Đặc Điểm Về Kinh Tế - Xã Hội Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay


xuống đến thấp nhất là chức trưởng nhóm và Nhà nước đã ra Nghị định số 461/CP, ngày 09/10/2012 về tiêu chuẩn các chức vụ hành chính của công chức; Còn cán bộ thuộc lực lượng vũ trang thì có văn bản khác như: Luật Công an Nhân dân (2007); Luật Quân đội Nhân dân Lào (2009); Ngoài ra còn có Quyết định số 22/TT, ngày 26/04/10 về tiền hỗ trợ của cán bộ, công chức có chức vụ hành chính; Nghị định số 22/CP, ngày 30/05/2012 về thực hiện hưởng lương và tiền hỗ trợ đối với cán bộ, công chức năm 2013-2015;…. Sau đó, để hoàn thành mục tiêu và thực thi các văn bản đã đề ra, Nhà nước đã xây dựng chiến lược số 01/NV, ngày 07/11/2011 về công tác quản lý công chức của nước CHDCND Lào đến năm 2020; Luật bảo hiểm xã hội số 34/QH, ngày 01/10/2014 và trong kế hoạch số 11 có 111 dự án phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của Nhà nước có dự án đi sâu vào công tác cán bộ-công chức như: Dự án củng cố chế độ tiền lương, tiền hỗ trợ và tiền bù lại cho cán bộ - công chức; Dự án xây dựng quy hoạch và sắp xếp công chức trong cơ quan tổ chức Nhà nước; Dự án đánh giá kết quả làm việc của công chức; Dự án đưa các cán bộ xuống làm việc ở các dự án ở địa phương….

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành Luật Cán bộ - công chức của nước CHDCND Lào số 74/QH, ngày 18/12/2015, có hiệu lực ngày 14/05/2016 để thay thế cho Nghị định số 82/CP. Trong luật này bao gồm các quy định về cán bộ, công chức, bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, nghĩa vụ, quyền của cán bộ công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ; các nguyên tắc hoạt động công vụ và quyền lợi của cán bộ, công chức, đạo đức công vụ và những việc cán bộ, công chức không được làm, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, thanh tra công vụ, khen thưởng và xử lý các vi phạm của công chức trong hoạt động công vụ. Ngoài ra còn đề cập đến một số chính sách, hưởng lương, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức, đánh giá cán bộ… Để củng cố và thực hiện tốt Luật này, Nhà nước đã ra thêm một số Nghị định liên quan như: Nghị định số 202/CP, ngày 30/06/2017 về chức vụ chuyên viên của công chức; Trong đó, chức vụ chuyên viên đã được phân ra thành 3 cấp: “Công chức cao tuổi, công chức chuyên gia và công chức kinh nghiệm” [68, tr.1]. Bên cạnh đó còn có văn bản quy định chức vụ hành chính của cán bộ - công chức là Nghị định số 203/CP, ngày 04/07/2017, phân chức vụ của cán bộ cấp cao tầng 6 thành 7 cấp và chức vụ của công chức được phân


thành 3 cấp: Chức quản lý cấp cao có 3 loại (loại 1, 2, 3); Chức quản lý trung cấp có 2 loại (loại 4, 5) và Chức quản lý cấp cơ sở có 3 loại (loại 6, 7, 8) [70, tr.2-7]. Nghị định số 294/CP, ngày 04/09/2017 về công tác bồi dưỡng và phát triển cán bộ - công chức. Trong nghị định này đã nói rò mục đích và đối tượng bồi dưỡng và phát triển đó là tất cả cán bộ - công chức thuộc các tổ chức Đảng, Nhà nước, mặt trận xây dựng tổ quốc, cơ quan tổ chức quần chúng trung ương và địa phương toàn quốc. Trong nghị định đã đề cập đến các bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng như: Bộ Nội vụ, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào, Bộ và cơ quan ngang bộ; Tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn; Huyện và thành phố theo vai trò và quyền của họ [71, tr.2-7]. Nghị định số 300/CP, ngày 04/09/2017 về đánh giá kết quả làm việc của cán bộ - công chức. Trong nghị định này nó rò về mục tiêu và đối tượng, phân loại đánh giá cán bộ thành 2 loại: đánh giá chung và đánh giá chuyên biệt. Đánh giá chung là đánh giá một năm một lần. Còn đánh giá chuyên biệt là đánh giá sau bổ nhiệm, chuyển đổi chức vụ và trước khi hết hoặc sau hoàn thành một nhiệm vụ nào đó [72, tr.3].

Ngoài những văn bản đã nói trên, Nhà nước Lào ban hành nhiều chính sách đối với cán bộ Nhà nước cũng như phục vụ cho công tác cán bộ như: xây dựng cơ sở hạ tầng, trung tâm đào tạo - bồi dưỡng cán bộ, cung cấp học bổng cho cán bộ - công chức, cơ sở vật chất, tiền lương, tiền hỗ trợ khác, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... để đáp ứng nhu cầu của công tác cán bộ cũng như phát triển đời sống của cán bộ Nhà nước ngày càng tốt lên.


Tiểu kết chương 2

Chuyên đề những vấn đề lý luận về cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước đã tập trung luận giải những vấn đề cơ bản về cơ động xã hội, làm rò các hình thức cơ động xã hội và những dấu hiệu cơ bản của tính cơ động xã hội; trên cơ sở đó tiếp cận và giới hạn phạm vi hình thức cơ động xã hội phù hợp với tình hình cơ động xã hội ở địa bàn nghiên cứu, khảo sát. Chuyên đề đồng thời làm rò những vấn đề cơ bản, khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu: khái niệm về cơ động xã hội và các loại hình cơ động xã hội, khái niệm cán bộ, cán bộ Nhà nước và các loại hình cán bộ, cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước...

Chuyên đề luận án tiếp cận và vận dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước như: Lý thuyết cấu trúc - chức năng để phân tích cấu trúc và chức năng của cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước đặc biệt là phân tích sự biến đổi tương tác giữa các yếu tố cấu thành và chức năng của nó; Lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức để phân tích và giải thích sự cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước và những yếu tố động lực đến sự phát triển của cá nhân cũng như của đội ngũ cán bộ Nhà nước, chính là sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước và từ đó tìm hiểu thêm xu hướng của cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Đồng thời, làm rò quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cán bộ Nhà nước, làm cơ sở lý luận cho luận án tiếp cận phân tích về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước.


Chương 3

THỰC TRẠNG CƠ ĐỘNG XÃ HỘI

TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên - chính trị - hành chính

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nước ở Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km2, trong đó 2/3 diện tích là vùng cao, rừng núi. Lào là một trong những nước có dân số ít. Theo kết quả Điều tra dân số năm 2017 của Tổng cục Thống kê Quốc gia Lào, dân số toàn quốc là 6.901.000 người, nữ 3.334.000 người. Mật độ dân cư là 29 người/km2. Lào có 48 bộ tộc, có những bộ tộc gồm nhiều nhánh tộc và có hơn 240 ngôn ngữ được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: Lào-Thái, Môn-Khơ Me, Mông- Dao, Hán-Tây Tạng. Lào có 17 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng Chăn), có 148 huyện, 8464 bản, 1203 hộ gia đình. Lào là một nước không có đường biển, vị trí địa lý của Lào độc đáo và nhạy cảm với các vấn đề chính trị. Bao quanh là những quốc gia mạnh và khác nhau về thể chế chính trị. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Đông và Đông Bắc giáp Việt Nam, phía Tây Bắc giáp Miến Điện (Myanmar), phía Tây giáp Thái Lan và phía Nam giáp Campuchia [55].

Sau hơn 30 năm đổi mới Lào đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và toàn diện với tốc độ tăng trường kinh tế tương đối mạnh theo định hướng XHCN và đang được đẩy mạnh; hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng toàn diện. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định vững chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.664 USD (tăng 864 USD so với năm 2018 là 1.800 USD. Tình hình chính trị ổn định; an ninh, quốc phòng được tăng cường; vị thế của Lào được nâng cao trên trường quốc tế. Các hoạt động văn hóa - xã hội được triển khai hiệu quả, tạo sự hài hòa trong phát triển. Có thể nói, trong hơn 30 năm đổi mới, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, CHDCND Lào luôn quan tâm đến tính hài hòa trong phát triển, chú trọng giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.


Hiện nay, Lào có điều kiện chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, tạo niềm tin cho mỗi cán bộ Nhà nước và toàn thể nhân dân và có cuộc sống bình yên.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế

Lào đang phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong thời gian qua, kinh tế đã có sự tăng trưởng một cách đáng kể. 5 năm qua, có thể đạt được 7,9%, GDP là 140.749 tỷ Kip/1 năm, thu nhập bình quân đầu người là 2.468 USD/năm. Có thể xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, tạo việc làm cho nhân dân và giúp cho thu nhập của nhân dân từng bước tăng lên. Nền kinh tế được phát triển theo cách thức nông nghiệp hóa hàng hóa, công nghiệp chế biến và dịch vụ.

Dù có thành tựu to lớn như vậy, nhưng nền kinh tế của Lào xuất phát từ nền kinh tế tự nhiên, năng suất thấp chưa đủ để sản xuất chế biến và xuất khẩu. Công nghiệp chủ yếu chỉ là một số ngành như: thủy điện, khai thác khoáng sản và khai thác chế biến gỗ. Công nghiệp chế biến còn lạc hậu về mặt kỹ thuật công nghệ, vẫn là công nghiệp nhỏ bé, chỉ đáp ứng được nhu cầu của nhân dân chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Mất cân đối về cơ cấu kinh tế theo vùng miền và lãnh thổ, phát triển vùng nông thôn diễn ra chậm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa có chuyển biến nhiều, kết cấu hạ tầng của Lào chưa phát triển chỉ mới có quốc lộ 13 và một số cầu, tuyến đường liên tỉnh chưa đủ vốn nâng cấp. Nguồn vốn trong nước rất hạn chế, năng lực sản xuất thấp kéo theo tích lũy thấp mà 90% tổng sản phẩm xã hội của mỗi năm là đưa vào tiêu dùng. Do đó, phải nhờ vào nguồn vốn từ nước ngoài dưới nhiều hình thức như: viện trợ ODA, cho vay…

Về hệ thống thị trường, đặc biệt là thị trường hàng hóa phát triển không đồng đều trong toàn quốc, thị trường tiền tệ và lao động mới hình thành và phát triển với tốc độ chậm, bị bó hẹp ở những thành phố và không ổn định, lạm phát tăng gây biến động lớn về kinh tế - xã hội. Trong đó, xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung, Lào nói riêng là có nhu cầu sức lao động tay nghề cao và kinh tế tri thức. Do vậy, kinh tế thị trường cũng như kinh tế tri thực hiện nay đã có ảnh hưởng khá lớn đến cơ động xã hội nói chung, cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước nói riêng. Vì hai mô hình kinh tế này có nguyên tắc, cách thức và yếu tố chi phối các hoạt động kinh tế là sản phẩm vào thị trường và tri thức con người. Do vậy, sản phẩm sản xuất ra và tri thức của con người là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự cơ động của cá nhân trong xã hội cũng như đội ngũ cán bộ Nhà nước.


3.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Về giáo dục - đào tạo: đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục - đào tạo; xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với 3 tính chất (dân tộc, quần chúng, tiên tiến khoa học) và 5 nguyên tắc giáo dục (giáo dục trí tuệ, đạo đức, lao động, thể thao, nghệ thuật). Với 5 trường đại học, có 66.743 sinh viên, 2.276 giáo viên, có 99 học viện và cao đẳng có 49.554 sinh viên, có 2.666 giáo viên, có 39 trường dạy nghề trung cấp với 17.707 sinh viên, có 1.477 giáo viên [55, tr.73]. Trình độ dân trí được tăng lên rò rệt. Xã hội hóa giáo dục - đào tạo đã đạt được kết quả ban đầu nhiều trường dân lập từ trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp đến trường đại học dạy nghề đã được thành lập với cơ sở vật chất có chất lượng, tạo điều kiện cho chúng ta khai thác được vốn quý làm giàu cho trí thức của mình để có thể vững vàng giao lưu và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, công tác giáo dục - đào tạo của Lào cũng chưa theo kịp các nước trong khu vực, số lượng trường học, phòng học và giáo viên còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, điều đó đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình cơ động xã hội, cơ động nghề nghiệp của nhân dân nói chung, của cán bộ Nhà nước nói riêng.

Về y tế: Cả nước có cơ sở phòng chống bệnh 6.397 cơ sở; 3 trung tâm chữa bệnh; có 8 bệnh viện trung tâm; 4 bệnh viện khu vực; 13 bệnh viện tỉnh, 136 bệnh viện huyện; 1060 trạm y tế bản; có 4.121 tủ thuốc bản và có 1.050 phòng khám tư nhân. Trong số tất cả các bệnh viện có 11.070 giường, có cán bộ - bác sỹ, y tá 20.413 người, riêng bác sỹ là 3.767 người; có số bác sỹ trên 10.000 dân là 3,17. Tỷ lệ bệnh nhân nằm viện (IPD rate) 89,5/1000 người dân; trung bình một ngày có 2 bệnh nhân nằm viện. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe được quan tâm phát triển nhưng so với nhu cầu thực tế thì còn quá hạn hẹp và chưa đáp ứng được nhu cầu của dân [55].

Về văn hóa và thông tin viễn thông: Lào là một nước có nhiều dân tộc và rất đa dạng về văn nghệ văn hóa truyền thống. Trong đó, có 07 ban đạo diễn văn hóa chuyên nghiệp. Đã thường xuyên tổ chức diễn văn nghệ 428 lần (năm 2016) và có số người vào xem 402.995 lượt. Có sự phát triển về tuyên truyền và báo chí cũng như thông tin viễn thông. Cả nước có 85 nhà xuất bản, 7 nhà xuất bản ở trung ương và 78 nhà xuất bảo ở địa phương; Có 31 nhà xuất bản tạp chí và báo (trung ương 24, địa phương 7); 122 tạp chí; 14 thư viện; có 67 kênh đài phát thanh; có 42 hệ thống phát thanh truyền hình [55]. Hệ thống phát thanh truyền hình đã được đầu tư nhưng quy mô và thời lượng


phát thanh còn quá ít. Chương trình chưa thật phong phú, nên việc tuyên truyền, cập nhật thông tin, giáo dục về văn hóa, kiến thức, truyền thống còn hạn chế.

Tóm lại, mặc dù Lào đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế -xã hội trong những năm qua, nhưng Lào vẫn nằm trong nhóm các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, vẫn nằm trong nhóm những nước chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu. Các tình hình kinh tế - xã hội này đã tác động rất lớn đến thực trạng cơ động xã hội nói chung, cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước nói riêng. Nhìn chung, đối với sự phát triển về kinh tế - xã hội ngày càng mạnh mẽ hơn thì mỗi cá nhân có nhiều cơ hội để vươn lên, chiếm lĩnh những vị trí cao hơn, mới mẻ mà mình mong muốn… Song trong xã hội có nhiều sự biến đổi như vậy, cơ động xã hội trở thành linh hoạt, uyển chuyển và đa hình, đa dạng hơn so với trước đây.

3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC CỦA LÀO

3.2.1. Đặc điểm chung của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào

Bảng 3.1: Cơ cấu cán bộ Nhà nước năm 2018 (n=184.161 người)


Tiêu thức

Thuộc tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Giới tính

Nam

99.416

54

Nữ

84.745

46

Tổng

184.161

100


Nơi công tác

Trung ương

26.619

14,4%

Địa phương

157.542

85,6%

Tổng

184.161

100


Công tác ở Trung ương

Nam

14.964

56,2

Nữ

11.655

43,8

Tổng

184.161

100


Công tác ở địa phương

Nam

84.452

53,6

Nữ

73.090

46,4

Tổng

184.161

100


Độ tuổi

Dưới 31 tuổi

52.796

28,6

Từ 31-40 tuổi

72.383

39,3

Từ 41-50 Tuổi

33.937

18,4

Từ 51-60 tuổi

23.764

12,9

Hơn 60 tuổi

1.281

0,8

Tổng

184.161

100

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm

73.664

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 12



Từ 5-10 năm

44.198

24

Từ 11-20 năm

31.308

17

Hơn 20 năm

34.991

19

Tổng

184.161

100


Trình độ học vấn/ trình độ chuyên môn

Không có

1.726

0,9

Sơ cấp

8.901

4,8

Trung cấp

41.335

22,4

Cao cấp

62.551

34

Cử nhân

59.877

32,5

Thạc sỹ

8.646

4,7

Tiến sỹ

1.125

0,7


Tổng

184.161

100

Số người có chức vụ hành chính

Nam

47.621

67,6

Nữ

22.530

32,4

Tổng

70.151

38


Chức vụ hành chính hiện nay

Cán bộ cấp cao

298

0,2

Loại 1

161

0,1

Loại 2

798

0,4

Loại 3

2.303

1,3

Loại 4

7.174

3,9

Loại 5

13.400

7,3

Loại 6

20.938

11,4

Loại 7

16.326

8,8

Loại 8

8.743

4,7

Chuyên viên

114.010

61,9

Tổng

184.161

100


Các hình thức thôi việc

Về hưu

2.030

68,8

Tự nguyện (được hưởng

chế độ)

277

9,5

Chết

309

10,5

Bỏ việc

224

7,6

Bị kỷ luật

53

1,8

Tự nguyện (không hưởng

chế độ)

48

1,6

Mất sức lao động

6

0,2

Tổng

2.947

100


Chuyển sang lĩnh vực khác công tác

Chuyển sang lĩnh vực lực

lượng vũ trang

118

13,5

Các bộ, cơ quan ngang bộ,

tỉnh/thủ đô

755

86,5

Tổng

873

100

Nguồn: Thống kê cơ cấu cán bộ nhà nước Lào năm 2018 của Bộ Nội vụ

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí