Các Hình Thức Thi Hành Quyết Định Của Trọng Tài:

các quyền và nghĩa vụ của các bên được trọng tài phân xử trong quyết định trọng tài. Tuy nhiên, phạm vi tự nguyện thi hành và thi hành bằng cưỡng chế nhà nước cũng rất khác nhau ở mỗi nước, điều này phụ thuộc vào văn hóa pháp lý, trình độ phát triển kinh tế… của mỗi nước. Nhưng có thể nhận xét chung là: Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, có bề dày truyền thống pháp luật thì đa phần quyết định trọng tài được các đương sự tự nguyện thi hành. Ngược lại, ở các nước có nền kinh tế kém phát triển thì các trường hợp thi hành quyết định trọng tài bằng biện pháp cưỡng chế khá phổ biến. Đối với các trường hợp phải sử dụng quyền lực nhà nước để thi hành quyết định trọng tài thì quan niệm về thi hành quyết định trọng tài trong trường hợp này cũng khác nhau: Đa phần các nước (Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc…) cho rằng muốn sử dụng biện pháp quyền lực nhà nước để thi hành quyết định trọng tài cần phải thông qua cơ chế công nhận cho thi hành tại tòa án. Nhưng một số ít quốc gia như Thụy Điển lại cho rằng không cần thông qua thủ tục công nhận cho thi hành tại tòa án mà chuyển thẳng tới cơ quan thi hành án để thi hành.

Hoạt động thi hành quyết định trọng tài có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự, hoạt đồng này nhằm thực thi trên thực tế các quyền và nghĩa vụ của các bên, vai trò của hoạt động này được thể hiện trên các bình diện sau:

- Thi hành quyết định trọng tài là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong kinh doanh, là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

Quyết định trọng tài là sự áp dụng các quy định của pháp luật vào giải quyết tranh chấp của trọng tài. Đối với các quyết định trọng tài đúng đắn, nó chứa đựng các quy định về quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong kinh doanh. Thông qua hoạt động thi hành quyết định của trọng tài, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được thực hiện.

Hoạt động kinh tế tất yếu nảy sinh các tranh chấp, tức là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tranh chấp tạm thời bị “tắc nghẽn” đòi hỏi phải khơi thông để tạo sự “lưu thông” trong quan hệ kinh tế. Thông thường, người ta giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa giải, tòa án, trọng tài, trong đó giải quyết bằng trọng tài thường được các nhà kinh doanh lựa chọn. Cùng với việc lựa chọn này họ cũng mong muốn phán quyết của trọng tài công bằng, khách quan, nhưng phải được thực thi trên thực tế. Trong trường hợp một bên cố tình không thi hành quyết định của trọng tài thì họ cũng mong muốn có cơ chế giải quyết thỏa đáng và nếu quyết định trọng tài đó phù hợp với pháp luật sẽ phải được thi hành. Điều đó vừa làm cho các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh được “khơi thông”; mặt khác, tạo cảm giác an toàn trong kinh doanh cho các nhà kinh doanh, từ đó thúc đẩy họ đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Thi hành quyết định trọng tài là yếu tố đảm bảo sự hoạt động của một thể chế giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế thị trường, góp phần làm giảm tải đáng kế cho hoạt động xét xử của tòa án.

Trọng tài là một thể chế đặc trưng của nền kinh tế thị trường mà sự tồn tại của nó mang tính tất yếu và cần thiết để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển trong trật tự, không bị rối loạn. Hoạt động của trọng tài bao gồm một quá trình từ tiếp nhận vụ việc đến khi ra quyết định trọng tài. Đây có thể là sự kết thúc của một chu trình hoạt động của trọng tài. Tuy nhiên, đối với đương sự thì quan tâm lớn nhất của họ là quyết định trọng tài có chứa đựng sự công bằng, hợp lý và được thi hành trên thực tế như thế nào. Nếu một khi quyết định của trọng tài không được thực hiện trên thực tế thì toàn bộ quá trình hoạt động của trọng tài là vô nghĩa và nó đơn thuần chỉ tồn tại trên giấy tờ mà thôi. Như vậy, tất yếu dẫn tới việc họ sẽ không chọn trọng tài khi giải quyết các tranh chấp.

Nếu thi hành quyết định trọng tài thực sự có hiệu quả sẽ làm tăng sự quan tâm của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh. Họ tin tưởng vào thiết chế trọng tài và lựa chọn trọng tài làm tổ chức tài phán cho hoạt động kinh doanh của mình nếu có tranh chấp, qua đó làm giảm số lượng tranh chấp trong kinh doanh thương mại được giải quyết tại tòa án.

- Thi hành quyết định trọng tài góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể kinh doanh, ý thức thực hiện các cam kết trong đời sống dân sự, trong hoạt động kinh doanh, thông qua đó kỷ cương pháp chế được tăng cường.

Một khi các quyết định trọng tài chứa đựng lẽ phải thuộc về người kinh doanh đúng pháp luật, thì điều đó cũng khiến các chủ thể kinh doanh phải tìm hiểu pháp luật để kinh doanh đúng pháp luật. Bởi kinh doanh trái pháp luật, khi xảy ra tranh chấp thì thiệt hại tất yếu do bản thân mình gánh chịu. Mặt khác, thi hành quyết định trọng tài liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp cũng như các bên liên quan, cho nên hơn ai hết họ bị tác động bởi các quy định pháp luật áp dụng giải quyết các tranh chấp của họ. Điều đó làm họ phải tìm hiểu và bị ảnh hưởng bởi pháp luật trong kinh doanh, từ đó nâng cao ý thức pháp luật của họ. Đồng thời cũng nhắc nhở họ ý thức thực hiện các cam kết, thoả thuận đúng pháp luật trong hoạt động kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

1.2.2. Các hình thức thi hành quyết định của trọng tài:

Quyết định trọng tài được thi hành dưới hai hình thức đó là: Tự nguyện thi hành và Cưỡng chế thi hành.

Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 4

1.2.2.1. Tự nguyện thi hành

Tự nguyện thi hành là một trong hai biện pháp được áp dụng trong hoạt động thi hành án dân sự nói chung, trong đó có hoạt động thi hành quyết định trọng tài.

Tự nguyện thi hành xuất phát từ phía các bên đương sự, nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ đã được quyết định trọng tài ghi nhận, thể hiện ý chí và mong muốn của các đương sự. Mặt khác, tự nguyện thi hành quyết định trọng tài còn là một biện pháp của chấp hành viên được áp dụng trong quá trình thi hành quyết định trọng tài.

Kết quả của tự nguyện thi hành là tiền đề, là cơ sở, là căn cứ để cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu đương sự không tự nguyện thi hành.

Tự nguyện thi hành án là một hình thức thi hành quyết định trọng tài đem lại hiệu quả rất cao cho xã hội. Một quyết định trọng tài nếu được các bên đương sự tự nguyện thi hành sẽ góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì và thắt chặt mối quan hệ kinh doanh, tiết kiệm thời gian, tiền của, công sức của Nhà nước và các đương sự.

Tóm lại, tự nguyện thi hành án là cách thức mà các đương sự lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đã được ghi nhận trong quyết định trọng tài. Tự nguyện thi hành còn được hiểu là một hình thức thi hành quyết định trọng tài được cơ quan thi hành án áp dụng, là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình tổ chức thi hành quyết định trọng tài của cơ quan thi hành án.

Tự nguyện thi hành có một số đặc điểm sau:

- Tự nguyện thi hành là quyền của các đương sự trong quá trình thi hành quyết định trọng tài.

Đối với người được thi hành án: Sự tự nguyện của người được thi hành án chính là họ dùng quyền lợi của mình đã được quyết định trọng tài có hiệu lực pháp luật ghi nhận để thể hiện sự tự nguyện của mình. Sự tự nguyện thi hành án của người được thi hành án thể hiện ở chỗ họ có thể thỏa thuận với

người phải thi hành án về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án, nhưng thỏa thuận này không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Việc tự nguyện thi hành án của người được thi hành án cũng được Nhà nước khuyến khích và được thể hiện dưới một cơ chế khác. Đó là người được thi hành án cũng có thể đơn phương tự nguyện đồng ý cho bên phải thi hành án hoãn thi hành án, thời gian hoãn do bên được thi hành án quyết định. Hoặc người được thi hành án cũng có thể đơn phương tự nguyện từ bỏ quyền và lợi ích của họ được hưởng theo quyết định, nếu việc từ bỏ này không làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước hoặc của người khác. Cả hai trường hợp nói trên, tuy cách xử lý khác nhau nhưng về bản chất đều giống nhau đó là thể hiện việc tự nguyện thi hành của người được thi hành án.

Tuy nhiên, khi nói đến tự nguyện thi hành là chủ yếu nói đến sự tự nguyện thi hành của người phải thi hành án, đó là việc người phải thi hành án tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ đối với người được thi hành án mà không cần có sự tác động của cơ quan thi hành án. Đây là đối tượng thể hiện một cách trực tiếp nhất, cụ thể nhất về bản chất và hình thức của tự nguyện thi hành án.

Việc tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án có thể được thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng với quyết định thi hành án; cũng có thể họ chỉ tự nguyện thực hiện một phần trong các khoản phải thi hành án.

- Biện pháp tự nguyện thi hành là biện pháp đầu tiên và cũng là biện pháp bắt buộc phải áp dụng trong quá trình thi hành.

Biện pháp tự nguyện thi hành là cơ sở, là tiền đề khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, chỉ khi nào người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, cố tình chống đối, không thực hiện nghĩa vụ về tài sản, hoặc cố tình dây dưa mặc dù có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án mới áp dụng biện pháp khác.

Tự nguyện thi hành quyết định trọng tài của đương sự có thể được thực hiện trong mọi thời điểm kể từ khi có phán quyết của Hội đồng trọng tài cho đến khi kết thúc việc thi hành quyết định trọng tài. Nó có thể được thực hiện ở trước hoặc sau khi cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế (Ra quyết định cưỡng chế thi hành).

1.2.2.2. Cưỡng chế thi hành

Rõ ràng không có gì làm thất vọng các bên kinh doanh bằng việc bỏ ra những tốn kém khổng lồ về công sức và tiền của để rồi chỉ có được một quyết định trọng tài không được thi hành. Điều mà các bên mong muốn trong giải quyết tranh chấp thương mại, đương nhiên là sự đền bù về tiền bạc, chứ không phải là một tờ giấy ghi phán quyết. Trong thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định trọng tài nói riêng, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thoả thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự theo quyết định trọng tài.

Tuy vậy, khi người phải thi hành án đã được giải thích, thuyết phục, mặc dù có điều kiện thi hành án mà tìm mọi cách trì hoãn, trốn tránh để không tự nguyện thi hành, thì buộc cơ quan thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành. Cưỡng chế thi hành án thể hiện quyền năng của cơ quan thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo quyết định được thi hành nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Như vậy, Cưỡng chế thi hành án quyết định trọng tài là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan thi hành án do Chấp hành viên áp dụng nhằm buộc đương sự (người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo quyết định của trọng tài thương mại, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà

không tự nguyện thi hành trong thời hạn luật định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản.

Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có đủ các điều kiện sau:

- Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực hiện hành vi theo quyết định của trọng tài.

- Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.

Có điều kiện thi hành án có thể được hiểu là người phải thi hành án có tài sản, có thu nhập, có tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc... khi phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền. Còn khi phải thực hiện nghĩa vụ trả lại nhà hoặc vật, thì điều kiện thi hành án ở đây là vật, nhà đang tồn tại theo đúng quyết định đã tuyên.

- Người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án: Không tự nguyện thi hành án được hiểu là đã hết thời gian tự nguyện thi hành theo luật định mà người phải thi hành án không thực hiện các nghĩa vụ đã được ghi nhận trong phán quyết của trọng tài.

Theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự thì cưỡng chế có các hình thức cụ thể sau: (i) Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; (ii) Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; (iii) Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; (iv) Khai thác tài sản của người phải thi hành án; (v) Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; (vi) Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Dù nghĩa vụ mà đương sự phải thi hành là nghĩa vụ trả tiền, nghĩa vụ chuyển giao vật, quyền tài sản, giấy tờ... thì cơ quan thi hành án cũng chỉ được áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế đã được quy định trên

đây. Ngoài các biện pháp cưỡng chế này, cơ quan thi hành án không được phép sử dụng bất kỳ một biện pháp cưỡng chế nào khác.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định không được tổ chức cưỡng chế vào các thời điểm như ngày nghỉ, ngày lễ, ban đêm…

Với những phân tích trên có thể khẳng định rằng, cưỡng chế thi hành án là biện pháp cuối cùng để thi hành quyết định trọng tài nói riêng và bản án, quyết định của tòa án nói chúng. Xét về cả lý luận và thực tiễn thì tự nguyện thi hành là phương án tối ưu đối với việc thi hành quyết định trọng tài.

1.2.3. Hiệu quả thi hành quyết định trọng tài thương mại.

* Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí, công sức, thời gian…mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Bất cứ một quyết định trọng tài nào đó đã được ban hành thì chủ thể của nó đều mong muốn nó được thi hành trên thực tế. Tuy nhiên, không phải quyết định trọng tài nào cũng được thi hành trên thực tế. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc không thể thi hành, hoặc thi hành không đầy đủ nội dung các quyết định trọng tài.

Hiệu quả thi hành quyết định trọng tài được hiểu là mối quan hệ giữa kết quả thực tế của việc thi hành quyết định trọng tài so với các nội dung đã được ghi nhận trong quyết định trọng tài. Ngoài ra, hiệu quả thi hành còn được đánh giá bởi thời gian thi hành, công sức, các chi phí để thi hành án so với kết quả đạt được từ việc thi hành.

Đối với hiệu quả nói chung của việc thi hành án còn là sự so sánh giữa số lượng quyết định trọng tài có hiệu lực phải thi hành so với quyết định trọng tài đã được thi hành. Tổng giá trị tài sản phải thi hành so với giá trị tài sản được thu hồi để thi hành quyết định trọng tài.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023