Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 5


giao hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động mới thay thế vị trí của người sử dụng lao động cũ, tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã được ký giữa người sử lao động cũ với người lao động.

Điều 194 “Hợp nhất doanh nghiệp”34 Luật Doanh nghiệp năm 2014, hai hay

nhiều công ty cùng loại – đối với công ty bị hợp nhất, hay một hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty khác, vào một công ty khác. Việc hợp nhất này được thực hiện bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập (tạm gọi là công ty cũ) sang cho công ty hợp nhất, nhận sáp nhập (công ty mới). Trong toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp đó có hợp đồng lao động của công ty. Công ty mới, sau khi hợp nhất, sẽ có trách nhiệm thực hiện tiếp hợp đồng lao động do công ty cũ đã ký kết với người lao động. Hợp đồng lao động đó không đương nhiên bị chấm dứt theo việc chấm dứt tồn tại hợp đồng với công ty cũ, mà nó đương nhiên được chuyển giao sang cho công ty mới. Như vậy, trong trường hợp này, đã có sự chuyển giao


34 Điều 194 “Hợp nhất doanh nghiệp

1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất

2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:

a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

3. Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 5

4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Hợp đồng hợp nhất;

b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.

5. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất. Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty hợp nhất thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty hợp nhất phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị hợp nhất để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.


hợp đồng lao động giữa hai công ty. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. Và Điều 195 Sáp nhập doanh nghiệp”35 cũng quy định tương tự như trường hợp doanh nghiệp được hợp nhất trên.

Những quy định trên đây nhằm đảm bảo cho người lao động được ổn định việc làm. Trong khía cạnh này, việc thực hiện hợp đồng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến không những bản thân của người lao động, mà còn tác động đến gia đình của người lao động, đến xã hội. Nên việc thực hiện hợp đồng lao động ổn định cũng góp phần làm ổn định xã hội và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. Do đó, pháp luật buộc những hợp đồng lao động đã được ký giữa người sử dụng lao động cũ và người lao động phải được duy trì, thực hiện, ngay cả khi người


35 Điều 195 “Sáp nhập doanh nghiệp

1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Hợp đồng sáp nhập;

b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

5. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập”.

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.


sử dụng lao động cũ đã bị thay thế, và chủ thể mới thay thế này phải đương nhiên thay vào vị trí người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động cũ.

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đôi, bổ sung năm 2010, 2013, 2014, Luật này quy định hẳn một mục –Mục 3 “Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”, gồm: Điều 74 “Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”36; Điều 75 “ Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”37; Điều 76 “Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”38

Như vậy, với riêng hợp đồng bảo hiểm, nhà làm luật đã quy định minh thị về chuyển giao hợp đồng, với những nội dung cơ bản như: Các trường hợp chuyển giao; điều kiện chuyển giao; thủ tục chuyển giao; chủ thể của việc chuyển giao này là các doanh nghiệp bảo hiểm.

Quy định này nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Để đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể; thì hợp đồng bảo hiểm được giao kết trước đây giữa những doanh nghiệp bảo hiểm này với bên mua bảo hiểm vẫn tiếp tục được thực hiện, mà không bị chấm dứt. Người được bảo hiểm, người thụ hưởng vẫn được giải quyết quyền lợi, hay có các quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng. (Người giải quyết quyền lợi là doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao).


36 Điều 74 “Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm: 1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;

c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao”.

37 Điều 75 “ Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện

theo các điều kiện sau đây:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;

2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;

3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao”.

38 Điều 76 “Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện

theo thủ tục sau đây:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản”.


Một điểm lưu ý là theo khoản 2 của Điều 74 nói trên, ngoài trường hợp chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận, thì luật quy định cả chuyển giao bắt buộc đối với hợp đồng, đó là “Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao”. Nghĩa là Nhà nước có quyền bắt buộc việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, nếu doanh nghiệp cần chuyển giao không tìm, thỏa thuận được việc chuyển giao hợp đồng với doanh nghiệp khác. Quy định này thể hiện nổi bật ý chí của nhà làm luật, muốn bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của bên tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng; cũng là muốn đảm bảo cho hợp đồng bảo hiểm đã ký vẫn tiếp tục được thực hiện mà không bị chấm dứt.

Điều 133 “Quyền tiếp tục thuê nhà ở”39 Luật Nhà Ở năm 2014,. Theo điều này, luật quy định chuyển giao bắt buộc đối với hợp đồng thuê nhà. Cụ thể, trong trường hợp bên cho thuê nhà chết mà thời hạn thuê nhà theo hợp đồng vẫn còn thì người thừa kế hay Nhà nước vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà đó, cho đến khi hết hạn hợp đồng. Ngay trường hợp người thuê nhà chết trong thời hạn thuê nhà theo hợp đồng, thì người ở chung với người thuê nhà vẫn tiếp tục được thuê nhà, theo nội dung hợp đồng thuê nhà mà bên cho thuê, bên thuê đã ký. Quy định này nhằm đảm bảo điều kiện ổn định về chỗ ở cho bên thuê, đảm bảo cho bên thuê nhà được sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê.

Nghị định 99/NĐ-CP ngày 20/10/2015, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Điều 72 “Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận”40.



39 Điều 133 “Quyền tiếp tục thuê nhà ở: Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ sở hữu không có người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và người đang thuê nhà ở được tiếp tục thuê theo quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Khi bên thuê nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì người đang cùng sinh sống với bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở, trừ trường hợp thuê nhà ở công vụ hoặc các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

40 Điều 72 “Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp không bắt buộc phải

có Giấy chứng nhận

Giấy tờ chứng minh điều kiện, nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 118 của Luật Nhà ở được quy định như sau:


Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Điều 59 “Chuyển nhượng hợp

đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai”41



1. Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 của Luật Nhà ở; trường hợp mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai thì phải có giấy tờ theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 của Nghị định này.

2. Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì phải có giấy tờ chứng minh về việc xây dựng nhà ở của bên tặng cho.

3. Trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 60 của Nghị định này; trường hợp mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này.

4. Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở xã hội (bao gồm cả trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mua, thuê mua nhà ở xã hội) thì phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Nhà ở.

5. Trường hợp mua bán nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để phục vụ tái định cư thì phải có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, có quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền và hồ sơ dự án đã được phê duyệt, có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng, có giấy tờ nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng và đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

6. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở hoặc hợp đồng đặt hàng mua nhà ở ký kết giữa chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại với đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư kèm theo hồ sơ dự án đã được phê duyệt; nếu mua nhà ở có sẵn thì phải có thêm giấy tờ nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng và đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; nếu mua nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng phần móng của nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.

7. Trường hợp mua bán nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải có hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê mua nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội kèm theo biên bản bàn giao nhà ở và giấy tờ chứng minh đã thanh toán hết tiền mua hoặc tiền thuê mua nhà ở cho chủ đầu tư.

8. Trường hợp thừa kế nhà ở thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện được tặng cho thì phải có văn bản hoặc hợp đồng tặng cho được lập hợp pháp kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho (nếu có);

b) Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện mua, thuê mua thì phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hợp pháp kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở hoặc chứng minh việc đầu tư xây dựng nhà ở của bên bán, bên cho thuê mua;

c) Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện đầu tư xây dựng mới thì phải có Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng) và giấy tờ chứng minh có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai của bên để thừa kế;

d) Nếu thừa kế nhà ở theo quyết định của Tòa án nhân dân thì phải có bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân.

9. Trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (trừ trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước) thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc có Giấy phép xây dựng hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về đất đai nếu là đầu tư xây dựng nhà ở”

41 Điều 59. “Chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

1. Bên mua, bên thuê mua có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được lập thành văn bản, có xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản chuyển nhượng.

2. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua, bên thuê mua nhà ở với chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên trong việc chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng.


Quyết định 202/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ “ban hành văn bản qui định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh tái sinh rừng và trồng rừng”, Điều 6 “Nghĩa vụ và quyền lợi của hộ nhận khoán”42.

Qua nội dung luật định trên, thấy rằng, cùng là một quan hệ pháp luật có tính chất giống nhau, nhưng có luật quy định quan hệ này là “chuyển giao” (Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Nhà ở), nhưng có luật quy định quan hệ này là “chuyển nhượng” (Luật Kinh doanh bất động sản). Vậy hai thuật ngữ “chuyển giao” và “chuyển nhượng” này có khác nhau không? Qua nghiên cứu thấy rằng quan hệ “chuyển nhượng” thường có đền bù lợi ích (như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà…), còn “chuyển giao” thì có thể có có đền bù lợi ích, có thể không (như chuyển giao nghĩa vụ và chuyển giao quyền yêu cầu). Tuy khác nhau về tên gọi, nhưng về bản chất, các quan hệ pháp luật này đều giống nhau, đều là chuyển giao hợp đồng từ chủ thể này sang chủ thể khác.

Mặt khác, không những không thống nhất nhau về tên gọi quan hệ pháp luật như trên, mà các điều khoản của luật chuyên ngành có quy định về chuyển giao hợp đồng này còn quy định riêng lẻ từng khía cạnh của mỗi quan hệ điều chỉnh, chứ chưa có quy định chung cho các trường hợp. Những quy định này nhằm bảo vệ một số quan hệ pháp luật đặc biệt mà nhà làm luật muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.

Những quy định nói trên cũng là tiền đề, cơ sở đầu tiên để người viết nhìn nhận về chuyển giao hợp đồng, dưới góc độ chuyển giao hợp đồng đã được pháp luật đánh giá, quy định.

Từ đó, có cơ sở để tác giả nâng vấn đề lên tầm bao quát hơn, thể hiện trong BLDS 2015.



3. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Việc chuyển nhượng hợp đồng quy định tại Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở xã hội.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

42 Điều 6 “Nghĩa vụ và quyền lợi của hộ nhận khoán: Khi thời gian nhận khoán theo hợp đồng đã ký kết chưa kết thúc, do hoàn cảnh khách quan không thể tiếp tục nhận khoán nữa, hộ nhận khoán có thể chuyển quyền nhận khoán cho hộ khác hoặc thanh toán phần hợp đồng trong thời gian đã thực hiện để chủ rừng lập hợp đồng khoán với hộ khác”.


Kết luận chương 1

Như đã nêu trên, BLDS 2015 đã có quy định về “chuyển giao quyền yêu cầu” và “chuyển giao nghĩa vụ”, “thực hiện công việc thông qua người thứ ba”. Theo đó, xét về đối tượng của chuyển giao, những quan hệ này được chuyển giao trong từng quan hệ quyền, nghĩa vụ đơn lẻ, chứ chưa được chuyển giao với tập hợp các quyền và nghĩa vụ, cùng tất cả các yếu tố khác của hợp đồng, như quyền phản kháng đơn phương. Trong khi “hợp đồng không chỉ đơn thuần là tập hợp các quyền và nghĩa vụ mà còn là mối quan hệ giữa hai bên giao kết và đi liền với nó là phẩm chất cá nhân cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và các quyền phản kháng đơn phương”43. Nên các quy định này không đủ để áp dụng cho quan hệ chuyển giao hợp đồng.

Ngoài ra, xét về phương thức chuyển giao – 03 quan hệ pháp lý ba bên nói trên chỉ được thực hiện theo thỏa thuận, chứ không được thực hiện theo quy định pháp luật. Trong khi pháp luật chuyên ngành quy định một số quan hệ chuyển giao hợp đồng trong trường hợp cụ thể. Nên các quy định hiện có này của BLDS 2015 chưa bao quát được chuyển giao hợp đồng.

Mặt khác, qua phân tích, đã làm rõ những vấn đề chính yếu của các quan hệ pháp luật này, như khái niệm, đối tượng, bản chất pháp lý, phạm vi chuyển giao, hệ quả pháp lý...

Vậy chuyển giao hợp đồng có giống với các quan hệ pháp luật này hay không? Khái niệm có khác nhau? Bản chất pháp lý và nội dung điều chỉnh đã được quy định trong nội hàm các quy định trên? Lý giải được các vấn đề này sẽ cho thấy có sự thiếu vắng của quy định pháp luật và cần thiết quy định về chuyển giao hợp đồng trong BLDS 2015.

Ngoài ra, cũng chính trên những quy định pháp luật nói trên; là cơ sở, tiền đề, yếu tố thuận lợi cho quy định “chuyển giao hợp đồng” trong BLDS 2015. Vì như đã nói, xét một cách chi tiết, chuyển giao hợp đồng là chuyển giao tập hợp các quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng. Mà việc chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ riêng lẻ đã được quy định, thì pháp luật dân sự đã dự liệu đến những quan hệ pháp luật gần với chuyển giao hợp đồng.



43 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).


Mặt khác, một số văn bản pháp luật chuyên ngành đã quy định chuyển giao hợp đồng trong những trường hợp cụ thể, cho thấy pháp luật đã thừa nhận một số quan hệ chuyển giao hợp đồng. Điều đó có nghĩa, trong một số hợp đồng, pháp luật mong muốn những hợp đồng này được tiếp tục thực hiện cho dù một bên chủ thể trong hợp đồng thay đổi, không còn tồn tại. Những chủ thể mới liên quan đến sự thay đổi này, sẽ đương nhiên thay thế chủ thể cũ để tiếp tục thực hiện với bên chủ thể còn lại. Hợp đồng được tiếp tục thực hiện là giải pháp tối ưu, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho các bên trong hợp đồng.

Phân tích những vấn đề trong chương 1 này nhằm cho thấy BLDS 2015 đã có những quy định về quan hệ pháp luật gần với chuyển giao hợp đồng, nhưng chưa thể bao quát, áp dụng cho chuyển giao hợp đồng. Vì những quan hệ này có khái niệm, bản chất pháp lý và nội hàm quy định khác với chuyển giao hợp đồng (được phân tích trong chương 2). Nên những quy định hiện có này của BLDS là chưa đủ để điểu chỉnh quan hệ chuyển giao hợp đồng.

Từ sự thiếu vắng này, người viết tìm hiểu pháp luật các nước trên thế giới về chuyển giao hợp đồng như thế nào? Họ áp dụng các quy định về chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ để điều chỉnh quan hệ chuyển giao hợp đồng, hay quy định riêng hẳn chế định chuyển giao hợp đồng để áp dụng cho riêng quan hệ này. Từ đó, làm kinh nghiệm cho Việt Nam nhìn nhận vấn đề đang nghiên cứu. Bên cạnh đó, căn cứ trên cơ sở pháp luật thực định ở Việt Nam về các vấn đề liên quan, kết hợp với thực tế tòa án xét xử các tranh chấp chuyển giao hợp đồng, tác giả đưa ra và luận giải quan điểm của mình về các nội dung của chuyển giao hợp đồng.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí