Kết Quả Kinh Doanh Và Phương Pháp Xác Định Kết Quả Kinh Doanh


Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp còn phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác, các khoản chi phí có thể là một bộ phận mới do doanh nghiệp sáng tạo ra và cǜng có những khoản chi phí đôi khi rất khó xác định chính xác là hao phí về lao động sống hay hao phí về lao động vật hóa. Do vậy hiện nay, chi phí hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kǶ nhât định.

Theo quan điểm kinh tế, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kǶ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kǶ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01- Chuẩn mực chung: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kǶ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu [3].

1.1.2.2. Phân loại chi phí

Các chi phí trong doanh nghiệp được nhìn nhận theo nhiều góc độ. Phân loại chi phí là cách sắp xếp các chi phí khác nhau vào cùng một nhóm dựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau. Phân loại chi phí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin quản lý. Tùy vào yêu cầu thông tin mà có các cách phân loại chi phí khác nhau.


loại:

* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế, chi phí được phân thành 5


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Theo cách phân loại này, chi phí phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế

được sắp xếp chung vào cùng một yếu tố, bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào,

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC - 3

dùng để sản xuất hàng hóa gì. Việc phân loại theo tiêu thức này giúp tập hợp,


quản lý chi phí tốt hơn, qua đó đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp tài liệu để lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc phân loại này không phân biệt được chi phí theo từng mục đích và nguyên nhân gây ra chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 5 yếu tố:

- Chi phí vật tư: Bao gồm toàn bộ giá trị các loại vật tư dùng vào hoạt động kinh doanh trong kǶ.

- Chi phí nhân công (tiền lương và các khoản trích theo lương): Là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương như: chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả, và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của người lao động tính vào chi phí.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): là toàn bộ số tiền khấu hao

TSCĐ của doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong kǶ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong kǶ do các đơn vị khác cung cấp như: Điện, nước, điện thoại…

- Chi phí khác bằng tiền: Gồm các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kǶ báo cáo, như chi tiếp khách, hội họp.

* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí:

- Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua vào một loại hàng hóa nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, tập hợp trực tiếp cho hàng hóa đó.

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều loại hàng hóa, nhiều hoạt động kinh doanh trong kǶ của doanh nghiệp. Kế toán phải tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng liên quan đến theo tiêu thức thích hợp.

Với cách phân loại chi phí này, trong trường hợp có chi phí gián tiếp phát sinh, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp. Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu thức phân bổ chi phí.


* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với các chỉ tiêu trên BCTC

Giá vốn hàng bán: Là giá thực tế xuất kho của hàng đã bán được hoặc là giá thành thực tế dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ.

Chi phí bán hàng: là toàn bộ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu hàng hóa, hoa hồng bán hàng, bảo hành hàng hóa, chi phí bảo quản, đóng gói, vận hành...

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, quản lý điều hành chung của toàn bộ doanh nghiệp.

Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính như chi phí lãi vay, chi phí góp vốn liên doanh, các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lỗ chuyển nhượng vốn...

Chi phí khác: Bao gồm các chi phí ngoài các chi phí kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng...

* Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:

Chi phí bao gồm 3 loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp

- Biến phí hay gọi là chi phí biến đổi: là các khoản chi phí tỷ lệ với mức độ

hoạt động. Mức độ hoạt động có thể là số lượng hàng hóa tiêu thụ

- Định phí hay còn gọi là chi phí cố định: là những chi phí thường không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động.

- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường biểu hiện là định phí, khi vượt khỏi mức độ căn bản, chi phí hỗn hợp bao gồm cả biến phí.

1.1.3. Kết quả kinh doanh và phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Khái niệm kết quả kinh doanh

Là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp sau một thời kǶ nhất định và được xác định là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu


và tổng chi phí của các hoạt động đó. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lợi nhuận, nếu bằng hoặc nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp hoà vốn hoặc lỗ.

Sau một thời kǶ hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định kết quả kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kǶ là phần lợi ích mà doanh nghiệp nhận được hoặc tổn thất doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tương ứng của doanh nghiệp trong kǶ. Kết quả kinh doanh là lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí và ngược lại, kết quả kinh doanh là lỗ nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí. Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau thì hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cǜng khác nhau. Kết quả hoạt động chính của doanh nghiệp tạo ra trong kǶ được gọi là kết quả kinh doanh thông thường. Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế cơ bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp

Phân loại kết quả kinh doanh

Theo thông tư 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác [5].

Kết quả hoạt động kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt

động tài chính với chi phí tài chính.

Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với chi phí khác.


Công thức xác định kết quả kinh doanh

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp).

Lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

+ (Thu nhập khác – Chi phí khác).

1.2. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

1.2.1. Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung

Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung, ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuẩn mực chung quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC doanh nghiệp [3].

Các nguyên tắc cơ bản quy định trong chuẩn mực:

* Cơ sở dồn tích: Theo đoạn 03 chuẩn mực số 01 mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Hiểu theo một cách đơn giản, đây là nguyên tắc kế toán dựa trên cơ sở dự thu – dự chi, là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp, và được xem là một nguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo đó, mọi giao dịch liên quan đến doanh thu, thu nhập và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Để hiểu hơn về nguyên tắc này, trước tiên chúng ta cần phần biệt nguyên tắc kế toán theo cơ sở tiền và nguyên tắc kế toán theo cơ sở dồn tích.

* Phù hợp: Theo đoạn 06 chuẩn mực số 01, việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó [3].


Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kǶ tạo ra doanh thu và chi phí của kǶ trước hoặc phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kǶ đó.

Với nguyên tắc này, xét theo nghĩa đen thì có thể hiểu, bất cứ khi nào kế toán ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng với việc tạo ra doanh thu đó, hay nói cách khác là việc hạch toán đồng thời. Vấn đề ở đây là phải xác định được chi phí tương ứng với doanh thu hạch toán trong kǶ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong những trường hợp xác định doanh thu, chi phí của quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Còn một số các trường hợp khác, có một số khoản doanh thu, thu nhập khác rất khó xác định được chi phí đi kèm để hạch toán đồng thời. Chẳng hạn như: lãi tiền gửi ngân hàng (doanh thu tài chính), hay doanh thu tài chính nhận được khi được chiết khấu thanh toán. Như vậy, liệu việc ghi nhận các doanh thu này có vi phạm nguyên tắc phù hợp? Nếu xét về bản chất, các loại doanh thu này vẫn có chi phí đi kèm, đó là chi phí cơ hội. Tuy nhiên, việc xác định được một cách đáng tin cậy giá trị của loại chi phí này là rất khó, và việc có được chứng từ để làm bằng chứng chứng minh cho việc phát sinh của chi phí này càng khó hơn. Điều đó dẫn đến việc kế toán không thể hạch toán khoản chi phí này vào sổ sách.

Sự phù hợp về thời gian được hiểu là khi doanh thu hay chi phí phát sinh cho nhiều kǶ thì cần phân bổ cho nhiều kǶ, chỉ đưa vào doanh thu, chi phí phần giá trị phát sinh tương ứng với kǶ hạch toán. Đó là lý do hệ thống tài khoản có thêm các tài khoản dùng để “treo” doanh thu, chi phí lại chờ phân bổ như TK242, TK3387.

1.2.2. Chuẩn mực kế toán số 02-Hàng tồn kho

Chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho, ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc [2].

15


Kết quả kinh doanh muốn được chính xác và phản ánh một cách chính xác thì phải xác định các yếu tố tham gia vào quá trình này. Trong đó yếu tố giá gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong đó:

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi khí mua.

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương

pháp:


- Phương pháp tính theo giá đích danh

- Phương pháp Bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước, xuất trước

1.2.3. Chuẩn mực kế toán số 14 –Doanh thu và thu nhập khác

Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác, ban hành và công bố theo

Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính [2].

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Theo đoạn 10 chuẩn mực số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:

(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm ho ặc hàng hóa cho người mua;

(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

16


(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Đối với doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia: Theo đoạn 24 của chuẩn mực số 14, doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp phải thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Đối với thu nhập khác: Theo đoạn 30 chuẩn mực 14, thu nhập khác bao gồm:

- Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định;

- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;

- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;

- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kǶ trước;

- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;

- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác [2].

Xác định doanh thu:

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lư của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giátrị hàng bán bị trả lại.

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022