Danh Sách Các Dnnn Trực Thuộc Bộ Công Nghiệp (31/12/2001)


BCN.

- Sự xung đột giữa các mục tiêu đặt ra cho kinh tế nhà nước thuộc


- Thiếu sự đầu tư công nghệ tiên tiến cho việc tăng năng suất lao động,

phát triển sản xuất.

- Thiếu cơ chế kích thích, thích hợp đối với người lao động và những người quản lý doanh nghiệp Nhà nước thuộc BCN.

- Thiếu khả năng cạnh tranh, vì giá cả hàng hoá, dịch vụ của DNNN thường cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân hay hỗn hợp…

Với những lý do trên thì việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc BCN là một tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp thiết.

Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã chỉ rò: DNNN đang đứng trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế – hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN vẫn còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế có được, ảnh hưởng tới hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. DNNN thuộc BCN cũng giống như các DNNN nói chung đều rơi vào tình trạng: hiệu quả kinh tế thấp, thiếu vốn trầm trọng, nợ nần dây dưa, đầu tư còn dàn trải, cơ chế quản lý cứng nhắc, thiếu tính năng động, tính cạnh tranh thấp, mặt khác cơ chế “xin”, “cho” đối với DNNN là nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong sản xuất kinh doanh. Một bộ phận cán bộ quản lý còn thiếu năng lực chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN… Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp ở hầu hết các DNNN thuộc BCN. Nếu tính đến năm 2001, trước khi thực hiện nghị quyết TW3 (khoá IX) của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, BCN quản lý 7 Tổng công ty 91, 11 Tổng công ty 90 và một số công ty độc lập, trực thuộc theo bảng dưới đây:

Bảng 2: Danh sách các DNNN trực thuộc Bộ công nghiệp (31/12/2001)


STT

Tên Tổng công ty

Số DN

Tổng vốn Nhà nước

(triệu đồng)

Nộp NS bình quân 3 năm

(triệu đồng)

Số lao động

I

TỔNG CÔNG TY 91





1

TCT Điện lực Việt Nam

35

34.070.615

2.492.259

71.402

2

TCT Than Việt Nam

43

1.425.466

200.000

79.804

3

TCT Thép Việt Nam

13

1.399.692

265.427

17.543

4

TCT Hoá chất Việt Nam

39

1.572.348

234.958

34.202

5

TCT Dệt may Việt Nam

40

1.943.200

319.932

97.662

6

TCT Thuốc lá Việt Nam

13

956.021

1.673.107

10.138

7

TCT Giấy Việt Nam

13

979.062

97.749

11.948

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương - 7


II

TỔNG CÔNG TY 90





1

TCT Máy và thiết bị công nghiệp

15

165.092

85.705

6.251

2

TCT Máy động lực và máy NN

13

730.452

41.771

6.402

3

TCT Thiết bị kỹ thuật điện

09

357.228

34.086

5.156

4

TCT Điện tử tin học Việt Nam

13

232.081

66.495

2.982

5

TCT Rượu-bia-nước giải khátVN

08

1.553.474

149.321

5.813

6

TCT Xây dựng công nghiệp VN

13

333.666

92.398

14.291

7

TCT Nhựa Việt Nam

12

355.391

180.972

5.384

8

TCT Sành sứ, thuỷ tinh CN

07

139.210

52.798

4.578

9

TCT Da - giầy Việt Nam

11

178.796

15.399

21.426

10

TCT Khoáng sản Việt Nam

15

149.763

24.713

8.009

11

TCT Đá quý và vàng Việt Nam

08

51.240

1.440

782

III

TRỰC THUỘC BCN





1

Các công ty trực thuộc BCN

08

1.337.163

426.778

9.773

2

Cục địa chất và khoáng sản

02

3.340

1.370

162


Nguồn số liệu: Báo cáo của Bộ Công nghiệp

Tổng số doanh nghiệp độc lập thuộc các Tổng công ty và trực thuộc Bộ là 330 doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này được nhà nước đầu tư một khối lượng vốn khá lớn song hiệu quả kinh doanh lại chưa tương xứng. Với những lý do trên thì việc CPH DNNN thuộc BCN trong giai đoạn hiện nay là nhu cầu cấp bách và là yếu tố sống còn trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

CPH DNNN thuộc BCN để hướng tới đạt được các mục tiêu sau:

- CPH nhằm chuyển đổi một phần sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Do đó sẽ thu hút được nguồn vốn dồi dào trong dân cư và nguồn vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp để đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại cho các Tổng công ty 91 như Tổng công ty điện lực Việt Nam; Tổng công ty than Việt Nam; Tổng công ty dệt-may Việt Nam; Tổng công ty thép Việt Nam…

- CPH sẽ tăng khả năng cạnh tranh, xoá bỏ độc quyền, bình ổn giá cả cho một số sản phẩm có tính đặc thù như: sản phẩm điện (TCT Điện lực); sản phẩm than (TCT Than); sản phẩm thuốc nổ (Công ty hoá chất mỏ)…

- CPH sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển của thị trường chứng khoán trong nước như: làm tăng thêm đơn vị niêm yết cổ phiếu, tăng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh….

2.2. TÌNH HÌNH CPH DNNN TẠI BỘ CÔNG NGHIỆP

2.2.1. Tổng quan về tình hình triển khai, đổi mới DNNN thuộc BCN từ năm 2001

Về CPH DNNN, thực hiện Nghị quyết TW3, Nghị quyết TW9 (khoá

IX) và Chỉ thị số 01/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2003 của thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, BCN đã thực hiện các công việc sau:

- Phối hợp với công đoàn công nghiệp Việt Nam tổ chức các lớp tập huấn ở hai miền Nam - Bắc cho trên 900 cán bộ chủ chốt chính quyền và công đoàn của các Tổng công ty và Công ty về nội dung Nghị quyết TW3, các Nghị định của chính phủ về công tác đổi mới sắp xếp DNNN, do Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp của TW cùng với cán bộ của Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW thực hiện.

- Tổ chức tập huấn về xác định giá trị doanh nghiệp để CPH, về nghiệp vụ có liên quan và về chính sách với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại DNNN.

- Phổ biến sâu rộng các Nghị định của Chính phủ, như: Nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển DNNN, doanh nghiệp của tổ chức chính trị-xã hội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên; Nghị định 64/2002/NĐ-CP về chuyển DNNN thành Công ty cổ phần; Nghị định 41/2002/NĐ - CP về chính sách đối với người lao động dôi dư; Nghị định 187/2004/NĐ - CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định 109/2007/NĐ – CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

- BCN đã cụ thể hoá các chủ trương, chính sách nói trên vào thực hiện tại Bộ như sau:

+ Ban cán sự và Bộ trưởng BCN đã ban hành chương trình và kế hoạch hành động của ngành công nghiệp thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW3, Nghị quyết Hội nghị TW9 (khoá IX) của Đảng.

+ BCN đã có chỉ thị số 02/2003/CT-BCN ngày 23/01/2003 về tiếp tục sắp xếp đổi mới, triển khai và nâng cao hiệu quả tổng công ty DNNN thuộc BCN và chỉ thị số 09/2004/CT-BCN ngày 31/03/2004 về đẩy mạnh sắp xếp , đổi mới DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW9 (khoá IX).

+ Bộ ban hành 08 văn bản về thực hiện CPH, như: Hướng dẫn quy trình CPH, hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để CPH, ban hành quy chế tổ chức chọn các nhà thầu tham gia xác định giá trị doanh nghiệp, văn bản hướng dẫn tổ chức bán đấu giá cổ phần, hướng dẫn nội dung xác định giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm chuyển sang CTCP, văn bản về chuyển giao các khoản nợ và tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp.

+ Ban cán sự Đảng bộ khối công nghiệp ban hành văn bản số 124/CV- BCN ngày 08/01/2004 hướng dẫn việc bố trí cán bộ trong Công ty TNHH 1

thành viên và CTCP. Đồng thời BCN cũng ban hành quyết định số 543/QĐ- TCCB ngày 29/03/2004 ban hành quy chế làm việc của công chức là uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm tại các Tổng công ty, DNNN trực thuộc Bộ. Qua đó, nâng cao trách nhiệm quản lý, bảo toàn và phát triển phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.

+ Bộ đã uỷ quyền cho Hội đồng quản trị Tổng công ty trong việc thành lập Ban đổi mới và phát triển tại các doanh nghiệp, phê duyệt chi phí CPH, chi phí đào tạo lại lao động khi sắp xếp lại DNNN từ quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN thuộc các Tổng công ty, uỷ quyền Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 thuộc Bộ thành lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng. Qua đó đề cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị, đồng thời tạo điều kiện để các Tổng công ty chủ động hơn khi triển khai thực hiện công tác đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp tại các Tổng công ty.

+ Bộ ban hành và triển khai văn bản số 937/CV-TCKT ngày 10/4/2003 và số 5119/CV-TCKT ngày 12/11/2003, số 414/CV-TCKT ngày 03/2/2004 về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình tài chính tại các doanh nghiệp. Qua đó phát hiện 43 doanh nghiệp (năm 2003) đang ở trong tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, mất vốn, mất khả năng thanh toán… Để khác phục tình trạng trên BCN đã có chỉ thị số 07/ CV-TCKT ngày 04/3/2004 về việc xây dựng và thực hiện đề án khắc phục hậu quả thua lỗ tại doanh nghiệp, tạo điều kiện về mặt tài chính giúp thực hiện đổi mới, sắp xếp DNNN được nhanh chóng.

Như vậy với sự ra đời kịp thời của cơ chế, chính sách theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH TW Đảng (Khóa IX) đã tạo được nền tảng pháp lý cho việc sắp xếp, đổi mới DNNN của BCN. Tuy nhiên tiến độ ban hành các văn bản còn chậm, chưa thật đầy đủ và đồng bộ, từ đó mà việc triển khai, sắp xếp đổi mới DNNN của BCN chủ yếu tập trung từ năm 2003 trở lại đây.

2.2.2. Thực tiễn CPH DNNN thuộc Bộ Công nghiệp

2.2.2.1. Xác định giá trị doanh nghiệp CPH

Xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành CPH được BCN coi là khâu quan trọng quyết định đến tiến trình CPH DNNN tại BCN. Từ năm 1994 đến cuối năm 2007 BCN đã 2 lần tổng kiểm kê tài sản, xác định lại giá trị tài sản và vốn của các DNNN. Ngoài ra, hàng năm giá trị tài sản của các DNNN thuộc Bộ công nghiệp còn được điều chỉnh từng phần theo tốc độ trượt giá của thị trường. Những kết quả của việc kiểm kê, đánh giá đó chủ yếu được xác định theo nguyên tắc định giá cũ, thiếu những căn cứ của giá cả thị trường trong việc xác định giá trị tài sản. Do vậy việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH không thể căn cứ hoàn toàn vào giá trị kiểm kê tài sản đó được.

Qua kinh nghiệm thực tiễn của một số nước thực hiện CPH thành công, cho thấy việc xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết kịp thời, để góp phần thúc đẩy tiến trình CPH DNNN tại DCN là tìm ra cách thức và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp sao cho hợp lý, đảm bảo thuận mua, vừa bán giữa Nhà nước (chủ sở hữu) với người mua cổ phần (cổ đông).

Căn cứ pháp lý để xác định giá trị doanh nghiệp CPH các DNNN của BCN là: Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, Thông tư số 39/2004/TT-BTC ngày 11/5/2004, Thông tư số 40/2004/TT-BTC ngày 30/5/2004, Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004, Nghị quyết số 993/NQ-UBTVQH ngày 08/12/2006. Đặc biệt là theo điều 22 của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 thì các doanh nghiệp CPH có tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc có vị trí địa lý thuận lợi phải thuê các tổ chức có khả năng định giá, như: Công ty kiểm toán, Công ty chứng khoán, Tổ chức thẩm

định giá, Ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước có chức năng định giá thực hiện tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp.

Việc xác định giá trị DNNN thuộc diện CPH thuộc BCN được áp dụng theo phương pháp tài sản. Theo phương pháp này, giá trị doanh nghiệp được đánh giá theo giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, đó là toàn bộ giá trị tài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ kế toán được xác định bằng cách: lấy toàn bộ giá trị tài sản theo sổ kế toán của doanh nghiệp trừ các khoản nợ phải trả, số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị thực tế của doanh nghiệp được loại trừ giá trị tài sản thuê, mượn, nhận góp liên doanh liên kết, giá trị tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác, tài sản thuộc công trình phúc lợi được đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi…

Việc xác định giá trị doanh nghiệp của các DN CPH thuộc BCN đã thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Qua khảo sát thực tế tại BCN, tính từ năm 1994 đến cuối 2007 thì tổng số doanh nghiệp được xác định giá trị là 395 doanh nghiệp thực hiện CPH. Trong đó có 126 DN thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp qua tổ chức tài chính định giá. Tổng giá trị doanh nghiệp xác định là 45.096.134 triệu đồng, so với sổ sách tăng 13,24% với mức tăng tuyệt đối là 5.284.479 triệu đồng, chiếm 17,74% tổng số tài sản của các doanh nghiệp thuộc BCN. Tổng giá trị thực tế vốn Nhà nước là

14.496.084 triệu đồng, tăng 47,85% với mức tăng tuyệt đối là 4.691.185 triệu đồng, chiếm 12,65% tổng số vốn nhà nước của các doanh nghiệp thuộc BCN. Tổng giá trị tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp là 1.054.084 triệu đồng (chiếm 10,76% giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách), có 85 doanh nghiệp xử lý nợ phải thu khó đòi là 67,339 triệu đồng. Xử lý số lỗ lũy kế cho 67

doanh nghiệp với số lỗ là 736.487 triệu đồng (chiếm 5,57% giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách).

Trong số các doanh nghiệp đã xác định giá trị thì có 204 doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng, 70 doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 10 tỷ đến 30 tỷ đồng, 12 doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 30 tỷ đến 50 tỷ đồng, 98 doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 50 tỷ đồng. Trong 395 doanh nghiệp được xác định giá có 28 doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh với giá trị lên tới

240.137 triệu đồng. 60 doanh nghiệp có liên doanh và đầu tư dài hạn, khác với tổng mức là 915.976 triệu đồng (chiếm 6,32% giá trị vốn Nhà nước sau khi xác định lại). Trên cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp, BCN đã chỉ đạo và triển khai công tác bán cổ phần. Việc bán cổ phần được thực hiện công khai và theo đúng chế độ quy định. Những doanh nghiệp có mức bán ra ngoài trên 10 tỷ đồng, đã thực hiện bán qua trung tâm giao dịch chứng khoán. Trên cơ sở giá đấu bình quân thành công để thực hiện bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp và cho nhà đầu tư chiến lược theo đúng đối tượng, số lượng và có bản cam kết của họ.

Trong 395 doanh nghiệp thực hiện CPH (tính đến hết 2007) có tổng vốn điều lệ 15.166.016 triệu đồng. Trong đó phát hành thêm là 1.430.896 triệu đồng. Tổng giá trị cổ phần Nhà nước nắm giữ là 8.826.621,31 triệu đồng (chiếm 58,2% tổng vốn điều lệ). Tổng số người lao động trong doanh nghiệp CPH tham gia mua cổ phần là 175.988 người, được mua cổ phần ưu đãi với giá trị cổ phần theo mệnh giá là 1.538.746 triệu đồng (chiếm 10,14% tổng số vốn điều lệ). Mặt khác, để giải quyết chế độ cho số lao động dôi dư tại thời điểm CPH (do doanh nghiệp không thể bố trí công việc cho số lao động này) với tổng số tiền chi là 597.716 triệu đồng (được tính trừ vào phần vốn Nhà nước tại thời điểm CPH). Theo phương án được duyệt thì số tiền thu được từ bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 4.801.432 triệu đồng.

Để đảm bảo tỷ lệ cổ phần Nhà nước và cổ phần ưu đãi cho người lao động, Nhà nước bổ sung thêm vốn cho các doanh nghiệp cổ phần là 692.149

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí