Nước Thải Kcn Trà Nóc Theo Cống Thải Ra Sông, Rạch (Bùi Thị Nga & Ctv, 2007B)

- Đẩy mạnh công tác xã hội và khuyến nông hầu giúp người nông dân từng vùng hiểu nhiều hơn về mảnh đất của chính mình, để sử dụng và quản trị đất đúng hướng.

Trên đây là một số đề nghị trong thời gian trước mắt về lâu dài, tùy trường hợp cụ thể của từng khu vực ở địa phương sẽ có những biện pháp khác trong sử dụng và quản trị đất đai. Nhìn chung, đất sản xuất là nguồn tài nguyên mang tính chất quyết định cho sự tồn tại của nhân loại, tiềm năng của đất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải biết sử dụng, vun đắp và cải tạo, mới có khả năng giữ và làm tăng độ phì nhiêu của đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp lâu bền và ổn định.

V.1.4.4 Bảo tồn tài nguyên đất trên cơ sở phát triển bền vững.

Cùng với sự giao lưu kinh tế được mở rộng, khối lượng hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam và các nước tăng nhanh, Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và suy giảm sinh thái (Mc. Loughlin & Bellinger, 1995). Hệ sinh thái là cơ sở tồn tại của sự sống trên hành tinh chúng ta, trong đó có loài người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự vận hành của các chu trình địa hoá, thuỷ hoá, chúng duy trì sự ổn định, màu mỡ của đất, nước, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm và giảm nhẹ thiên tai.

Các quần xã sinh vật (gồm động vật, thực vật và vi sinh vật) đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt là thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ thiên tai: hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. Việc huỷ hoại rừng do khai thác gỗ, khai hoang làm nông – công – ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn, sạt lở đất, hoang mạc hoá đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm hoạ thiên nhiên…gây ô nhiễn môi trường đất, nước không khí.

Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và toàn cầu: tạo ra bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng bức, giảm sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hoà nguồn oxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua quá trình quang hợp…

Các quần xã sinh vật đặc biệt là các loại nấm và vi sinh vật có khả năng hấp thụ, phân huỷ các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác…


V.1.5. Quản lý tài nguyên đất

V.1.5.1 Thu thập dữ liệu gốc về tài nguyên đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Đây là việc làm tối cần thiết, là số liệu gốc và nền tảng cho việc thẩm định và đánh giá nguồn tài nguyên đất. Đánh giá tài nguyên đất đai hiện nay có thể được tiến hành dựa trên các kỹ thuật tin học như: viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, và mô hình hoá tài nguyên đất

V.1.5.2 Phân loại đất

Phân loại tài nguyên đất là một trong những công việc không thể thiếu trong việc khảo sát TNMTĐ, nó là một trong những phần việc đầu tiên của phân tích tài nguyên đất (TNĐ). Trong các nghiên cứu về đất cần chú ý sức chứa, sức sản xuất, sự nhạy cảm môi trường (MT) và các tác động MT của MT đất. Ví dụ như khi sử dụng tài nguyên đất cho trồng rừng

thi trước nhất nên đánh giá xem ảnh hưởng của nó đến chất lượng MT đất nước không khí quanh vùng. Kiến thức về hệ sinh thái rất quan trọng để giải quyết các vấn đề trên

V.1.5.3 Thống kê tài nguyên đất đai

Thống kê TNĐ nhằm để cung cấp thông tin về sự xói mòn, đưa ra tiêu chuẩn về khả năng sử dụng TNMTĐ, và cũng cung cấp cơ sở cho việc qui hoạch và sử dụng đất ở cấp quốc gia và cấp vùng. Đánh giá khả năng sử dụng đất đai để phân vùng sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bền vững.

V.1.5.4 Vấn đề kinh tế xã hội phát sinh trong việc quản lý đất

- Tốc độ gia tăng dân số

- Đặc tính môi trường sinh sống

- Khả năng khai thác vùng đất mới

- Sự hình thành và phát triển mô hình xã hội mới

- Hoạt động của con người

V.1.5.5 Qui hoạch và sử dụng đất nông nghiệp

Qui hoạch sử dụng đất đai thường dựa chủ yếu vào hệ thống phân loại của FAO-UNESCO, và của Mỹ. Mỗi hệ thống đều có những ưu và khuyết khác nhau. Hệ thống phân loại của Mỹ đơn giản, trình bày kết quả rỏ ràng có thể dùng để đánh giá phân hạng cho cả nước mà cũng có thể dùng để qui hoạch cho cơ sở sản xuất nông nghiệp. Nhược điểm của hệ thống này không thể xem xét đến yêu cầu phong phú của cách sử dụng đất khác.

Những quyết định qui hoạch thường dựa vào khảo sát cơ bản và phân tích có liên quan, được thể hiện theo sơ đồ sau:


Những tham khảo ban đầu


Khảo sát cơ bản


Phân loại đất định tính


Phân tích kinh tế xã hội

Phân loại đất đai định lượng


Những quyết định cho qui hoạch

Dựa vào hệ thống phân loại của Mỹ có các loại đất sau:

- Loại I: đất đai có hạn chế không đáng kể, không thu hẹp khả năng sử dụng đất loại này.

- Loại II: đất có một số rất ít hạn chế, hơi thu hẹp khả năng lựa chọn cây trồng hoặc cần có biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất.

- Loại III: đất có nhiều hạn chế nghiêm trọng, khả năng chọn lựa cây trồng bị thu hẹp, có biện pháp kỹ thuật đặc biệt để bảo vệ đất.

- Loại IV: đất có hạn chế rất nghiêm trọng, khả năng chọn lựa cây trồng rất thu hẹp.

Cần có chế độ chăm sóc rất đặc biệt.

- Loại V: đất rất ít hoặc không bị xói mòn, khả năng sử dụng đất đai bị thu hẹp, chỉ sử dụng làm đất đồng cỏ cắt hay chăn thả, hay nuôi thú hoang để săn bắn.

- Loaị VI: đất có nhiều hạn chế, không thích hợp để cày, chỉ sử dụng làm đồng cỏ.

- Loại VII: đất có những hạn chế rất nghiêm trọng, không thể sử dụng để làm đồng cỏ.

Rừng lấy gỗ cũng bị thu hẹp.

- Loại VIII: đất có hạn chế rất nghiêm trọng. Được sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi hay danh lam thắng cảnh.

V.1.5.6 Đất phèn qui hoạch và sử dụng

Diện tích đất phèn ở ĐBSCL chiếm rất lớn, sự hiện diện tầng phèn càng gần tầng mặt thì hạn chế sự phát triển của cây trồng. Trong đất phèn có trị số pH thấp, hàm lượng dinh dưỡng không cân đối, các độc chất sắt nhôm cao gây nên sự ức chế bộ rễ cây trồng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đôi khi hàm lượng độc chất quá cao sẽ làm cho cây trồng bị chết. Tuỳ theo sự hiện diện tầng phèn ở các độ sâu trong đất mà chia thành các loại đất phèn khác nhau. Để qui hoạch và sủ dụng đất phèn hiệu quả, hiện nay có một số biện pháp sau:

- Duy trì hệ sinh thái tự nhiên của đất phèn để duy trì sự cân bằng, nhất là nguồn lợi thuỷ sản Trên 2/3 thuỷ sản của thế giới phụ thuộc vào tình trạng ổn định của vùng đất ngập nước.

- Kiểm soát nước để khống chế phèn

- Trồng cây chịu phèn

- Bón phân cân đối cho đất và cây trồng nhất là phân lân.

V.1.5.7 Đất rừng và bảo vệ rừng

Đất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước (Bùi Thị Nga, 2005).

Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được 30% tốc độ gió và có khả năng bảo vệ phạm vi đất đai gấp hơn 2 lần chiều cao của cây. Ở

những nơi có gió cát và hạn hán nghiêm trọng, việc trồng những hàng cây phi lao ngăn gió cát rất có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái đất đai.

Rừng là chiếc ô bảo vệ mặt đất. Khi trời mưa, do tán lá cây hứng đỡ nên nước mưa không trực tiếp xối xuống mặt đất, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng chống xói mòn. Thực tế cho thấy, nếu nước mưa trực tiếp xối vào mặt đất thì mỗi năm một hecta đất trồng hoa bị xói mòn 20 tấn, đất trồng cỏ bị xói mòn 1 tấn, trong khi đó đất trồng rừng chỉ bị xói mòn 0,1 tấn. Mặt đất trong rừng có nhiều cành và lá cây khô, nước mưa rơi xuống mặt đất không thể xối thẳng vào đất, cũng không thể chảy nhanh mà ngầm chảy từ từ. Đó là vật cản quan trọng khiến mưa to không gây ra lũ lụt và rất có ích đối với việc bảo vệ đồng ruộng, nhà cửa.

Hiện nay, trên thế giới lượng khí cacbonic thải ra ngày một tăng. Biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này là trồng nhiều cây xanh, vì cây xanh có khả năng hấp thụ khí cacbonic. Trung bình 1 hecta cây tán lá rộng có thể hấp thụ được 1 tấn khí cacbonic/ngày và nhả ra 730kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do 1 người thải ra trong 1 ngày sẽ được 10m2 cây xanh hút hết. Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ tiếng ồn, hấp thụ một số chất ô nhiễm trong không khí và một số nguyên tố kim loại nặng trong đất.


V.2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC

V.2.1 Định nghĩa ô nhiễm môi trường nước

Môi trường nước có thể bị nhiễm bẩn hoặc bị ô nhiễm. Nhiễm bẩn có thể màu sắc bị thay đổi chưa gây hại. Ô nhiễm môi trường nước là nồng độ chất gây ô nhiễm vượt quá mức an toàn cho phép. Ô nhiễm nguồn nước do nông nghiệp và công nghiệp sẽ gây hậu quả là ô nhiễm nguồn nước uống và sinh hoạt. Một cách tổng quát, bất cứ sự thay đổi chất lượng nước về mặt vật lý, hóa học hay sinh học, mà sự thay đổi này có tác hại đến sinh vật, hay sự thay đổi này làm cho nước không thích hợp cho bất cứ mục đích sử dụng nào thì được xem là ô nhiễm môi trường nước.


V.2.2 Nguồn gây ô nhiễm nước

V.2.2.1 Nước thải từ khu công nghiệp & chế biến

Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gọi là nước thải công nghiệp (Hình 5.10). Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao. Nước thải của xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, và chất tấy rửa.

Hình 5 10 Nước thải KCN Trà Nóc theo cống thải ra sông rạch Bùi Thị Nga ctv 2007b 6

Hình 5.10 Nước thải KCN Trà Nóc theo cống thải ra sông, rạch (Bùi Thị Nga & ctv, 2007b)


V.2.2.2 Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp

Do nhu cầu lương thực ngày càng tăng do vậy hoạt động nông nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng để đáp ứng và thỏa mãn đòi hỏi của cộng đồng. Chính vì vậy hoạt động nông nghiệp đã đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thải độc hại, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn (Hình 5.11). Dư lượng thuốc trừ sâu và nhiều tạp chất của phân bón đã làm cho hàm lượng kim loại nặng gia tăng theo thời gian. Ở ĐBSCL những năm gần đây, do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, người nông dân tìm mọi cách để khai thác giúp cho năng suất ngày càng cao, vả lại do ý thức kém nên họ sử dụng nhiều loại hóa chất và nông dược độc hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân quanh vùng, hay gây độc đối với các loài thủy sinh.


Hình 5 11 Mương chứa nước tưới cho rau xà lách xoong thông với sông rạch lân 7

Hình 5.11 Mương chứa nước tưới cho rau xà lách xoong thông với sông rạch lân cận (Lâm Quốc Việt, 2008)

V.2.2.3 Nước thải từ khu dân cư‌

Là nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học (Hình 5.12)


Hình 5 12 Bể chứa nước thải tại Bênh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ Bùi 8

Hình 5.12 Bể chứa nước thải tại Bênh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ (Bùi Thị Nga & ctv, 2008)

Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững cao, dễ bị phân hủy sinh học như cacbonhydrat, protein, chất dinh dưỡng (phospho, nitơ), nước ô nhiễm có hàm lượng hữu cơ cao nên thường có màu đen (Hình 5.13). Tuy nhiên, trong thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân này do con người là khác nhau. Hàm lượng các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng & hệ thống tiếp nhận thải. Khi nước thải chưa xử lý đưa vào kênh rạch sẽ gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu có các biểu hiện chính là: gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực với việc cấp nước cho các mục đích khác nhau, gia tăng mùi hôi và nhiều vi trùng.


Hình 5 13 Ô nhiễm nước mặt tại Rạch Bần Bùi Thị Nga ctv 2008 V 2 2 4 Nước 9

Hình 5.13 Ô nhiễm nước mặt tại Rạch Bần (Bùi Thị Nga & ctv, 2008)

V.2.2.4 Nước chảy tràn mặt đất‌

Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn gây ra ô nhiễm nước sông, ao, hồ. Nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích của vùng, thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước chảy qua.

V.2.2.5 Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên

4

- Nhiễm phèn: các quá trình phèn hóa trong đất, khi gặp nước phèn sẽ hòa tan gây ra ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước lúc này chứa nhiều các chất độc dạng ion Al3+, Fe2+, SO 2- & làm cho pH của nước thấp. Khi pH thấp sự phóng thích các kim loại nặng từ các khoáng sét càng cao (Brêmen).

- Nhiễm do mặn: Nước mặn theo thủy triều hoặc từ các mỏ muối trong lòng đất khi hòa lẫn trong môi trường nước làm cho nước bị ô nhiễm clo, natri khá cao. Nếu nước sông bị nhiễm mặn ở vùng ven biển có thể chuyển nước mặn vào các vùng sâu trong nội địa đến các vùng khác, gây suy giảm chất lượng nước ở vùng bị tác động và vùng lân cận phụ thuộc.

Ô nhiễm phèn và mặn ở mức độ khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên của từng vùng. Tuy nhiên sự hoạt động của con người cũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm của các yếu tố tự nhiên. Ví dụ như việc cải tạo Đồng Tháp Mười bằng các biện pháp đào kênh, mương... là nguyên nhân gây gia tăng mức độ axit hóa của các con sông tại chỗ và lân cận.


V.2.3 Tác nhân gây ô nhiễm

Có hàng ngàn các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, để tiện lợi cho việc kiểm soát và khống chế ô nhiễm nguồn nước, cho nên chia chúng thành các nhóm cơ bản như sau (Lê Huy Bá, 2002):

V.2.3.1 Các chất hữu cơ dễ bị phân hũy

Dạng này bao gồm cacbohydrat, protein, chất béo... Đây là chất gây ô nhiễm phổ biến nhất có trong nước thải từ khu dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẫm. Các chất này được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N & P, chúng nằm dưới dạng các hợp chất đa phân tử, có cấu tạo phức tạp. Trong nước thải, các hợp chất này có phân tử lớn nên không thể thấm qua màng vi sinh, để chuyển hóa các phân tử này, các vi sinh vật phải phân tách chúng thành những mảnh nhỏ để có thể thấm qua tế bào.

V.2.3.2 Các chất hữu cơ bền vững

Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị phân hũy bởi vi sinh vật. Một số có tác dụng tích lủy & tồn tại lâu dài trong môi trường nước & trong cơ thể thủy sinh vật nên gây ô nhiễm lâu dài, đồng thời tác hại đến hệ sinh thái nước. Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp & nguồn nước chảy tràn từ các vùng nông, lâm nghiệp sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc diệt cỏ...Ngoài ra các chất này còn có độc tính cao đối với sinh vật trên cạn & con người.

V.2.3.3 Kim loại nặng‌

Hầu hết các kim loại có độc tính cao đối với con người, các loại động vật có vú tôm, và cá. Các kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Crom (Cr), Cadmium (Cd), Asenic (As), và Mangan (Mn).

- Chì (Pb): Chì có trong nước thải của ngành luyện kim, sản xuất pin- acqui, hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể, có độc tính cao đối với não và gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng. Theo tiêu chuẩn của WHO cho phép nồng độ chì tối đa trong nước uống là 0,05 mg/l. Tiêu chuẩn của Việt Nam cho phép nồng độ chì tối đa trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l (TCVN 5943 - 1995). Chì trong nước xác định bằng hai phương pháp: hấp thụ nguyên tử hoặc chiết trắc quang với thuốc thử dithzon, đo ở bước sóng 510 nm.

- Thủy ngân (Hg): Trong tự nhiên thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Thủy ngân còn có trong các chất thải công nghiệp phân bón, xút clo, bột giấy. Thủy ngân có độc tính cao đối với các loại thủy sinh vật, đặc biệt là thủy ngân hữu cơ có độc tính cao đối với các loài vi sinh, do vậy được sử dụng để diệt nấm mốc. Ngoài ra thủy ngân cũng là hóa chất có độc tính cao đối với con người, sự kiện ô nhiễm thủy ngân hữu cơ tại vịnh Minamata (Nhật Bản) trong thập kỷ 50, 60 là một ví dụ điển hình cho việc ngộ độc thủy ngân ở thủy sinh vật & ngộ độc ở người thông qua chuỗi thức ăn. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 1995 qui định nồng độ thủy ngân tối đa là 0,001 mg/l đối với nước dùng cho sinh hoạt và nước ngầm.

- Arsenic (As): Các hợp chất Arsenic có trong nước thải công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Arsenic là chất độc mạnh có khả năng tích lủy và gây ung thư. Theo tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam (1995) nồng độ cho phép tối đa của Asen là 0,05mg/l cho nước sinh hoạt & nước ngầm.

V.2.3.4 Các ion vô cơ

Trong nước tự nhiên có nhiều ion vô cơ có nồng độ cao, đặc biệt là trong nước biển. Nước thải từ khu dân cư có nồng độ cao của các ion Cl-, SO 2-, PO 3-, Na+, K+, trong nước thải công

4 4

nghiệp ngoài các ion này còn có các chất vô cơ có độc tính cao như: Hg, Pb, Cd, As, F...

V.2.3.5 Dầu mỡ

Dầu mỡ là chất lỏng, khó tan trong môi trường nước, tan trong dung môi hữu cơ. dầu

mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế (dầu DO, FO) & một số sản phẩm dầu mỡ còn chứa các chất độc như hydrocacbon thơm đa vòng (PAH), Polyclobiphenyl (PCB), kim loại (chì). Do đó dầu mỡ có độc tính cao và tương đối bền vững trong môi trường nước. Hầu hết các loài thực, động vật đều bị tác hại do dầu mỡ. Hàng loạt những sự cố dầu tràn trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh cho những tác động nghiêm trọng của dầu mỡ đối với môi trường.

V.2.3.6 Các chất phóng xạ

Trong môi trường luôn tồn tại một lượng phóng xạ do hoạt dộng của con người như đốt nhiên liệu, hoặc từ nguồn đất, đá, núi lửa tạo ra. Các sự cố phóng xạ có khả năng gây hại nghiêm trọng đến con người và sinh vật chủ yếu do nổ hoặc rò rỉ các lò phản ứng nguyên tử hạt nhân (sự cố Chernobyl ở Ucraina vào tháng 4 năm 1986, gây chết hàng trăm người và

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí