Bản Chất Pháp Lý Của Chuyển Giao Hợp Đồng


CHƯƠNG 2

CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG THEO QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Cũng như những chế định, vấn đề khác, khi quy định chuyển giao hợp đồng trong BLDS 2015, nhà làm luật cần hình dung những yếu tố, nội dung cần quy định. Điều này hướng đến mục đích xây dựng được quy định pháp luật khoa học, thiết thực, có tính dự liệu một cách đầy đủ nhất các tình huống có thể xảy trong thực tế, phát huy một cách tốt nhất sự điều chỉnh của luật đến cuộc sống.

Những nội dung đề cập nói trên được tác giả tiếp cận từ pháp luật các nước trên thế giới đã quy định, thừa nhận quan hệ này trong luật. Cụ thể, tác giả tiếp cận nguồn tư liệu từ những công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo của học giả Đỗ Văn Đại và bài viết của học giả Ngô Quốc Chiến, giới thiệu và phân tích chuyển giao hợp đồng theo pháp luật nước ngoài, bao gồm pháp luật của các nước theo hệ thống luật dân sự (như Đức, Thụy Sĩ, Áo và Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Pháp), các nước theo hệ thống luật lục địa (Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Bỉ) và các nước trong hệ thống luật Anh-Mỹ. Tác giả thấy rằng đây là những nước phát triển, có hệ thống pháp luật phát triển, bền vững, nên tác giả thống nhất với các học giả nói trên, rằng nghiên cứu pháp luật của các nước này để đúc kết kinh nghiệm cho pháp luật dân sự Việt Nam khi quy định chuyển giao hợp đồng. Ngoài ra, trong khu vực Đông Dương, có nước Campuchia đã quy định chuyển giao hợp đồng trong BLDS, phù hợp với xu hướng của pháp luật các nước phát triển nói trên, nên BLDS nước này cũng là một nguồn để tác giả tham khảo, đúc kết kinh nghiệm.

Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề, kết hợp sự lồng ghép pháp luật các nước đối với từng nội dung tương ứng để đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam, tác giả cho rằng nếu luật hóa chuyển giao hợp đồng trong BLDS 2015, thì nội hàm quy định cần có những nội dung cụ thể sau đây.

2.1. Khái niệm chuyển giao hợp đồng

Như đã nêu, hiện nay BLDS 2015 chưa quy định về chuyển giao hợp đồng nên chưa có khái niệm về chuyển giao hợp đồng.

Nghiên cứu các quy định có liên quan đến chuyển giao hợp đồng trong các luật chuyên ngành, tác giả thấy rằng, có một số văn bản pháp luật quy định về chuyển giao hợp đồng. Nhưng tất cả những văn bản pháp luật này đều chưa đưa ra khái niệm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

thế nào là chuyển giao hợp đồng. Ngay cả những văn bản pháp luật dùng hẳn thuật ngữ “chuyển giao hợp đồng”, cũng không nêu khái niệm thế nào là “chuyển giao hợp đồng”, mà chỉ quy định nội dung điều chỉnh đối với quan hệ chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng, như: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2013, 2014 – Mục 3 “Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”; Thông tư 16/TT- BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng, quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở - Điều 20 “Xử lý các trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới, dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng”.

Như vậy, trong BLDS 2015 cũng như trong pháp luật chuyên ngành, chưa có khái niệm “chuyển giao hợp đồng”.

Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 6

Vấn đề này, tác giả Đỗ Văn Đại đưa ra quan điểm khi phân tích về khái niệm chuyển giao hợp đồng, theo đó “người thứ ba thế vị trí của một bên. BLDS có quy định về việc người thứ ba thế vào vị trí của một bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự thông qua cơ chế “chuyển giao nghĩa vụ” tại Điều 315 và tiếp theo là “chuyển giao quyền yêu cầu” tại Điều 309. Các quy định này vẫn được duy trì trong BLDS 2015 từ Điều 365 đến 371. Thực ra, chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ khác chuyển giao hợp đồng. Bởi lẽ, đối với hai trường hợp vừa nêu, có việc người thứ ba thế vào vị trí của một bên nhưng chỉ là thế vào vị trí của một bên trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự, chưa phải là thế vào vị trí của một bên trong quan hệ hợp đồng (làm phát sinh không những một nghĩa vụ dân sự mà một tập hợp nghĩa vụ và

quyền dân sự)”44.

Và “Thực ra, chuyển giao hợp đồng có nội dung gần gũi với khái niệm khác như thực hiện hợp đồng thông qua người thứ ba, nhưng hai khái niệm này không đồng nhất với nhau”45. Nó gần gũi vì trong chuyển giao hợp đồng, cũng là việc một bên trong hợp đồng chuyển cho người khác (người thứ ba) thay mình thực hiện hợp đồng với bên còn lại. Tuy nhiên nó không đồng nhất vì trong quan hệ thực hiện hợp đồng thông qua người thứ ba, người thứ ba thực hiện hợp đồng với tư cách là người thế người ủy quyền, thực hiện nghĩa vụ đối với bên còn lại của hợp đồng. Trong



44 Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, tập II, Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, tr.926.

45 Đỗ Văn Đại (2014), tlđd (39), tr 830,831.


trường hợp người thứ ba không thực hiện tốt nghĩa vụ, thì người ủy quyền vẫn phải chịu trách nhiệm với bên còn lại của hợp đồng theo Điều 283 BLDS 2015.

Tuy nhiên, tác giả Đỗ Văn Đại chỉ nêu sự tương đồng và khác biệt giữa khái niệm chuyển giao hợp đồng với các khái niệm khác để phân tích sự khác nhau giữa chuyển giao hợp đồng và các quan hệ kia, chứ cũng chưa đưa ra khái niệm thế nào là chuyển giao hợp đồng.

Vấn đề này, tác giả luận văn tham khảo quy định của pháp luật các nước, để đưa ra khái niệm của chuyển giao hợp đồng, làm nền tảng định hướng cho việc nghiên cứu.

Theo Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, Điều 12: 201 “một bên của hợp đồng có thể thoả thuận với bên thứ ba để bên thứ ba thay thế mình trong hợp đồng”. Bộ nguyên tắc không đưa ra định nghĩa thế nào là chuyển giao hợp đồng, mà chỉ quy định dấu hiệu pháp lý của quan hệ này. Theo đó, một bên chủ thể của hợp đồng có thể chuyển giao vị thế của mình trong hợp đồng cho người khác và rút khỏi hợp đồng này. Tuy không có điều luật quy định định nghĩa, nhưng với điều luật này, , người đọc có thể hiểu được thế nào là chuyển giao hợp đồng như nói trên.

Theo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 200446 , Điều 9.3.1, “Chuyển giao hợp đồng là việc một người (“người chuyển giao hợp đồng”) chuyển giao theo thỏa thuận cho một người khác (“người thế hợp đồng”) các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng của mình với một người khác (“bên kia”)” .

Cũng trong Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 này, tại mục 1 và 2 của chương 9 quy định về chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, một cách riêng lẻ. Và tại mục 3 quy định chuyển giao hợp đồng, cho trường hợp hợp đồng được chuyển giao toàn bộ. Cụ thể là một người có thể chuyển giao tất cả quyền và nghĩa vụ của mình cho người khác với tư cách là một bên của hợp đồng.

Như vậy, Bộ nguyên tắc này cho phép một bên chủ thể của hợp đồng chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng cho bên thứ ba thế vào vị trí của mình.


46 Bộ nguyên tắc Unidroit có một mục (mục 3) qui định rõ về “chuyển giao hợp đồng”, với 07 điều luật. Trong 07 điều luật này, Bộ nguyên tắc qui định về: định nghĩa về chuyển giao hợp đồng; các trường hợp loại trừ; điều kiện của việc chuyển giao; vấn đề giải phóng cho người chuyển giao; các biện pháp phòng vệ và bù trừ, các quyền được chuyển giao cùng với hợp đồng.


Tuy định nghĩa này quy định cho hợp đồng thương mại, nhưng trên cơ sở định nghĩa về hợp đồng của BLDS 2015 được khái quát, quy định phạm vi mục đích của hợp đồng rộng hơn, bao gồm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, thuật ngữ “hợp đồng” thay cho “hợp đồng dân sự” để định hướng cho tất cả các hợp đồng thuộc các quan hệ tư. Nên hoàn toàn có cơ sở để ta nhìn nhận khái niệm chuyển giao hợp đồng trên cơ sở khái niệm của chuyển giao hợp đồng theo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 nói trên.

BLDS Campuchia có quy định về chuyển giao hợp đồng ở mục 3, với 03 điều luật – Điều 512 đến 514. Thuật ngữ “chuyển giao hợp đồng” được quy định trong Bộ luật này là “chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng”. Tuy thuật ngữ có khác một chút, nhưng xem những nội dung quy định về “chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng”, thì đây là vấn đề chuyển giao hợp đồng mà tác giả đang nghiên cứu. Điều 512 Bộ luật quy định “người ký hợp đồng với người khác có thể chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng đó cho người thứ ba”. Như vậy, thấy rằng, cũng như Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, BLDS Campuchia không có quy định diễn giải thế nào là chuyển giao hợp đồng, mà chỉ quy định về dấu hiệu pháp lý của quan hệ chuyển giao hợp đồng.

Các quy định trên đã thể hiện được khái niệm và bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng. Cụ thể, chúng đưa ra được định nghĩa thế nào là chuyển giao hợp đồng: “Là việc một người (người chuyển giao hợp đồng) chuyển giao theo thỏa thuận cho một người khác (người thế hợp đồng) các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng của mình với một người khác (“bên kia”); và bản chất pháp lý của việc chuyển giao này là “thay thế mình trong hợp đồng”.

Tuy nhiên, các khái niệm này thể hiện phương thức chuyển giao hợp đồng, chỉ theo thỏa thuận, mà không quy định đối với trường hợp chuyển giao hợp đồng theo quy định pháp luật.

Trong khi, như đã nói, chuyển giao hợp đồng cũng đã được quy định trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành. Đây được xem là chuyển giao hợp đồng theo quy định pháp luật. Do vậy, chuyển giao hợp đồng bao gồm chuyển giao hợp đồng theo quy định pháp luật và chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận. Dựa vào các quy định về chuyển giao hợp đồng theo pháp luật này ta có thể hiểu khái niệm về chuyển giao hợp đồng.


Chung lại, trên cơ sở quy định, định nghĩa của các văn bản pháp luật nêu trên, tác giả kiến nghị, đưa ra khái niệm chuyển giao hợp đồng như sau:

“Chuyển giao hợp đồng là việc một người (người chuyển giao hợp đồng), theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật, chuyển giao cho một người khác (người thế hợp đồng) các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng của mình với một người khác (người còn lại của hợp đồng), với tư cách là một bên trong hợp đồng”.

So với Bộ nguyên tắc Châu Âu, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004, khái niệm này bao quát phương thức chuyển giao hợp đồng hơn, gồm tất cả các trường hợp chuyển giao, theo thỏa thuận và theo luật định.

Tác giả kiến nghị khái niệm chuyển giao hợp đồng, bao gồm phương thức chuyển giao theo quy định pháp luật và theo thỏa thuận, vì cho rằng cần có một khái niệm rõ ràng, nhất thống, đầy đủ các phương thức chuyển giao hợp đồng. Trong đó, có trường hợp chuyển giao hợp đồng mà pháp luật chuyên ngành đã điều chỉnh trong các văn bản pháp luật nhưng chưa đưa ra khái niệm thế nào là chuyển giao hợp đồng. Tác giả đưa ra khái niệm bao quát cả hai phương thức chuyển giao hợp đồng như vậy nhằm tạo ra cơ sở khẳng định pháp luật đã điều chỉnh quan hệ chuyển giao hợp đồng.

Khái niệm này đã nêu lên một số vấn đề chính của chuyển giao hợp đồng như bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng, đối tượng của chuyển giao hợp đồng.

2.2. Bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng

Bản chất pháp lý của quan hệ chuyển giao hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phân biệt quan hệ này với các các quan hệ pháp lý ba bên khác được đề cập ở chương 1. Vậy bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng là gì? Nó có giống bản chất pháp lý của chuyển giao quyền, nghĩa vụ, hay thực hiện công việc thông qua người thứ ba hay không? Hay phản chiếu tính chất một mối quan hệ pháp luật khác?

Bản chất của các mối quan hệ này được thể hiện qua khái niệm của các mối quan hệ đó. Và để phân biệt khái niệm chuyển giao hợp đồng với các khái niệm khác, tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng “thực ra, chuyển giao hợp đồng có nội dung gần gũi với khái niệm khác như thực hiện hợp đồng thông qua người thứ ba, nhưng hai khái niệm này không đồng nhất với nhau… Trong thực tế, chuyển giao hợp đồng đôi khi khó phân biệt hợp đồng cấp dưới như chuyển giao hợp đồng thuê tài sản với


cho thuê lại tài sản. Thực ra, cho thuê lại và chuyển nhượng hợp đồng thuê là hai khái niệm khác nhau”47. Vì trong thực hiện hợp đồng thông qua người thứ ba, thì người có nghĩa vụ ban đầu theo hợp đồng vẫn còn phải chịu trách nhiệm theo Điều 283 BLDS năm 2015 (thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba). Cũng như, trong hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì bên thuê lại không có quan hệ trực tiếp

với chủ tài sản, mà chỉ có quan hệ trực tiếp với bên thuê tài sản. Chỉ khi nào có sự chuyển nhượng hợp đồng thuê tài sản thì vị trí, chủ thể của hợp đồng mới xác định lại, theo đó, bên thuê lại và chủ tài sản sẽ có quan hệ trực tiếp với nhau theo hợp đồng. Phần phân tích này cho thấy được phần nào sự khác nhau giữa khái niệm chuyển giao hợp đồng và các khái niệm khác.

BLDS 2015 không quy định cụ thể khái niệm của chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, nhưng qua các nội dung qui định, thấy rằng chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, như tên gọi của nó, là sự chuyển giao các quyền, nghĩa vụ của một chủ thể này (chủ thể có quyền, nghĩa vụ) sang cho chủ thể khác (chủ thể thế quyền, nghĩa vụ).

Trong khi đó, hợp đồng vốn là tập hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Khi chủ thể trong hợp đồng không tiếp tục tham gia hợp đồng, họ có thể chuyển giao quan hệ hợp đồng mà mình đã ký kết sang cho người thứ ba. Khi đó, việc chuyển giao hợp đồng này đồng nghĩa với việc chuyển giao một tập hợp quyền và nghĩa vụ của họ sang cho người thứ ba. Đây là sự thay đổi chủ thể với tổng thể việc chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ và quyền phản kháng đơn phương. Như vậy, chuyển giao hợp đồng làm thay đổi vị thế của chủ thể trong hợp đồng.

Như đã phân tích, tác giả Ngô Quốc Chiến đã cho rằng “hợp đồng không chỉ đơn thuần là tập hợp các quyền và nghĩa vụ mà còn là mối quan hệ giữa hai bên giao kết và đi liền với nó là phẩm chất cá nhân cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và các quyền phản kháng đơn phương”48.

Vậy nên, chuyển giao hợp đồng, về bản chất pháp lý, đó là sự chuyển giao tất cả các quyền, nghĩa vụ của một bên chủ thể của hợp đồng cho người khác, với tư cách là một bên trong hợp đồng. Do đó, việc chuyển giao không làm thay đổi bản chất của quan hệ pháp luật của hợp đồng. Bản chất của quan hệ pháp luật của hợp


47 Đỗ Văn Đại (2014), tlđd (39), tr.830.831.

48 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).


đồng - tức các quyền và nghĩa vụ - vẫn được giữ nguyên, chỉ có khác là chúng chuyển tiếp từ chủ thể này sang chủ thể khác.

“Khái niệm thống nhất về chuyển giao hợp đồng là cần thiết để chấm dứt toàn bộ quan hệ với bên ban đầu. Giải pháp này không thể đạt được thông qua việc chuyển giao nghĩa vụ một cách đơn thuần vì việc này không làm thay đổi một số quyền mà người có nghĩa vụ cũ đã có thể thực hiện một mình như quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay hủy bỏ hợp đồng”49.

Bản chất này khác với chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ ở chỗ, trong chuyển giao hợp đồng, bên thứ ba – bên thay thế hợp đồng, có quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng với tư cách là một bên của hợp đồng; chứ không phải với tư cách là người thay thế người có quyền, nghĩa vụ để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ đơn lẻ quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Hiểu đúng về bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng, sẽ thấy được sự tách bạch giữa quan hệ chuyển giao hợp đồng và chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ. Điều này nhằm chứng minh BLDS 2015 chưa có quy định về chuyển giao hợp đồng là chưa dự liệu hết quan hệ pháp luật liên quan, để điều chỉnh mối quan hệ chuyển giao hợp đồng đang bị bỏ ngỏ, chưa được luật điều chỉnh.

2.3. Đối tượng của chuyển giao hợp đồng

Đối tượng của chuyển giao hợp đồng là yếu tố quan trọng nhất làm nên sự khác biệt giữa chuyển giao hợp đồng và các quan hệ pháp luật ba bên khác. Vậy nên pháp luật các nước cũng nhìn nhận, quy định về yếu tố này rất rõ ràng, tách bạch.

Theo hệ thống luật lục địa, hiện nay, nhiều nước như Đức, Ý, Bồ Đào Nha và Bỉ, đã có các cơ chế đặc thù cho phép thực hiện việc chuyển giao hợp đồng. Tại Ý và Bồ Đào Nha, chuyển giao hợp đồng được hiểu là sự thay thế người chuyển giao bởi một bên thứ ba (người nhận chuyển giao) vào mối quan hệ hợp đồng với sự đồng ý của bên còn lại. Hậu quả của việc chuyển giao hợp đồng là có sự chuyển giao toàn bộ các nghĩa vụ, quyền yêu cầu và quyền phản kháng đơn phương (như quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyền gia hạn hợp đồng…) từ bên chuyển giao sang cho bên nhận chuyển giao50.


49 Đỗ Văn Đại (2014), tlđd (39), tr.825.

50 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).


Các nước khác, đã có quy định minh thị về chuyển giao hợp đồng như Italia quy định tại Điều 1406-1410 BLDS, Tây Ban Nha quy định tại Điều 424-427 BLDS và Hà Lan quy định tại Điều 6.159 BLDS51.

Tại Pháp, “năm 2016, Pháp sửa đổi BLDS và đã dành cả một mục riêng về Chuyển giao hợp đồng, từ Điều 1216 đến 1216-3”52Điều 1216 BLDS quy định “Một bên trong hợp đồng, bên chuyển giao, có thể chuyển giao tư cách bên trong hợp đồng cho người thứ ba, người nhận chuyển giao, khi có thỏa thuận với đối tác của mình, người bị chuyển giao”.

Theo đó, pháp luật của các nước nói trên quy định về chuyển giao hợp đồng, xác định đối tượng của chuyển giao hợp đồng là tập hợp toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng, gồm các nghĩa vụ, quyền yêu cầu và đặc biệt là quyền phản kháng đơn phương. Việc chuyển giao được xem là sự thay thế của một bên trong hợp đồng bởi bên thứ ba, là chuyển giao tư cách trong hợp đồng.

Theo hệ thống luật Anh-Mỹ, “về cơ bản, hệ thống luật Anh-Mỹ hiện đại chấp nhận việc chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận của các bên… Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc chuyển giao hợp đồng có hậu quả là chuyển giao cho người nhận chuyển giao toàn bộ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng”53. Như vậy, đối tượng của chuyển giao hợp đồng là toàn bộ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Theo Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, cụ thể tại Điều 12:20154, đối tượng của chuyển giao hợp đồng được hiểu là tư cách trong hợp đồng. Một bên của hợp đồng có thể thoả thuận với bên thứ ba để bên thứ ba thay thế mình trong hợp đồng.

Theo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, với quy định định nghĩa về chuyển giao hợp đồng nói trên, có thể thấy đối tượng của chuyển giao của hợp đồng là toàn bộ quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, kèm theo biện pháp phòng vệ và bù trừ - quyền phản kháng đơn phương.


51 Đỗ Văn Đại (2014), tldd (39), tr. 833.

52 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (44),tr. 925.

53 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).

54 “Chuyển giao hợp đồng: Một bên của hợp đồng có thể thoả thuận với bên thứ ba để bên thứ ba thay thế mình trong hợp đồng. Nếu việc chuyển giao hợp đồng cho bên thứ ba bao gồm cả chuyển giao các quyền trong hợp đồng thì áp dụng các quy định của chương 11; nếu bao gồm việc chuyển giao nghĩa vụ thì áp dụng các quy định tại phần 1 của chương này”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2023