Cơ Cấu Mẫu Nghiên Cứu Theo Các Tiêu Thức Điều Tra (N=510)


Cả nước Lào có cán bộ, công chức và các cán bộ trong lực lượng vũ trang chiếm 2,7% của dân số cả nước (năm 2018). Có 184.161 người, có 84.745 là cán bộ nữ chiếm 46%. Trong đó, cán bộ công tác tại Trung ương các bộ và cơ quan ngang bộ chiếm 14,4% và địa phương chiếm 85,6%. So sánh giữa độ tuổi của cán bộ Nhà nước có thể thấy, phần lớn cán bộ tập trung ở độ tuổi từ 31-40 tuổi là tuổi lao động chiếm 39,3%; Kế tiếp là dưới 31 tuổi chiếm tỷ lệ 28,6%; Phần còn lại là có tính giảm dần tuổi càng cao càng chiếm tỷ lệ thấp (41-50 tuổi chiếm 18,4%; 51-60 tuổi chiếm 12,9% và trên 60 tuổi chiếm 0,8%).

Về thâm niên công tác có thể thấy, phần lớn cán bộ có thâm niên công tác từ dưới 5 năm chiếm 40% nghĩa là cán bộ mới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nhóm cán bộ khác. Kế tiếp là cán bộ có thâm niên công tác từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ 24%. Trong khi cán bộ có thâm niên công tác nhiều từ 11-20 năm chiếm 17% và từ 20 năm trở lên chiếm 19%.

Mặt khác, khi xem xét về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn được đào tạo của cán bộ Nhà nước Lào có thể thấy rằng, phần lớn cán bộ có trình độ chuyên môn cấp cao cấp và cử nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (cao cấp chiếm 34% và cử nhân chiếm 32,5%). Ngoài ra, nhóm cán bộ có trình độ trung cấp trở xuống cũng chiếm tỷ lệ không ít (trung cấp 22,4% và sơ cấp 4,8%), trong khi vẫn còn có cán bộ không có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn chiếm 0,9%. Nhưng ngược lại, có thể thấy rằng, trình độ học vấn càng cao càng ít như thạc sỹ chiếm 4,7% và tiến sĩ chiếm 0,7%.

Về chức vụ của cán bộ Nhà nước, hiện nay cán bộ Nhà nước có chức vụ hành chính chiếm 38% của cán bộ Nhà nước cả nước. Trong số cán bộ lãnh đạo, quản lý thì số cán bộ lãnh đạo quản lý là nam chiếm 67,6% còn nữ chiếm 32,4%. Có 2 cấp quản lý cán bộ lãnh đạo, quản lý: Cấp Trung ương quản lý và cấp Bộ nội vụ quản lý. Trong đó, cấp Trung ương quản lý là trách nhiệm của Ban tổ chức Trung ương Đảng quản lý từ chức Vụ trưởng và chức vụ ngang bằng trở lên là những cán bộ có chức vụ loại 2 trở lên chiếm0,7%; Còn cấp Bộ nội vụ quản lý là quản lý từ chức Phó vụ trưởng trở xuống và chức vụ tương đương tức là quản lý những cán bộ có chức vụ từ loại 3 trở xuống chiếm 37,4%; ngoài ra cán bộ chuyên viên chiếm 61,9%. Trong bảng 3.1 có thể thấy, cán bộ lãnh đạo, quản lý phần lớn tập trung ở chức vụ loại 6 và 7. Có có tính giảm dần khi chức vụ càng cao càng ít.


Về vấn đề cán bộ còn có một vấn đề rất đáng quan tâm là các hình thức thôi việc của cán bộ. Theo thống kê của Bộ nội vụ có thể thấy rằng, năm vừa qua có 2.947 cán bộ thôi việc (1.113 cán bộ nữ). Trong đó bao gồm 7 hình thức thôi việc: Về hưu chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,8%; Thôi việc do chết chiếm 10,5%; Tự nguyện thôi việc nhưng được hưởng chế độ chiếm 9,5%; Bỏ việc chiếm 7,6%; Bị kỷ luật chiếm 1,8%; Tự nguyện thôi việc nhưng không được hưởng chế độ chiếm 1,6% và mất sức lao động chiếm tỷ lệ ít nhất (0,2%).

Về sự chuyển dịch các lĩnh vực công tác cũng có tỷ lệ đáng kể. Năm 2018 có 873 cán bộ có sự chuyển dịch lĩnh vực công tác của mình. Phần lớn là các cán bộ có sự dịch chuyển sang các bộ, cơ quan ngang bộ và tỉnh/thủ đô (chiếm 86,5%) hơn có sự dịch chuyển sang lĩnh vực lực lượng vũ trang (13,5%). Đồng thời cũng có một số ít chuyển từ lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước sang 2 lĩnh vực trên (1,3%).

3.2.2. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Từ năm 2012 cho đến nay, Học viện CT-HCQG Lào đã đào tạo được hơn 3.640 học viên, trong đó có rất nhiều cấp học: Lớp Cao đẳng 7 khóa với 840 học viên; lớp Cử nhân có 6 khóa với hơn 1200 học viên, trong đó được phân theo 7 chuyên ngành: chuyên ngành Chính trị học, Công tác cán bộ, Tuyên truyền, Hành chính học, Kinh tế học, Thanh tra học và chuyên ngành Các tổ chức đoàn thể học; lớp Cao học có hơn 7 khóa với hơn 700 học viên, được phân theo 6 chuyên ngành: Chuyên ngành Triết học, Chính trị học, Hành chính học, Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế và Xây dựng Đảng. Và lớp bồi dưỡng lý luận 5 tháng đào tạo được hơn 14 khóa học với hơn 900 học viên. Sau khi tốt nghiệp, các học viên đã quay về cơ quan của mình công tác, nhưng trong thời gian qua cũng có một số người chuyển lĩnh vực công tác, được sắp xếp lại cho đúng chuyên ngành được đào tạo. Phần lớn học viên được cấp và nâng chức vụ hành chính đặc biệt là những học viên lớp bồi dưỡng lý luận 5 tháng vì nhóm đối tượng này đều là cán bộ cấp cao đang đảm nhiệm vị trí cao trong các cơ quan Nhà nước cũng như Đảng và trong quy hoạch bổ nhiệm và nâng chức cao hơn.


Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo các tiêu thức điều tra (n=510)


Tiêu thức

Thuộc tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Giới tính

Nam

399

78,2

Nữ

111

21,8

Tổng

510

100


Dân tộc/Nhóm ngôn ngữ

Lào - Thái

395

77,5

Mon - Khơ Me

71

13,9

Mông - Dao

15

2,9

Hán - Tây tạng

29

5,7

Tổng

510

100


Nơi sinh

Thành thị

249

48,8

Nông thôn

219

42,9

Miền núi

42

8,2

Tổng

510

100


Nơi sinh sống

Thành thị

249

48,8

Nông thôn

219

42,9

Miền núi

42

8,2

Tổng

510

100


Độ tuổi

Từ 31-40 tuổi

94

18,4

Từ 41-50 Tuổi

204

40

Từ 51-60 tuổi

207

40,6

Hơn 60 tuổi

5

1

Tổng

510

100


Thâm niên công tác

Từ 5-10 năm

7

1,4

Từ 11-20 năm

67

13,1

Từ 21-30 năm

200

39,2

Hơn 30 năm

236

46,3

Tổng

510

100


Nơi công tác

Bộ/các cơ quan ngang bộ

118

23,1

Tỉnh/thành phố

205

40,2

Huyện

187

36,7

Tổng

510

100


Lĩnh vực công tác

Cơ quan Nhà nước

291

57,1

Cơ quan Đảng

115

22,5

Lực lượng vũ trang

36

7,1

Các đoàn thể xã hội

56

11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 13



Doanh nghiệp Nhà nước

12

2,4

Tổng

510

100


Trình độ học vấn/trình độ chuyên môn

Sơ cấp

13

2,5

Trung cấp

62

12,2

Cao cấp

96

18,8

Cử nhân

171

33,5

Thạc sỹ

158

31

Tiến sỹ

10

2

Tổng

510

100


Chức vụ hành chính hiện nay

Cán bộ cấp cao

1

0,2

Loại 1

6

1,2

Loại 2

73

14,3

Loại 3

148

29

Loại 4

157

30,8

Loại 5

79

15,5

Loại 6

34

6,7

Loại 7

3

0,6

Chuyên viên

9

0,2

Tổng

510

100


Hoàn cảnh kinh tế gia đình

Giàu có

2

0,4

Khá giả

13

2,5

Trung bình

449

88

Khó khăn

46

9

Tổng

510

100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Về giới tính: Trong tổng số 510 người tham gia khảo sát có 78,2% là nam và 21,8% là nữ.

Về dân tộc/nhóm ngôn ngữ: Lào có 48 dân tộc được chia thành 5 nhóm ngôn ngữ bao gồm: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái có 77,5%; Mon-Khơ Me có 13,9%; Mông- Dao có 2,9% và Hán-Tây Tạng chiếm 5,7%.

Về nơi sinh:Phần lớn cán bộ có nguồn gốc xuất thân từ thành thị chiếm 48,8%; nông thôn chiếm 42,9% và miền núi chiếm 8,2%.

Về nơi sinh sống: Tác giả đã thực hiện khảo sát cán bộ ở toàn quốc; Phần lớn sinh sống tại thành thị chiếm 89,2%; Nông thôn chiếm 9,6% và miền núi chiếm 1,2%.

Về độ tuổi: Chia làm 4 nhóm tuổi với khoảng cách 10 năm 1 bao gồm: Nhóm


tuổi từ 31-40 tuổi chiếm 18,4%; từ 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ 40%; từ 51-60 tuổi chiếm 40,6% và trên 60 tuổi là chiếm tỷ lệ 1%.

Về thâm niên công tác: Đã chia làm 4 nhóm: dưới 10 năm công tác chiếm 1,4%; từ 11-20 năm chiếm 13,1%; từ 21-30 năm chiếm 39,2% và từ 30 năm trở lên chiếm tỷ lệ 46,3%.

Về nơi công tác: Có thể thấy phần lớn là cán bộ công tác tại địa phương chiếm 76,9%; trong đó có 40,2% là cán bộ công tác tại Tỉnh/thành phố và 36,7% là ở Huyện; Còn lại là ở các bộ/các cơ quan ngang bộ chiếm 23,1%.

Về lĩnh vực công tác: Trong những tổng số cán bộ được khảo sát phần lớn là những cán bộ công tác trong lĩnh vực cơ quan Nhà nước chiếm tỷ lệ 57,1%; cơ quan Đảng chiếm 22,5%; Các đoàn thể xã hội chiếm 11%; lực lượng vũ trang chiếm

7,1% và doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ lệ 2,4%.

Về trình độ học vấn/chuyên môn:Theo kết quả khảo sát cho thấy, trình độ chuyên môn cao nhất của cán bộ Nhà nước được khảo sát phần lớn ở cấp cử nhân và thạc sỹ (cử nhân 33,5% và thạc sỹ chiếm 31%); kế tiếp là cao cấp chiếm 18,8%; trung cấp chiếm 12,2%. Còn lại là sơ cấp chiếm 2,5% và tiến sỹ chiếm tỷ lệ 2%.

Về chức vụ hành chính hiện nay: Chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước Lào được chia làm 3 cấp cán bộ trong đó bao gồm 9 loại:

Cấp thứ nhất được gọi là cán bộ lãnh đạo cao cấp bao gồm cán bộ lãnh đạo có chức bộ trưởng, thứ trưởng và chức vụ ngang bằng trở lên chiếm tỷ lệ 0,2%.

Cấp thứ hai gọi là cán bộ công chức quản lý cấp cao bao gồm những cán bộ có chức vụ loại 1, loại 2 và loại 3.Loại 1 là các chức vụ cấp phó tổng cục, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và các chức vụ ngang bằng chiếm tỷ lệ 1,2%; Loại 2 là cán bộ lãnh đạo-quản lý cấp vụ trưởng,chủ tịch huyện và chức vụ ngang bằng chiếm tỷ lệ 14,3%; Loại 3 là cán bộ lãnh đạo-quản lý cấp phó vụ trưởng, giám đốc sở cấp tỉnh, phó chủ tịch huyện và chức vụ ngang bằng chiếm tỷ lệ 29%.

Cấp thứ ba gọi là cán bộ quản lý trung cấp bao gồm cán bộ có chức vụ loại 4 và

5. Cán bộ có chức vụ loại 4 là chức vụ cấp trưởng phòng của vụ, phó giám đốc sở cấp tỉnh và chức vụ ngang bằng chiếm tỷ lệ 30,8%; Loại 5 là chức vụ cấp phó trưởng phòng của vụ, trưởng phòng của sở cấp tỉnh và chức vụ ngang bằng chiếm tỷ lệ 15,5%. Cấp thứ tư gọi là cán bộ quản lý sơ cấp bao gồm cán bộ có chức vụ loại 6, 7 và

8. Loại 6 là chức vụ cấp trưởng ngành (ngành thuộc các phòng của vụ cấp bộ), phó trường phòng của sở cấp tỉnh và các chức vụ ngang bằng chiếm 6,7%; Loại 7 là chức vụ cấp phó trưởng ngành, trưởng tổ của sở cấp huyện và chức vụ ngang bằng chiếm tỷ


lệ 0,2%. Loại 8 là những cán bộ có chức vụ trưởng tổ thuộc phòng của vụ cấp bộ và các chức vụ ngang bằng.

Như vậy, theo kết quả nghiên cứu chúng ta thấy rằng, các chức vụ hành chính của mẫu khảo sát phần lớn tập trung ở chức vụ loại 3 và loại 4.

Về hoàn cảnh kinh tế gia đình: Phần lớn cán bộ Nhà nước Lào là thuộc trong nhóm có hoàn cảnh kinh tế gia đình trung bình chiếm 88%; chỉ có một số cán bộ có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả và giàu có chiếm 2,9% và còn lại là có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ lệ 9%.

3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÀO

3.3.1. Vị trí, vai trò

Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào là một trong những cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng NDCM Lào và Chính phủ Lào, là cơ quan chuyên trách cấp trung ương tương đương với các ban của Đảng và Bộ của Chính phủ. HVCT- HCQG Lào có vai trò là trung tâm quốc gia đào tạo - bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, công chức đang đương chức và thuộc diện quy hoạch cán bộ trung cấp và cao cấp của Đảng và Nhà nước Lào và đoàn thể quần chúng từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra, Học viện còn là trung tâm nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Kay Son Phom Vi Han, nghiên cứu lý luận chính trị, lý luận hành chính, lý luận và thực tiễn cách mạng nhằm góp phần phục vụ giảng dạy - học tập và góp phần làm cho đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào cụ thể hóa và hoàn chỉnh hơn.

3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ

Dựa trên vị trí, vai trò và yêu cầu thực tế của đất nước, Học viện có 08 nhiệm vụ chính:

Một là, đào tạo - bồi dưỡng về lý luận chính trị và hành chính cho đội ngũ cán bộ Nhà nước, cán bộ lãnh đạo - quản lý đang đương chức cấp trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, đoàn thể quần chúng.

Hai là, đào tạo cán bộ kế tiếp cấp cử nhân, thạc sĩ chính trị và hành chính cho các ban ngành từ trung ương đến địa phương.

Ba là, phối hợp cùng các bộ phận khác có liên quan tiến hành bồi dưỡng trình độ, tập huấn, hội thảo ngắn hạn trang bị kiến thức lý luận cơ bản cần thiết về chính trị - hành chính, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ cấp trung - cao cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể quần chúng.


Bốn là, đào tạo - bồi dưỡng nâng cấp trình độ tư tưởng chính trị, quan điểm, bộ môn sư phạm học cho đội ngũ giảng viên trong phạm vi các trường dạy nghề,

trường chính trị tỉnh và trong Học viện.

Năm là, xây dựng và cải cách các chương trình học, giáo trình, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo quan trọng về chính trị, hành chính và quản lý.

Sáu là, tiến hành nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để phục vụ cho học tập, giảng dạy và góp phần vào việc làm cho đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cụ thể hóa và không ngừng hoàn thiện, góp phần về mặt khoa học và thực tiễn cho Trung ương trong việc hoạch định chính sách của Đảng.

Bảy là, lãnh đạo, quản lý công việc trong HVCT-HCQG Lào như: công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ, công tác chuyên môn, quản lý hành chính, quản lý ngân sách, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các chính sách đối với cán bộ giảng viên.

Tám là, thực hiện công tác quan hệ quốc tế cùng với trường Đảng của các nước XHCN, trao đổi về chuyên môn với các cơ quan giáo dục trong khu vực và quốc tế về nâng cao trình độ và đào tạo cán bộ lãnh đạo - quản lý.

3.3.3. Các tiêu chuẩn của các chương trình đào tạo - bồi dưỡng tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào

Tiêu chuẩn chung bao gồm: Phải là người có tư tưởng chính trị vững mạnh, lý lịch hoạt động rò ràng, là đảng viên, đối tượng cán bộ kế tiếp của các cơ quan cử đi học; có sức khỏe tốt, có khả năng học tập hoàn thành theo chương trình.

- Lớp bồi dưỡng lý luận 5 tháng: Cán bộ công tác tại trung ương phải có chức vụ hành chính vụ trưởng/phó vụ trưởng (Loại 2 và 3); Đối với địa phương là chức vụ giám đốc sở, phó giám đốc sở của tỉnh - thủ đô; phó bí thư huyện - phó chủ tịch huyện; Bí thư thủ đô - phó chủ tịch thủ đô và từ đảng ủy cấp huyện - thủ đô trở lên; Tuổi dưới 55 tuổi.

- Lớp Cao cấp lý luận (2 năm): Phải có chức vụ hành chính từ loại 5 trở lên đối với cán bộ công tác tại các Bộ - cơ quan ngang bộ; chức vụ hành chính loại 6 trở lên đối với cán bộ công tác ở địa phương. Có tuổi không quá 45 tuổi.

Phải có trình độ học vấn cấp 3 hoặc trình độ chuyên môn cấp Trung cấp. Đối với cán bộ có trình chuyên môn cử nhân mà không phải lý luận chính trị nhưng có trong quy hoạch cán bộ của cơ quan đó cũng có thể học được.

- Lớp cử nhân: Phải có trình độ học vấn phổ thông; đối với người đã có bằng cử nhân chuyên khác không được cử đến học; Là cán bộ - công chức công tác 3 năm trở lên; Tuổi dưới 35 tuổi; Ưu tiên cho phụ nữ và dân tộc thiểu số.


- Lớp cao học: Phải là cán bộ - công chức có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên; Tuổi không quá 45 tuổi; phải có bằng đại học tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào hoặc chuyên ngành khoa học xã hội và có điểm thi trung bình từ 3,0 trở lên.

3.4. THỰC TRẠNG CƠ ĐỘNG XÃ HỘI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC CỦA LÀO

3.4.1. Cơ động xã hội theo chiều dọc của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào

Cơ động xã hội theo chiều dọc trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào là một vấn đề đang được quan tâm. Là sự chuyển dịch vị trí công tác của một cán bộ NHà nước sang một vị trí công tác khác không nằm trên cùng một tầng với họ. Cơ động xã hội theo chiều dọc nhấn mạnh đến sự thay đổi về chất của các cá nhân cán bộ trong cơ cấu xã hội nghề nghiệp, liên quan đến sự thăng tiến (đề bạt) hay suy giảm (giáng chức, giáng cấp) của một cá nhân cán bộ. Nên cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước được thảo luận trong phần này chủ yếu được đề cập trên hai bình diện như:

(1) Sự thay đổi, chuyển dịch về vị trí công tác trên bậc thang nghề nghiệp cũng như xu hướng thăng tiến cá nhân của những cán bộ nhà nước. Nghĩa là sự thay đổi về mặt chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước.

(2) Sự thay đổi về học vị, chiều sâu của lĩnh vực chuyên môn được đào tạo của cán bộ Nhà nước.

3.4.1.1. Sự thay đổi về chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước

Bảng 3.3: Tình hình cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (n=510)

TT

Hình thức cơ động xã hội

Cách thức trả lời

Tổng


Không


1

Cơ động xã hội theo chiều dọc (sự thay đổi về chức vụ hành chính và chuyên môn)

SL

275

235

510

%

52,7

46,1

100


2

Cơ động xã hội theo chiều ngang (Sự thay đổi về vị trí công tác, lĩnh vực công tác và chuyên môn)

SL

72

438

510

%

14,1

85,9

100

3

Vừa cơ động theo chiều dọc vừa cơ động theo chiều

ngang

SL

46

470

510

%

9,0

92,2

100

4

Không có sự thay đổi

SL

123

387

510

%

24,0

76,0

100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí