Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2

Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thi hành quyết định trọng tài như là một biện pháp để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh; đồng thời phân tích thực trạng pháp luật, thực trạng tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành quyết định của trọng tài ở Việt Nam; làm rõ những nguyên nhân của thực trạng nói trên.

Từ mục đích này, Luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Làm rõ khái niệm và các đặc điểm của quyết định trọng tài;

- Cơ chế thi hành quyết định trọng tài và các bộ phận hợp thành cơ chế;

- Thực trạng thi hành quyết định trọng tài, tổng hợp, phân tích pháp luật thực định về thi hành quyết định của trọng tài, tìm hiểu các quy định thi hành quyết định thi hành quyết định trọng tài ở các nước trên thế giới.

Qua đó, đưa ra những kiến nghị về phương hướng hoàn thiện các quy định đó trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp luật thực định và thực tế việc thi hành quyết định trọng tài ở Việt Nam và quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Tromg quá trình nghiên cứu, việc phân tích các vấn đề khác về trọng tài chỉ với mục đích làm sáng tỏ và có cái nhìn toàn diện hơn về đối tượng nghiên cứu nói trên.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Trong quá trình nghiên cứu vấn đề thi hành quyết định của trọng tài chúng tôi lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận để xem xét. Đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể

như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử,… làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề thi hành quyết định trọng tài ở Việt Nam‌‌

Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2

6. Những đóng góp mới của luận văn

Trong Luận văn, tác giả nghiên cứu một cách tổng thể và có hệ thống cơ sở lý luận về thi hành quyết định trọng tài, phân tích thực trạng pháp luật và cơ chế thi hành quyết định trọng tài ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở những phân tích đánh giá này, kết hợp tham khảo quy định của một số nước trên thế giới về thi hành quyết định trọng tài, Luận văn chỉ ra một số đặc thù trong thi hành quyết định trọng tài để qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thi hành quyết định trọng tài, nâng cao hiệu quả cơ chế thi hành quyết định trọng tài tại Việt Nam, đảm bảo các quyết định của trọng tài thương mại được thực thi một cách nghiêm túc trên thực tế.

Với kết quả như trên, luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu phục vụ việc học tập và giảng dạy, cũng như tham khảo để hoàn thiện pháp luật về thi hành quyết định trọng tài.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có nội dung được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại.

Chương 2: Thực tiễn vận hành cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại tại Việt Nam.

Chương 3: Hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại tại Việt Nam.

CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về trọng tài và quyết định của trọng tài thương mại

1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của trọng tài thương mại

1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của trọng tài thương mại các nước trên thế giới Từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã biết sử

dụng trọng tài như là một phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh, theo

đó: Nếu hai bên có tranh chấp và định chọn người xét xử thì họ có quyền chỉ định người mà họ ưa thích để làm việc này, họ phải tôn trọng ý kiến người đó và không được thưa kiện trước toà án.

Đối với trọng tài thương mại, phải đến khi kinh tế hàng hoá phát triển hình thành nền kinh tế thị trường thúc đẩy các hoạt động thương mại phát triển thì trọng tài thương mại mới thật sự ra đời.

Thời kỳ đầu, trọng tài thương mại chủ yếu tồn tại dưới hình thức trọng tài vụ việc, về sau, khi thương mại phát triển mạnh mẽ thì trọng tài thường trực mới xuất hiện.

Trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) là trọng tài do các bên lập ra để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải tán khi vụ tranh chấp đó được giải quyết xong.

Trong tài thường trực (trọng tài quy chế) là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy quản lý, có trụ sở làm việc thường xuyên, có quy tắc tố tụng riêng và danh sách trọng tài viên cụ thể.

Quá trình đi từ trọng tài vụ việc đến trọng tài thường trực là quá trình bổ sung, hoàn thiện các hình thức tổ chức của trọng tài. Các Trung tâm trọng tài, với tính chất là một tổ chức thường trực xuất hiện đầu tiên phải kể đến là Toà án Trọng tài Quốc tế London (LCIA) thành lập năm 1892, Toà án trọng

tài thường trực quốc tế (PCA) thành lập năm 1899, Toà án trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) thành lập năm 1923…Ở khu vực Châu Á, các trung tâm trọng tài xuất hiện muộn hơn: Trung tâm trọng tài Kuala lumpur thành lập năm 1978, Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC) thành lập năm 1985, Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore thành lập năm 1990…

Sự ra đời và phát triển của Trung tâm trọng tài thương mại diễn ra hết sức đa dạng, phong phú phụ thuộc vào điều kiện phát trển kinh tế, xã hội nói chung cũng như hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng khu vực.

Tổ chức trọng tài ở một số nước trên thế giới:

* Trọng tài Cộng hòa Liên bang Đức

Là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động trên nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên về trọng tài.

Hình thức trọng tài: Có hai hình thức trọng tài đó là: trọng tài thường xuyên (trọng tài quy chế) và trọng tài ad – hoc. Nước Đức có 6 tổ chức trọng tài thường xuyên hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau với tổ chức gọn nhẹ gồm Ban Thư ký điều hành và một danh sách trọng tài viên.

Thủ tục tố tụng trọng tài được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự và các Điều lệ hoạt động của từng tổ chức trọng tài. Ngoài ra, các bên cũng có quyền thỏa thuận riêng.

* Cộng hòa Pháp

Bên cạnh tòa thương mại, hình thức trọng tài thương mại cũng là hình thức giải quyết phổ biến các tranh chấp kinh doanh. Mô hình trọng tài giống như mô hình trọng tài ở Đức.

* Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài rất được ưu chuộng ở Mỹ. Nước này có nhiều tổ chức trọng tài khác nhau.

Ở cấp Liên bang, tổ chức trọng tài hoạt động theo Đạo luật năm 1925, đến năm 1970 được mở rộng và bổ sung các điều khoản của Công ước New York năm 1958.

Do có sự khác nhau về luật tố tụng giữa các bang, nên năm 1926, Hiệp hội trọng tài Mỹ được thành lập (gọi tắt là AAA). Hiệp hội ban hành Điều lệ trọng tài thương mại có ý nghĩa lớn trong tố tụng trọng tài nói chung của toàn liên bang.

Tổ chức AAA có trụ sở ở New York, gồm Ban Điều hành, Thư viện quốc tế, các phòng họp. Hiệp hội có chi nhánh tại 42 trung tâm kinh tế lớn ở Mỹ.

Hiệp hội trọng tài Mỹ giải quyết mọi tranh chấp trong kinh doanh nói chung.

* Vương quốc Anh

Ở Anh, do trọng tài là đối tượng điều chỉnh của luật pháp quốc gia cho nên mọi thỏa thuận trọng tài nhằm loại trừ thẩm quyền của tòa án đều vô hiệu. Thế nhưng, trên thực tế giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài lại khá phổ biến do tính ưu việt của trọng tài so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác.

Có hai hình thức tổ chức trọng tài ở Anh: Trọng tài thường trực và hình thức trọng tài vụ việc lâm thời.

* Nhật Bản

Ngoài hoạt động của tòa án, các tranh chấp thương mại còn có thể được đưa ra giải quyết tại Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật Bản theo Quy tắc của Hiệp hội.

Hiệp hội trọng tài Nhật Bản là tổ chức xã hội được lập ra để giải quyết tranh chấp thương mại. Hiệp hội có nhiều chi nhánh; đứng đầu là Chủ tịch và đứng đầu chi nhánh là các Giám đốc. Hiệp hội còn có Ban Thư ký. Hiệp hội có bản quy tắc trọng tài từ năm 1963 và được sửa đổi vào năm 1971.

Hiệp hội đứng ra lập danh sách trọng tài viên và niêm yết công khai tại Văn phòng chi nhánh để tạo điều kiện cho các bên tranh chấp tham khảo chọn trọng tài viên. Hiệp hội có trách nhiệm chỉ định trọng tài viên hay chủ tịch trọng tài khi các bên không chỉ định được.

* Nước Malaysia

Năm 1978, Malaysia thành lập trung tâm trọng tài quốc tế khu vực. Đây là tổ chức trọng tài quốc tế phi chính phủ. Mặc dù, trung tâm này là tổ chức phi chính phủ, nhưng chính phủ Malaysia giúp đỡ rất nhiều về tài chính và không can thiệp vào hoạt động của trung tâm. Hiện nay, trung tâm này giải quyết khá nhiều tranh chấp giữa các doanh nghiệp Malaysia.

1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của trọng tài thương mại ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trọng tài ra đời khá muộn. Vào đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, trọng tài ở Việt Nam ra đời và được chia thành hai loại: Trọng tài giải quyết tranh chấp trong nước và trọng tài giải quyết tranh chấp quốc tế.

Cả hai loại trọng tài này đều hoàn toàn không phải là tổ chức phi chính phủ mà là cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh tế. Bởi vậy, về bản chất không phải là trọng tài thương mại theo đúng nghĩa của nó.

Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế hành chính quan liêu sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến nhiều loại hình chủ thể kinh doanh và quan hệ kinh tế mới được hình thành, các hoạt động kinh tế

phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Thực tế này kéo theo hệ quả tranh chấp trong kinh doanh phát sinh ngày càng nhiều với tính chất phức tạp, nội dung đa dạng đòi hỏi phải có tổ chức chuyên giải quyết các tranh chấp. Mặt khác, quyền tự do kinh doanh – nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường bao gồm quyền quyết định việc lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành nghề, mặt hàng kinh doanh; tự do giao kết hợp đồng; tự do quyết định tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và tự do lựa chọn cơ quan tài phán giải quyết các tranh chấp phát sinh. Nhà nước đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh thì đồng thời có trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quyền đó. Do vậy, phải có cơ quan tài phán khác ngoài Toà án để các chủ thể kinh doanh thực hiện quyền lựa chọn cơ quan tài phán khi giải quyết tranh chấp. Đây là lý do hệ thống Trọng tài kinh tế Nhà nước bị giải thể và Trọng tài kinh tế phi chính phủ theo Nghị định 116/CP ngày 05 tháng 09 năm 1994 ra đời.

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 116/CP thì Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

Tuy nhiên, nếu như Toà kinh tế giải quyết các tranh chấp kinh tế theo thẩm quyền Nhà nước quy định thì các Trung tâm Trọng tài kinh tế thành lập theo Nghị định 116/CP chỉ được giải quyết những vụ tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn. Đây chính là sự khác nhau mang tính bản chất giữa hai hệ thống cơ quan cùng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế cùng tồn tại song song ở nước ta.

Tính đến trước khi Pháp lệnh Trọng tài thương mại được ban hành năm 2003, trên toàn quốc đã có 05 Trung tâm Trọng tài kinh tế được thành lập

gồm: Trung tâm Trọng tài kinh tế Hà Nội, Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long, Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Trọng tài kinh tế Bắc Giang, Trung tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ. Dù các Trung tâm trọng tài này chưa mang đầy đủ các tính đặc thù của tổ chức trọng tài phi chính phủ như trọng tài ở các nước, nhưng đó là một bước thử nghiệm để chuyển hoàn toàn trọng tài Nhà nước sang trọng tài mang tính chất tư nhân.

Từ năm 2003, với sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài thương mại, các Trung tâm trọng tài thương mại có cơ sở pháp lý cao hơn để tổ chức và hoạt động nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra đối với lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại.

Hiện nay, cả nước có 07 trung tâm trọng tài, trong đó 05 trung tâm có trụ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với tổng số trọng tài viên là trên 180, riêng Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có khoảng 118 trọng tài viên với số lượng giải quyết vụ việc bình quân khoảng 25 - 30 vụ/năm. Đây là trung tâm có số lượng giải quyết vụ việc lớn nhất cả nước. Trong những năm qua hầu như các trung tâm trọng tài chủ yếu dừng lại ở việc triển khai thi hành Pháp lệnh trọng tài thương mại về việc sửa đổi bổ sung điều lệ hoạt động và quy tắc tố tụng. Thực tế các tranh chấp giải quyết bằng trọng tài chủ yếu tập Trung tại trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quyết định của trọng tài thương mại

1.1.2.1. Khái niệm quyết định trọng tài

Hoạt động quan trọng nhất của trọng tài là ra các quyết định giải quyết tranh chấp. Khi các bên thông qua trọng tài để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa họ thì cái mà các bên mong muốn đạt được là công bằng, nhanh chóng, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Kết quả này được

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí