Tác Động Của Việc Xử Lý Chất Thải Rắn Không Hợp Lý

Trung bình tổng lượng chất thải rắn hàng năm chia ra theo tỷ lệ sau: Chất thải gia cư 44%, chất thải y tế 1%, và chất thải công nghiệp chiếm 55%. Mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh và dự báo rằng số lượng nầy tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ sắp đến. Quá trình đô thị hóa và sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, hiện đại hóa các cơ sở y tế sẽ làm tăng đáng kể lượng chất thải độc hại phát sinh. Và nếu không xử lý một cách phù hợp sẽ có khả năng gây ra ảnh hưởng quan trọng dến sức khỏe con người và môi trường (Bộ KH, CN& MT, 2004).

Chất thải y tế trên nguyên tắc phải được đốt ở các lò đốt trong bệnh viện, nhưng thực tế thì không được như thế. Thí dụ ở Hà Nội có 36 bệnh viện mà chỉ có một bệnh viện có lò đốt mà thôi. Và chất thải nầy dĩ nhiên cũng được đổ vào các bãi rác sinh hoạt gia cư.

Phế thải rắn công nghiệp, cũng giống như tình trạng của chất thải y tế là đi vào các bãi rác sinh hoạt. Theo báo cáo của Bộ KH, CN& MT (2004), cả nước có 465 cơ sở gây ô nhiễm quan trọng cần phải xử lý tức khắc. Vài con số vế chất thải công nghiệp để có thêm khái niệm về tình trạng CTR ở Việt Nam. Hiện tại, cty ciment Hà Tiên ở Thủ Đức chứa trên 30 tấn PCBs, một hóa chất dioxin tương đương, số lượng chất thải rắn trung bình được thải ra hàng năm ở TpHCM trên 45 ngàn tấn, tỉnh Đồng Nai, gần 35 ngàn tấn, Tp Hà Nội 18 ngàn tấn...

Theo số liệu thống kê của 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng và thành phố Hồ Chí Minh, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp chiếm 15 - 26% của chất thải rắn thành phố. Trong chất thải rắn công nghiệp có khoảng 35- 41% mang tính nguy hại. Thành phần của chất thải công nghiệp nguy hại rất phức tạp, tuỳ thuộc vào nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành của từng công nghệ và dịch vụ có liên quan (Niên giám thống kê, 2005).


VI.2 TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Từ thuở sơ khai con người đã biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình, đến khi các loại tài nguyên thiên nhiên đó không còn giá trị sử dụng thì con người sẽ bỏ đi. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng nhiều, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì lượng rác thải ra cũng tỉ lệ thuận với sự phát triển đó. Đất hẹp, người đông, lượng rác thải lớn đã làm ảnh hưởng trực tiếp môi trường và sức khỏe con người, những tác động tiêu cực mà rác thải mang đến cho con người và môi trường khi nó chưa được quản lý và xử lý tốt (Hình 6.5). Rác thải sẽ gây ùn tắc giao thông, cản trở thoát nước đô thị, là nơi tập trung nhiều vi sinh vât gây bệnh cũng như nơi trú ẩn của sinh vật và ký chủ gây bệnh (WHO, 1995).. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mất mỹ quan đô thị. Đây cũng chính là nguồn gây ô nhiễm đất và không khí. Hiện nay, việc thu hồi và tái chế rác ở các khu vực đô thị nói chung đều mang tính tự phát, những vật liệu có thể bán được ở xe trung chuyển, thùng rác công cộng được công nhân, những người bới rác, trẻ em đường phố xốc lượm lại. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa cộng đồng và chắc chắn có ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của những người thường xuyên mỗi ngày phải tiếp xúc với chất thải rắn sinh họat đặc biệt là chất thải bệnh viện

Các tác động của xử lý chất thải không hợp lý


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Môi trường xấu

Làm hại sức khỏe con người

Gây ùn tắc giao thông


Làm mất mỹ quan đô thị

Hạn chế kết quả sản xuất kinh doanh


Tạo nếp sống kém văn minh

Tác động xấu đến du lịch văn hóa

Tạo môi trường dịch bệnh

Hình 6.5 Tác động của việc xử lý chất thải rắn không hợp lý

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ & CTV, 2001)

VI.2.1 Sức khoẻ cộng đồng

Từ việc thải các chất hữu cơ, xác chết các loài động vật qua những trung gian truyền bệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật nhiều lúc trở thành dịch bệnh. Ảnh hưởng của CTR đối với sức khỏe con nguời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua đường hô hấp và qua da, ngoài ra khi CTR xâm nhiễm vào MT có thể ảnh hưởng đến sức khỏ qua chuỗi thức ăn (Hình 6.6)


Môi trường không khí


Rác thải (Chất thải rắn)

- Sinh hoạt

- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, ...)

- Thương nghiệp

- Tái chế

Bụi,CH4, NH3, H2S, VOC



Nước mặt

Nước ngầm

Môi trường đất

Kim loại nặng,

Qua đường hô hấp

chất độc

Ăn uống, tiếp xúc qua da

Qua chuỗi thực phẩm


Người, động vật

Hình 6.6 Sơ đồ tác hại chất thải rắn đối với sức khoẻ con người.

VI.2.2 Ô nhiễm môi trường đất do rác thải‌

Rác trong môi trường đất phân huỷ ở hai dạng yếm khí và hiếu khí. Khi có ẩm độ thích hợp, rác thải sẽ phân huỷ cho ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng nên các chất khoáng đơn giản, H2O và CO2. Trong điều kiện yếm khí, sản phẩm cuối cùng của rác chủ yếu là CH4, H2S và CO2 gây độc cho môi trường. nhờ khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm các chất từ rác không trở thành ô nhiễm. nhưng với lượng rác quá lớn, môi trường đất sẽ trở nên quá tải và gây ô nhiễm môi trường (Hình 6.7). Ngoài ra, các kim loại nặng và các chất độc trong rác sẽ theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm và gây ô nhiễm nước ngầm.


Hình 6 7 Môi trường đất bị ô nhiễm do bải rác lộ thiên Bùi Thị Nga 2004 VI 2 6


Hình 6.7 Môi trường đất bị ô nhiễm do bải rác lộ thiên (Bùi Thị Nga, 2004)


VI.2.3 Ô nhiễm môi trường nước do rác thải

Các loại rác hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân huỷ nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hoá chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm trung gian; sau đó cho ra sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ bị phân huỷ yếm khí tạo ra các hợp chất trung gian và cho ra các sản phẩm cuối cùng là CH4, H2S, H2O và CO2. Tất cả các sản phẩm trung gian gây mùi thối và các độc chất, bên cạnh đó còn có vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước (Hình 6.8).

Hình 6 8 Môi trường nước ô nhiễm do rác thải được vứt xuống sông Bùi Thị 7

Hình 6.8 Môi trường nước ô nhiễm do rác thải được vứt xuống sông (Bùi Thị Nga & ctv, 2008)

Ngoài ra, rác thải nếu là những chất kim loại thì chúng sẽ gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước, quá trình oxy hoá của các chất này sẽ gây nhiễm bẩn nước. Những chất độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng xạ sẽ gây nguy hiểm rất lớn đối với con người và các loài thuỷ sinh vật.


VI.2.4 Ô nhiễm môi trường không khí do rác thải

Rác thải có các bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Có những chất có khả năng thăng hoa, phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường trực tiếp. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp (nhiệt độ 350C, ẩm độ 70-80%) sẽ có qúa trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật, kết quả tạo ra những chất khí H2S, CO, CH4, NH3, H2,.. với hàm lượng cao sẽ gây nên ô nhiễm môi trường không khí. Trong đó khí sinh ra chủ yếu ở các bãi rác là CH4 và CO2

Ngoài những tác hại của rác đối với môi trường đất, nước,.. rác còn gây nên những ảnh hưởng khác như làm mất vẻ mỹ quan ở các khu công cộng và đô thị, gây cản trở dòng chảy làm ứ đọng nước ở khu dân cư và là nơi cư trú của các vi sinh vật gây bệnh (Hình 6.9).

Hình 6 9 Rác thải được người dân vứt bừa bải trên đường phố Bùi Thị Nga 8

Hình 6.9 Rác thải được người dân vứt bừa bải trên đường phố(Bùi Thị Nga & ctv, 2007)


VI.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Trên nguyên tắc tất cả các thể loại chất thải độc hại rắn trên cần phải được xử lý và hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ sở nào có hệ thống xử lý chất thải rắn cũng như không có một nhà máy chuyên về xử lý hóa chất độc hại. Xây dựng các cơ sở xử lý ở các trung tâm lớn hay các đô thị có nhiều khu công nghiệp. Các cơ sở chỉ phải mang chất thải rắn cần xử lý cho một nhà máy xử lý trung ương và chi phí được chiết tính tùy theo tiêu chuẩn về mức độ độc hại của từng loại phế thải từ những công nghệ khác nhau.

Trước hết Việt Nam cần phải phân lọai theo tiêu chuẩn độc hại các phất thải rắn để từ đó cán bộ quản lý và chủ các cơ sở có văn bản rõ ràng để thực thi luật lệ. Thiết lập những nhà máy xử lý phế thải rắn và hoàn chỉnh bộ luật về sự phân loại mức độc hại của phế thải.


VI.3.1 Thu gom

Theo Trần Hiếu Nhuệ & CSV (2001) thì thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ nhà dân, các công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Dịch vụ thu gom rác thải thường được chia ra thành hai loại: thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp.

- Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu): rác thải được thu gom từ nguồn phát sinh ra nó (nhà ở, cơ sở thương mại,..) và chở đến các bãi chứa chung, các điểm hẹn hoặc bãi chuyển tiếp, do đó thu gom sơ cấp sẽ cần đến trong mọi hệ thống thu gom và vận chuyển. Thường thì hệ thống thu gom sơ cấp sử cấp sử dụng xe chở rác nhỏ, xe kéo tay để thu gom rác. Quá trình này có thể ảnh hưởng trực tiếp đối với người dân cũng như mỹ quan đô thị và hậu quả của các công đoạn sau đó.

- Thu gom thứ cấp: rác thải được thu gom từ các bãi chứa chung, các điểm hẹn chuyển đến bãi xử lý. Quá trình này phụ thuộc vào các loại xe thu gom và quãng đường vận chuyển, và ít ảnh hưởng đến người dân.

VI.3.1.1. Hiệu quả của việc thu gom được đặc trưng bởi các tiêu chí sau:

- Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ.

- Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp.

- Chi phí của một ngày thu gom.

- Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom.

- Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần.

VI.3.1.2. Các hình thức thu gom khác

- Thu gom theo khối: trong hình thức thu gom này các xe thu gom này xe thu gom sẽ chạy theo một quy trình đều đặn theo tần suất đã được quy định trước đó (từ 2- 3lần/tuần hoặc theo ngày,..). Những xe này sẽ dừng tại các ngã ba, tư hay điểm hẹn nhất định nào đó và rung chuông. Theo tín hiệu này những người dân xung quanh đó mang sọt rác của mình đến để đổ vào các xe. Có nhiều dạng khác nhau của hình thức thu gom này nhưng điểm chung là mọi gia đình đều được yêu cầu phải có thùng rác của riêng mình ở trong nhà và mang đến cho công nhân thu gom rác đúng giờ theo tín hiệu đã quy đinh.

- Thu gom lề đường: đây là một hình thức thu gom đòi hỏi có một dịch vụ đều đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác. Các hộ dân cần phải đặt lại thùng rác sau khi rác đã được đổ ra khỏi thùng. Điểm quan trọng là những thùng này đòi hỏi phải dạng chuẩn, nếu không lượng rác bỏ vào thùng sẽ dư ra ngoài hoặc chỉ chiếm một phần nhỏ thể tích của thùng. Trong những điều kiện này, rác có thể bị gió thổi bay hay súc vật hoặc người bới rác làm vung vãi ra đường làm cho quá trình thu gom kém hiệu quả hoặc gây lãng phí.


VI.3.2 Vận chuyển và trung chuyển

Trong hệ thống xử lý rác, vận chuyển và trung chuyển là một khâu khá quan trọng, bao gồm cả các phương tiện, các trang thiết bị các vật dụng có liên quan. Hoạt động trung chuyển và vận chuyển bao gồm luôn cả việc chuyển các phế liệu từ nơi phân loại tới các cơ sở tái chế hay chuyển sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý đến bãi chốn lấp.

Theo Trần Hiếu Nhuệ & CTV, (2001) thì hoạt động trung chuyển và vận chuyển có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:



Hình 6.10 Sơ đồ hoạt động thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác (Bùi Thị Nga & ctv, 2008)


Sự vận hành hệ thống trung chuyển sẽ hổ trợ đắc lực cho hoạt động thu gom rác một cách có hiệu quả và ngày càng trở nên cần thiết bởi các nguyên nhân sau:

- Khoảng cách quá xa từ nơi thu gom tới nơi xử lý, nếu không sử dụng trạm trung chuyển sẽ dẫn đến việc thu gom không đạt hiệu quả kinh tế.

- Sự hiện diện của các khu vực dân cư thưa thớt.

- Việc sử dụng các container có kích thước trung bình để chứa rác ở những nơi sản sinh ra rác quá lớn.

Trong đó kiểu vận hành chuyên chở được chia thành:

- Hệ thống thùng xe di động: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được luân phiên chuyên chở đến bãi thải và đưa thùng không vào vị trí cũ để thay thế. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển rác từ các nguồn tạo ra khối lượng rác lớn.

- Hệ thống dùng xe cố định: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định, người công nhân chỉ nhấc lên đổ vào xe lớn và sau đó đặt lại vị trí cũ.

Tuy nhiên, dù sử dụng phương tiện vận chuyển nào, chúng ta cũng phải thỏa các điều kiện sau:

- Vận chuyển rác với giá rẻ nhất.

- Rác phải được đậy kỹ trong quá trình chuyên chở.

- Các loại xe này phải được thiết kế phù hợp với hệ thống giao thông hiện hành.

- Tải trọng xe không vượt tải trọng cho phép của hệ thống đường xá hiện hành.

- Phương pháp để tháo dỡ rác trong xe phải đơn giản và thuận tiện,...

Nhóm thu gom phế liệu

Đội quân bới rác tại bãi rác

Đội quân nhặt rác lưu động

-


Bãi chân lấp

Đường phố

Nguồn phế thải phế liệu

Bãi tập kết tạm thời trạm trung chuyển

Xe rác đẩy tay

Thùng rác, bể chứa rác

Các hộ gia đình

Khách sạn

Cơ quan trường học

Nhà hàng ăn uống, nhà trọ

Thu mua rác tại bãi đổ

Thu mua đồng nát tại kho chứa

Nhóm thu mua phế liệu

Các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp

Xuất khẩu

Những người mua đồng nát lưu động

Hoạt động thu mua dọc đường phố

Nhóm buôn bán và sử dụng lại phế


Đại lý và những người buôn bán

Hình 6.11 Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn tư nhân

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ & CSV, 2001)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023