hàng vạn người bị nhiễm phóng xạ), việc sử dụng bom hạt nhân, hay các vụ thử bom hạt nhân ở các đảo Nam Thái Bình Dương, Trung Á... Bức xạ hạt nhân có khả năng gây chết người ở cường độ cao, khi ở cường độ thấp chúng có khả năng gây tác động mãn tính, gây hại đến nhiễm sắc thể, gây ung thư, hại phôi thai, ảnh hưởng đến di truyền. Bức xạ hạt nhân còn có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật.
V.2.3.7 Các chất có mùi
Môi trường nước tinh khiết không mùi, nhưng khi bị ô nhiễm thường có mùi, do các chất hữu cơ phân hũy yếm khí tạo nên mùi hôi tanh của H2S, FeS & CH4, hoặc có thể mùi từ các hợp chất hóa học, dầu mỡ từ nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó sự phân hũy yếm khí xác bã động thực vật, rác thải đóng vai trò quan trọng để tạo mùi.
V.2.3.8 Các chất rắn
Môi trường nước bị ô nhiễm bởi các chất rắn từ đất hoặc nước chảy tràn trên bề mặt hay từ nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Chỉ tiêu đặc trưng cho các chất rắn trong môi trường nước là tổng chất rắn TDS (Total Diposal Solid) đây chính là lượng chất rắn có thể lọc được & không thể lọc. Theo qui định của WHO đối với nước uống TDS < 1200 mg/l.
V.2.3.9 Vi trùng
Nguồn nước bị ô nhiễm do phân chứa nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng (virus) đơn bào và nhóm trứng giun sán gây bệnh. Các bệnh lây lan qua đường nước như các bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ... Hiện trạng này còn rất phổ biến ở các nước nghèo do điều kiện vệ sinh môi trường và ý thức cộng đồng kém. Có 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị cho ô nhiễm phân:
- Nhóm Coliform.
- Nhóm Streptococci.
- Nhóm Clostridia khử Sulphit.
Có thể bạn quan tâm!
- Tài Nguyên Biển Và Ven Biển Bán Đảo Cà Mau (Bùi Thị Nga & Ctv2007)
- Các Nguyên Nhân Chính Gây Suy Thoái Đất Trên Thế Giới (Lê Văn Khoa, 2005)
- Nước Thải Kcn Trà Nóc Theo Cống Thải Ra Sông, Rạch (Bùi Thị Nga & Ctv, 2007B)
- CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn Ts. Bùi Thị Nga 2008 - 15
- Các Nguồn Phát Sinh Chất Thải Và Loại Chất Thải (Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
- Tác Động Của Việc Xử Lý Chất Thải Rắn Không Hợp Lý
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Thực tế khi phân tích về vi sinh vật nhóm Coliform được chú ý nhiều, sự có mặt của các vi sinh này trong nước cho thấy rằng nước bị ô nhiễm phân và nước tiểu có thể có các loài vi trùng gây bệnh.
V.2.4 Các phương thức đưa chất ô nhiễm vào môi trường
Nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến phương thức phóng thải chất ô nhiễm như sau:
V.2.4.1 Dạng nguồn ô nhiễm
- Nguồn điểm: là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm. Các điểm nguồn chủ yếu là: ống khói nhà máy, cống xả nước thải, giàn khoang dầu khí, lò phản ứng hạt nhân.....
- Nguồn không điểm: là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn không điểm có khả năng phát tán xa hơn, rộng hơn & khó quan trắc hơn so với nguồn điểm. Ví dụ như chất ô nhiễm được phát tán từ gió, mưa hoặc từ nước mưa chảy tràn...
V.2.4.2 Thành phần của chất ô nhiễm
Thành phần của chất ô nhiễm có vai trò quan trọng đối với độ bền vững và khả năng
tác động đến sinh vật. Nhiều chất độc không sử dụng ở dạng tinh khiết mà pha trong dung dịch hữu cơ hoặc ở dạng chất độn để tăng khả năng thấm vào cơ thể sinh vật và tăng độ bền vững trong môi trường. Ví dụ các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất độc quân sự...
Nhiều chất ô nhiễm bản thân có độc tính không cao nhưng có chứa các tạp chất và các tạp chất này dù hàm lượng thấp nhưng có độc tính cao với hệ sinh thái và con người.
V.2.4.3 Tính chất vật lý của chất ô nhiễm
- Độ tan: chất có độ tan trong nước cao (các muối dinh dưỡng NH +, NO -, các ion kim
4 3
loại...) nhanh chóng phân tán vào nguồn nước và lan rộng trong môi trường. Các chất này sau khi hấp thụ vào cơ thể sinh vật dễ dàng được bài tiết ra ngoài, ít tích lũy trong cơ thể. Ngược lại các chất có độ tan trong nước kém, dễ tan trong dung môi hữu cơ, hoặc trong chất béo, nhưng lại khó phân tán trong nguồn nước, thường lắng hoặc nổi và dễ hấp thụ. Các chất này có khuynh hướng tích lũy trong mô mỡ của động vật và khó bài tiết (ví dụ các loại thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ: DDT, Thiodane; các hợp chất polyclobiphenyl; các dioxin...)
- Dạng tồn tại: chất ô nhiễm tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, khí. Dạng tồn tại cũng là một trong các đặc điểm ảnh hưởng đến sự phân bố của các chất ô nhiễm.
V.2.4.4 Tính chất hóa học của chất ô nhiễm
Các chất ô nhiễm dễ thủy phân, ví dụ các loại thuốc bảo vệ thực vật phospho hữu cơ: parathion, mêthyparathion... khó giữ được nồng độ cao trong môi trường sau một thời gian dài, đặc biệt trong môi trường nước pH kiềm tính. Thời gian phân hủy của các hóa chất này chỉ 10-15 giờ trong điều kiện pH trung tính. Chính vì vậy dung dịch loãng của các chất kiềm như dung dịch xút, nước vôi thường được sử dụng để xử lý các vật liệu bị nhiễm các hóa chất loại này.
Một số chất ô nhiễm có thể bị phân hủy hoặc chuyển hóa dưới tác dụng của ánh sáng có nhiều tia tử ngoại (phản ứng quang phân), tạo ra chất có độc tính kém hơn. Các chất hữu cơ trong nước thải khu dân cư (chất béo, cacbohydrat, hydrocacbon) dễ dàng bị oxy hóa do vi sinh, tạo ra các chất không độc:
vi sinh
C4H10O3N + O2 CO2 + H2O + NH3
(C4H10O3N: công thức dùng chung của chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt).
Nhiều chất hữu cơ đa vòng ngưng tụ như dioxin, DDT, 2,4-pyren khó bị thủy phân, oxy hóa nên tồn tại lâu trong môi trường và cơ thể sinh vật.
V.2.4.5 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến độ bền vững của chất ô nhiễm:
Các tính chất của môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi & tồn lưu của các chất ô nhiễm trong môi trường.
- Diện tích bề mặt, dòng chảy & độ sâu của dòng sông: ảnh hưởng trực tiếp đến sự pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất hữu cơ không bền vững. Dòng sông có dòng chảy mạnh, lưu lượng lớn, độ sâu nông và bề mặt lớn thì khả năng tự làm sạch cao đối với các chất các chất ô nhiễm hữu cơ do khả năng thông thoáng không khí tốt, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy nhanh các chất hữu cơ. Ngược lại, tại vùng nước ao tù thì khả năng tự làm sạch của môi trường nước thấp.
3
- Độ pH, nhiệt độ: nhiệt độ của nước ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng hòa tan chất ô nhiễm. Nhiệt độ càng cao, khả năng hòa tan của các chất ô nhiễm càng cao. Nhiệt độ còn làm gia tăng tốc độ phản ứng thủy phân để chuyển chất ô nhiễm thành những chất có độc tính thấp hơn. Độ pH, ảnh hưởng đến sự hòa tan và khả năng phản ứng của các chất ô nhiễm. Một tác nhân ô nhiễm tồn tại ở trạng thái hòa tan thường có độc tính cao hơn so với tồn tại ở các dạng khác. Ví dụ pH axit thì kẽm tồn tại ở trạng thái hòa tan là Zn2+ & ZnHCO + có độc tính cao hơn khi pH kiềm, kẽm tồn tại ở trạng thái kết
tủa Zn(OH)2.
V.2.5 Tác hại của ô nhiễm nước
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng qua việc sử dụng nước cho sinh hoạt.
- Khi môi trường nước bị ô nhiễm, khả năng xâm nhiễm, bay hơi, khuyến tán vào môi trường lân cận rất cao và nhanh, từ đó kéo theo sự ô nhiễm dây chuyền và gây độc.
- Nhu cầu nước của thực động vật và con người rất lớn, do vậy khả năng tác hại của môi trường nước khi ô nhiễm thì rất trầm trọng.
V.2.6. Quản lý tài nguyên nước
V.2.6.1 Quản lý môi trường nước mặt
V.2.6.1.1 Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nước mặt
Đây là công cụ pháp lý quan trọng nhất để QLMTN. Đã từ rất lâu các nước tiên tiến đã áp dụng qui định là các cơ sở sản xuất phải có giấy phép thải nước mới được thải nước vào hệ thống thoát nước chung ở đô thị và khu CN (Trần Thanh Xuân, 2004). Các giấp phép này được xét cấp cho mỗi thời kỳ là 5 năm và sau đó phải được cấp giấy phép mới thì mới tiếp tục xả thải. Ở các nước như Anh và Hà Lan thì mỗi 2 năm được cấp giấy phép mới. Các cơ sở vi phạm có thể bị xử phạt từ nhẹ đến nặng như: khiển trách, cảnh cáo, xử phạt, thu hồi giấy phép, tạm ngưng sản xuất hoặc phải đóng cửa nhà máy. Công cụ này tỏ ra đắc lực trong công tác QLMT nước mặt
V.2.6.1.2 Phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng
Cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các cơ quan và các cấp chính quyền địa phương trong QLMT nước, phân công và phân nhiệm rỏ ràng. Tiến hành kiểm tra sự tuân thủ các qui định và các tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các nguồn thải gây ONMTN. Trong nhiều trường hợp khi giải quyết vấn đề ô nhiễm nên có sự phối hợp đồng bộ với các địa phương với nhau, giữa các tỉnh thành, đôi khi ở cấp vùng.
V.2.6.1.3 Đình kỳ quan trắc
Tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng MTNM, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng và đề nghị biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm. Cần phân tích nguyên nhân gây ôn nhiễm chính xác thì mới có thể khắc phục được. Ví dụ ô nhiễm nông dược trong quá trình sản xuất nông nghiệp, lúc này phải phối hợp với cơ quan chức năng để xem xét nơi nào đã sử dụng nông dược quá mức, loại gì đã sử dụng…Nếu ô nhiễm do hoạt động công nghiệp thì phải xác định cụ thể nguồn thải từ nhà máy xí nghiệp nào? cần phạt xử phạt đúng lúc và kịp thời các xí nghiệp vi phạm, dùng công cụ pháp lý để cưỡng chế họ áp dụng kỹ thuật xử lý nước thải
Trong nhiều trường hợp, ONMT đô thị do dân cư quanh vùng kém ý thức, vứt bừa bải rác thải xuống kênh mương gây ngập úng cục bộ, và gây ONMTN. Đối với trường hợp này cần phải tăng cường giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý và xử phạt vi phạm, nạo vét kênh rạch cũng rất cần thiết
V.2.6.1.4 Phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị và công nghiệp
Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt ở đô thị tập trung cho từng khu vực. Các nhà máy, bệnh viện khách sạn, dịch vụ lớn phải có hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường (Hình 5.14). Luôn quan tâm bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị, vì hệ thống này thường bị hư hỏng nặng do quá trình phát triển đô thị (Nguyễn Khắc Cường, 2002 & 2003).
Hình 5.14 Hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viên Đa Khoa Trung ương Cần Thơ (Bùi Thị Nga & ctv, 2008)
V.2.6.1.5 Phổ biến kinh nghiệm chọn lựa công nghệ xử lý nước thải đô thị
Tuỳ theo tính chất khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp. Thông thường xử lý cơ học, và sinh học, đôi khi sẽ áp dụng xử lý hoá học và hiếm khi dùng đến cách tinh lọc (Tăng Văn Đoàn & Trần Đức Hạ, 2004). Để đạt được hiệu suất tối đa trong việc hạn chế thấp nhất mức ô nhiễm do hoạt động công nghiệp cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu. Một số biện pháp cụ thể là:
- Phải thực hiện tiền xử lý tại cơ sở sản xuất trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung
- Hạn chế sử dụng hoá chất gây ONMT
- Xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm
V.2.6.1.6 Sử dụng công cụ kinh tế trong QLMTN
Công cụ kinh tế trong QLMTN được cụ thể hoá bằng hệ thống lệ phí ONN. Các lệ phí này là công cụ quan trọng bổ sung cho công cụ pháp lý. Ở các nước tiên tiến thường sử dụng hai loại phí để kiểm soát ONN là phí xả thải và phí người sử dụng nước.
- Phí xả thải nước, ở nhiều nước đã áp dụng thành công phí thải nước để kiểm soát ONN. Theo qui định của nhà nước tất cả xí nghiệp hay bất kỳ cơ sở nào có xả thải chất ON đều phải trả phí thải nước. Phí này chính là phí mua quyền sử dụng môi trường tiếp nhận các chất ô nhiễm xả thải. Ở Hà lan nhờ có biện pháp này mà lượng chất thải đưa vào môi trường giảm từ 50-70% ở lĩnh vực công nghiệp
- Phí người sử dụng, loại phí này áp dụng cho các mỗi hộ gia đình mặc dù rất khó xác định lượng xả thải ô nhiễm cho mỗi hộ. Phí này được tính trên lượng nước cấp tiêu dùng cho mỗi hộ hay dựa vào giá trị bất động sản của ngôi nhà. Loại phí này đã góp phần tiết kiệm lượng nước sử dụng ở các khu dân cư.
V.2.6.1.7 Loại bỏ bùn thải
Hoạt động xử lý nước thải ngày càng tăng sẽ làm tăng lượng bùn thải ở thành phố. Lượng này nếu không quản lý tốt sẽ gây nguy cơ gây ONMT. Thường bùn thải sẽ được loại bỏ ở các khu chôn lấp bùn hoặc được sử dụng trong nông nghiệp để làm dinh dưỡng cho cây, nhưng cần phải chú ý hàm lượng kim loại nặng trong bùn thải và vi trùng gây bệnh.
V.2.6.1.8 Thoát nước mưa
Vào mùa mưa nhiều đô thị bị ngập úng gây ONMT và làm cản trở giao thông, gây thiệt hại rất lớn về KTXH. Vì vậy thoát nước mưa và chống ngập úng trong mùa mưa đối với đô thị có ý nghĩa rất quan trọng về mặt MT & KTXH. Để đảm bảo thoát nước cần phải biết rỏ nguyên nhân gây ngập úng để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả. Có một vài nguyên nhân:
- Thiếu sót trong thiết kế xây dựng có thể hệ thống thoát nước quá nhỏ.
- Diện tích ao hồ bị thu hẹp làm mất khả năng điều hoà nước mưa.
- Độ cao mặt nền đô thị mới cao hơn đô thị cũ
- Hệ thống thoát nước mưa bị bồi lắng nên giảm khả năng thóat nước so với ban đầu
V.2.6.2 Quản lý nước ngầm
- Kiểm tra định kỳ lưu lượng và chất lượng nước ngầm để kịp thời tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho phù hợp.
- Kiểm soát khai thác nước ngầm, bất cứ sự khai thác nước ngầm nào cần phải có giấy phép, khai thác đúng kỹ thuật, hạn chế khai thác nước ngầm ở vùng ven biển để hạn chế xâm nhập mặn.
- Hạn chế ONNN do việc thải bỏ bừa bải các chất ON nguy hiểm vào nước ngầm
- Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế xây dựng các nhà máy xí nghiệp, các nơi gây ONN có tác đông đến chất lượng nước ngầm.
- Kiểm soát sử dụng đất để bảo vệ tài nguyên nước ngầm, khoanh vùng các nơi nhạy cảm đối với nước ngầm. Hoặc các vành đai bảo vệ nước ngầm.
- Trợ cấp kinh phí để bảo vệ nước ngầm như ngặn chặn sự rò rỉ của nguồn thải.
V.2.6.3 Quản lý lưu vực sông
V.2.6.3.1 Khái quát về quản lý lưu vực sông (LVS)
Lưu vực sông (River Basin hay Watershed) có thể được hiểu là một vùng địa lý mà trong đó phạm vi nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. Có nhiều cách định nghĩa về quản lý LVS, nhưng có thể hiểu đây là một khái niệm rộng gắn với các kế hoạch, chính sách và hoạt động nhằm kiểm soát nguồn nước, tài nguyên và môi trường cũng như các quá trình liên quan trong một lưu vực nhất định. Quy mô của việc quản lý LVS tuỳ thuộc vào các điều kiện tài nguyên, địa lý và hành chính. Các chương trình quản lý tổng hợp LVS có thể tác động toàn diện đến các mặt kinh tế, xã hội và đem lại nhiều lợi ích cho lưu vực như:
- Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS đều được khai thác sử dụng.
- Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao gồm địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này.
- Kiểm soát lũ: Việc cấp nước đồng thời đảm bảo chống lũ có thể là lý do quan trọng nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS quan tâm đến các vùng đầu nguồn và bảo vệ các vùng đất ngập nước.
- Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh cảnh, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó còn ảnh hưởng đến các loài cá do bùn lắng trên lòng sông - nơi cần thiết cho chúng đẻ trứng, và che phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.
- Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường gây ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ khoáng cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt môi trường với các hoạt động giao thông thủy là sự cố tràn dầu.
- Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ điện - thuỷ lợi: Có thể thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ những năm 80, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa để tích nước trong mùa mưa lũ và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát điện, điều tiết lưu lượng dòng chảy ở hạ lưu và đẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cấp nước, nuôi cá, cải tạo môi trường.
- Đa dạng sinh học: lưu vực sông đặc biệt là những nơi ven sông là nơi cư trú cần thiết và đa dạng cho nhiều quá trình và nhiều loài sinh vật, đây còn là nơi cung cấp mối liên kết giữa hệ sinh thái thuỷ sinh với hệ sinh thái vùng cao. Chẳng hạn như, thảm thực vật ven sông sẽ kiểm soát nhiều cơ chế môi trường của hệ sinh thái sông, và
đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lưu lượng, điều chỉnh dòng chảy cũng như nhiệt độ sông. Các vùng đất ngập nước cũng đóng vai trò quan trọng tương tự trong việc duy trì đa dạng sinh học và các quá trình trong LVS. Quản lý LVS có thể là công cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật hoang dã, một nhân tố của sự đa dạng sinh thái. Mặc dù không phải là thích hợp với mọi trường hợp nhưng việc lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những nỗ lực tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
- Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác: cần có các hoạt động quản lý LVS để làm giảm các
ảnh hưởng và cải thiện, bảo tồn loài cá cũng như các sinh vật thuỷ sinh khác.
- Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước.
- Giải trí-du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí-du lịch có thể được tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở phía hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngoài ra còn có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các hoạt động giải trí như bơi thuyền và câu cá.
V.2.6.3.2 Phương cách tiếp cận quản lý lưu vực sông
Mặc dù nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cách tiếp cận này, song cách hiểu và áp dụng tại mỗi nước có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận lưu vực sông có một số điểm chung là:
Nhằm mục đích hài hoà các mục tiêu của các cơ quan địa phương và trung ương trong lưu vực, giúp họ có được chiến lược quản lý hợp lý. Quá trình ra quyết định thường cố gắng bao hàm đầy đủ các lĩnh vực liên quan và sử dụng kỹ năng "tìm tiếng nói chung" để xây dựng được kế hoạch đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan.
- Sử dụng thông tin khoa học và logic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ sinh, hệ sinh thái trên cạn, sức khoẻ con người, và các điều kiện kinh tế trong lưu vực.
- Sử dụng các biện pháp tài chính phù hợp để chi phí được phân bổ cho các dự án tương ứng với lợi ích thu được của chúng.
- Cố gắng tạo ra khung thoả thuận liên ngành nhằm đảm bảo các kế hoạch sẽ được thực hiện dựa vào cách tiếp cận và mong muốn của các bên liên quan chứ không phải dựa vào các luật lệ hay quy định.
- Xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc quản lý LVS.
Nhìn chung, cách tiếp cận quản lý môi trường LVS này bao gồm 3 nét chính. Thứ nhất là sự phát hiện vấn đề, phát hiện các mối đe doạ tiềm ẩn đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái trong lưu vực. Thứ hai là sự tham gia của các bên liên quan, đòi hỏi mọi người phải có sự quan tâm thích đáng hoặc thích hợp nhất. Thứ ba là sự phối hợp hành động, đó là các nỗ lực được thực hiện một cách tổng hợp và toàn diện một khi các giải pháp đã được quyết định.
Trong những năm gần đây, mặc dù những lợi ích của việc xây dựng kế hoạch tổng hợp quản lý LVS là rất lớn và được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật tốt, nhưng việc thực hiện lại gặp
rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bất cứ chương trình quản lý LVS nào cũng đều cần tính đến và phải vượt qua những trở ngại đó là:
- Việc lập kế hoạch quản lý LVS thường được tiến hành theo quá trình tĩnh và thường được công thức hoá về mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện. Điều này khó nhận được sự đồng tình và chấp nhận của các đối tượng khác nhau vì mục tiêu của họ cũng rất khác nhau.
- Ranh giới LVS thường không trùng với ranh giới hành chính, do vậy khó khăn cho việc thiết lập quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến LVS.
- Các mô hình cở sở để xây dựng kế hoạch thường dựa trên các cơ sở dữ liệu yếu do vậy độ chính xác và tin cậy không cao.
Về thực chất, việc lập kế hoạch quản lý LVS là công việc rất phức tạp, nhất là khi tính đến những tác động về môi trường. Quá trình lập kế hoạch thường chậm và mất rất nhiều thời gian để nó có thể thực sự được tiến hành.
V.2.6.4 Sử dụng GIS trong quản lý môi trường nước
Trong lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ viễn thám được coi như một công cụ quan trắc hữu ích, nhằm theo dõi những biến động của môi trường theo thời gian, phát hiện kịp thời những ảnh hưởng bất lợi của các hiện tượng thiên nhiên và tác động của con người lên môi trường. Những hiện tượng thiên nhiên thường được quan trắc là:
- Theo dõi, giám sát diễn biến môi trường nước mặt.
- Theo dõi những diễn biến lũ lụt và đánh giá ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề xuất các biện pháp dự báo và phòng tránh có hiệu quả.
- Theo dõi, dự báo những hiện tượng cháy rừng và các dạng mất rừng, thoái hoá rừng...
- Quan trắc đánh giá những tai biến môi trường như sạt lở đất hoặc xói mòn đất, thoái hoá
đất, sa mạc hoá...
V.2.7. Bảo tồn nước sinh hoạt
Với hiện trạng nguồn nước như hiện nay, vấn đề ô nhiễm khá trầm trọng. Vì vậy chúng ta cần có một số biện pháp thật cụ thể và triệt để, tập trung vào các mặt sau:
1. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ dân trí cho mọi người nhất là dân trí về môi trường.
2. Có qui định với tất cả xí nghiệp phải xử lý nước thải chất thải trước khi dẫn ra kênh hoặc sông rạch.
3. Có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm từ vùng nông thôn và miền núi, Những vùng bị mặn phèn thì nên đề xuất hướng quản trị để chống ô nhiễm nguồn nước.
4. Nghiên cứu chất lượng môi trường nước phải đồng bộ và tổng hợp, nhất là nghiên cứu chất lượng nước không thể tách rời với chất lượng môi trường đất.
5. Quản lý chất thải theo nguyên tắc tránh thải, giảm thải, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thải bỏ có thể tóm tắt qua sơ đồ dưới đây