Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1


Đại học quốc gia Hà Nội Khoa luật

==========


Nguyễn Thanh Huy


Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại

- những vấn đề lý luận và thực tiễn


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Mã số : 60 38 50


Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1

Luận văn thạc sĩ luật học


`


Hà Nội - 2009


Đại học quốc gia Hà Nội Khoa luật

==========


Nguyễn Thanh Huy


Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại

- những vấn đề lý luận và thực tiễn


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phan Chí Hiếu


Luận văn thạc sĩ luật học


`


Hà Nội - 2009

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Được viết trên cơ sở những hiểu biết cá nhân, có tham khảo các tài liệu đã được công bố. Kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thanh Huy

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ THI HÀNH

QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 11

1.1. Khái quát về trọng tài và quyết định của trọng tài thương mại ... 11

1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của trọng tài thương mại 11

1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của trọng tài thương mại các nước trên thế giới 11

1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của trọng tài thương mại ở Việt Nam 14

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quyết định của trọng tài thương mại 16

1.1.2.1. Khái niệm quyết định trọng tài 16

1.1.2.2. Đặc điểm quyết định của trọng tài 19

1.1.3. Phân loại quyết định trọng tài thương mại 20

1.2. Thi hành quyết định của trọng tài thương mại 22

1.2.1. Vai trò của việc thi hành quyết định trọng tài thương mại 22

1.2.2. Các hình thức thi hành quyết định của trọng tài 27

1.2.2.1. Tự nguyện thi hành 27

1.2.4. Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại 38

1.2.4.1. Các dấu hiệu pháp lý của cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại 38

1.2.4.2. Các yếu tố cấu thành cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại 40

CHƯƠNG 2 - THỰC TIỄN VẬN HÀNH CƠ CHẾ THI HÀNH 46

QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 46

2.1. Thực trạng pháp luật về thi hành quyết định trọng tài thương mại ... 46

2.1.1. Điều kiện để các quyết định của trọng tài được đưa ra thi hành 60

2.1.2 Thẩm quyền thi hành quyết định của trọng tài 62

2.1.3. Thủ tục thi hành quyết định của trọng tài thương mại 63

2.2. Các thiết chế liên quan đến việc thi hành quyết định trọng tài thương mại 70

2.2.1. Cơ quan thi hành án dân sự 70

2.2.2. Toà án nhân dân 71

2.2.3. Viện kiểm sát nhân dân 71

2.3. Các điều kiện đảm bảo vận hành cơ chế thi hành quyết định trọng tài 73

2.3.1. Về đội ngũ cán bộ: 73

2.3.2. Về quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan khác 74

2.3.3. Về kinh phí, cơ sở vật chất 75

CHƯƠNG 3 - HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 77

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại tại Việt nam 77

3.2. Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện 79

3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện 79

3.2.2. Phương hướng hoàn thiện 79

3.3. Giải pháp hoàn thiện 80

3.3.1. Đối với thi hành quyết định của trọng tài thương mại nước ngoài 80

3.3.2. Đối với thi hành quyết định của trọng tài thương mại việt nam 81

3.3.3. Các giải pháp chung 86

KẾT LUẬN 99

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI (12/1986) đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã hội. Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi hai năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, các tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời.

Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài, trong đó trọng tài là phương thức giải quyết có nhiều ưu việt. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trên thế giới, nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Thống kê cho thấy, kể từ năm 2001 đến nay, trung bình Toà án Trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã thụ lý hơn 500 vụ việc mỗi năm. Các tổ chức trọng tài quốc tế khác cũng tiếp nhận và giải quyết một số lượng vụ việc tương đối lớn.

6

Có rất nhiều ưu điểm, song trên thực tế ở Việt Nam, con đường giải quyết bằng trọng tài vẫn chưa được các bên tranh chấp hướng tới. Theo báo cáo của Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội năm 2008, trong các trung tâm trọng tài ở Việt Nam, chỉ có Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam là tổ chức có số vụ tranh chấp thụ lý, giải quyết nhiều nhất. Tuy nhiên, tính bình quân 3 năm 2004, 2005, 2006 cũng chỉ có khoảng 20 – 25 vụ/năm. Trong khi đó, năm 2007, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý giải quyết khoảng 300 vụ án kinh tế; năm 2008 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thụ lý giải quyết


khoảng 1.100 vụ. Điều đó cho thấy việc giải quyết các tranh chấp thương mại tại các trung tâm trọng tài "chưa hấp dẫn" đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích vấn đề này, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản đó là cơ chế thi hành quyết định của trọng tài hiện nay chưa hợp lý dẫn đến việc hiệu quả thi hành chưa cao.

Về nguyên tắc, các phán quyết của trọng tài có hiệu lực thi hành như các phán quyết của tòa án. Trình tự, thủ tục thi hành quyết định trọng tài được quy định khá cụ thể và rõ ràng trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS), Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn.

Do vậy, để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng con đường trọng tài thực sự trở thành phương thức giải quyết tối ưu cho các bên tranh chấp đòi hỏi các phán quyết của trọng tài phải được thực thi một cách nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời. Điều đó cũng có nghĩa cần phải có một cơ chế thi hành hợp lý và có hiệu quả.

Cơ chế thi hành các quyết định của trọng tài thương mại được hiểu là các yếu tố cần thiết để thi hành, cơ chế đó bao gồm: Các văn bản pháp luật điều chỉnh; các chủ trương, chính sách của nhà nước về thi hành các quyết định của trọng tài; quyết định trọng tài; hệ thống cơ quan thi hành án, tòa án, Viện Kiểm sát, đương sự…và mối tương quan giữa các yếu tố này.

Hiện nay, cơ chế thi hành các quyết định của trọng tài thương mại chưa có được sự gắn kết cần thiết và đồng bộ, chưa thực sự có mối quan hệ hữu cơ, đặt biệt là hệ thống pháp luật điều chỉnh và hệ thống cơ quan thi hành các quyết định trọng tài thương mại.

Luận văn này với mong muốn sẽ làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như thực tiễn thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam, qua

đó có những đề xuất xây dựng một cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại phù hợp với lý luận cũng như thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu

Thi hành quyết định của trọng tài là vấn đề khá phức tạp và được nhiều nhà nghiên cứu, luật gia trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt là các chuyên gia và những người làm công tác thực tiễn. Trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về trọng tài và giải quyết tranh chấp trọng tài, trong đó phải kể đến: “Trọng tài kinh tế - một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta” (Đề tài khoa học cấp trường của Bộ môn Luật kinh tế Trường Đại học luật Hà Nội), Pháp luật giải quyết tranh chấp ở Việt Nam (đề tài nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ dự án VIE/94/003), Chuyên đề thông tin pháp lý về thực trạng công tác thi hành án (Bộ Tư pháp năm 2000), các báo cáo tại Hội thảo Việt Pháp năm 1999 về giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài, Nguyễn Đình Thơ (2007), Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội…và một số đề tài luận văn tiến sĩ, cao học và cử nhân trong nước cũng đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đề tài này. Tuy nhiên, các công trình này cũng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của trọng tài, còn vấn đề thi hành quyết định của trọng tài ít được đề cập tới, hoặc có nhưng đã không còn phù hợp với tình hình thực tế có nhiều thay đổi hiện nay, về cơ bản nó vẫn bị bỏ ngỏ và như vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu cơ sở lý luận một cách cơ bản và toàn diện về vấn đề thi hành quyết định của trọng tài ở Việt Nam.


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của đề tài là:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023