Năm 2010 có 15 vụ do TAND tỉnh xét xử sơ thẩm có kháng cáo. TAND tối cao đã xét xử phúc thẩm, kết quả: y án sơ thẩm 08 vụ với 07 bị cáo, sửa án sơ thẩm 07 vụ với 15 bị cáo (đều là sửa giảm hình phạt cho bị cáo), tỷ lệ án bị sửa chiếm 46% so với tổng số án tòa tối cao xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Qua công tác kiểm tra hồ sơ án của cấp huyện và giải quyết đơn thư khiếu nại, phòng Giám đốc kiểm tra đã đề xuất và Chánh án TAND tỉnh đã quyết định kháng nghị giám đốc thẩm 02 vụ do cấp sơ thẩm có vi phạm, sai sót.
- Toà án các huyện, thị xã, thành phố:
Toà án cấp huyện thụ lý 543 vụ với 1034 bị cáo (cùng kỳ năm 2009 là 490 vụ gồm 898 bị cáo), đã giải quyết 498 vụ gồm 957 bị cáo đạt tỷ lệ 91,7% số vụ và 92,5% số bị cáo. Trong đó: xét xử 465 vụ gồm 874 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS 30 vụ gồm 79 bị cáo; đình chỉ 01 vụ, 01 bị cáo.
Năm 2011:
Toàn ngành phải giải quyết 956 vụ, 1.891 bị cáo (thụ lý tăng 312 vụ so với cùng kỳ năm trước), đã giải quyết 866 vụ, 1713 bị cáo, đạt tỷ lệ 90,58% số vụ, 90,58% số bị cáo. Trong đó:
- Toà án tỉnh:
Xét xử sơ thẩm: Thụ lý tổng số 51 vụ, 172 bị cáo, đã giải quyết 44 vụ gồm 150 bị cáo, đạt tỷ lệ 86,3% số vụ. Trong đó xét xử 35 vụ gồm 76 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS 09 vụ gồm 74 bị cáo.
Năm 2011, TAND tối cao đã xét xử phúc thẩm 18 vụ án hình sự sơ thẩm có kháng cáo, trong đó: y án sơ thẩm 10 vụ với 13 bị cáo, sửa án sơ thẩm 06 vụ với 11 bị cáo, huỷ phần dân sự 01vụ và huỷ 01 vụ đối với 01 bị cáo. (tỷ lệ án bị hủy sửa chiếm khoảng 44% tổng số án đã xét xử).
Xét xử phúc thẩm: Thụ lý 183 vụ, 274 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị (trong đó có 06 vụ, 12 bị cáo bị kháng nghị). Đã giải quyết 165 vụ với 249 bị
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Phát Triển Tranh Tụng Tại Phiên Tòa Ở Việt Nam:
- Giai Đoạn Từ Khi Có Bltths Năm 2003 Đến Nay:
- Tình Hình Xét Xử Vụ Án Hình Sự Ở Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2008-2013:
- Thực Trạng Hoạt Động Tranh Tụng Tại Phiên Tòa Xét Xử Vụ Án Hình Sự Ở Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2008 – 2013:
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trong Hoạt Động Tranh Tụng Tại Phiên Tòa Xét Xử Vụ Án Hình Sự Ở Tỉnh Bắc Ninh.
- Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước Về Tranh Tụng Tại Phiên Tòa Trong Xét Xử Vụ Án Hình Sự.
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
cáo đạt tỷ lệ giải quyết là 90,16% số vụ, 90,8% số bị cáo. Trong đó: xét xử 79 vụ với 147 bị cáo, kết quả y án đối với 80 bị cáo, sửa phần trách nhiệm dân sự đối với 02 bị cáo; sửa phần hình phạt bổ sung đối với 01 bị cáo; chuyển từ hình phạt tù giam sang phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 36 bị cáo; chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù đối với 03 bị cáo; giảm hình phạt tù đối với 19 bị cáo; tăng hình phạt tù đối với 01 bị cáo; thay đổi tội danh đối với 01 bị cáo và huỷ án sơ thẩm đối với 04 bị cáo. Đình chỉ xét xử phúc thẩm do bị cáo rút kháng cáo 82 vụ, 96 bị cáo, VKS rút kháng nghị 02 vụ, 02 bị cáo và tạm đình chỉ 02 vụ, 04 bị cáo.
Qua công tác kiểm tra hồ sơ án của cấp huyện và giải quyết đơn thư khiếu nại, phòng Giám đốc kiểm tra đã đề xuất và Chánh án TAND tỉnh đã quyết định kháng nghị giám đốc thẩm 03 vụ do cấp sơ thẩm có vi phạm, sai sót trong áp dụng pháp luật, trong đó có 02 vụ án hình sự của TAND thành phố Bắc Ninh.
- Toà án các huyện, thị xã, thành phố:
Toà án cấp huyện thụ lý 721 vụ với 1444 bị cáo (thụ lý tăng 123 vụ so với cùng kỳ năm trước), đã giải quyết 656 vụ với 1313 bị cáo đạt tỷ lệ 91% số vụ và 90,93% số bị cáo. Trong đó: xét xử 638 vụ gồm 1235 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS 13 vụ gồm 65 bị cáo; đình chỉ xét xử 02 vụ với 02 bị cáo; tạm đình chỉ 03 vụ với 11 bị cáo.
Năm 2012:
Năm 2012, thực hiện Chỉ thị số 01/2012/CT-CA ngày 11/01/2012 của Chánh án TAND tối cao về triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành TAND. TAND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “về chiến lược cải cách công tác tư pháp đến năm 2020” và đạt được kết quả như sau:
Toàn ngành phải giải quyết 1.253 vụ với 2.530 bị cáo (thụ lý tăng 319 vụvới 541 bị cáo), trong đó giải quyết 1.248 vụ với 2.508 bị cáo; đạt tỷ lệ 99,6% số vụ và 99,13% số bị cáo. Trong đó:
- Toà án tỉnh:
Xét xử sơ thẩm: Thụ lý tổng số 88 vụ với 233 bị cáo (tăng 30 vụ, 16 bị cáo so với năm 2011); trong đó giải quyết 87 vụ với 230 bị cáo đạt tỷ lệ 98,86%; tạm đình chỉ 01 vụ với 03 bị cáo, còn tồn 01 vụ với 03 bị cáo. Trong đó xét xử 74 vụ với 193 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS 12 vụ với 34 bị cáo.
Xét xử phúc thẩm: Tổng số vụ án phải giải quyết là 207 vụ với 281 bị cáo (tăng 51 vụ với 41 bị cáo so với năm 2011). Trong đó giải quyết 205 vụ gồm 277 bị cáo đạt tỷ lệ giải quyết là 99,03% số vụ và 98,57% số bị cáo; còn tồn 02 vụ với 04 bị cáo. Trong đó xét xử 96 vụ gồm 148 bị cáo, đình chỉ xét xử phúc thẩm 109 vụ gồm 129 bị cáo. Kết quả xét xử: y án sơ thẩm đối với 79 bị cáo; chuyển từ án treo sang hình phạt tù 03 bị cáo; chuyển từ hình phạt tù giam sang phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 38 bị cáo; giảm hình phạt đối với 19 bị cáo; sửa phần trách nhiệm dân sự đối với 07 bị cáo; huỷ để cấp sơ thẩm xét xử lại đối với 01 vụ gồm 01 bị cáo.
Năm 2012 các vụ án hình sự do TAND tỉnh xét xử sơ thẩm có 34 vụ án có kháng cáo và 04 vụ có kháng nghị. TAND tối cao đó xét xử y án 26 vụ, sửa án 08 vụ, bác kháng nghị 03 vụ, VKS rút kháng nghị 01 vụ. (tỷ lệ án bị sửa chiếm 21% tổng số án xét xử).
- Toà án các huyện, thị xã, thành phố:
Thụ lý 958 vụ gồm 2.014 bị cáo (tăng 238 vụ, 480 bị cáo so với năm 2011); trong đó giải quyết 956 vụ gồm 1999 bị cáo đạt tỷ lệ 99,79% số vụ và 99,25% số bị cáo. Trong đó: xét xử 929 vụ gồm 1.934 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS 24 vụ gồm 60 bị cáo; đình chỉ xét xử 03 vụ gồm 05 bị cáo.
Qua công tác kiểm tra hồ sơ án của cấp huyện và giải quyết đơn thư khiếu nại, phòng Giám đốc kiểm tra đã đề xuất và Chánh án TAND tỉnh đã quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 05 vụ do cấp sơ thẩm có vi phạm, sai sót trong áp dụng pháp luật; kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 01 vụ do căn cứ ban hành quyết định đình chỉ của Toà án cấp sơ thẩm đã bị huỷ bỏ. Kết quả HĐXX giám đốc thẩm, tái thẩm đã ra quyết định hủy và đình chỉ giải quyết vụ án đối với 02 vụ; huỷ để trả hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại đối với 04 vụ.
Năm 2013:
Toà án hai cấp tỉnh Bắc Ninh phải giải quyết 1.171 vụ gồm 2.464 bị cáo (thụ lý giảm 82 vụ gồm 66 bị cáo), đã giải quyết 1.159 vụ gồm 2.403 bị cáo; đạt tỷ lệ 99,97% số vụ 97,52% số bị cáo. Trong đó:
- Toà án tỉnh:
Xét xử sơ thẩm: Tổng số vụ án phải giải quyết là 80 vụ gồm 350 bị cáo (giảm 08 vụ nhưng tăng 117 bị cáo so với năm 2012); đã giải quyết 80 vụ gồm 350 bị cáo đạt tỷ lệ 100%. Trong đó xét xử 65 vụ, 269 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS 15 vụ gồm 81 bị cáo và được VKS chấp nhận 10 vụ, không chấp nhận 01 vụ, còn lại hiện đang giải quyết.
Xét xử phúc thẩm: Tổng số vụ án phải giải quyết là 174 vụ gồm 241 bị cáo (thụ lý giảm 33 vụ, 40 bị cáo so với năm 2012). Đã giải quyết 173 vụ gồm 239 bị cáo đạt tỷ lệ giải quyết là 99,42% số vụ và 99,17% số bị cáo; còn tồn 01 vụ gồm 02 bị cáo. Trong đó: xét xử 87 vụ gồm 111 bị cáo, đình chỉ xét xử phúc thẩm 85 vụ gồm 127 bị cáo; tạm đình chỉ 01 vụ gồm 01 bị cáo.
Năm 2013, các vụ án hình sự do TAND tỉnh xét xử sơ thẩm có 33 vụ án có kháng cáo và 02 vụ án có kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. TAND tối cao đã xét xử y án và đình chỉ xét xử 29 vụ, sửa án 06 vụ (chiếm 18% tổng số vụ án xét xử).
- Toà án các huyện, thị xã, thành phố:
Thụ lý 917 vụ gồm 1.873 bị cáo (giảm 41 vụ gồm 141 bị cáo so với năm 2012); đã giải quyết 906 vụ gồm 1.814 bị cáo đạt tỷ lệ 98,8% số vụ và 96,8% số bị cáo. Trong đó: xét xử 879 vụ gồm1.760 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS 26 vụ gồm 53 bị cáo (trong đó 02 vụ án trả hồ sơ nhưng VKS không chấp nhận yêu cầu của Tòa án); đình chỉ xét xử 01 vụ gồm 01 bị cáo.
Có thể thấy, năm 2013 tuy số các vụ án hình sự Toà án hai cấp thụ lý và giải quyết có giảm nhưng có thể thấy tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo trong các vụ án thể hiện ngày càng liều lĩnh, manh động và nguy hiểm hơn. Xuất hiện nhiều vụ án đồng phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu băng nhóm, xã hội đen.
Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, Toà án hai cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng nên nhiều vụ án lớn, trọng điểm mà quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi đã được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại địa phương như:
Trong ba ngày từ 02 đến 04/5/2013, TAND tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra xét xử vụ án Lưu Xuân Phú cùng đồng bọn phạm các tội “giết người”, “hủy hoại tài sản”, “sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” xảy ra tại quán karaoke LuNa, phố Minh Khai, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, kết thúc phiên tòa HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lưu Xuân Phú 19 năm 06 tháng tù, tổng số hình phạt đối với tất cả 16 bị cáo lên tới 113 năm 10 tháng 27 ngày tù. Ngày từ 31/5/2013, TAND tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra xét xử vụ án Nguyễn Văn Hiển, Nguyễn Đức Biên cùng đồng bọn phạm các tội “giết người”, “cướp tài sản”, “sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”, “che giấu tội phạm”, “ không tố giác tội phạm”, “ tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” xảy ra tại khu đô thị An Huy, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh,
HĐXX đã tuyên phạt tử hình đối với bị cáo Nguyễn Văn Hiển;
Trong hai ngày 03 và 04/7/2013, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Lộc Văn Tài, Hoàng Văn Thích, Lường Văn Thông, Lường Hải Trang, Hoàng Văn Phong về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” với 3 án tử hình với Tài, Thích và Thông. Trước đó, Lường Văn Thông cũng đã có 01 bản án tuyên tử hình đối với bị cáo.
Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, sự tham gia của Luật sư đóng vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo tính dân chủ, tranh luận bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng. Thông qua các số liệu thống kê xem tại bảng 2.2 cho thấy: Nhìn chung, số lượng Luật sư tham gia phiên tòa theo chỉ định và theo yêu cầu từ năm 2008 đến năm 2013 có sự tăng lên rõ rệt, từ 230 luật sư (năm 2008) lên đến 453 Luật sư (năm 2003).
Tổng kết 05 năm (giai đoạn 2008-2013) cho thấy, việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nói chung và nâng cao chất lượng điều khiển tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự ở TAND tỉnh Bắc Ninh nói riêng luôn được lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về một số nghiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đó là:
Khi xét xử, các Toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định [3].
Theo Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, yêu cầu các Thẩm phán phải
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy tốt việc điều khiển tranh tụng tại phiên tòa đặc biệt là tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự. Nhìn chung từ sau khi có sự triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, vấn đề điều khiển tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều tiến bộ, phiên tòa từng bước đảm bảo được tính dân chủ, văn minh, công khai, bình đẳng giữa các bên.
Về chất lượng công tác xét xử, Toà án các cấp đã dần từng bước thực hiện cải cách tư pháp, tăng cường năng lực xét xử, đảm bảo thực hiện tranh tụng dân chủ công khai tại phiên toà. Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, về cơ bản Toà án đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự và TTHS nên đã xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không xử oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, các vụ án đưa ra xét xử đều đúng thời hạn quy định của pháp luật. Thực hiện tốt nguyên tắc xử lý “nghiêm trị những kẻ chủ mưu, cầm đầu, tái phạm nguy hiểm… đồng thời khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải…”. Công tác xét xử án hình sự của Toà án đã phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Có thể thấy chất lượng xét xử và điều hành của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa đã được nâng lên cụ thể là một số vấn đề về trình tự, thủ tục tại phiên tòa đã được thống nhất, quy trình tranh tụng đã được thẩm phán hiểu rõ và thực hiện một cách nghiêm túc, chất lượng viết án, nội dung bản án có tiến bộ. Để có được kết quả này là cả một quá trình chuẩn bị phiên tòa công phu từ việc nghiên cứu hồ sơ, có kế hoạch điều khiển phiên tòa, nội dung xét hỏi những vấn đề cần thiết, triệu tập đầy đủ những người tham gia tố tụng đặc biệt chú ý đến hoạt động của Luật sư, tạo tiền đề cho quá trình tranh tụng.
TAND tỉnh Bắc Ninh đã đặt ra yêu cầu của việc tổ chức, điều khiển phiên tòa, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự đó là: Phải đảm bảo tính uy nghiêm, tính công bằng, dân chủ và nghiêm minh của pháp
luật trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của BLTTHS, chú ý đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ, Chủ tọa phiên tòa không được để cảm xúc cá nhân chi phối. Chủ tọa phiên tòa và HĐXX phải luôn ý thức mình là nhân danh Nhà nước để đưa ra phán xét, khi nghị án phải đảm bảo đúng pháp luật và dựa trên kết quả của quá trình xét xử tại phiên tòa, tránh hình thức. Chủ tọa phiên tòa tạo mọi điều kiện để người tham gia tố tụng thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp pháp của họ, bên buộc tội và bên bị buộc tội được bày tỏ hết ý kiến của mình. Việc phán quyết của Tòa án đã có sự cân nhắc trên cơ sở kết quả tranh luận tại phiên tòa, xem xét đầy đủ chứng cứ, ý kiển của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Bản án viết ra có lập luận thuyết phục, có tính giáo dục đối với người phạm tội nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển hoạt động tố tụng tại phiên tòa. Để thực hiện tốt điều đó yêu cầu Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa phải thực hiện nhiều việc từ giai đoạn chuẩn bị xét xử đến khi tổ chức, điều khiển phiên tòa.
- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (từ khi Tòa án thụ lý vụ án đến trước ngày khai mạc phiên tòa. Trong giai đoạn này, Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa đã làm tốt việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa vụ án ra xét xử đúng thời hạn quy định của BLTTHS (nếu không thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án). Công tác chuẩn bị gồm: nghiên cứu hồ sơ vụ án, dự kiến các tình huống xảy ra tại phiên tòa; chuẩn bị đề cương điều khiển phiên tòa và đề cương xét hỏi; ra các quyết định trước khi mở phiên tòa; triệu tập những người có liên quan đến phiên tòa; chuẩn bị các điều kiện phục vụ xét xử; giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hồ sơ vụ án; chỉ định Luật sư bào chữa…