Mục Tiêu Và Định Hướng Phát Triển Ngành Vlxd Ở Việt Nam

USD, tăng 10,6%; có 1.855 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 1,60 tỷ USD, giảm 54,3%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 624 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 772,7 triệu USD và 1.231 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 832,9 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2021 có 24 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 143,8 triệu USD, có 9 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 403,2 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 547 triệu USD, tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Đặc biệt khi mà đại dịch Covid-19 vẫn còn những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lực đầu tư công, dòng vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể:

Hoạt động giải ngân vốn đầu tư công đang vấp phải khó khăn lớn khi nhiều dự án bị đình trệ do giãn cách. Bên cạnh đó, giá cả nguyên vật liệu tăng cao so với thời điểm đấu thầu cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Điều đó dẫn đến việc không có khối lượng nghiệm thu để làm thủ tục thanh toán, ngân quỹ Nhà nước bị ứng đọng không thể đưa vào nền kinh tế.

Bên cạnh đó, với tâm lý ngại rủi ro khi mà mối lo về dịch bệnh còn kéo dài, thì dòng vốn đầu tư nước ngoài mà trong đó có dòng vốn đầu tư vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Đồng thời, với tác động của đại dịch Covid-19 thì chuỗi giá trị toàn cầu đã bị ảnh hưởng khá nặng nề, tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy. Nguồn cung trên thị trường bị gián đoạn làm cho nguyên vật liệu và lực lượng lao động trở nên khan hiếm (như các ngành thiết bị điện tử, linh kiện ô tô)... Điều này tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Trong khi đó, xuất khẩu Việt Nam còn phụ thuộc khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. Một khi lượng sản phẩm của các DN này được tạo ra khá hạn chế do nguồn cung thì nguồn hàng xuất khẩu cũng giảm sút đáng kể, điều này gián tiếp tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Các doanh nghiệp trong nước vẫn còn gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các yêu cầu cách ly, giãn cách xã hội làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận khách hàng khiến lượng sản phẩm sản xuất ra không có nguồn tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặt biệt là thương mại điện tử vẫn chưa được tận

dụng triệt để khiến các mô hình kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp còn chậm tiếp cận với thị trường tiêu thụ, ảnh hướng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành VLXD ở Việt Nam

Ngành VLXD đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, có vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và ngày càng được hoàn thiện theo hướng tiếp cận gần với đời sống xây dựng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành VLXD, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2020-2030 và định hướng đến năm 2050 ra đời. Có thể tóm lược một số vấn đề sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

3.1.2.1 Quan điểm phát triển ngành VLXD ở Việt Nam

- Phát triển ngành VLXD hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, từng bước tăng cường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 23

- Tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên

liệu.

- Hạn chế tối đa ảnh hưởng tới mô trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng

sản làm VLXD và sản xuất VLXD.

- Phát huy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành công nghiệp VLXD.

- Phân bổ mạng lưới cơ sở sản xuất VLXD trên toàn quốc phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng miền.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành VLXD ở Việt Nam

- Phát triển ngành công nghiệp sản xuất VLXD đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.

- Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

- Xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

3.1.2.3. Định hướng phát triển ngành VLXD ở Việt Nam

Định hướng phát triển ngành VLXD được đề cập qua Quyết định 1266/QĐ- TTg ngày 18 tháng 08 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược

phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Đồng thời với mỗi ngành sản phẩm còn có những quyết định đặc thù như: Quyết định 694/QĐ- BCT ngày 31 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công Thương về Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025; Quyết định 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Có thể tóm lược như sau:

a. Đối với phân ngành Thép

Định hướng phát triển hệ thống sản xuất:

- Về sản xuất gang và sắt xốp, phôi thép, thép thành phẩm.

Đầu tư các nhà máy sản xuất gang, sắt xốp từ nguồn nguyên liệu quặng sắt trong nước hoặc nhập khẩu để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy luyện thép, đồng thời chế tạo các sản phẩm từ gang đúc. Hoàn thành các mục tiêu về sản lượng gang, sắt xốp, phôi thép, thép thành phẩm.

Phát triển sản xuất thép trong nước theo hướng đa dạng hóa sản phẩm như thép xây dựng, thép cán nguội, thép tấm cán nóng, thép mạ kim loại. Đặc biệt khuyến khích đầu tư sản xuất thép chất lượng cao, thép hợp kim phục vụ cho cơ khí chế tạo, công nghiệp đóng tàu để thay thế nhập khẩu.

- Về chủng loại sản phẩm

Ưu tiên đầu tư sản xuất gang, phôi thép từ quặng sắt, một số chủng loại sản phẩm thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép không gỉ v.v...

- Về công nghệ và thiết bị

Đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, năng suất cao, thân thiện với môi trường.

- Tập trung đầu tư các dự án sản xuất thép ở Vùng duyên hải miền Trung; tiếp theo là Vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, đầu tư một số nhà máy luyện cán thép tại một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc (các địa phương có đủ nguồn nguyên liệu quặng sắt).

Định hướng phát triển hệ thống phân phối

- Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép theo hình thức liên kết dọc và liên kết ngang, phù hợp với đặc điểm hàng hóa, xu hướng tiêu dùng và phân khúc thị trường; gắn khâu cung ứng và khâu tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường mối liên kết giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối, dịch vụ và khách hàng thường xuyên; ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch thương mại điện tử, cụ thể là:

+ Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm phân phối và dịch vụ hậu cần ngành thép tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng có quy mô đô thị hóa lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép cho thị trường;

+ Phát triển phương thức kinh doanh thương mại hiện đại như Sở giao dịch hàng hóa tập trung, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử. Khuyến khích phát triển một số doanh nghiệp phân phối lớn, có tiềm năng, kinh doanh chuyên ngành hoặc tổng hợp, đủ sức cạnh tranh;

+ Đa dạng hóa phương thức phân phối. Hình thành và phát triển thị trường hàng hóa tương lai; hoàn thiện môi trường pháp lý và hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử; khuyến khích sử dụng website điện tử để cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

b. Đối với phân ngành Xi măng

Về đầu tư:

- Chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất Clanhke xi măng có công suất một dây chuyền không nhỏ hơn 5000 tấn clanhke/ngày, gắn với vùng nguyên liệu và đầu tư đồng thời hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng đầu đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.

- Đến năm 2025, các nhà máy xi măng hiện có công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clanhke/ngày, tiêu hao nhiều nguyên , nhiên liệu và năng lượng lớn, phải đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượgn sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

- Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đến năm 2025 không vượt quá 125 triệu tấn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm.

Về công nghệ:

- Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức tự động hoá cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất. Hướng đến 100% các doanh nghiệp sản xuất xi măng áp dụng các hệ thống quản lý sức khở, an toàn nghề nghiệp và năng lượng.

- Đến hết năm 2025, 100% các dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ

2.500 tấn clanhke/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải.

- Đến năm 2025, sử dụng tối thiểu 20%; đến năm 2030, sử dụng tối thiểu 30% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clanhke và làm phụ gia trong sản xuất xi măng.

Về khai thác và sử dụng tài nguyên

- Khai thác sử dụng tiết kiệm khoáng sản; khuyến khích khai thác âm, khai thác theo công nghệ khoan hầm. Sử dụng tối đa các chất thải, phế thải của các ngành

công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia cho quá trình sản xuất xi măng.

Về bảo vệ môi trường

- 100% các cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; tăng cường chuyển đổi lọc bụi tĩnh điện sang lọc bụi túi vải; các cơ sở sản xuất xi măng phải có thiết bị giám sát nồng độ bụi tại nguồn thải và kết nối trực tiếp với cơ quan quản lý môi trường tại địa phương.

Về sản phẩm

- Nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng; đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm xi măng chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu xây dựng; chú trọng phát triển sản xuất xi măng mác cao, xi măng bền sun phát cung cấp cho công trình biển, xi măng giếng khoan dầu khí, xi măng bền trong môi trường xâm thực.

Về xuất khẩu

- Hạn chế xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu clanhke và xi măng không vượt quá 30% tổng công suất thiết kế giai đoạn 2020-2030 và không vượt quá 20% tổng công suất thiết kế giai đoạn 2031-2050.

c. Đối với phân ngành Gạch

Giai đoạn 2021-2030

Về đầu tư:

- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng mẫu mã, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.

- Hạn chế đầu tư mới các cơ sở sản xuất gạch ceramic

- Đầu tư phát triển đồng bộ giữa các cơ sở sản xuất và các cơ sở khai thác, chế biến nguyên liệu, sản xuất men, màu trong nước, các cơ sở sản xuất phụ tùng thay thế.

- Từng bước giảm dần, tiến tới thay thế hoàn toàn nhiên liệu sản xuất từ khí hoá than sang các loại nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.

- Tổng công suất thiết kế các nhà máy đến năm 2025 không vượt quá 850 triệu m2/năm; năm 2030 không vượt quá 950 triệu m2/năm.

Về công nghệ:

- Đầu tư chiều sâu về công nghệ sản xuất, sản xuất gạch gốm ốp lát với công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm giảm mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu và năng lượng, áp dụng các giải pháp sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất.

- Phát triển lĩnh vực cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế cho ngành sản xuất VLXD; chủ động trong sản xuất, giảm phụ thuộc vào vật tư phụ tùng nhập khẩu.

- Sử dụng nhiên liệu sạch trong sản xuất, tiến tới không còn sử dụng khí than làm nhiên liệu đốt.

Về khai thác và sử dụng tài nguyên:

- Khai thác tận thu và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, phát triển hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung công suất lớn, chuyên môn hoá từ khâu khai thác nguyên liệu; gia công chế biến nguyên liệu, phối liệu cho các cơ sở sản xuất

Về bảo vệ môi trường:

- 100% các cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

- Các cơ sở sản xuất phải có hệ thống thiết bị quan trắc tự động nước thải, khí thải và kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý môi trường tại địa phương.

- Về sản phẩm:

Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm hợp lý giữa các sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn 2020-2030, tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm mỏng, kích thước lớn, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã; phát triển sản xuất vật liệu ốp lát có tính năng đặc biệt, khả năng chịu mài mòn cao, bền màu, chống bám bẩn, ngăn ngừa sự phát triển của rêu mốc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3.2. Quan điểm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

3.2.1. Quan điểm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

3.2.1.1. Đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh KTXH và chu kỳ kinh doanh của ngành


Cơ cấu nguồn vốn của các DN ngành VLXD cần được hoàn thiện trên cơ sở xem xét, đánh giá bối cảnh kinh tế-xã hội và những dự báo về chu kỳ kinh doanh của ngành. Các nhân tố bên ngoài không chỉ tác động trực tiếp đến quyết định CCNV mà còn có tác động gián tiếp thông qua chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Tổ chức và sắp xếp nguồn vốn hợp lý là một trong những trụ cột tài chính then chốt đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp đảm bảo được sự phù hợp này sẽ kịp thời nắm bắt xu hướng ngành, triển khai những dự án đầu tư kịp thời; từ đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh và gia tăng lợi ích cho các chủ sở hữu.

Trong vòng 10 năm tới, khi Chính phủ tiếp tục thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ, thị trường BĐS bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch, nhu cầu xây dựng gia tăng, ngành VLXD dự kiến bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển sau dịch bệnh Covid-19. Kết quả khảo sát các nhà quản trị tài chính của một số DN lớn cho thấy triển vọng tích cực về chu kỳ kinh doanh ngành. Tốc độ tăng trưởng dự kiến trong vòng 5 năm tới là từ 6% đến 8%/năm. Riêng đối với phân ngành thép, tốc độ tăng trưởng dự kiến là 10% đến 15%. Đây cũng là phân ngành đang chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang phát triển. Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục cắt giảm sản lượng và chiến tranh thương mại Mỹ Trung kéo dài, triển vọng phát triển tại thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu của các DN thép Việt Nam là rất rõ ràng. Tuy nhiên, các DN thép phải đối mặt với áp lực đầu tư để bứt phá về năng lực sản xuất, chủ động nguyên liệu đầu vào, và hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Tính phân hoá của sức mạnh thị trường và năng lực sản xuất của các DN ngành VLXD tại Việt Nam khá rõ nét. Ở mỗi phân ngành, nguồn lực sản xuất và sức mạnh thị trường tập trung trong tay của một vài doanh nghiệp lớn. Đây cũng là những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động đầu tư nhằm thay đổi cấu trúc kinh doanh của ngành. Do vậy, chu kỳ kinh doanh của ngành và quyết định CCNV của những DN dẫn đầu là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi hoàn thiện CCNV cho các DN ngành VLXD niêm yết.

3.2.1.2. Đảm bảo vận dụng linh hoạt và hài hoà những lý thuyết về CCNV trong thực tiễn

Về mặt lý thuyết, định hướng hoàn thiện CCNV cho DN thường được xây dựng trên cơ sở tối đa hoá lợi ích cho các chủ sở hữu. Nói cách khác, quyết định về CCNV được xem xét từ lý thuyết đánh đổi với sự tồn tại của một CCNV tối ưu giúp tối đa hoá giá trị DN và lợi ích của các chủ sở hữu. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm và kết quả điều tra cho thấy các nhà quản trị thường thiết lập một CCNV mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời, ưu tiên khả năng tiếp cận và huy động vốn thành công hơn là xem xét chi phí – lợi ích của từng nguồn vốn huy động. Như vậy, các nhà quản trị có xu hướng tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng khi hoạch định CCNV cho DN. Với những đặc thù của thị trường vốn Việt Nam, nguồn vốn nội sinh và nguồn vốn vay ngân hàng vẫn là những nguồn vốn mang tính chất truyền thống của các DN. Việc huy động thêm vốn cổ phần thường trong bối cảnh hiện tại không những có chi phí huy động cao mà còn có khả năng thành công thấp do bối cảnh bất ổn của TTCK sau đại dịch.

3.2.1.3. Đảm bảo sự nhất quán với chiến lược và sự phù hợp với vòng đời của doanh nghiệp

Quyết định CCNV phải có sự gắn kết chặt chẽ và hướng đến việc đạt được những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Tại mỗi giai đoạn của vòng đời, doanh nghiệp thiết lập những mục tiêu cụ thể làm tiền đề để nhà quản trị có quyết định

hoạch định cơ cấu nguồn vốn phù hợp. Nhìn chung, toàn ngành VLXD đang bước vào một giai đoạn tái cấu trúc và tăng trưởng mới. Tuy nhiên, có thể thấy sự phân hoá rõ nét giữa các phân ngành. Các DN thép chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn phát triển, theo cả chiều sâu (đổi mới công nghệ và năng lực sản xuất) và chiều rộng (mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu). Các DN xi-măng đang bước từ giai đoạn tiền suy thoái vào giai đoạn suy thoái, đòi hỏi chiến lược tái cấu trúc toàn diện. Các DN gạch đang ở giai đoạn hoạt động ổn định; mặc dù triển vọng tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì song phải chuẩn bị cho giai đoạn tiền suy thoái. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn cho các DN ngành VLXD phải xét đến những đặc thù này trong ngắn hạn cũng như dài hạn để đảm bảo tính toàn diện, sự nhất quán và khả thi của giải pháp.

3.2.1.4. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn phải đảm bảo tính khả thi với điều kiện thực tiễn của DN

Mục tiêu cuối cùng của quá trình hoạch định cơ cấu nguồn vốn là xác định được cơ cấu nguồn vốn mục tiêu, từ đó tối thiểu hoá chi phí, giảm thiểu rủi ro kinh doanh và tối đa hoá giá trị DN. Để làm được điều này đòi hỏi sự chính xác về các mô hình lý thuyết cũng như khả năng thực thi của kết quả hoạch định. Như vậy khi DN sử dụng các phương pháp định lượng để xây dựng được cơ cấu nguồn vốn mục tiêu thì đây chỉ là một mặt của vấn đề. Mặt còn lại chính là tính thực tiễn của cơ cấu nguồn vốn được xây dựng. Mô hình lý thuyết sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không thể thực hiện trong thực tế.

Việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn đòi hỏi sự điều chỉnh về việc sử dụng quy mô cũng như tỷ trọng các nguồn vốn của DN. Thực tế, DN sẽ rất khó tăng nguồn vốn nội sinh nếu kết quả kinh doanh thấp hoặc thua lỗ trong nhiều năm; DN cũng rất khó điều chỉnh giảm hệ số nợ nếu không thể phát hành cổ phiếu thành công. Như vậy, nếu DN không thể thực hiện được hoạt động huy động thêm nguồn vốn bên trong cũng như nguồn vốn bên ngoài như đã định bởi các yếu tố khách quan và chủ quan thì vấn đề lý thuyết được nghiên cứu sẽ trở nên vô giá trị. Do đó, để đảm bảo DN xây dựng được cơ cấu nguồn vốn đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm rõ và đánh giá chi tiết, chính xác các yếu tố bên trong và bên ngoài để đảm bảo tính khả thi khi xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu.

3.2.2. Nguyên tắc cơ bản hoạch định cơ cấu nguồn vốn của các DN ngành VLXD

3.2.2.1. Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận trong hoạch định cơ cấu nguồn vốn

Việc sử dụng vay nợ như sử dụng con dao hai lưỡi, vì vay nợ có thể đem lại sự gia tăng thu nhập trên mỗi cổ phần cho cổ đông, nhưng đổi lại cũng làm gia tăng rủi ro vỡ nợ đối với doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi ích trong tương lai cho các cổ đông. Hiện tại, theo điều 3 của Luật phá sản năm 2014 “Doanh nghiệp bị coi là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023