Vai Trò Của Việc Thi Hành Quyết Định Trọng Tài Thương Mại

thể hiện ở giai đoạn cuối của thủ tục trọng tài bằng quyết định trọng tài. Đây có thể là quyết định của một trọng tài viên duy nhất hoặc của Hội đồng trọng tài (sau đây gọi tắt là trọng tài viên). Trọng tài viên có thể ra quyết định bổ sung nếu thấy rằng một quan điểm của quyết định trọng tài đã tuyên chưa rõ hoặc chưa được giải quyết. Quyết định của trọng tài hoặc quyết định bổ sung được đưa ra theo nguyên tắc đa số. Nếu không đạt được đa số thì chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ quyết định với tư cách là trọng tài viên duy nhất.

Quyết định trọng tài là hình thức thể hiện của phán quyết trọng tài trong đó nó chứa đựng sự phân xử của trọng tài về vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại trọng tài.

Trong thực tế, trọng tài ra nhiều loại quyết định như: quyết định về thẩm quyền của mình, quyết định giải quyết một phần tranh chấp, quyết định về thủ tục trọng tài, quyết định các biện pháp khẩn cấp tạm thời…Như vậy, trong các quyết định này, loại quyết định nào được coi là quyết định trọng tài.

Để xác đâu là quyết định trọng tài, chúng ta xem xét về mặt bản chất của các quyết định nói trên thì thấy rằng:

- Các quyết định giải quyết một phần tranh chấp, tuy chưa thực sự giải quyết được hoàn toàn vấn đề nhưng nó đã trực tiếp giải quyết tranh chấp của các bên. Loại quyết định này có giá trị chung thẩm và các bên phải thi hành. Như vậy nó là quyết định trọng tài.

- Còn đối với các loại quyết định về thủ tục trọng tài, quyết định áp dụng của biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ đơn thuần là các thủ tục nhằm phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp chứ không phải là sự giải quyết tranh chấp.

Ở các quốc gia trên thế giới thì khái niệm quyết định trọng tài được hiểu một cách khá đơn giản và có nhiều điểm khác với nước ta. Đa số các nước

phát triển như Anh, Mỹ, Pháp… chỉ phân loại thành quyết định trọng tài mang tính quốc tế và quyết định trọng tài không mang tính quốc tế.

Quyết định trọng tài mang tính quốc tế là quyết định trọng tài giải quyết các vụ việc mang tính ngoài phạm vi lãnh thổ của nước đó, tức là chỉ căn cứ vào tính chất của vụ việc tranh chấp mà không phụ thuộc vào quốc tịch trọng tài; ngược lại, quyết định trọng tài không mang tính quốc tế là những quyết định giải quyết tranh chấp mang tính chất nội địa, tức các vụ việc tranh chấp trong nước.

Nhìn chung, cách hiểu về khái niệm quyết định trọng tài khó thống nhất ở các nước và có thể khẳng định rằng quan niệm của họ về quyết định trọng tài đều tương tự như trong các công ước quốc tế về trọng tài. Trước hết, chúng ta tìm hiểu quy định trong văn bản có tính chất quốc tế về vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Trong Quy tắc trọng tài UNCITRAL quy định một cách đơn giản: Quyết định trọng tài sẽ được lập thành văn bản, sẽ là cuối cùng và có hiệu lực rằng buộc đối với các bên. Các bên có trách nhiệm thi hành quyết định trọng tài một cách không chậm trễ.

Không có một định nghĩa chung của thuật ngữ “quyết định trọng tài” được chấp nhận ở tất cả các nước. Thậm chí, không một định nghĩa nào được tìm thấy trong các công ước quốc tế có liên quan đến trọng tài, bao gồm: các hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1927 và Công ước New York 1958, mặc dù Công ước New York 1958 được dành riêng để nói về việc thừa nhận và thi hành các phán quyết. Khái niệm gần nhất được quy định trong Công ước New York là:

Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 3

“Thuật ngữ: quyết định trọng tài sẽ không chỉ bao gồm các quyết định được đưa ra bởi các trọng tài viên được chỉ định cho mỗi vụ mà còn bao gồm cả các quyết định được đưa ra bởi các tổ chức trọng tài thường xuyên mà các bên đã đệ trình tranh chấp lên”. (Công ước New York 1958 điều I.2).

Có ý kiến cho rằng, cần có một định nghĩa của thuật ngữ “quyết định trọng tài” trong luật mẫu của UNCITRAL, nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận.

Một số nước quan niệm rằng: “quyết định trọng tài” có nghĩa là một phán quyết cuối cùng giải quyết mọi vấn đề được đệ trình lên trọng tài và bất kỳ quyết định nào khác của trọng tài mà cuối cùng xác định bất kỳ vấn đề về nội dung cơ bản hoặc vấn đề thẩm quyền hoặc bất kỳ vấn đề thủ tục nào khác, nhưng trong trường hợp vấn đề thủ tục chỉ được gọi là quyết định trọng tài nếu trọng tài gọi quyết định của mình là một quyết định trọng tài.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, có thể có nhiều hơn một phán quyết được đưa ra trong quá trình trọng tài.

Tuy nhiên, đa số các nước dùng thuật ngữ quyết định trọng tài chỉ dùng cho các quyết định của trọng tài nhằm quyết định cuối cùng các vấn đề mà họ đưa ra xem xét. Điều này có liên quan đến việc phân biệt giữa các quyết định (có liên quan đến các vấn đề), các lệnh và chỉ thị về thủ tục (liên quan đến việc điều hành trọng tài). Các lệnh và chỉ thị về thủ tục nhằm giúp đẩy nhanh quá trình xét xử trọng tài – các lệnh và chỉ thị này giải quyết các vấn đề như: trao đổi các văn bản làm bằng chứng, việc lập các văn bản và thoả thuận nhằm thực hiện việc tranh tụng.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu quyết định trọng tài như sau: Quyết định trọng tài là quyết định được trọng tài thông qua bằng biểu quyết theo đa số về việc giải quyết chung thẩm một phần hoặc toàn bộ tranh chấp liên quan đến kinh tế giữa các bên đương sự.

1.1.2.2. Đặc điểm quyết định của trọng tài.

Quyết định trọng tài có một số đặc điểm sau:

- Là phán quyết của tổ chức xã hội – nghề nghiệp, song quyết định trọng tài mang quyền lực nhà nước, bắt buộc các bên đương sự phải nghiêm túc thực hiện, nếu bên thi hành sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

- Quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp toà án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại. Điều đó có nghĩa là, quyết định trọng tài khi đã được Hội đồng trọng tài tuyên sẽ có hiệu lực sau một khoảng thời gian luật định mà không bị kháng cáo, kháng nghị, giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Quyết định trọng tài không bắt buộc phải tuyên công khai.

- Là kết quả của quá trình xem xét vụ việc tranh chấp của Hội đồng trọng tài theo Quy tắc tố tụng riêng của từng trung tâm trọng tài, không bắt buộc theo một trình tự tố tụng thống nhất.

- Trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài, quyết định trọng tài có thể được tuyên trên cơ sở pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật do các bên lựa nhưng đảm bảo nguyên tắc không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

- Hình thức của quyết định trọng tài bằng văn bản xong nội dung của nó có tính linh hoạt tùy thuộc vào tố tụng của từng trung tâm trọng tài trên cơ sở bảo đảm một số nội dung cơ bản theo luật định.

1.1.3. Phân loại quyết định trọng tài thương mại

- Phân loại quyết định trọng tài theo dấu hiệu lãnh thổ

Có rất nhiều cách phân loại quyết định trọng tài. Tuy nhiên, cách phân loại chính thống ở nước ta hiện nay là phân loại theo dấu hiệu về lãnh thổ và chủ thể. Theo cách này thì quyết định trọng tài được chia thành quyết định trọng tài trong nước và quyết định trọng tài nước ngoài.

Việc phân loại này có ý nghĩa thực tiễn khi áp dụng pháp luật điều chỉnh chúng. Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức thế nào là quyết định trọng tài trong nước, nhưng đối với quyết định trọng tài nước ngoài, tại phần thứ sáu: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, khoản 2 Điều 342 BLTTDS ghi nhận: “Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”. Như vậy, quyết định trọng tài nước ngoài có thể được tuyên ở ngoài hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.

Có thể dùng phương pháp loại trừ để đưa ra khái niệm quyết định trọng tài trong nước. Các quyết định trọng tài không phải quyết định trọng tài nước ngoài được coi là quyết định trọng tài trong nước. Quyết định trọng tài trong nước bao gồm các quyết định giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thỏa thuận của các bên do các tổ chức trọng tài được thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở đóng tại Việt Nam. Theo quy định tại điều 44 Pháp lệnh trọng tài thương mại thì quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây: (i) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra quyết định trọng tài; trong trường hợp việc giải quyết vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức thì quyết định trọng tài phải có tên Trung tâm Trọng tài; (ii) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn; (iii) Họ, tên các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất; (iv) Tóm tắt đơn kiện và các vấn đề tranh chấp; (v) Cơ sở để ra quyết định trọng tài; (vi) Quyết định về vụ tranh chấp; quyết định về phí trọng tài và các chi phí khác; (vii) Thời hạn thi hành quyết định trọng tài; (viii) Chữ ký của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất.

- Phân loại quyết định theo hình thức trọng tài: Dựa vào tiêu chí phân loại này, quyết định trọng tài sẽ được phân thành quyết định trọng tài vụ việc và quyết định trọng tài thường xuyên.

- Phân loại quyết định trọng tài theo tính chất của quyết định: Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành hoà giải. Trong trường hợp hoà giải thành thì các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận hoà giải thành. Biên bản hoà giải thành phải được các bên và các trọng tài viên ký. Quyết định công nhận hoà giải thành của Hội đồng trọng tài là chung thẩm.‌

Nếu các bên không tự thỏa thuận được, Hội đồng trọng tài sẽ ra phán quyết giải quyết vụ việc.

Như vậy, dựa vào tiêu chí này, quyết định trọng tài được phân ra thành hai loại: Quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định giải quyết vụ việc.

1.2. Thi hành quyết định của trọng tài thương mại

1.2.1. Vai trò của việc thi hành quyết định trọng tài thương mại

Thi hành quyết định trọng tài là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước nhằm đưa các quyết định của trọng tài đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành quyết định trọng tài một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, mặt khác nó là công cụ hữu hiệu để khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội và công dân khi bị xâm hại.

“Thi hành” là đem việc đã định sẵn làm theo điều đã định. Như vậy, thi hành quyết định trọng tài là hành vi làm cho những vấn đề được phán quyết trong quyết định của trọng tài được thực thi trong thực tế. Thi hành quyết định trọng tài được chia làm hai hình thức, căn cứ vào tính chất của nó:

- Hình thức thứ nhất là các đương sự tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong quyết định trọng tài. Ở hình thức này không có một cơ chế chung cho mọi trường hợp, mà thi hành các nghĩa vụ được phán quyết trong quyết định của trọng tài như thế nào là do các đương sự thỏa thuận thống nhất. Theo đó, phương pháp, cách thức…thi hành quyết định của trọng tài cũng vô cùng đa dạng. Trên thực tế, thi hành quyết định trọng tài ở hình thức này là phổ biến trên thế giới.

- Hình thức thứ hai là hình thức thi hành thông qua việc sử dụng quyền lực nhà nước: Đa số các quyết định của trọng tài được tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, cũng cá biệt có những trường hợp vì những lý do khác nhau một bên không chịu tự nguyện thi hành. Khi quyết định của trọng tài bị một trong các bên không chịu tự nguyện thực hiện, thì việc thi hành quyết định của trọng tài tương đối phức tạp. Việc giải quyết vấn đề này phụ thuộc hoàn toàn vào quy định của pháp luật.

Đối với Việt Nam hiện nay, việc thi hành quyết định của trọng tài phụ thuộc vào quyết định của trọng tài trong nước hay của trọng tài nước ngoài:

Nếu là quyết định của trọng tài trong nước thì được thi hành theo các quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, BLTTDS, Luật Thi hành án và các pháp luật có liên quan khác. Theo các quy định này, với tính chất chung thẩm của mình, quyết định trọng tài có hiệu lực pháp lý như một bản án, quyết định của tòa án. Trình tự và thủ tục thi hành tuân thủ theo các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Đối với các quyết định của trọng tài nước ngoài thì việc thi hành tại Việt Nam buộc phải thông qua thủ tục tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Nhưng không phải đối với bất cứ nước nào Việt Nam cũng công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài của nước họ tại Việt Nam.

Chúng ta chỉ công nhận và cho thi hành đối với các trường hợp: Nước đó là thành viên công ước New York 1958; giữa nước đó và Việt Nam đã ký các hiệp định song phương về vấn đề này hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Thủ tục công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được quy định cụ thể tại chương XXVI của BLTTDS.

Như vậy, ở hai trường hợp trên, với bản chất có sự khác nhau về đặc điểm lãnh thổ, chủ quyền quốc gia mà thủ tục thi hành cũng có sự khác nhau nhất định. Đó là, quyết định trọng tài nước ngoài không đương nhiên có hiệu lực tại Việt Nam mà phải thông qua việc công nhận và cho thi hành của tòa án có thẩm quyền, còn quyết định của trọng tài thương mại trong nước sẽ đương nhiên có hiệu lực pháp luật trên thực tế. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do trước nhà nước, quyết định của trọng tài thương mại trong nước luôn bao hàm nội dung sự thừa nhận chính thức của nhà nước do trọng tài là một thiết chế được thành lập và hoạt động trên cơ sở pháp luật quốc gia. Ngược lại, một quyết định của trọng tài nước ngoài do không có vị trí tài phán chính thức tại Việt Nam nên hành vi công nhận và cho thi hành bao hàm hai nội dung: “Chính thức hóa” và sự “công nhận công quyền, nhà nước hóa”.

Với những phân tích và nhận định trên, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa về thi hành quyết định trọng tài như sau: Thi hành quyết định của trọng tài là hành vi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp được ghi nhận trong quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài. Trong trường hợp các quyền và nghĩa vụ đó không được các bên tự nguyện thực hiện thì có thể bằng cách thông qua cơ quan nhà nước gắn cho quyết định trọng tài một hình thức mang biểu tượng của công quyền một hiệu lực cưỡng chế thi hành.

Ở nhiều nước kinh tế phát triển, việc lựa chọn trọng tài để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh là rất phổ biến và việc thi hành quyết định trọng tài cũng như Việt Nam, nó được quan niệm là việc thực thi trên thực tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023