đã xác định1, đồng thời tiếp tục tăng cường quản lý và giám sát hiệu quả các luồng vốn ngoại tệ.
Thứ năm, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước bất ổn cao, các luồng vốn biến động mạnh, việc gia tăng dự trữ ngoại hối (DTNH) với vai trò là “tấm đệm”/lá chắn những cú sốc cần được đảm bảo. Đó là lý do DTNH của Việt Nam đã liên tục gia tăng. Tính đến tháng 9/2020, tổng DTNH của Việt Nam đã lên tới 88,9 tỷ USD, tương đương 3,6 tháng nhập khẩu, đạt 108% mức dự trữ đầy đủ (theo cách tính của IMF đối với những quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái cố định). Từ những phân tích trên, theo tác giả, DTNH đã đầy đủ tại thời điểm hiện tại (cho dù còn ở mức khiêm tốn so với chuẩn quốc tế) và các can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối cần hạn chế để giảm bớt những biến động quá mức và giúp giải quyết những khó khăn của thị trường.
Thứ sáu, sự gia tăng vị thế khu vực kinh tế đối ngoại (External Sector) của Việt Nam trong những năm gần đây (ví dụ, năm 2019, năm 2020) mạnh mẽ hơn được đảm bảo bởi các nền tảng kinh tế và mong muốn chính sách. Sự mất cân bằng của khu vực đối ngoại của Việt Nam cho thấy những méo mó về cơ cấu với quy mô lớn trong nền kinh tế cho dù đã giảm đi nhưng vẫn hiện hữu và tồn tại những khoảng trống chính sách. Bởi vậy, Việt Nam cần những cải cách mạnh mẽ hơn về cơ cấu kinh tế, hành chính và khu vực tài chính, cũng như cần hiện đại hóa khuôn khổ chính sách (đặc biệt là chính sách tiền tệ cần chuyển sang khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu) tiếp tục là yếu tố quan trọng để thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước và cho phép linh hoạt TGHĐ theo hai chiều (mua, bán) để giảm nhu cầu tăng cường DTNH. Tuy nhiên, quá trình tái cân bằng khu vực kinh tế đối ngoại cần có thời gian để đem lại kết quả và rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các chính sách kinh tế vĩ mô, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành.
4.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai các nhóm giải pháp về điều hành CSTT, điều hành chính sách TGHĐ và quản lý dự trữ ngoại hối.
Để điều hành cơ chế TGHĐ linh hoạt hơn, bên cạnh những giải pháp đã đề cập tại mục 4.3.3, theo tác giả, cần thực hiện một số nội dung sau:
(1) Hiện đại hóa khuôn khổ CSTT thông qua việc thúc đẩy quá trình đổi mới
1 IMF (tháng 4/2021) khuyến nghị cần loại bỏ trần lãi suất tiền gửi và cho vay cần được nới lỏng để củng cố tiền gửi trên cơ sở thị trường và định giá khoản vay, cũng như củng cố việc phân bổ tín dụng; trần tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng cũng cần được dỡ bỏ.
CSTT, chuyển từ khuôn khổ CSTT điều hành theo lượng (M2, tín dụng) sang khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu (LPMT). Cụ thể, tăng cường triển khai các giải pháp chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuyển sang khuôn khổ chính sách tiền tệ LPMT như: Nâng cao tính độc lập của NHNN; hiệu quả thực hiện CSTT cao; các thị trường tài chính phát triển; hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh; khả năng dự báo và trách nhiệm giải trình của NHNN được nâng cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trong Cơ Chế Điều Hành Tỷ Giá Hối Đoái
- Bối Cảnh Kinh Tế Và Định Hướng Điều Hành Cơ Chế Tỷ Giá Hối Đoái Của Việt Nam
- Nhóm Giải Pháp Xác Định Và Tính Tỷ Giá Trung Tâm
- Frankel, Jeffrey, (1999), ―No Single Currency Regime Is Right For All Countries Or At All Times” , No 7338, Nber Working Papers, National Bureau Of Economic Research, Inc
- Các Công Cụ Giao Dịch Trên Thị Trường Ngoại Hối
- Nghiệp Vụ Ngoại Hối Kỳ Hạn (Forex Forward Transaction)
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
(2) Thực hiện từng bước đổi mới cơ chế điều hành TGHĐ theo hướng linh hoạt hơn. Tăng dần tính linh hoạt của cơ chế điều hành TGHĐ phù hợp với đổi mới cơ chế điều hành CSTT, hoạt động của khu vực kinh tế đối ngoại và quản lý ngoại hối.
Tiểu kết Chương 4
Trong chương 4, luận án đã phân tích bối cảnh kinh tế và xu hướng hệ thống tài chính, tiền tệ của thế giới và Việt Nam; qua đó xác định rò mục tiêu và các nguyên tắc của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong điều kiện ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Luận án cũng đề xuất các giải pháp và đưa ra gợi ý chính sách (đối với Chính phủ, các Bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước) nhằm hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian tới theo hướng linh hoạt hơn.
KẾT LUẬN
Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô luôn được các quốc gia quan tâm đến đặc biệt là trong quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập tài chính nói riêng vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với Việt Nam trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và quản lý thị trường ngoại hối.
Từ ngày 04/01/2016, NHNN bắt đầu điều hành chính sách tỷ giá theo tỷ giá trung tâm. Cơ chế điều hành tỷ giá mới có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ mới theo hướng linh hoạt hơn nữa trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đầy biến động.
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, bằng phương pháp nghiên cứu truyền thống (thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh...), bám sát các mục tiêu đặt ra, Luận án đã thực hiện được một số nhiệm vụ sau:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở trong nước và nước ngoài để từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu.
2. Luận án đã hệ thống hóa và làm rò hơn một số vấn đề lý luận về tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và cơ chế điều hành TGHĐ. Đặc biệt, làm rò khái niệm và phân loại cơ chế TGHĐ theo IMF; làm rò lý thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖ trong việc lựa chọn cơ chế TGHĐ. Nghiên cứu kinh nghiệm điều hành TGHĐ của Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Một bài học tổng quát mà luận án rút ra là, tùy thuộc vào mức độ tự do hoá tài chính, tự do hoá thương mại, trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước mà lựa chọn cơ chế TGHĐ thích hợp, điều hành một cách linh hoạt, đồng bộ.
3. Luận án đã đi sâu phân tích thực trạng cơ chế điều hành TGHĐ ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2020, trong điều kiện hội nhập quốc tế. Cụ thể, luận án làm rò khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành chính sách TGHĐ ở Việt Nam. Luận án cũng làm rò cách thức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách TGHĐ trong giai đoạn 2007-2020. Đặc biệt luận án đi sâu phân tích diễn biến, những đặc trưng và những vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành TGHĐ trong giai đoạn 2007-2020 gắn với mục tiêu của CSTT và diễn biến kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Một trong những nội dung được chú trọng nhất là cơ chế điều hành TGHĐ mới dựa
trên tỷ giá trung tâm (thực hiện từ năm 2016 đến nay), trong bối cảnh thế giới đầy biến động (Fed liên tục điều chỉnh lãi suất; Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung; đại dịch viêm đường hô hấp cấp - COVID 19). Luận án đưa ra những đánh giá ban đầu thực trạng 5 năm (2016-2020) thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới ở Việt Nam, cũng như đánh giá toàn bộ tiến trình thực hiện cơ chế TGHĐ của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2020. Trên cơ sở đó luận án rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế, cũng như nguyên nhân của các hạn chế đó trong công tác điều hành chính sách TGHĐ của NHNN.
4. Một trong những nội dung mới của Luận án đang thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý, các nhà lập chính sách và các nhà nghiên cứu là vấn đề thao túng tiền tệ. Trong Báo cáo tháng 12/2020 của Bộ Tài chính Mỹ về Các chính sách vĩ mô và chính sách tỷ giá của các đối tác thương mại chủ yếu của Mỹ, Việt Nam đã bị Mỹ phán quyết là quốc gia thao túng tiền tệ. Luận án đã đi sâu phân tích ba tiêu chí theo Luật (2015) của Mỹ gắn với thực tế Việt Nam để chỉ rò lý do tại sao Việt Nam lại bị phán quyết như vậy, và vấn đề đặt ra với cơ chế điều hành CSTT và tỷ giá hối đoái của Việt Nam (vấn đề can thiệp trên thị trường ngoại hối, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam).
5. Trên cơ sở phân tích xu hướng hệ thống tài chính - tiền tệ thế giới đến 2030, bối cảnh kinh tế Việt Nam và định hướng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và triển vọng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam, luận án đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chính sách để hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt hơn ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
Các giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ ở Việt Nam bao gồm: 1) Lựa chọn cơ chế điều hành TGHĐ phù hợp trong bối cảnh hiện nay; 2) Sử dụng và phối hợp hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều hành tỷ giá hối đoái; 3) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thực thi cơ chế TGHĐ linh hoạt; 4) Nhóm giải pháp xác định và tính tỷ giá trung tâm; và 5) Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam.
Luận án đưa ra một số kiến nghị chính sách đối với Chính phủ, các Bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước nhằm hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ theo hướng linh hoạt hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Đặc biệt, Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị chính sách (dưới góc độ điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá) để
Việt Nam không bị gắn mác, hoặc gỡ bỏ mác là quốc gia thao túng tiền tệ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Luận án còn có hạn chế là chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Luận án không có điều kiện điều tra xã hội học cũng như phỏng vấn chuyên gia, do lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, đặc biệt vấn đề TGHĐ là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, còn nhiều vấn đề cần tranh luận. Mặt khác, hội nhập quốc tế sâu rộng, và diễn biến khó lường của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã làm cho thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái toàn cầu và Việt Nam biến động mạnh cũng làm phức tạp thêm việc nghiên cứu cơ chế điều hành TGHĐ ở Việt Nam. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm rò những câu hỏi mà Luận án chưa trả lời đầy đủ trong những nghiên cứu tiếp theo./.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Trần Thị Hồng Phương (2018), ―Chính sách điều hành tỷ giá của Trung Quốc: Kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay‖, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (số 513/2018), tr.55-56,58.
2. Trần Thị Hồng Phương (2018), ―Nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất – nhập khẩu ở Việt Nam‖, Đặc san Khoa học Tài chính – Đầu tư Đông Nam Á. Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á (tháng 3/2018), tr.39-40.
3. Tô Thị Ánh Dương và Trần Thị Hồng Phương (2018), ―Những tiến triển quan trọng trong lĩnh vực tiền tệ, tỷ giá của Trung Quốc‖. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 (200) tháng 4/2018, tr.3-11.
4. Trần Thị Hồng Phương (2015), ―Những cải cách trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc: Tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam‖. Bài viết trong Kỷ yếu hội thảo ―Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc trong lĩnh vực Tài chính - Tiền tệ và thực tiễn ở Việt Nam‖. Hội thảo do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức vào tháng 5-2015.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Thị Huyền Anh, (2011), Tác động tỷ giá thực tế đến cán cân thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
2. Đặng Thị Huyền Anh (2012), ―Tác động của tỷ giá thực tới cán cân thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.‖, Tạp chí Ngân hàng, số 9, tháng 5/2012. tr.6-13.
3. Nguyễn Tú Anh và Lê Anh Tuấn (2019), ―Điều hành chính sách tiền tệ trog môi trường biến động‖, Tạp chí Ngân hàng, (số 2+3/2019), tr.30-37.
4. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt và các cộng sự (2015). Diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại tệ Việt Nam dưới tác động chính sách của Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo nghiên cứu 15/1, Học viện Ngân hàng.
5. Phạm Thị Hoàng Anh và Nguyễn Thị Hồng Hải (2013). ―Một vài nhận định về điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2012‖. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 2+3/2013.
6. Phạm Thị Hoàng Anh (2016). ―Điều hành chính sách tỷ giá dưới góc nhìn chỉ số áp lực thị trường ngoại hối.‖ Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 164 và 165 (tháng 1+2/2016).
7. Phạm Thế Anh (2015), Hiệu ứng chuyển tải của tỷ giá hối đoái ứng dụng mô hình SVAR cho Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
8. Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh (2014), ―Chính sách tỷ giá hối đoái: Lựa chọn nào cho Việt Nam‖, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 210, tr.11-20.
9. Phạm Thị Vân Anh (2017), Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.
10. Nghiêm Văn Bảy (2015), ―Tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam‖.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính, Kế toán, số 06 (143).
11. Trần Thị Lương Bình (2013), ―Chính sách tỷ giá và những vấn đề đặt ra‖. Tạp chí Tài chính, số 2.
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), ―Diễn biến của tỷ giá USD/VND thời gian qua dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung‖. Truy cập http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=21742 ngày 20/02/2020.
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), ―Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2020‖. http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48566&idcm=208, truy
cập ngày 15/02/2021.
14. Bộ Tài chính Mỹ (5/2019; 1/2020; 12/2020), Báo cáo về ―Các chính sách vĩ mô và chính sách tỷ giá của các đối tác thương mại chủ yếu của Mỹ‖.
15. Chính phủ (2006). Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối.
16. Chính phủ (2014). Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.
17. Nguyễn Ngọc Cảnh (2019). ―Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về ngoại hối - 5 năm một chặng đường‖. Tạp chí Ngân Hàng, số 1+2 tháng 1/2020. tr. 37-41.
18. Hạ Thị Thiều Dao, Phạm Thị Tuyết Trinh (2012). ―Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực đa phương và tỷ giá thực đa phương cân bằng của Việt Nam‖. Tạp chí Ngân hàng, số 17/2012.
19. Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (2012). Giáo trình Kinh tế học, tập 2. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
20. Tô Thị Ánh Dương và Trần Thị Hồng Phương (2018), ―Những tiến triển quan trọng trong lĩnh vực tiền tệ, tỷ giá của Trung Quốc‖. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (số 4 (200) tháng 4/2018), tr.3-11.
21. Tô Thị Ánh Dương (2016), Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
22. Tô Thị Ánh Dương (2015), Áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu: lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Tô Thị Ánh Dương (2014), ―Đô la hóa ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp‖. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 10.
24. Tô Thị Ánh Dương và các cộng sự (2012), Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tri Thức. Hà Nội.
25. Trần Thọ Đạt và Ngô Thắng Lợi (2017), Kinh tế Việt Nam 2016. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
26. Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2016), An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Đức Độ (2009), ―Vấn đề tỷ giá VND/USD: Nhà nước hay thị trường có lý?‖, Tạp chí Thị trường Tài chính, tháng 7/2009.
28. Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Minh Tuấn, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang,