ trái với quy định của BLTTHS mà còn làm cho những người tham gia phiên toà có cảm giác HĐXX không khách quan.

Thực tiễn còn tồn tại thiếu sót của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa là khi xét hỏi bị cáo thường thẩm vấn theo hướng buộc tội như cáo trạng của VKS, giúp Kiểm sát viên bảo vệ cáo trạng, việc xét hỏi tại phiên toà chưa thực sự đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp. Không ít trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa trong suốt thời gian xét hỏi không hỏi một câu nào mà chỉ đọc cáo trạng rồi ngồi xem HĐXX hỏi, hoạt động xét hỏi chủ yếu vẫn do HĐXX thực hiện, khi HĐXX hỏi xong và hỏi Kiểm sát viên có hỏi gì không thì Kiểm sát viên không hỏi gì thêm nữa vì thấy những vấn đề HĐXX

hỏi đã đủ. Rõ ràng, Kiểm sát viên đã không ý thức được mình là một bên của quá trình tranh tụng tại phiên tòa, việc xét hỏi và tranh luận không phải của HĐXX. Có những vụ án, VKS không tham gia vào việc xét hỏi hoặc có xét hỏi nhưng không đúng vào nội dung chính, hỏi những câu hỏi mà HĐXX đã hỏi trước đó. Đối với những vụ án có Luật sư chỉ định thì việc tham gia xét hỏi của Luật sư cũng mang tính hạn chế, cầm chừng. Trong những trường hợp như vậy, lẽ ra với vai trò là người trọng tài điều khiển hoạt động tranh tụng, HĐXX phải nhắc nhở Kiểm sát viên không được lặp lại những câu hỏi trước đó, hoặc đề nghị Luật sư hỏi những câu hỏi liên quan đến vấn đề mình bào chữa thì HĐXX lại cho qua, xem việc dành thời gian cho Kiểm sát viên, Luật sư đặt câu hỏi là một thủ tục mang tính hình thức cần phải có, không cần quan tâm đến nội dung vấn đề cũng như kết quả đạt được khi dành thời gian cho Kiểm sát viên, Luật sư đặt câu hỏi bởi lẽ mọi tình tiết, sự kiện của vụ án đã được Toà án thẩm tra, làm rõ trước đó. Trong những trường hợp như vậy, Toà án vô hình chung đã tự đặt gánh nặng lên vai mình, tự mình “lấn sân” của bên buộc tội hoặc bên gỡ tội. Điều này đã hạn chế Toà án trong việc thực hiện chức năng xét xử, không phát huy được tính chủ động, tích cực của các bên tranh tụng, do vậy kết quả giải quyết vụ án chủ yếu phụ thuộc vào HĐXX, các phán quyết về vụ án có thể không đảm bảo tính khách quan, đầy đủ và chính xác.

Theo khoản 2 Điều 207 BLTTHS 2003 thì ở giai đoạn xét hỏi Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm nhân dân, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, HĐXX chỉ hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Nhưng thực tế xét xử, Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà cũng như Kiểm sát viên không để bị cáo trình bày ý kiến của họ về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án mà thường đặt câu hỏi ngay về hành vi phạm tội của họ. Có trường hợp Chủ toạ phiên toà còn giải thích cho bị cáo là: “những ý kiến không đồng ý với bản cáo trạng sẽ trình bày sau ở giai đoạn tranh tụng”. Việc làm này cũng không đúng, làm cho người tham

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022