h Năng lượng từ rác thải
Tuy không phổ biến nhưng thật sự là nguồn năng lượng tốt để phục vụ nhu cầu con
người. Ở Hà Lan và Mỹ là hai quốc gia có nhiều nhà máy đốt rác để tạo năng lượng hay ủ rác để tạo ra nguồn phân hữu cơ cung cấp dưỡng chất cho cây trồng và cũng góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường
IV.2.1.2 Sử dụng năng lượng và các vấn đề môi trường
Việc sử dụng năng lượng là thiết yếu nhưng nó xảy ra rất nhiều sự cố về các vấn
đề môi trường trong hiện tại và tương lai:
- Khai thác dầu thường gây nhiều bất lợi cho môi trường như làm mất diện tích đất, rò rỉ từ các ống dẫn dầu gây ô nhiễm các con sông và ô nhiễm biển, xáo trộn môi trường, nhất là ở những vùng hoang dã xa xôi, giảm đa dạng sinh học, tai nạn do xảy ra cháy nổ, trầm trọng hơn gây thiệt hại cho hệ sinh thái biển vì hiện tượng tràn dầu.
- Khai thác than đá sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm đất và sự cố sụp đỗ đất trong quá trình khai thác, giảm đa dạng sinh học. Hạn chế cảnh quan chung quanh khu vực. Bệnh nghề nghiệp cũng phát sinh từ đây, dễ gây ô nhiễm nước ngầm, làm chua nguồn nước lân cận khu khai thác, có nguy cư gây ô nhiễm đất.
- Khi sử dụng điện gây ra ô nhiễm nhiệt trầm trọng cho các nguồn chứa nước từ các nhà máy và sự ô nhiễm này gây rối loạn sinh lý cá có thể gây cho cá bị sốc, rối loạn thần kinh và trầm trọng hơn là chết. Nếu có hồ làm nguội thì sẽ khắc phục được nhưng xây hồ làm nguội thì tốn kém và tốn nhiều đất.
- Ở các nhà máy nhiệt điện ngoài ô nhiễm nhiệt từ nhà máy còn có sự ô nhiễm các chất khác nhất là các kim loại nặng trong quá trình tạo nhiệt. Ngoài ra còn có các hợp chất các bon được sinh ra từ đây trong quá trình đốt cháy, ví dụ NOx cũng được hình thành trong quá trình đốt cháy ở nhiệt độ cao, chất này dễ dàng gây ô nhiễm acid, ngoài ra một lượng nhỏ các chất phóng xạ sẽ sinh ra từ các nhà máy điện đốt bằng than.
Có thể bạn quan tâm!
- 9.2 Những Yếu Tố Sinh Học Và Những Mối Quan Hệ Sinh Học
- Gia Tăng Dân Số Cùng Với Việc Sử Dụng Quá Nhiều Phương Tiện Giao Thông – Nhiệt Độ Của Hà Nội Tăng Cao (Nguồn:kinhte.com).
- Nhà Máy Thủy Điện Trị An-Đồng Nai (Nguồn: Thời Báo Kinh Tế.com)
- Đất Là Nơi Diễn Ra Các Họat Động Chủ Yếu Của Con Người (Lê Văn Khoa, 2005)
- CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn Ts. Bùi Thị Nga 2008 - 10
- Tài Nguyên Biển Và Ven Biển Bán Đảo Cà Mau (Bùi Thị Nga & Ctv2007)
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
- Năng lượng hạt nhân là cần thiết nhưng hậu quả của các vụ nổ hay rò rỉ từ các lò phản ứng hạt nhân thì vô cùng khủng khiếp. Gây chết người và hàng ngàn người bị ung thư. Hậu quả của việc nổ tung này thì kéo dài đến hàng chục năm. Ngoài ra việc thải bỏ các chất phóng xạ hay tồn trữ nó thì thật tốn kém và gây nhiều đau đầu, vì thời gian phân hũy của nó khoảng hàng chục ngàn năm. Mặt khác, xây dựng nhà máy tốn kém, nhưng một khi nhà máy bị xuống cấp thì sự bảo trì nó cũng tốn không ít, nếu dỡ bỏ nhà máy hay đóng cửa một nhà máy thì vô cùng khó khăn nhất là về mặt kinh tế và môi trường sinh thái. Một nghiên cứu khác về phóng xạ cũng cho thấy rằng dù thiết kế tốt đến đâu, nhưng một lượng phóng xạ cũng thường đưa vào môi trường và khu vực lân cận.
IV.2.1.3 Sản xuất và tiêu thụ năng lượng
Năng lượng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và tiến hóa của mọi sinh vật. Năng lượng nhân tạo là thành phần quan trọng của tài nguyên cần thiết cho sự phát triển của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển cũa xã hội loài người nguồn năng lượng thường xuyên chuyển dịch từ dạng này sang dạng khác. Dạng năng lượng thiên nhiên đầu tiên được con người sử dụng là năng lượng mặt trời, được dùng một cách tự nhiên để soi sáng, sưởi ấm, phơi khô
lương thực, thực phẩm, đồ dùng và nhiên liệu gỗ củi. Tiếp đó là năng lượng gỗ, củi, rồi tới năng lượng nước, gió, năg lượng kéo của gia súc. Năng lượng khai thác than đá ngự trị trong thế kỷ 18-19. năng lượng dầu mỏ thay thế vị trí của than đá trong thế kỷ 20 và từng bước chia sẽ vai trò của mình với năng lượng hạt nhân. Các dạng năng lượng mới ít ô nhiễm như năng lượng mặt trời, năng lượng nước, gió, thủy triều.
Nhu cầu năng lượng của con người tăng lên nhanh chóng trong quá trình phát triển. 100.000 năm trước công nguyên, mỗi ngày một người tiêu thụ khoảng 4000 đến 5000 KCal. 500 năm trước công nguyên tăng lên 12000 KCal. Đầu thế kỷ 15 lên tới 26000 KCal, giữa thế kỷ 19 là 70000 KCal và hiện nay trên 200000 KCal.
Tỷ lệ năng lượng được khai thác theo các nguồn khác nhau thay đổi theo từng loại quốc gia. Tại các nước công nghiệp hóa phát triển các nguồn năng lượng thương mại chiếm phần lớn tuyệt đối. Tại các nước phát triển ngược lại, các nguồn năng lượng phi thương mại (gỗ, củi, phế thải nông nghiệp) lại chiếm phần chính.
Trong mỗi quốc gia cơ cấu năng lượng tùy thuộc trình độ phát triển kinh tế và khả năng công nghệ về khai thác tài nguyên. Thí dụ ở Hoa Kỳ trước năm 1990 năng lượng nhân tạo khai thác chủ yếu từ gỗ, củi. Sau đó chuyển dần sang than đá, mặc dầu vào thời kỳ này người ta cho rằng dùng than đá bẩn thỉu, khai thác khó nhọc, tốn kém. Vào khoảng 1920 dầu mỏ được khai thác với qui mô lớn và tiếp đó vào khoảng 1940 việc khai thác khí đốt phát triển mạnh, gỗ củi không còn được dùng, than đá giữ nguyên tình trạng sử dụng như các năm 1910, 1930, dầu hỏa và khí đốt trở thành nguyên nhiên liệu chính. Năng lượng hạt nhân được khai thác với qui mô lớn đầu thập kỷ 1970. Vào đầu thập kỷ 1980 42,5% tổng năng lượng ở Hoa Kỳ do dầu hỏa cung cấp, 25% do khí đốt, 22,5% do than, 10% còn lại do thủy điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và các nguồn khác. 42% năng lượng sản xuất ra được cung cấp cho công nghiệp, 25% cho giao thông vận tải, 33% cho xây dựng và các ngành hoạt động khác.
Ở Việt Nam cho đến cuối thế kỷ 18 tài nguyên năng lượng dựa chủ yếu vào năng lượng gỗ củi và sinh khối. Ngoài ra còn khai thác rộng rãi năng lượng từ sức người, sức kéo súc vật, năng lượng tự nhiên của ánh sáng Mặt Trời, năng lượng dòng chảy của nước; năng lượng thủy triều để tưới tiêu các cánh đồng lúa.
Vào năm 1990 sản xuất năng lượng sơ cấp ở Việt Nam được ước tính vào khoảng 17,56 triệu tấn dầu tương đương, bao gồm:
- Gỗ, củi và sinh khối, 10,39 triệu tấn tương đương (61%)
- Dầu mỏ, 3,51 triệu tấn (18%)
- Than đá, 2,65 triệu tấn (13%)
- Thủy điện, 1,34 triệu tấn (8%)
Vào năm 1994 sức sản xuất này tăng lên nhanh
- Gỗ, củi và sinh khối, 10,50 triệu tấn tương đương (61%)
- Dầu mỏ, 7,0 triệu tấn (18%)
- Than đá, 4,89 triệu tấn (13%)
- Thủy điện, 11,535 GWh
Năng lượng được sử dụng trong các khu vực sau:
- Dân dụng 67%
- Công nghiệp 22%
- Giao thông 7%
- Nông nghiệp và các khu vực khác 4%
Các hoạt động ưu tiên trong phát triển năng lượng ở Việt Nam:
- Tăng cường cơ sở pháp luật cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ năng lượng và bảo vệ môi trường. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý ngành năng lượng, tăng cường năng lực xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển năng lượng.
- Lựa chọn công nghệ sản xuất và sử dụng tối ưu các loại hình năng lượng; lựa chọn các công cụ chính sách, xây dựng các chương trình phát triển nhằm thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững.
- Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các hệ thống năng lượng không gây hại cho môi trường, bao gồm các nguồn năng lượng mới và nguồn năng lượng có khả năng tái sinh. Khuyến khích sử dụng các công nghệ tiêu tốn ít năng lượng và tích cực thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng. Ưu tiên cho việc phát triển nguồn năng lượng có khả năng tái sinh thông qua việc khuyến khích tài chính và các cơ chế chính sách khác trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
- Cần có các giải pháp cụ thể về công nghệ và tổ chức quản lý cho từng phân ngành năng lượng nhằm thực hiện các chương trình, dự án làm giảm tác động tiêu cực đối với môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng năng lượng.
- Tham gia tích cực các hoạt động hợp tác và trao đổi quốc tế liên quan đến Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc năm 1992 mà Việt Nam đã ký kết tham gia ngày 16 tháng 11 năm 1994 và hiện là Thành viên của Công ước này. Nhập khẩu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến của nước ngoài trong lĩnh vực khai thác, rửa và chế biến than. Đưa vốn và áp dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài để cải tạo và nâng cấp công nghệ cho ngành công nghiệp than.
IV.2.2 Tài nguyên rừng
Trong sinh quyển có nhiều tài nguyên có thể tái sinh hoặc phục hồi được, một trong những tài nguyên đó là rừng. Từ ngàn xưa rừng là cái nôi nuôi sống con người qua nguồn tài nguyên phong phú và cũng là nơi cư trú, tạo môi trường sống cho con người và nhiều sinh vật khác. Sự quan hệ của rừng và cuộc sống của sinh vật đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ, từ đó danh từ “môi trường sống” đã có mặt trong mọi ngôn ngữ. Không có một dân tộc nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống, nhất là đối với các dân tộc có điều kiện sống khắc nghiệt, cần có sự trợ giúp hữu hiệu của rừng như: vai trò bảo vệ đất đai, chống bão của rừng Nhật Bản, các đảo Thái Bình Dương… Tuy nhiên, có đôi khi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm các tài nguyên được phục hồi ngày
càng cạn kiệt, nhiều nơi không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, tạo ngập lụt cho vùng đồng bằng,…
IV.2.2.1 Tài nguyên rừng trên thế giới
Rừng phân bố không đều trên các Châu Lục về diện tích cũng như về thể loại. Tổng cộng có 29% diện tích lục địa được che phủ bởi rừng với 3837 triệu ha, trong đó 1280 triệu ha là rừng thông tập trung ở miền lạnh và ôn đới (33% diện tích rừng), còn lại 2557 triệu ha (67% diện tích rừng) là rừng rậm miền xích đạo và nhiệt đới. Sự phân chia theo các châu lục như sau:
- Châu Âu: 136 triệu ha.
- Nga: 743 triệu ha.
- Bắc Mỹ: 656 triệu ha.
- Mỹ La Tinh: 890 triệu ha.
- Châu Phi: 801 triệu ha.
- Châu Á: 525 triệu ha.
- Châu Đại Dương: 86 triệu ha.
Lúc chưa có can thiệp của con người rừng chiếm diện tích khoản 6 tỷ ha trên mặt Trái đất. Diện tích này chỉ còn lại khoảng 4,4 tỷ vào năm 1958 và 3,8 tỷ vào năm 1973. Hiện nay diện tích rừng khép kín chỉ còn lại khoảng 2,9 tỷ ha, tức 4/5 diện tích rừng khép kín vào đầu thế kỷ 18. Tài nguyên rừng hiện đang tiếp tục bị phá hoại nặng nề. Hàng năm khoảng 20 triệu ha rừng nhiệt đới bị chặt. Vào đầu thập kỷ 1990 một số nước còn giữ lại một tỷ lệ nhất định rừng nhiệt đới, như Columbia, Peru, Brazil, Venezuela, Surinam ở Châu mỹ La Tinh, Liberia, Zaire, Angola ở Châu Phi trên 75%. Ở Châu Á có Malaisia, Indonesia, Myama trên khoảng 40%. Dự đoán tới năm 2010 một số nước hiện nay còn lại khoảng 20-25% rừng nhiệt đới như Việt Nam, Philipine, Madagascar sẽ mất hẳn loại này. Rừng nhiệt đới thực chất chỉ còn lại ở khoảng 10 nước ở Châu Mỹ La tinh, Châu phi và vài nước ở Đông Nam Á.
Rừng Bắc cực và ôn đới không suy giảm bao nhiêu về diện tích, nhưng lại thay đổi nhiều về thành phần loài và nơi phân bố do diện tích rừng già bị thu hẹp và chia cắt thành nhiều mảnh, giá trị kinh tế rừng Châu Âu giảm mỗi năm khoảng 30 tỷ USD.
IV.2.2.2 Tài nguyên rừng Việt Nam
Nằm trong vùng thuộc khu hệ rừng mưa nhiệt đới, rừng nước ta nổi tiếng về tài nguyên gỗ, nhất là đặc sản có giá trị. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có tình trạng chung như những nước đang phát triển, diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng. Các tỉnh phía Bắc có rừng giảm sút nhiều nhất, đặc biệt là khu Tây Bắc, độ che phủ còn khoảng 1%. Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên trong khoảng 20 năm qua hàng triệu ha rừng đã bị phá thành đất trống, trọc. Miền Đông Nam Bộ năm 1993 có tỷ lệ che phủ khoảng 50-60%. Năm 1995 tỉ lệ này còn 40%, hiện nay chỉ còn 21,5% (Nguyễn Ngọc Sinh & ctv, 1984).
Ở miền Nam Việt Nam: Sau bao năm bị tàn phá bởi chiến tranh, bom đạn, chất độc hoá học (200kg Dioxin do Mỹ rải trong cuộc chiến tranh vừa qua), khai thác bừa bãi (25 triệu m3 gỗ đã mất trong 5 năm qua ở miền Đông Nam Bộ). Tỷ lệ che phủ rừng ở nước ta bị giảm nghiêm trọng, đặc biệt ở vùng ven biển rừng ngập mặn bị khai phá cạn kiệt do việc chuyển đổi diện
tích rừng thành diện tích nuôi tôm trong đó mô hình nuôi tôm-rừng (Hình 4.7) rất phổ biến ở các tỉnh ven biển ĐBSCL như Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre (Bùi Thị Nga, 2004). Sau một vài năm diện tích rừng không còn mà các ao nuôi tôm dần cũng bị phá vỡ do sự canh tác thiếu bền vững (Bùi Thị Nga và ctv, 2005). Mặc dù có nhiều chính sách cho sự phát triển mô hình nuôi tôm-rừng trong những năm gần đây, nhưng thực tế năng suất và sản lượng tôm nuôi vẫn chưa được cải thiện đáng kể (Bùi Thị Nga & Huỳnh Quốc Tịnh, 2008)
Hình 4.7 Hệ thống rừng – tôm ở rừng ngập mặn Cà Mau (Bùi Thị Nga, 2007a)
Rừng nội địa đại diện là rừng tràm ở các tỉnh ĐBSCL đã được quan tâm để phát triển nhằm duy trì đa dạng sinh học và cảnh quan cho du lịch va di tích lịch sử, nhưng cũng không tránh khỏi sự suy thoái nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái tại chổ cũng như cảnh quan du lịch quanh vùng. Trong đó đáng quan tâm là Khu Bảo Vệ Cảnh Quan Rừng Tràm Trà Sư là nơi du lịch, nghỉ dưỡng với nhiều điều kỳ thú, hấp dẫn cho khách tham quan và là môi trường tốt cho nghiên cứu và học tập (Hình 4.8). Tuy nhiên, trong khoảng vài năm trở lại đây hiện tượng tràm bị chết nhiều, làm cho diện tích tràm bị thu hẹp, mất đi vẻ mỹ quan sẳn có (Hình 4.9). Ngoài ra, việc chặt phá rừng ở các vùng đầu nguồn, khai thác rừng nguyên sinh trong vùng Bắc Cát Tiên, Bù Gia Mập, Phú Quốc, U Minh... và việc cháy rừng trên diện rộng ở Lâm Đồng, U Minh, Đồng Tháp đã gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng và ảnh hưởng đến môi trường sống nghiêm trọng.
Tính chung trong cả nước, tốc độ mất rừng hiện nay được ước tính vào khoảng 200.000ha/năm trong đó khoảng 60.000 ha rừng bị chặt phá để chuyển thành đất nông nghiệp ngoài kế hoạch, 50.000 ha bị cháy và 90.000 ha để khai thác gổ củi, trong khi đó mức trồng rừng khoảng 80.000 – 100.000 ha/năm không bù lại được tốc độ mất rừng.
Hình 4.8 Rừng tràm Trà Sư-nơi nghĩ dưỡng và tham quan du lịch (Nguồn: Bộ môn Khoa Học Môi Trường)
Hình 4.9 Rừng tràm Trà Sư-cây rừng đã bị chết mà chưa rỏ nguyên nhân (Nguồn: Bộ môn Khoa Học Môi Trường- Dự án Trà Sư)
IV.2.2.3 Vai trò và lợi ích của rừng trong cuộc sống
Rừng hay quần xã những thân cây gỗ trong lớp thảm thực vật trên Trái Đất là bộ phận
hết sức quan trọng trong môi trường sống của con người. Rừng cung cấp cho con người những vật liệu cần thiết, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và chất lượng của các tài nguyên khác như: đất, nước và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
Rừng có quan hệ chặt chẽ với đất. Rừng tham gia vào sự hình thành và phát triển của đất, bảo vệ đất. Đất lại là nguồn vật liệu nuôi dưỡng rừng, cho phép rừng sinh trưởng và phát
triển. Lá cây rừng làm giảm bớt sự xói mòn trên mặt đất, cành lá rừng rụng xuống tạo thành chất mùn, làm phân bón cho đất. Trong sinh quyển hệ thống đất và rừng cùng phối hợp đảm nhận các chức năng tiếp thu bức xạ mặt trời, chuyển hóa vật chất từ thạch quyển và khí quyển thành sinh khối, thực hiện chu trình tuần hoàn của oxy, cacbon, nitơ, phospho, nước và nhiều chất khác (Bùi Thị Nga, 2000).
Rừng mưa nhiệt đới chứa một sinh khối to lớn vào khoảng 5T/ha với mức tăng trưởng 300- 500 ta/ha/năm. Trong đó có khoảng 75% các chất cacbon hữu cơ và đạm thực vật. Cành lá rơi rụng ở rừng nhiệt đới gấp 5 lần rừng ôn đới. Quá trình mùn hóa, phân hủy nhanh chu trình trả lại dinh dưỡng cho cây quay vòng nhanh hơn, độ phì của đất cùng với rừng tồn tại lâu dài, tạo nên những hệ sinh thái bền vững.
Rừng điều hòa khí hậu do lớp thực vật nhiều tầng tiếp nhận các bức xạ ánh sáng mặt trời ngăn cản việc hun nóng mặt đất, tạo nên vi khí hậu điều hòa hơn dưới tán lá rừng. Rừng ngăn cách các luồng gió, bão, bảo vệ các khu dân cư hoặc nông nghiệp. Rừng có tác dụng điều tiết dòng chảy sông ngòi với việc giữ nước trên lưu vực trong mùa mưa lũ và cung cấp lại trong mùa khô kiệt. Qua đó rừng ngăn chặn mức độ thiệt hại của lũ lụt và hạn hán, chế độ thủy văn trên lưu vực có rừng trở nên điều hòa hơn. Rừng có giá trị du lịch sinh thái, phong cảnh, thể thao (Hình 4.10). Trong các nền kinh tế sơ khai thực vật và động vật hoang dã là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho con người. Rừng là ”lá phổi xanh” do có nhiều cây xanh, giúp sự quang tổng hợp mạnh, tăng oxy trong không khí, giúp sức khỏe, an dưỡng cho con người. Rừng là nơi tập trung rất nhiều cây cho sản phẩm quí như: nhuộm, thuốc, lương thực, thực phẩm..... Rừng còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật trong đó có chim, bò sát, ...
Hình 4.10 Vườn quốc gia Đất Mũi, nơi nghĩ dưỡng và tham quan (Nguồn Bùi Thị Nga)
IV.2.2.4 Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
Rừng đóng vai trò quan trọng, có tác dụng lớn trong việc điều hoà lượng nước bốc hơi, nước chảy trên bề mặt đất, nước thấm, tác dụng đối với đất, đối với không khí là ”lá phổi xanh”, giúp cho sự quang hợp mạnh, tăng lượng oxy, rừng giúp thu hoạch mùa màng với năng suất cao, là nguồn nước ngọt, là ngân hàng gen quí giá. Rừng đã mang lại nhiều lợi ích cho con người, gắn liền với cuộc sống của con người, khi rừng bị phá hoại thì môi trường và con người bị ảnh hưởng trầm trọng (Hình 4.11).
Giảm đa dạng sinh học
Gia tăng lũ lụt
Gia tăng chảy tràn
Mất rừng trên đất dốc
Giảm thủy
điện
Giảm sản lượng cá
Ô nhiễm nước
Ảnh hưởng nước uống
Khan hiếm gỗ, củi đốt
Giảm độ
phì của đất
Gia tăng xói mòn đất
Giảm phân hũu cơ
Hình 4.11 Ảnh hưởng đến môi trường của việc mất rừng
Do đó cần phải có biện pháp bảo vệ và phát triển tốt tài nguyên rừng:
- Ngăn chặn nhanh chóng tệ nạn phá rừng, nhất là rừng nhiệt đới, rừng đầu nguồn.
- Bổ sung vào luật bảo vệ rừng những hình phạt thích đáng và xử lý nặng nề những ai có ý phá rừng.
- Có chính sách, chế độ động viên, khen thưởng những người có trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng, chống cháy rừng.
- Lập những khu bảo vệ thiên nhiên, tránh tác động của con người, đặc biệt là những vườn quốc gia cần được bảo vệ kỹ lưỡng
- Thiết lập những rừng trồng mới, kiện toàn khu rừng phòng hộ để làm vành đai xanh cho nhân dân. Thiết lập nhiều công viên, lâm viên với cây xanh bóng mát.
- Thiết lập những mô hình nông lâm kết hợp, đó là một phương thức sản xuất tốt.