hóa:
Một số nhận xét về cải cách DNNN ở Trung Quốc theo hướng cổ phần
Thứ nhất, Trung Quốc thực hiện cải cách DNNN theo mục tiêu cơ bản
là kiên trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân để phát triển nền kinh tế thị trường cùng hướng tới CNXH mang mầu sắc Trung Quốc.
Thứ hai, do DNNN hoạt động trì trệ, kém hiệu quả nên Trung Quốc tiến hành cải cách rất sớm (1978). Với phương châm “dò đá qua sông”, công cuộc “xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại” được cải cách từng bước theo từng giai đoạn: ban đầu là giao quyền tự quản nhiều hơn; thực hiện theo chế độ hợp đồng; cải biến bộ máy quản lý cho DNNN… Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện các giải pháp đi sâu vào cải cách DNNN nhằm hoàn thiện chế dộ doanh nghiệp hiện đại. Trong hàng loạt các giải pháp đang thực hiện, tịa Hội nghị Trung ương 3 khoá XVI Đảng Cộng Sản Trung Quốc (năm 2004) đã khẳng định rằng: chế độ cổ phần “là hình thức thực hiện chủ yếu của chế độ công hữu”.
Thứ ba, Trung Quốc xác định mục tiêu của cải cách DNNN là quyền sử dụng tài sản. Do đó, CPH DNNN ở Trung Quốc là nhằm thu hút vốn từ nhân dân hay người nước ngoài.
Thứ tư, Trung Quốc tuy xác định chế độ cổ phần “là hình thức thực hiện chủ yếu của chế độ công hữu”, nhưng cũng coi CPH chỉ là một biện pháp của việc “xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại”. bên cạnh việc tiến hành CPH hàng nghìn DNNN, Chính phủ Trung Quốc tập trung chỉ đạo xây dựng 2903 DNNN thành công ty lớn, tập đoàn kinh tế làm nòng cốt hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời Chính phủ không ngừng hoàn thiện thể chế quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Tháng 3-2003, Trung Quốc đã thành lập ban quản lý giám sát tài sản nhà nước trực thuộc Quốc vụ viện. Theo đó, khắp các địa phương đều thành lập Uỷ ban quản lý giám sát tài sản nhà nước tại địa phương.
Thứ năm, xuất phát từ nhận thức CPH DNNN là biện pháp giải quyết quyền sử dụng về tài sản, do đó Trung Quốc cho rằng, công ty cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối là hình thức hợp lý trong mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân. Đó cũng là hình thức tổ chức có thể đưa các doanh nghiệp nhà nước tham gia cạnh tranh quốc tế có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình CPH, Trung Quốc quy định rò loại DNNN cần CPH. Các doanh nghiệp giữ 100% vốn nhà nước như: ngành quốc phòng, dầu mỏ, năng lượng, nguyên tử, hàng không, cấp nước, điện lực, bưu chính, đường sắt, in giấy bạc…. Các doanh nghiệp thực hiện CPH tuỳ tính chất ngành nghề và mức độ phân bổ sở hữu cổ phần, mà quyết định tỷ lệ cổ phần của Nhà nước, có thể nắm giữ 25% đến 30% cổ phần của ngành này.
Có thể bạn quan tâm!
- Do Yêu Cầu Đòi Hỏi Phải Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
- Những Kết Quả Chủ Yếu Đạt Được Về Cph Dnnn
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Của Quá Trình Cph Dnnn
- Danh Sách Các Dnnn Trực Thuộc Bộ Công Nghiệp (31/12/2001)
- Tình Hình Xử Lý Tài Chính Ở Một Số Tổng Công Ty Thuộc Bộ Công Nghiệp
- Kết Quả Thực Hiện Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Một Số Tổng Công Ty Thuộc Bộ Công Thương
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Thứ sáu, phương pháp CPH là bán một số cổ phần của doanh nghiệp cho các cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp, cả nước ngoài để thành lập công ty cổ phần hình thành tổ hợp cổ đông đa sở hữu, chấm dứt pháp nhân cũ là DNNN.
Thứ bảy, đối tượng lựa chọn DNNN thí điểm cổ phần hoá là doanh nghiệp loại lớn và vừa: Công ty bách hoá Thiên Kiều, Bắc Kinh; các công ty ngành dệt; các ngành công nghiệp, đường sắt không phải là những doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Thứ tám, việc thực hiện CPH DNNN gắn liền ngay từ đầu với việc phát triển thị trường chứng khoán, kể cả thị trường chứng khoán ở nước ngoài. Do đó, việc CPH diễn ra khá sôi động, tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu quả tương đối lớn. Số lượng cổ phiếu bán ra cũng đạt mức tương đối khá lớn. Năm 1997, số công ty phát hành cổ phiếu A (bán cho người Trung Quốc) niêm yết trên thị trường chứng khoán lên tới 655 công ty, tăng 23,6% so với năm 1996, và cổ phiếu B (bán cho người nước ngoài) cũng có tới 93 công ty, tăng 9,4% so với năm trước với số vốn đạt 49,058 tỷ NDT; tổng giá trị thị trường cổ phiếu A và B là 1666,5 tỷ NDT, tăng 69% so với năm trước.
1.3.5. Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam
Nghiên cứu quá trình CPH các DNNN của một số nước trên thế giới có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng vào quá trình CPH các DNNN ở nước ta nói chung, Bộ Công thương nói riêng.
Một là, CPH đã được thực hiện phổ biến ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Thực chất quá trình CPH là xử lý mối quan hệ giữa kinh tế nhà nước với kinh tế ngoài nhà nước, giảm bớt mức độ sở hữu và sự can thiệp trực tiếp của nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo đặc trưng của nền kinh tế thị trường, giảm bớt độc quyền, sự bao cấp nặng nề của nhà nước làm cho gánh nặng của nhà nước với doanh nghiệp về kinh tế giảm xuống, nâng cao vai trò chủ động của doanh nghiệp. Những biểu hiện tích cực trong chuyển đổi các DNNN sau CPH - Đó là sự vận động tích cực nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ, kém năng động và kém hiệu quả. Vì vậy, đó là sự vận động phù hợp và cần thiết. Từ tổng kết này, một lần nữa khẳng định chủ trương đổi mới các DNNN nói chung, CPH chúng nói riêng của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn.
Hai là, Các nước thực hiện CPH với quy mô, tốc độ, phương pháp tiến hành có khác nhau. Tuy nhiên thực tế cho thấy: những nước có thời gian CPH ngắn, kết quả CPH tốt là những nước đã xác định thời gian, mục tiêu, cách thức tiến hành phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước đó. Thường thì các nước có cách thức tiến hành vững chắc, xây dựng thành chương trình, chuẩn bị các điều kiện về pháp lý và tổ chức, nghiên cứu lựa chọn mục tiêu, xây dựng bộ máy chỉ đạo, thực hiện, xác lập các giải pháp tiến hành, kiểm tra giám sát, điều chỉnh, tiến hành các bước từ thí điểm, tổng kết đúc rút kinh nghiệm sau đó mới triển khai rộng thì kết quả CPH tốt, các vấn đề tiêu cực nảy sinh sau CPH ít. Kinh nghiệm triển khai cụ thể, chi tiết, vững chắc của Singapo là minh chứng về CPH hiệu quả cao.
Ba là, muốn CPH thành công cần phải có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và các bộ, ban ngành với các DNNN, đối tượng của CPH. Trong sự phối hợp trên, vai trò của chính phủ và các bộ, ban, ngành trong việc xây dựng chiến lược, xác định mục tiêu, phương thức tiến hành, xác định các DNNN cần CPH, xác định tỷ lệ cổ phần của nhà nước sau CPH, phương pháp tính giá trị doanh nghiệp… là hết sức quan trọng. Để CPH các DNNN đạt được kết quả tốt các doanh nghiệp phải thông suốt từ giám đốc đến những người lao động; các nước đều có cơ quan chính phủ đặc trách về CPH. Cơ quan này được tổ chức thống nhất từ cấp nhà nước đến các bộ, ban ngành và các doanh nghiệp. Cơ quan này phải quản lý toàn bộ chương trình CPH DNNN, đồng thời phải kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, tổng kết, bổ sung và tạo mọi điều kiện để thực hiện chương trình CPH đã xác lập.
Bốn là, để CPH thành công cần phải xác lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh, xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức tham gia vào quá trình CPH. Đặc biệt, cần xây dựng pháp luật hoàn chỉnh cho quá trình CPH diễn ra thuận lợi, hạn chế những tiêu cực phát sinh sau CPH. Thực tế cho thấy: ở những nước công nghiệp mới, hệ thống pháp luật khá đồng bộ và hoàn chỉnh, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các DNNN không sợ sau khi CPH doanh nghiệp bị lép vế so với khi chưa CPH… CPH đã diễn ra rất thuận lợi. Các nước đang phát triển, những nước có nền kinh tế chuyển đổi là những nước có hệ thống pháp luật thiếu, chưa đồng bộ, hiệu lực thực thi thấp. Vì vậy, đối với những nước này, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, xác lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là một trong các điều kiện để CPH thành công, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh sau khi CPH .
Năm là, để CPH thành công, để thu cho ngân sách một nguồn vốn lớn, cần phải đầu tư chi phí ban đầu cho quá trình CPH; cần phải có những hỗ trợ cho người lao động để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh do CPH và sau CPH. Rò ràng, để thực hiện CPH cần có những chi phí cho các hoạt động của
các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình CPH. Cần có những khoản chi phí đào tạo và đào tạo lại người lao động ở các doanh nghiệp CPH; khoản chi phí để chi trả bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc do không đáp ứng yêu cầu sau CPH… Tất cả những khoản trên đều thuộc ngân sách nhà nước. Kinh nghiệm cho thấy, nước nào khi tiến hành CPH chấp nhận các khoản chi phí trên sẽ tạo được sự đồng thuận của người lao động và doanh nghiệp, CPH diễn ra thuận lợi, các vấn đề nảy sinh sau CPH đã từng bước được giải quyết ngay chính trong quá trình CPH.
Sáu là, để CPH không làm suy yếu tiềm lực kinh tế của nhà nước dẫn đến suy yếu chức năng quản lý kinh tế của nhà nước, hầu hết các nước đều lựa chọn các doanh nghiệp của các ngành, các lĩnh vực không then chốt, không có tính chất quyết định đến nền kinh tế để CPH. Đặc biệt, các nước đều sử dụng nguồn vốn thu được sau CPH để đầu tư tăng tiềm lực kinh tế của nhà nước.
Bảy là, CPH các DNNN đều tạo những tác động tích cực đến nền kinh tế, nhưng cũng đặt ra những vấn đề kinh tế xã hội cần phải xử lý (như làm thất thoát tài sản của nhà nước khi tiến hành CPH, xử lý không công bằng đối với người lao động…) . Nếu không xử lý kịp thời sẽ giảm những ưu việt do CPH mang lại.
Qua hệ thống hoá, phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn về CPH các DNNN cho thấy rằng: CPH các DNNN là một hình thức chuyển hoá DNNN từ một chủ sở hữu là nhà nước sang các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu dưới hình thức các CTCP. Thực chất, đó là quá trình bao gồm hàng loạt các biện pháp về kinh tế, tổ chức cả về vĩ mô và vi mô tác động vào DNNN, chuyển chúng thành CTCP. CPH DNNN là tất yếu khách quan do các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội chi phối và chịu sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Nghiên cứu CPH các DNNN ở một số quốc gia cho thấy việc tổ chức triển khai CPH bài bản, vững chắc không chỉ tạo những kết quả tích cực trong CPH mà còn hạn chế những tác động xấu đến doanh nghiệp sau CPH.
Chương 2
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở BỘ CÔNG NGHIỆP (NAY THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG)
2.1. SỰ CẦN THIẾT CPH DNNN Ở BỘ CÔNG NGHIỆP
Ngày 21/10/1995, Quốc hội Khóa IX, kỳ họp thứ 8 đã ra Nghị quyết về việc thành lập Bộ Công nghiệp trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ đó là: Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Năng lượng, Bộ công nghiệp nhẹ. Bộ Công nghiệp (nay thuộc Bộ Công thương) là cơ quan của Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ chức năng quản lý Nhà nước ngành Công nghiệp trong phạm vi cả nước. BCN có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn về quản lý nhà nước quy định tại chương IV, Luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ.
Với gần 13 năm hoạt động với tên gọi Bộ Công nghiệp (từ năm 1995 đến cuối năm 2007) Bộ đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Căn cứ Nghị quyết 1/2007/QH12 ngày 31/7/2007 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, kỳ hợp thứ nhất về cơ cấu tổ chức Chính phủ theo đó Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại được sát nhập với tên gọi mới là Bộ Công thương.
Bộ Công thương chính thức hoạt động theo Nghị định 187/2007/NĐ- CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ. Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại bao gồm các lĩnh vực: Cơ khí, luyện kim, Điện, năng lượng mới, công nghiệp khai thác mở và chế biến khoáng sản, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ. Hiện nay, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ
Công thương gồm 11 Tổng công ty 91, 06 Tổng công ty 90 và các doanh nghiệp trực thuộc khác.
Sự phát triển của các DNNN thuộc Bộ Công nghiệp (BCN) bắt đầu từ những xí nghiệp Nhà nước (trước đây gọi là xí nghiệp Quốc doanh) với số lượng và quy mô nhỏ, những doanh nghiệp này được nhà nước cấp 100% vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu của nhà nước giao cho. Sản phẩm do những doanh nghiệp này sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho các đơn vị trong Bộ, một phần bán ra phạm vi ngoài xã hội theo số lượng, giá cả và địa chỉ cung ứng theo quy định của Nhà nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, DNNN thuộc BCN vẫn được quan tâm đặc biệt vì vai trò và sứ mệnh của chúng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với tư cách là bộ phận nòng cốt của ngành công nghiệp, DNNN thuộc BCN có vị trí đặc biệt quan trọng trong các thành phần kinh tế ở BCN nói riêng, nền kinh tế quốc dân nói chung. Vai trò đó được thể hiện qua những điểm sau:
- DNNN thuộc BCN là động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp khác thông qua hiệu quả hoạt động cao trên nền của cộng nghệ sản xuất hiện đại và hệ thống quản lý tiên tiến.
- DNNN thuộc BCN đã chi phối được sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa không chỉ với ngành công nghiệp mà chi phối đến sự phát triển kinh tế của cả nước.
- DNNN thuộc BCN là một trong những nguồn lực vật chất chủ yếu của Nhà nước, tạo ra được sự đóng góp to lớn cho ngân sách quốc gia.
- DNNN thuộc BCN góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chính sách xã hội như: giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội, đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình của họ…
- DNNN thuộc BCN góp phần quan trọng trong việc cung cấp những sản phẩm công ích phục vụ cho lợi ích quốc gia, cho an ninh, quốc phòng… nhằm thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tính đến đầu năm 2003, tổng số DNNN thuộc BCN còn 345 doanh nghiệp. Kế hoạch CPH đến hết năm 2005 sẽ là 190 doanh nghiệp (chiếm 55% DNNN) và sát nhập, giao bán 36 doanh nghiệp (chiếm 11% DNNN). Như vậy, tính đến cuối năm 2005, số DNNN còn lại thuộc BCN là 119 doanh nghiệp (chiếm 35%), trong đó có 38 Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 1 thành viên.
Về quy mô vốn, vốn Nhà nước của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty 90, 91 và doanh nghiệp trực thuộc Bộ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2001 (chưa tính Tổng Công ty dầu khí Việt Nam) là 47.841 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2004 là 63.386 tỷ đồng (Nếu tính cả 62.386 tỷ đồng của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam thì tổng số vốn của các Tổng Công ty 90, 91 và các doanh nghiệp thuộc Bộ là 126.184 tỷ đồng).
Vốn bình quân của DNNN tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2001 là 49,6 tỷ đồng/doanh nghiệp và tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, vốn của các DNNN đã đạt bình quân lên tới 270 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng gấp 5,4 lần. Điều này thể hiện quy mô của các DNNN được giữ lại là những doanh nghiệp lớn, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, thế mạnh và vai trò của DNNN thuộc BCN nói riêng cũng như DNNN nói chung chưa được giữ vững và phát huy. Thực tiễn cho thấy DNNN thường xuyên bị thua lỗ, sự thua lỗ triền miên của DNNN đã khiến ngân sách của quốc gia không còn đủ sức bao cấp và duy trì hoạt động của chúng. Báo cáo kiểm toán 2005 cho thấy, trong số 19 tổng công ty nhà nước được kiểm toán có tới 4 đơn vị lỗ 124 tỷ đồng trong năm 2004, dồn cả số tiền lỗ từ các năm trước lại thì con số lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Trong số những doanh nghiệp có số lỗ lũy kế nhiều có cả các DN lớn thuộc Bộ Công nghiệp như Tổng công ty Giấy Việt Nam (199 tỷ đồng), Tổng công ty Dệt may Việt Nam (328 tỷ đồng)… Nguyên nhân của tình trạng trên là do: