bình đẳng giới; lồng ghép với hoạt động của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng.
3. Nâng cao hiệu quả thông tin cho lãnh đạo các cấp để tạo sự cam kết và ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của lãnh đạo Đảng và Chính quyền trong việc thực hiện chương trình dân số toàn diện, cần đảm bảo định kỳ cung cấp thông tin với nội dung và hình thức phù hợp cho lãnh đạo Đảng và Chính quyền. Tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Đảng và Chính quyền các cấp với đội ngũ làm công tác dân số, với công chúng và với nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc gặp mặt và trao đổi trực tiếp nhằm đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt và hiệu quả, đảm bảo mọi chính sách và chủ trương về công tác dân số thực sự là do dân, của dân và vì dân.
4. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục dân số, SKSS/KHHGĐ, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường Mở rộng nội dung và thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục dân số, SKSS/KHHGĐ, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường ở mọi cấp học và ngành học của hệ thống giáo dục quốc dân với những hình thức thích hợp theo hướng cung cấp kiến thức, tạo nhận thức và hành vi đúng đắn, xây dựng kỹ năng sống phù hợp về dân số và phát triển bền vững, SKSS/KHHGĐ, giới và giới tính. Giáo dục dân số và phát triển, sức khoẻ sinh sản, giới và giới tính phải vừa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, vừa phù hợp với định hướng phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.
5. Khuyến khích việc cung cấp thông tin và tư vấn về dân số, SKSS/KHHGĐ giới và giới tính cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ. Mở rộng việc đưa nội dung dân số và phát triển, SKSS/KHHGĐ, giới và bình đẳng giới vào hệ thống các trường chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho học viên, tạo cơ sở cho việc lồng ghép các yếu tố dân số và phát triển vào hoạch định chính sách phát triển bền vững.
6. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu và khảo sát để nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông. Định kỳ đánh giá kết quả chuyển đổi hành vi của các nhóm đối tượng nhằm điều chỉnh kế hoạch và nội dung hoạt động của chương trình truyền thông cho phù hợp. Khai thác tối đa các kết quả nghiên cứu và khảo sát trong thiết kế và triển khai các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao và bền vững.
7. Việc đánh giá kết quả chuyển đổi hành vi phải căn cứ vào mục tiêu và các chỉ báo đánh giá đã được xác định cho từng nhóm đối tượng. Tiến hành đánh giá trước và sau khi can thiệp các hoạt động truyền thông. Kết quả đánh giá là cơ sở để tiếp tục đổi mới các can thiệp truyền thông nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
III.5.3.3 Chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ với các nội dung và hình thức phù hợp trong khuôn khổ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiến tới thoả mãn nhu cầu của người dân về SKSS/KHHGĐ, hạn chế đến mức thấp nhất có thai ngoài ý muốn, giảm mạnh nạo thai, hút thai, đặc biệt nạo thai, hút thai ở người chưa thành niên, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Giải pháp cụ thể:
1. Đáp ứng tốt nhu cầu SKSS/KHHGĐ của người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ để giảm sinh vững chắc. Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ và tư vấn
SKSS/KHHGĐ, lấy khách hàng làm trung tâm. Lựa chọn và triển khai các mô hình cung ứng dịch vụ thích hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng, tập trung vào những địa bàn có mức sinh cao, chú ý cung cấp dịch vụ cho thanh niên và người chưa thành niên; nâng cao kỹ năng của đội cung cấp dịch vụ lưu động ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn; xây dựng và phát triển thêm các cơ sở cung cấp dịch vụ và tư vấn về SKSS/KHHGĐ phù hợp, thuận tiện và dễ tiếp cận ở tuyến cơ sở.
Có thể bạn quan tâm!
- 5. Tính Ổn Định Của Hệ Sinh Thái (Ecosystem Stability)
- 9.2 Những Yếu Tố Sinh Học Và Những Mối Quan Hệ Sinh Học
- Gia Tăng Dân Số Cùng Với Việc Sử Dụng Quá Nhiều Phương Tiện Giao Thông – Nhiệt Độ Của Hà Nội Tăng Cao (Nguồn:kinhte.com).
- Hệ Thống Rừng – Tôm Ở Rừng Ngập Mặn Cà Mau (Bùi Thị Nga, 2007A)
- Đất Là Nơi Diễn Ra Các Họat Động Chủ Yếu Của Con Người (Lê Văn Khoa, 2005)
- CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn Ts. Bùi Thị Nga 2008 - 10
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
2. Nâng cao chất lượng của hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ hiện có; từng bước mở rộng, tiến tới hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ theo hướng toàn diện và chất lượng cao, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chương trình. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn của đội ngũ cán bộ, hiện đại hóa trang thiết bị và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Triển khai các mô hình thông tin, giáo dục và tư vấn phù hợp về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em để thay đổi tập quán, nâng cao kiến thức và hiểu biết cho phụ nữ về sức khỏe và dân số.
III.6. THẢO LUẬN CUỐI CHƯƠNG
Câu 1: Hãy cho biết các khái niệm về dân số? trình bày mối quan hệ giữa chúng (nêu chi tiết một vài khái niệm).
Câu 2: Phân tích nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng dân số ở Việt Nam?
Câu 3: Trình bày mối quan hệ giữa dân số môi trường và phát triển? Các đề nghị của anh chị về vấn đề dân số?
CHƯƠNG IV: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
IV.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Trong khoa học môi trường thường đề cập đến khái niệm tài nguyên (resources). Theo nghĩa rộng tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn vật liệu (materials), năng lượng (energy), thông tin (information) có trên Trái Đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của nhân loại. Tài nguyên thường được phân thành tài nguyên thiên nhiên (natural resources) gắn liền với các nhân tố thiên nhiên, và tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố con người và xã hội (Murdoch, 1989). Tài nguyên là tất cả dạng vật chất hữu dụng phục vụ cho sự tồn tại và phát triển cuộc sống con người và thế giới động vật. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là một phần của các thành phần môi trường. Ví dụ: rừng cây, đất đai, nguồn nước, khoáng sản, cùng tất cả các loài động thực vật khác. Các dạng TNTN:
- Tài nguyên vĩnh viễn: như năng lượng mặt trời, đây là một nguồn đến từ nguồn chính không bao giờ hết.
- Tài nguyên không phục hồi: như đồng, sắt, chì, vàng, bạc, dầu lửa,… tồn tại trong kho dự trữ được xác định trong những chỗ thay đổi trong vỏ trái đất mà mỗi loài được cung cấp cho quá trình tự nhiên (đồng, chì…) hoặc được cung cấp rất lâu mà chúng được dùng (dầu lửa…). Theo quan điểm kinh tế, các tài nguyên trên được xem như cạn kiệt nếu khai thác không hợp lý.
- Tài nguyên có thể phục hồi: là tài nguyên có thể bị cạn kiệt trong thời gian ngắn nếu
được sử dụng, nhưng sẽ được thay thế qua một quá trình lâu dài.
Tài nguyên thiên nhiên
Vĩnh viễn
Không phục hồi
Năng lượng mặt trời
Gió
Thủy triều Dòng chảy
Nhiên liệu dưới đất
Khoáng sản kim loại: sắt đồng, nhôm,..
Khoáng sản không kim loại: cát, phosphate, đát sét
Không khí trong lành
Nước ngọt
Có thể phục hồi
Đất phì
Cây và con (tính đa dạng)
Hình 4.1 Các dạng tài nguyên thiên nhiên
Trái đất là hành tinh có sự sống, tuy nhiên do sự tác động của con người nên khả năng duy trì sự sống của trái đất càng giảm dần trong lúc dân số càng ngày càng gia tăng không ngừng, những tác động ấy đa số làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới. Do đó điều kiện cần thiết hiện nay là phải bảo vệ nguồn tài nguyên đó, nhưng bảo vệ thế nào để hợp lý vừa để phục vụ sự sống còn của loài người, vừa không làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt là vấn đề được xã hội quan tâm (Lê Văn Khoa & ctv, 2001). Đặc biệt gia tăng dân số là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị suy thoái. Việc dân số tăng nhanh dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu trong chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề như: tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn cao; chiều cao, cân nặng không bảo đảm dẫn đến suy thoái giống nòi; tỷ lệ học sinh bỏ học tăng; tình trạng mất công bằng trong giáo dục sẽ gia tăng giữa các vùng, các nhóm dân tộc; chất lượng giáo dục khó bề được cải thiện. Người lao động còn thiếu việc làm; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
Một số tồn tại chính trong sử dụng TNTN ở Việt Nam:
- Nguồn lực phát triển còn thấp nên đầu tư được tập trung chủ yếu cho những công trình mang lại lợi ích trực tiếp, rất ít đầu tư cho tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Chế biến, chế tác nguyên vật liệu trong nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp và mức độ chi phí nguyên, nhiên, vật liệu cho một đơn vị giá trị sản phẩm còn cao; sản phẩm tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu phần lớn là sản phẩm thô; sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu là theo chiều rộng...trong khi đó những nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn và đã bị khai thác đến mức tới hạn.
- Các mục tiêu phát triển của các ngành có sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn mâu thuẫn nhau và chưa được kết hợp một cách thoả đáng. Các cấp chính quyền ở cả Trung ương và địa phương chưa quản lý có hiệu quả việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Sức ép về dân số tiếp tục gia tăng, số lượng và chất lượng lao động kỹ thuật (về cơ cấu ngành nghề, kỹ năng, trình độ) chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
- Mô hình tiêu dùng của dân cư đang diễn biến theo chiều hướng tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, năng lượng và thải ra nhiều chất thải và chất độc hại. Mô hình tiêu dùng này đã, đang và sẽ tiếp tục làm cho môi trường tự nhiên bị quá tải bởi lượng chất thải và sự khai thác quá mức.
- Một số tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, chưa được ngăn chặn có hiệu quả, gây thất thoát và tốn kém các nguồn của cải, tạo ra nguy cơ mất ổn định xã hội và phá hoại sự cân đối sinh thái.
IV.2. CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN CHÍNH
IV.2.1 Năng lượng
Năng lượng là dạng vật chất đặc biệt và thành phần không thể thiếu và cũng không thể
thay thế được trong hệ sinh thái. Năng lượng có tác dụng tạo nên các hoạt động sống, và đồng thời biến đổi cùng với chuỗi thức ăn và tuần hoàn vật chất. Năng lượng có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác và không hề mất đi. Thật vậy dù tồn tại ở bất kỳ dạng nào thì năng lượng và dạng vật chất không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Tuy vậy sử dụng năng lượng cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường ở hầu hết các nước. Năng lượng cũng là một tiêu chuẩn để đo sự tăng trưởng của các nước (Bùi Thị Nga, 2000;2004).
IV.2.1.1 Các dạng năng lượng
a Các nguồn năng lượng hóa thạch
- Dầu hỏa, là một chất nhão, màu đen, hỗn hợp nhiều cacbua hydro, là nguồn năng lượng hoá thạch lớn nhất, thật là khó tưởng tượng nổi điều gì sẽ xảy ra khi nguồn dầu thô này bị cạn kiệt. Sản phẩm từ dầu thô thì có rất nhiều các loại dầu sử dụng cho động cơ, ngoài ra còn có một số hoá chất rút ra từ các hoạt động chế biến dầu…
- Khí thiên nhiên, là hỗn hợp các cacbua hydro nhẹ, trong đó methan chiếm phần lớn, có thể dùng làm nhiên liệu cho sinh hoạt, công nghiệp và nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp hóa chất. Trong quá trình đốt khí thiên nhiên gây ô nhiễm rất ít so với các dạng nguyên liệu khác.
- Than đá, Là nham thạch trầm tích, thành phần chủ yếu là cacbon. Than đá được hình thành qua nhiều thời kỳ địa chất, chủ yếu vào thời kỳ Paleozoi cách đây khoảng 225 đến 350 triệu năm. Các vật liệu từ rừng cây bị cuốn vào hồ, đầm sau lại bị lớp trầm tích che phủ và giữ không cho phân giải do không tiếp xúc với Oxy. Sau hàng triệu năm do áp suất lớn của các tầng trầm tích và nhiệt độ từ lòng đất, các vật liệu thực vật này trở thành than đá. Các mỏ than hiện diện ở một số nơi trên thế giới, than đá cũng góp phần đáng kể trong các hoạt động của con người, trữ lượng các loại than trên toàn thế giới hiện ước đoán vào khoảng 700 tỷ tấn. Theo tốc độ sử dụng hiện nay trữ lượng này có thể đáp ứng nhu cầu 180 năm nữa. Tuy nhiên việc sử dụng than đá làm nhiên liệu có những tác động lớn tới môi trường như gây thiệt hại tới tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Ngoài ra việc khai thác than thường gây ra nhiều sự cố về môi trường và làm ô nhiễm môi trường không khí.
b Điện năng, là thành phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Người ta dùng than, khí thiên nhiên, năng lượng hạt nhân để đốt các lò tạo hơi nước, luồng hơi nước sẽ chạy vào các máy phát điện
c Năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng này rất lớn tuy nhiên sự khai thác và sử dụng còn rất hạn chế, hiện nay các nước phát triển đang áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để sử dụng năng lượng mặt trời như dùng bẫy nhiệt, hay tế bào năng lượng, hiện nay giá thành sử dụng năng lượng mặt trời khá cao nên khó được thị trường chấp nhận.
d Năng lượng hạt nhân
Đã từ lâu năng lượng hạt nhân đã được sử dụng trên thị trường và ngày nay vẫn còn khá nhiều ý kiến về sự tranh cãi này, có một nhóm cho rằng sử dụng năng lượng hạt nhân thì hiệu suất sẽ cao hơn, an toàn hơn và giá thành sẽ hạ hơn, một số người thì cho rằng chúng kém an toàn, và xây dựng rất tốn kém.
Năng lượng hạt nhân có hai dạng: dạng sử dụng năng lượng giải phóng trong quá trình phản ứng dây chuyền phá vỡ (fission reaction) nguyên tử Uranium 235 bằng các Neutron và dạng sử dụng năng lượng giải phóng trong phản ứng kết hợp (fusion reaction). Việc sử dụng điện năng hạt nhân tránh được các dạng ô nhiễm thông thường tại các nhà máy nhiệt điện, nhưng nguồn gây nguy hiểm lớn về môi trường như sau: chất thải phóng xạ từ các nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân U235; vận tải nhiên liệu hạt nhân từ nơi chế tạo tới nhà máy điện, các rò rỉ từ các lò phản ứng; vật chứa các phế thải từ nhiên liệu và thiết bị của các bộ phận phản ứng và phế thải nhiệt từ nước làm lạnh các lò phản ứng.
e Thủy điện
Ngăn sông bằng các con đê lớn chứa nước để dùng sức nước tạo ra dòng điện và được xem là dạng năng lượng sạch, không thải ra chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên gần đây các nhà môi trường lên tiếng cảnh báo về nguồn điện này vì có một số vấn đề môi trường phát sinh như là: hệ sinh thái của thủy vực sẽ bị thay đổi, có khả năng xảy ra lũ lụt ở khu hạ nguồn. Trung bình tiềm năng thủy điện của thế giới ước tính vào khoảng 2.214.000 MW. Trong đó Châu Á có khoảng 610.000 MW; Châu Phi 780.000 MW; Nam Mỹ 600.000 MW; Châu Âu đã khai thác đến 50% tiềm năng thủy điện; Châu Phi 5%. Ở miền nam Việt Nam, nhà máy thủy điện Trị An (Hình 4.2) được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Hố Nai, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc. Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.
Hình 4.2 Nhà máy Thủy điện Trị An-Đồng Nai (Nguồn: Thời báo kinh tế.com)
Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh. Dung tích hồ chứa nuớc của nhà máy là 2.765,00 km3.
Hình 4.3 Đập tràn nhà máy Thủy điện Trị An-Đồng Nai (Nguồn: Thời báo kinh tế.com)
Hình 4.4 Cửa nhận nước nhà máy Thủy điện Trị An-Đồng Nai (Nguồn: Thời báo kinh tế.com)
f Năng lượng từ sức gió
Năng lượng gió đã được con người sử dụng từ thời cổ xưa và ngày nay vẫn còn sử dụng ở nhiều nước như Hà Lan, Mỹ, Đức và một số nước Tây Âu. Nguồn năng lương này chi phí thấp nhất và thường thì những thiệt hại về mặt môi trường là không đáng kể (Hình 4.5, 4.6).
g Năng lượng từ thực vật
Củi, rơm, lá cây khô, những vật rơi rụng và phân bò là nguồn năng lượng rẻ tiền và dễ
kiếm nhất. Đây cũng là hình thức tiết kiệm đối với những vùng còn nghèo. Việc trồng các cây năng lượng cũng cần được chú ý nhiều hơn nhất là các loại cây có hàm lượng tinh dầu cao, và năng lượng cao như mía đường
Hình 4.5 Hệ thống Cối xay gió ở Hà Lan, nơi đặt cối xay gió giáp với biển
(Nguồn: Bùi Thị Nga)
Hình 4.6 Cối xay gió ở Hà Lan, nơi đặt cối xay gió trong nông trại