Những Kết Quả Chủ Yếu Đạt Được Về Cph Dnnn

trương, chính sách đối với đa dạng hóa sở hữu, CPH DNNN ngày một sát cuộc sống, mỗi bước CPH là mỗi bước góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đem lại lợi ích chung cho cả Nhà nước, người đầu tư và người lao động. Đại hội VI của Đảng (12/1986) mới bắt đầu chủ trương chuyển một bộ phận DNNN sang hình thức sở hữu khác, cho nên suốt nhiệm kỳ Đại hội mới đặt nhiệm vụ sắp xếp lại DNNN theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, xác định tiêu thức cần thiết để thành lập một DNNN; thông qua thực hiện Nghị định 388/HĐBT đã tiến hành kiểm kê, đăng ký lại DNNN đủ tiêu chuẩn, xử lý những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả… nhằm khắc phục tình trạng phát triển DNNN một cách tràn lan như trước đây bất chấp quy mô và hiệu quả ra sao.

Đại hội VII của Đảng chủ trương từng bước thành lập công ty cổ phần. Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Khóa VII xác định: “Áp dụng từng bước vững chắc việc bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp” và “ thí điểm việc bán một phần cổ phần, cổ phiếu của một số DNNN cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp”. Đại hội VIII đã xác định “triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng, không phải để tư nhân hóa”. Đặc biệt, Đại hội IX đã xác định yêu cầu sắp xếp DNNN, CPH: “Trong 5 năm tới cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả các DNNN hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Thực hiện tốt chủ trương CPH và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với DNNN để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả”. Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị TW3 đã bàn chuyên đề về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN trong đó có CPH DNNN, coi đó là nhiệm

vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ. Đến Hội nghị TW9 (khóa IX) khẳng định quan điểm CPH nhanh hơn, mở rộng hơn diện CPH sang hầu hết các lĩnh vực, các doanh nghiệp lớn. Đại hội X xác định: “Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, trọng tâm là CPH. Đẩy mạnh, mở rộng diện CPH DNNN, kể cả các Tổng công ty nhà nước….Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của Nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước…, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối”.

Như vậy, chủ trương về CPH DNNN của Đảng từ khi bắt đầu đổi mới kinh tế - đặc biệt là từ Đại hội VII đến Đại hội X của Đảng đã có một bước tiến khá dài xuất phát từ đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của đất nước. Từ thực hiện các hình thức CPH có mức độ trong đó Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối; đến triển khai tích cực và vững chắc việc CPH; thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài; đến Đại hội IX đã phê phán một số quan điểm, chủ trương chưa rò, chưa có nhận thức thống nhất và chưa thông suốt ở các cấp các ngành về CPH DNNN nên Đại hội đã chủ trương: trong 5 năm của nhiệm kỳ phải cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN hiện có. Tới Hội Nghị TW9 (khóa

IX) và nhất là tại Đại hội X, yêu cầu cụ thể đẩy nhanh tiến độ CPH, mở rộng diện và CPH cả một số Tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong một số ngành mà trước đây cho là Nhà nước phải nắm giữ bất kể đó là ngành kinh tế then chốt hay không. Từ CPH bằng vận động tự nguyện đã trở thành kế hoạch cụ thể có xác định thời gian; từ chỉ CPH các doanh nghiệp nhỏ, làm ăn thua lỗ đến CPH cả những doanh nghiệp lớn, Tổng công ty, cả những doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả nhưng không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn.

1.2.2. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về CPH DNNN

Bắt đầu từ năm 1990, trên cơ sở đánh giá kết quả sau 5 năm đổi mới, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định 143/HĐBT

ngày 10/5/1990 về chủ trương nghiên cứu và làm thử về mô hình chuyển xí nghiệp quốc doanh sang CTCP. Tuy vậy, cho đến năm 1992, cả nước vẫn chưa triển khai CPH được một đơn vị nào. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chủ trương CPH theo Quyết định 143/HĐBT đặt ra quá nhiều mục tiêu không rò ràng, dễ gây hiểu lầm đối với doanh nghiệp và người lao động. Nhằm thể chế hoá Nghị quyết Đại hội VII, ngày 08/6/1992, HĐBT đã ra quyết định số 202/QĐ-HĐBT chỉ đạo tiếp tục triển khai CPH DNNN bằng việc thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP. Đây được coi là giai đoạn thí điểm CPH DNNN ở nước ta. Để thực hiện quyết định này, theo chỉ thị số 84/TTg ngày 04/3/1993, Thủ tướng chính phủ đã chọn 76 doanh nghiệp, đồng thời giao nhiệm vụ cho mỗi Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW chọn 1 đến 2 doanh nghiệp tiến hành thí điểm CPH. Triển khai chỉ thị của Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương đã thông báo đến từng DNNN để các doanh nghiệp tự nguyện đăng ký thí điểm chuyển thành CTCP. Mặc dù đến cuối 1993 đã có 30 doanh nghiệp đăng ký thực hiện thí điểm CPH, nhưng vì nhiều lý do, 7 DNNN được Chính phủ chọn để thí điểm CPH và nhiều doanh nghiệp khác cũng xin rút hoặc không tiếp tục làm thử do không đủ điều kiện. Trong giai đoạn này chỉ có 5 DNNN chuyển thành CTCP.

Với kinh nghiệm bước đầu sau 4 năm thí điểm CPH và trước nhu cầu bức xúc về vốn của DNNN, ngày 07/5/1996, Chính phủ chủ trương mở rộng CPH bằng việc ban hành Nghị định 28/CP thay thế Quyết định 202/CP với những quy định rò ràng, cụ thể, đầy đủ hơn về chuyển một số DNNN sang công ty cổ phần. Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định, cả nước đã CPH được 25 DNNN. Nhưng việc triển khai thực hiện Nghị định 28/CP vẫn còn nhiều vướng mắc, nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn , đã trở thành rào cản làm giảm tốc độ CPH (như phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, ưu đãi cho doanh nghiệp và người lao động sau CPH).

Từ Đại hội VIII, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CPH DNNN. Thể chế hoá quan điểm của Đảng, ngày 29/6/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP thay thế cho các văn bản trước đó về CPH; cùng với Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp đổi mới DNNN. Từ Nghị định 28/CP đến Nghị định số 44/1998/NĐ-CP đã có một bước tiến khá rò về chính sách CPH như: về hình thức CPH, về xác định giá trị doanh nghiệp, về chính sách đối với người lao động, về tổ chức thực hiện. Nhìn chung, Nghị định 44/CP đã tạo ra sự hấp dẫn đối với người lao động, thủ tục, trình tự CPH khá rò ràng, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp dễ dàng triển khai thực hiện việc CPH DNNN.

Tới Đại hội IX, với chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW3 (Khoá IX), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP thay thế Nghị định số 44/1998/NĐ-CP; ra Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN và một số văn bản khác, từng bước tháo gỡ những vướng mắc về mặt chính sách của các văn bản pháp luật trước đó, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho thực hiện triển khai CPH. Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ban hành tiêu chí phân loại DNNN, quy định về đối tượng CPH và phạm vi CPH phần lớn là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao đa số thuộc Tổng công ty chưa CPH hoặc thuộc danh mục ngành nghề chưa CPH. Cá biệt một số DNNN CPH có quy mô tương đối lớn (hơn 20 tỷ đồng) nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối mặc dù không thuộc ngành, lĩnh vực nhà nước cần chi phối.

Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh CPH DNNN, Chính phủ đã ban hành Quyết định 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 quy định tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước, trong đó quy đinh rò những công ty tiến hành đa dạng hóa sở hữu theo các hình thức CPH, giao hoặc bán cho tập thể người

lao động. Nghị định 187/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành CTCP thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP. Nghị định quy định phải thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Sau Đại hội X, Nghị định 109/2007/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-CP, đây là một bước tiến quan trọng về thực hiện cơ chế thị trường trong CPH DNNN.

Có thể nói cho đến nay hệ thống văn bản pháp quy phục vụ cho thực hiện CPH DNNN đã khá đầy đủ, văn bản pháp lý cao nhất trong đó quy định các hình thức chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp là Luật DNNN mà trước đấy mới chỉ là Nghị định của Chính phủ có tính pháp lý thấp hơn, các quy định càng ngày càng cụ thể, chi tiết và phân công trách nhiệm rò ràng đã rút ngắn thời gian chuyển đổi rất nhiều so với trước, tạo thuận lợi cho công ty sau CPH hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

1.2.3. Những kết quả chủ yếu đạt được về CPH DNNN

Số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá tăng lên

CPH các DNNN được tiến hành thí điểm từ tháng 6 năm 1992, tính đến hết tháng 8 năm 2008, cả nước đã CPH được 3.392 doanh nghiệp và bộ phận DNNN. Trong đó, doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng chiếm 66,15%; ngành thương mại, dịch vụ chiếm 27,6%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,25%. Phân theo chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm 61,7%; thuộc các bộ, ngành chiếm 29%; thuộc các tổng công ty 91 chiếm 9,3%. Phân theo quy mô vốn, doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 10 tỷ đồng chiếm 79,9%; trên 10 tỷ đồng chiếm 20,1% (nếu tính riêng năm 2006 là 55% và 45%). Lạm phát cao và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động bất lợi đến nền kinh tế nước ta và làm chậm tiến độ CPH DNNN trong vài năm gần đây (thể hiện qua bảng số liệu)

Bảng 1: Tình hình CPH DNNN từ năm 1992 đến tháng 8-2008


Năm

Số lượng DNNN CPH

1992-1998

123

1999

253

2000

212

2001

205

2002

164

2003

532

2004

753

2005

693

2006

298

2007

116

8-2008

43

Tổng số

3.392

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương - 4


Nguồn: Báo cáo của Ban Đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Nếu tính cả doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được CPH thì đến ngày 30/6/2008, cả nước có 3786 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp đã được CPH. Tổng số vốn điều lệ khi CPH là 106 nghìn tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 50%, người lao động nắm giữ 11%, nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ 39% vốn điều lệ. Quá trình CPH các DNNN đã thu về khoảng 78 nghìn tỷ đồng cho Nhà nước và các doanh nghiệp. Còn số lượng DNNN chưa CPH, tính đến tháng 9-2008, cả nước còn 2.176 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước với tổng số vốn khoảng 200.000 tỷ đồng. Mục tiêu Chính phủ đề ra là đến 2010 phải CPH xong 1.500 doanh nghiệp và khi đó cả nước chỉ còn 554 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trong đó có 26 Tập đoàn và Tổng công ty, 178 doanh nghiệp an ninh quốc phòng, 200 nông, lâm trường, 150 doanh nghiệp thành viên các Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước.

Các doanh nghiệp CPH có quy mô ngày càng lớn hơn và mở rộng hơn sang các lĩnh vực ngành nghề trước đây Nhà nước còn nắm giữ 100% vốn như: điện lực, bưu chính viễn thông, hàng không, hàng hải, dầu khí, tài chính, bảo hiểm…Năm 2006, hoàn thành việc thí điểm CPH 3 Tổng công ty nhà nước: xuất nhập khẩu xây dựng; thương mại và xây dựng; điện tử tin học. Thủ

tướng đã phê duyệt danh sách 71 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện CPH giai đoạn 2007-2010, trong đó năm 2007 CPH 20 Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Hình thức CPH phong phú phù hợp với thực tiễn. Chính phủ đã cho phép triển khai áp dụng các hình thức CPH khác nhau, trong đó phổ biến nhất là hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, kết hợp phát hành thêm cổ phiếu (hình thức này chiếm 69,4%), hình thức bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (chiếm 15,5%), hình thức giữ nguyên vốn nhà nước phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 15,1%). Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối chiếm 34% số doanh nghiệp đã CPH – đây là những doanh nghiệp có số vốn tương đối lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và một số doanh nghiệp chưa bán được hết cổ phần đúng theo phương án duyệt ban đầu. CPH giúp hình thành và phát triển kinh tế cổ phần, đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. Bình quân Nhà nước đang nắm giữ 52%; người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ 21%, và cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ 27% vốn điều lệ. Việc đa dạng hoá hình thức sở hữu DNNN đã góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động tiếp cận các nguồn vốn của xã hội phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tăng cường sự kiểm tra giám sát của xã hội đối

với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CPH đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng cơ cấu lại DNNN. Qua CPH đã giảm mạnh những DNNN quy mô nhỏ, thua lỗ và thuộc các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, góp phần quan trọng cơ cấu lại DNNN, để DNNN tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Số lượng DNNN đã giảm từ 12.000 doanh nghiệp vào năm 1993 xuống còn 5.655 doanh nghiệp (năm 2000), 2.663 doanh

nghiệp (năm 2005) và 2.176 doanh nghiêp (tháng 9 năm 2008).

CPH đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh, đa dạng hoá sở hữu. Nhờ CPH, vốn nhà nước tại DNNN, tuy chưa tính giá trị quyền sử dụng đất, nhưng nhìn chung đã được đánh giá lại khách quan và chính xác hơn; đồng thời đã huy động thêm được 25.600 tỷ đồng của các cá nhân, tổ chức ngoài xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua CPH nhà nước cũng thu về được khoảng 19.500 tỷ đồng để đầu tư vào mục tiêu khác. Phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp CPH được bảo toàn và phát triển nhờ hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp CPH ngày càng tăng.

CPH tạo cơ sở thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương thức CPH từng bước được đổi mới, sát với thị trường, gắn CPH với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng tính minh bạch, thúc đẩy sự luân chuyển linh hoạt của vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán. Đến nay đã có 193 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, quy mô thị trường chứng khoán năm 2006 đạt 22,7% GDP, đến tháng 5 năm 2007 đã đạt 32,8% GDP. Năm 2006, chỉ tính riêng việc bán đấu giá cổ phần của 129 doanh nghiệp đã CPH qua hai trung tâm giao dịch chứng khoán ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã thu về cho nhà nước và doanh nghiệp trên

18.068 tỷ đồng; 4 tháng đầu năm 2007, việc bán đấu giá cổ phần của 34 doanh nghiệp CPH qua 2 trung tâm giao dịch chứng khoán đã thu về cho nhà nước và doanh nghiệp trên 16.722 tỷ đồng.

CPH mang lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động hơn, có hiệu quả, thích nghi với nền kinh tế thị trường. Chuyển sang hình thức CTCP, doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cổ đông về hoạt động và kết quả sản xuất, kinh doanh. CTCP đã thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mới các nội quy, quy chế hoạt động; có cơ chế hạch toán, phân phối rò ràng; thực hiện tinh giản bộ máy quản lý, hợp lý hoá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/08/2022