Đất Là Nơi Diễn Ra Các Họat Động Chủ Yếu Của Con Người (Lê Văn Khoa, 2005)

- Giáo dục, tuyên truyền rộng rãi việc bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh.


IV.2.3 Tài nguyên sinh vật

Thiên nhiên đã cho nhân loại một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, theo dự đoán của các nhà sinh học thì trên hành tinh chúng ta đang sống có khoảng từ 13 – 14 triệu loài. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta chỉ mới biết được khoảng hơn 1.750.000 loài, trong đó có khoảng 5700 loài vi sinh vật, 1.020.561 loài động vật không xương sống, 322.311 loài thực vật, 19056 loài cá, 9040 loài chim, 11757 loài bò sát lưỡng cư và 4000 loài thú. Trong đó 80.000 loài thực vật có khả năng cung cấp nguồn lương thực thực phẩm, chúng ta chỉ mới sử dụng có hiệu quả khoảng 1500 loài. Các nguồn lợi về cây thuốc trong tự nhiên còn rất lớn, cho đến nay khoa học chỉ phát hiện khoản 5000 loài cây có chứa hoạt chất đặc biệt có thẻ chống được bệnh. Với nguồn tài nguyên quí giá đó cũng đã mang lại hàng năm cho thế giới vào khoảng 40 tỷ đô la.

Loài hoang dã, chắc chắn, như chúng ta đã biết, đó là nguồn tài nguyên quan trọng do bởi giá trị hiện tại hoặc giá trị kinh tế tiềm lực cho nhân dân, nguồn tài nguyên sinh vật hoang dã cung cấp sự giải trí dưới hình thức săn bắn hoặc câu cá (Nguyễn Thiện Tống, 1991). Những nguồn tài nguyên sinh vật hoang dã cung cấp cho nhân dân với sự khác nhau rộng lớn của những lợi ích kinh tế trực tiếp như nguồn thực phẩm, đồ gia vị, những mùi, xà phòng, dầu nấu ăn, thuốc nhuộm, cao su thiên nhiên, dược phẩm và vật liệu quan trọng khác. Thường thì sự tụ tập quan trọng nhất của những loài hoang dã có thể là vai trò của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe và toàn bộ hệ sinh thái của thế giới. Những sự phục vụ hệ sinh thái của các loài thực và động vật hoang dã bao gồm những dự trữ thực phẩm từ đất liền ra biển, bao gồm sự sản xuất và duy trì của O2 và những hơi khác trong không khí, sự lọc và thải độc của những vật chất độc, sự điều hòa khí hậu trái đất, sự điều chỉnh cung ứng nước ngọt, sự thối rữa của những chất thừa, những chất dinh dưỡng chủ yếu, sự duy trì của kho rộng lớn của vật chất di truyền, sự tích trữ của mặt trời như năng lượng hóa học trong thực phẩm, gỗ và nhiên liệu dưới đất (Nguyễn Tứ, 2004). Do hoạt động của con người như săn bắn, hủy hoại nơi sống, nhất là thu hẹp diện tích rừng, môi trường bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, việc buôn bán động vật hoang dã làm cho rất nhiều loài đã bị diệt chủng, nhiều loài suy giảm sản lượng tới mức bị đe dọa diệt vong, nguồn dự trữ gen bị mất mát và thu hẹp. Số lượng các loài chim và thú bị diệt chủng trong khoảng thời gian từ 1600 đến 1950 trùng với sự tăng trưởng dân số và sự phát triển công nghiệp. Các nhà khoa học dự đoán rằng, nếu chiều hướng hiện nay vẫn tiếp diễn thì 25% số loài trên thế giới sẽ chịu số phận diệt chủng trong vài thập kỷ tới, đi theo với sự suy giảm đáng báo động của nơi sống và các hệ sinh thái. Những lý do chính của sự tuyệt chủng những loài này do chúng bị săn bắn bán, mất nơi cư ngụ, sự cung ứng thực phẩm chẳng hạn như rừng bị khai hoang để làm trang trại và thành thị. Ngoài ra không chỉ có loài chim bị tuyệt chủng, mà hiện còn có những động vật và thực vật khác bị đe doạ

o Khỉ ”mắt kiếng” ở Vân Nam, Trung Quốc đang hiếm hoi.

o Chim ưng, gấu trúc, khỉ lông vàng,.. ở Tân Cương, Trung Quốc thường bị săn trộm.

o Beo, tê giác, vượn,... ở Châu Phi đang báo động.

Những loài động vật và vi sinh vật sống nhờ vào thực vật, kẻ đã tạo nên nguồn hữu cơ ban đầu CO2, nước và muối khoáng. Bởi vậy, ở đâu có thực vật thì ở đó có động vật, động vật càng giàu, càng đa dạng ở những nơi thực vật phát triển cực thịnh. Thực vật không chỉ cung cấp thức ăn mà còn là nơi ở, chỗ trốn tránh kẻ thù của các loài động vật. Theo những số liệu mới nhất, đến nay con người đã biết được 1.392.485 loài động vật, thực vật và vi sinh vật, nghĩa là khoảng 4,1% số lượng loài có thể có trên hành tinh này sống ở trên cạn và ở dưới nước. Riêng động vật và vi sinh vật chiếm 76,8% các loài đã biết, nhóm động vật có xương sống khoảng 3%.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

IV.2.4 Tài nguyên đất

IV.2.4.1 Định nghĩa

Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Tài nguyên đất là tài nguyên vật liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với con người. Đất là chổ ở của cộng đồng cư dân, là địa bàn khai thác nông, lâm, ngư nghiệp (Hình 4.12) và là nơi xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và các cơ sở hạ tầng của xã hội.

Hình 4 12 Đất là nơi diễn ra các họat động chủ yếu của con người Lê văn 1

Hình 4.12 Đất là nơi diễn ra các họat động chủ yếu của con người (Lê văn khoa, 2005)

Về số lượng tài nguyên đất được xác định theo diện tích. Về chất lượng, theo độ phì nhiêu cần thiết cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu sử dụng khác.

Đất là một phức hợp các khoáng vật vô cơ (hầu hết là đất sét, bùn, cát) làm gia giảm lượng vật chất hữu cơ, nước không khí, và các sinh vật sống trên mặt đất. Môi trường đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, bằng cách đó, trực tiếp hay gián tiếp, cung cấp thực phẩm cho chúng ta và các động vật khác để bảo tồn sự sống và sức khỏe của các sinh vật (Lê Văn Khoa & ctv, 1999) .

IV.2.4.2 Thành phần của đất

Đất chứa không khí, nước, chất rắn. Chất rắn là thành phần chủ yếu chiếm gần 100% khối lượng đất và được chia ra làm 2 loại: các chất vô cơ và các chất hữu cơ.

Các chất vô cơ là thành phần chủ yếu của đất, tỷ lệ phần trăm so với khối lượng khô kiệt của đất thường chiếm là 97-98%. Bốn nguyên tố đầu là: O, Si, Al, Fe đã chiếm tới 93% khối lượng đất.

Năm nguyên tố cuối cùng là H, C, S, P, N rất cần cho cây trồng nhưng đá chỉ có 0,5% còn trong đất thì tỷ lệ của chúng lại cao hơn. Ví dụ: C trong đất cao hơn trong đá 20 lần và N cao hơn 10 lần. Chính vì vậy mà đất nuôi sống được cây trồng.

Các chất hữu cơ của đất chỉ chiếm có vài phần trăm khối lượng đất nhưng lại là bộ phận quan trọng nhất của đất. Nguồn gốc các chất hữu cơ của đất là do xác các loài sinh vật sống trong đất tạo nên. Trong các loài này, cây xanh có một sinh khối lớn nhất, chúng lấy thức ăn từ trong nước và đất. Nhờ CO2 trong khí quyển và năng lượng mặt trời chúng tạo ra chất hữu cơ. Ngay khi đang sống chúng cũng trả lại cho đất cành, lá, quả rụng, rể chết. Các chất hữu cơ này sẽ biến đổi dưới tác dụng của không khí, nước, nhiệt độ, vi sinh vật theo 2 quá trình: quá trình khoáng hóa và quá trình mùn hóa.

o Quá trình khoáng hóa là quá trình phá hủy các chất hữu cơ để chúng biến thành những hợp chất vô cơ đơn giản như các loại muối khoáng, H2O, CO2, NH3, H2S,...

o Quá trình mùn hóa là quá trình tổng hợp các chất kể cả vô cơ và hữu cơ để hình thành một hợp chất cao phân tử màu đen là mùn.

Các chất hữu cơ nói chung và mùn nói riêng có ảnh hưởng tới đất và cây trồng: Mùn chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là Nitơ rất cần thiết cho cây trồng, mùn có tác dụng kích thích cho cây trồng. Đây là điểm khác hẳn giữa các chất hữu cơ, chất mùn và phân hóa học.

Các thành phần đất được sắp xếp thành một dãy gọi là tầng đất. Mỗi tầng có độ dày, kết cấu, màu sắc và sự kết hợp khác nhau và sự thay đổi của nó với những điều kiện khác nhau của đất (Lê Văn Khoa, 1995). Các tầng trong đất gồm:

o Tầng 0: Tầng rác rưởi: gồm lá rụng còn tươi, mảnh vụn hữu cơ và một phần những chất hữu cơ mục rữa.

o Tầng A: Tầng đất mặt: gồm một phần chất hữu cơ mục rữa (đất mùn, mùn), những sinh vật sống, và chất khoáng vô cơ.

o Tầng E: Tầng lắng đọng: xuyên suốt bề mặt, gồm những chất hòa tan hoặc chất lơ lửng di chuyển xuống phía dưới.

o Tầng B: Tầng đất cát: tích lũy sắt, nhâm và những phức chất ẩm ướt, đất sét lắng

đọng từ tầng trên.

o Tầng C: Tầng vật liệu gốc: một phần vật chất vô cơ.

o Tầng R: Đá móng, tầng không thể xâm nhập.

Đất trên thế giới biến đổi rất rộng về màu sắc, tính chất như: trạng thái xốp, độ chua và độ sâu. Các điểm khác nhau này có thể được dùng để phân loại khoảng hơn 10 kiểu đất chính như: đất đen, đất xám, đất phù sa, đất laterit, đất đỏ basalt, đất hoang mạc, đài nguyên, đất rừng nâu, đất hoang mạc, đất núi, tuyết, băng, hồ. Có 5 loại đất quan trọng xếp theo thứ tự là: đất mềm, đất xốp, đất sỏi, đất giàu silic, và đất cằn cỗi.

VI.2.4.3 Tài nguyên đất trên thế giới và Việt Nam‌

a. Tài nguyên đất trên thế giới

Tổng diện tích đất tự nhiên của hành tinh là 14,8 x 109 ha (148 triệu km2), trong đó có những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như: đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%, còn lại những loại đất quá xấu như: tuyết, băng, hồ, đất hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên đến 40,5 %

Theo đánh giá của F.A.O – UNESCO về đất thế giới như sau:

o 20% diện tích đất ở vùng quá lạnh.

o 20% diện tích đất ở vùng quá khô.

o 20% diện tích đất ở vùng quá dốc.

o 10% diện tích đất có tầng đất mỏng.

o 10% diên tích đất ở vùng trồng trọt được.

o 20% diện tích đất có thể làm đồng cỏ.

Cho đến nay, diện tích đất trồng trọt mới chiếm 1.500 triệu ha nghĩa là 10% tổng diện tích đất tự nhiên. Lẽ dĩ nhiên những đất đã trồng trọt thường là phù hợp với các loại đất tốt nhất. Ngay trong đất trồng trọt, người ta cũng thấy:

o Đất có năng suất cao 14%

o Đất có năng suất trung bình 28%

o Đất có năng suất thấp 58%

Đất có tiềm năng khai thác nông nghiệp trên toàn Trái Đất được ước lượng vào khoảng 3200 triệu ha, hiện nay mới khai thác 1500 triệu. Tại các nước phát triển khoảng 70% đất tiềm năng nông nghiệp đã đưa vào canh tác. Tại phần lớn các nước đang phát triển tỷ lệ này mới 36%. Trung bình toàn Châu Á, tỷ lệ lên tới 92%, trong lúc ở Châu Mỹ La tinh chỉ mới 15%, ở Châu Phi là 21%. Tỷ lệ này phụ thuộc một phần lớn vào khả năng cấp nước cho nông nghiệp. Tại nhiều vùng đất sa mạc nếu được cung cấp nước thì những diện tích rộng lớn đất hoang hóa từ nhiều thế kỷ có thể trở thành đất nông nghiệp. Ngược lại nếu thiếu nước thì đất phì nhiêu sẽ trở thành vô dụng cho trồng trọt. Hiện nay, nguồn tài nguyên vô giá này tiếp tục bị giảm về số lượng và chất lượng.

o Trước tiên, đất nông nghiệp mất do chuyển sang đất sử dụng cho mục đích khác mà chủ yếu là đất xây dựng. Trình độ xã hội càng cao, nhu cầu càng lớn, cần phải phát triển nhu cầu văn hóa giao thông,...

o Thêm vào đó, lượng dân số tăng nhanh, cần phải giải quyết việc xây cất nhà cửa, trường học, bệnh viện.

Ngoài ra, đất còn bị mất do nhiều lý do như: xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm... ước lượng khoảng 4 triệu ha mỗi năm, và như vậy mỗi năm nhân loại mất 12 triệu ha đất nông nghiệp. Nhưng đất còn lại cũng không trọn vẹn, thường cũng bị giảm sút do nhiều

nguyên nhân như nạn xói mòn, đặc biệt nhất là vùng nhiết đới ẩm: 1 ha đất trong 1 năm mất từ 100 – 150 tấn đất, nạn khô hạn, nước thải công nghiệp cũng làm ảnh hưởng lớn đến đất.

Tài nguyên đất trên thế giới nhìn chung đang ở vào tình trạng bị suy thoái nghiêm trọng do bị khai thác quá mức với những phương thức không thích hợp, do phá hoại tầng phủ thực vật gây xói mòn, rửa trôi. Các biện pháp làm đất, bón phân và tưới tiêu, xả thải nước, không hợp lý cũng gây ra tình trạng đất bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc; trở thành chua, mặn hoặc laterit hóa. Ước tính hàng năm 15% đất toàn cầu bị suy thoái vì các lý do nhân tạo, trong đó suy thoái vì xói mòn do nước chiếm 60% do gió 28%, 12% do mất chất dinh dưỡng. Ở Trung Quốc diện tích đất đã bị suy thoái là 280 triệu ha chiếm 30% lãnh thổ. Biến đổi khí hậu kết hợp biện pháp sử dụng đất không hợp lý gây ra sa mạc hóa. Ước tính đến nay 10% đất có tiềm năng khai thác nông nghiệp trên Trái Đất đã bị sa mạc hóa. Sa mạc Sahara ở Bắc Phi mỗi năm tiến về Địa Trung Hải hàng trăm mét, làm mất đi mỗi năm khoảng 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ.

b. Tài nguyên đất ở Việt Nam

Tổng số đất đai tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha đứng thứ 58 so với các nước trên thế giới. Nhưng vì dân số đông đứng hàng 13 trong các nước trên thế giới nên ha đất tự nhiên trên đầu người thấp, chỉ khoảng 0,54ha.

Diện tích đất nông nghiệp có khoảng 6,9 triệu ha, chiếm 21% so với đất tự nhiên, nếu tính diện tích đất nông nghiệp trên đầu người, ta có khoản 0,4 ha, đây là chỉ tiêu thấp nếu so với thế giới (chỉ hơn Nhật Bản).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục quản lý ruộng đất năm 1985 thì tình hình sử dụng đất đai ở Việt Nam còn nhiều điểm chưa hợp lý. Hiện trạng sử dụng đất như sau:

o Đất nông nghiệp: 6.942.212 ha tức 21,02%.

o Đất lâm nghiêp: 9.641.661 ha tức 29,19%.

o Đất chuyên dùng: 1.622.532 ha tức 4,91%.

o Những loại đất khác: 14.827.725 ha tức 44,88%.

Theo quy hoạch đến năm 2010 thì đất nông nghiệp nước ta phải phát triển và mở rộng đến 10 triệu ha, trong đó:

o 6,8 triệu ha cây trồng hàng năm (có 4,2 – 4,3 triệu ha lúa)

o 2,8 – 3 triệu ha cây lâu năm

o 0,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

Theo ước tính với diện tích 10 triệu ha VN có thể sản xuất 42 – 50 triệu tấn lương thực, nếu kể sản lượng hoa màu chúng ta có từ 48 – 55 triệu tấn.

Việt Nam có khoảng 2 triệu ha đất phèn là một trong những nuớc có diện tích đất phèn lớn nhất thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1 triệu ha đất phèn và trở thành một vùng đất phèn nổi tiếng cả nước - diện tích đất tự nhiên Đồng Tháp Mười là 653.000 ha thì đất phèn đã chiếm 400.000 ha tức là 62 %, trong đó đất phèn nặng đã chiếm hơn 50% (Hình 4.13)..

Hình 4 13 Phẩu diện đất phèn họat động Nguồn Lê Văn Khoa 2005 IV 2 4 4 Các vấn 2

Hình 4.13 Phẩu diện đất phèn họat động (Nguồn: Lê Văn Khoa, 2005)

IV.2.4.4 Các vấn đề trong nông nghiệp

Hiện nay ô nhiễm môi trường gây ra do hóa chất dùng trong nông nghiệp đã trở thành vấn đề cần được quan tâm. Các loại thuốc trừ dịch hại, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã và đang là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng nhiều loài sinh vật có ích, làm giảm tính đa dạng sinh học, ảnh hưởng có hại đối với sức khỏe con người (Lê Văn Khoa & ctv, 1999). Hàng năm ở Việt Nam sử dụng khoảng 15.000 – 25.000 tấn thuốc trừ dịch hại và thuốc BVTV, bình quân lượng thuốc sử dụng trên 1 ha gieo trồng là 0,4 – 0,5 kg. Do sử dụng không hợp lý hóa chất BVTV và theo kết quả nghiên cứu của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương thì không khí vùng thở của người phun thuốc thường bị nhiễm các hóa chất này vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần, nhất là khi phun thuốc bột, phun mù và phun tầm cao. Do đó đã gây nên một số trường hợp nhiễm độc. Dư lượng thuốc trừ sâu cũng được phát hiện trong nông sản và thực phẩm Nuôi trồng thủy sản hiện nay đã và đang lạm dụng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh cho tôm và cá nuôi. Dư lượng kháng sinh tồn đọng trong nước thải của các ao nuôi và các trại giống tôm không phải là nhỏ. Đây là điều cần được quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển bền vững nghề nuôi ở việt Nam. Sử dụng quá nhiều các chất khoáng trong thức ăn, thuốc tăng trọng và một số vi khoáng trong chăn nuôi cũng là vấn đề bức xúc cho các nhà môi trường hiện nay ở Việt Nam vì việc quản lý nguồn thải này cực kỳ khó khăn.

a. Do tập quán phản vệ sinh dẫn đến ô nhiễm đất

Chúng ta biết rằng: phân, rác là mầm móng của bệnh tật. Trong phân người chứa rất nhiều vi khuẩn đường ruột, vi rút bại liệt, uốn ván, trứng giun sán... Còn rác là nơi ẩn nấp và hoạt động của chuột là nơi khu trú của nhiều mầm bệnh...

Trong cuộc sống, nhất là những vùng nông thôn hoặc miền núi thường có thói quen phóng uế bừa bãi cũng như vứt rác ra đường không đúng nơi qui định. Thậm chí ngay cả thành phố cũng còn những tập quán lạc hậu này, người ta vứt rác, vứt cả súc vật chết ra đường như mèo, chuột chết,..làm cho mặt đất trở nên bẩn thỉu.

Mỗi người dân một ngày thải 0,5 kg chất thải bao gồm cả rác. Nếu dân số nước ta là 80 triệu dân. Rõ ràng, mỗi ngày chúng ta phải xử lý 40.000 tấn chất thải, nếu số chất thải này không có cách xử lý kịp thời thì mặt đất sẽ ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng,..

b. Do hoạt động nông nghiệp với phương thức canh tác khác nhau

Ở đây chủ yếu là việc sử dụng nguồn phân bón và thuốc trừ sâu diệt cỏ không hợp lý dẫn

đến môi trường đất bị ô nhiễm.

Vấn đề phân bón hoá học

Sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh là chìa khóa của sự thành công trong cách mạng xanh và đảm bảo nhu cầu về lương thực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều người đã lo ngại về ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sức khỏe con người. Điều lo ngại này không chỉ trong những nước phát triển mà ngày càng trở nên vấn đề quan trọng ở những nước đang phát triển. Hoạt động của con người càng mở ra nhiều lĩnh vực đa dạng thì chất thải và ô nhiễm càng phức tạp càng nhiều lên. Ngày nay, chất thải không những đổ ra sông biển làm ô nhiễm mà còn được chôn xuống đất (landfill) ngày càng phổ biến. Mặc khác giữa môi trường nước, môi trường không khí, biển cùng với môi trường đất có một sự liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt là môi trường nước và môi trường đất. Bởi vì, đất và nước luôn luôn đi với nhau. nước ở trên mặt đất, nước ở trong lòng đất, nước và đất giao thoa nhau. Vì vậy, ô nhiễm một trong 2 môi trường đó sẽ là ô nhiễm cả hai. Khi người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại thì rất nhiều các vấn đề môi trường nảy sinh:

3

- Gây độc cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu và nitrat (NO -) và do đó, tác động xấu đến sức khỏe con người, các động vật hoang dại và làm suy thoái các hệ sinh thái. Để tăng năng suất cây trồng người ta thường bón thêm phân đạm vô cơ (N) lân (P2O5) và Kali (K2O). Nhưng trong đó, đáng chú ý nhất là đạm, một loại phân mang lại hiệu quả rỏ rệt nhất cho năng suất cây trồng nhưng cũng gây ô nhiễm cho môi trường đất. Vì cây chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa 30% lượng phân bón vào đất. Còn lại phần thì bị rửa trôi, phần nằm lại trong đất,

3

gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ phân nitrat (NO -) hay các dạng đạm khác dễ chuyển thành NO -. Phân đạm amon, chẳng hạn chứa NH +, khi bón cho đất khô, trở thành NO -. Ngoài ra

3 4 3

một số dạng phân hóa học khác gây ô nhiễm môi trường đất là phân lân, mặc dù lân là yếu tố cần thiết cho cây rau đậu, nhưng với lượng lân cao, sẽ gây chua cho môi trường sinh thái đất (Lê Văn Khoa, 2005)

Phân hữu cơ nếu ủ đúng kỷ thuật trước khi bón và bón đúng liều lượng thì không gây hại bao nhiêu cho môi trường sinh thái. Nhưng phần lớn nông dân dùng phân hữu cơ như phân bắc, nước tiểu đều không qua ủ cho hoai, nên gây ô nhiễm cho môi trường đất và gây hại cho động vật và con người. Bởi trong phân rất nhiều giun sán, sâu bọ, vi trùng và các nấm bệnh khác. Nếu bón vào đất chúng có điều kiện sinh sôi nẩy nở lan truyền qua nước mặt, nước ngầm hoặc bốc hơi và không khí làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Gây tổn hại cho các nông trại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng sức khỏe người lao động và cộng đồng do thuốc trừ sâu. Thường thuốc trừ sâu bao gồm trừ sâu, trừ nấm, côn trùng, diệt cỏ kích thích sự tăng trưởng đều là các hợp chất hóa học hữu cơ hay vô cơ.

Vấn đề tưới tiêu trong nông nghiệp

Trên thế giới có khoảng 2.700 km3 nước dùng để tưới trong năm 1990 hoặc khoảng 69% tổng lượng nước ngọt được sử dụng. Đất nước tưới trên thế giới tăng từ 168 triệu ha năm 1970 lên 228 triệu ha năm 1990, nghĩa là tăng khoảng 36 % trong vòng 2 thập kỷ. Mặc dù diện tích đất canh tác có tưới hiện nay mới chỉ chiếm 1/6 tổng diện tích canh tác, nhưng nó sản xuất 1/3 lương thực của thế giới. Tuy nhiên tốc độ mở rộng diện tích đất có tưới đã chậm lại vì diện tích đất phải tưới tăng và nguồn nước có chất lượng tốt bị cạn kiệt ở khắp mọi miền của thế giới.

Ở Việt Nam, số lượng và chất lượng nước phục vụ cho nông nghiệp, nhìn chung đáp ứng đủ cho nhu cầu tưới cây, trừ các vùng bị mặn ở ven biển và các vùng bị ảnh hưởng nước chua ở đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa mưa và cuối mùa khô. Năm 1985, cả nước đã sử dụng 40,65 tỷ m3 nước cho nông nghiệp, chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, trong đó cho trồng trọt là 40,64 tỷ m3.

c. Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ trong công nghiệp

Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ trong công nghiệp như than, khoáng vật từ các ống khói, lò nung, lò đút gang,.. những chất độc hại chứa trong các chất thải bỏ nói trên bị khử kiềm và bị lôi cuốn vào trong đất. Có thể nói dưới hình thức hơi, bụi, khí độc được tung vào không trung, chất thải bỏ lại rơi xuống đất từ đó làm thay đổi thành phần hóa học đất, độ pH của đất, thay đổi quá trình nitrat hóa của đất do đó ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong đất...

d. Do những chất gây ô nhiễm không khí rồi lắng xuống mặt đất

Do những chất gây ô nhiễm không khí rồi lắng xuống mặt đất. Ví dụ như trong hoạt động công nghiệp thường đưa vào khí quyển một lượng SO2, SO2 kết hợp với hơi nước trong khí quyển trở thành H2SO4 dưới dạng sương mù hoặc mưa làm cho mặt đất bị nhiễm H2SO4 đó là hiện tượng mưa acid.

IV.2.4.5 Một số thách thức trong nông nghiệp

Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, hiện sản xuất ra gần 1/4 GDP. Trong những năm 1990, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước phát triển, tiến bộ đáng kể. Sản xuất lương thực, đặc biệt là lúa, tăng lên liên tục cả về diện tích gieo trồng và năng suất, đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thâm canh trở thành xu hướng chủ đạo trong nền nông nghiệp với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến sản phẩm. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có những chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá và định hướng theo thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức đối với sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn:

- Ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, manh mún, không phù hợp với yêu cầu của việc sản xuất hàng hoá lớn, tập trung.

- Quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến còn diễn ra chậm chạp. Hầu hết các khâu sản xuất ở những vùng nông nghiệp đều làm thủ công, dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp rất thấp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023