Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Chuyển Giao Hợp Đồng


thế, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xác định mối quan hệ này là chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận.

Như thế, Tòa cấp sơ thẩm, giám đốc thẩm nhìn nhận khác nhau về phương thức chuyển giao hợp đồng. Tòa cấp sơ thẩm đánh giá là chuyển giao hợp đồng theo pháp luật. Tòa cấp giám đốc thẩm xác định là chuyển giao hợp đồng theo pháp luật. Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng tranh chấp không phù hợp dẫn đến Tòa áp dụng căn cứ để giải quyết không phù hợp. Vì đối tượng tranh chấp trong vụ án này là “hợp đồng chuyển giao hợp đồng nhận khoán”, chứ không phải là “hợp đồng nhận khoán” như các Tòa đã xác định.

Ngoài ra, phân tích yếu tố khác của chuyển giao hợp đồng trong quan hệ chuyển giao này, về hình thức, các bên liên quan chuyển giao hợp đồng theo hình thức bằng văn bản, có xác nhận của UBND xã nơi có rừng (hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Nhơn, bà Thủy và bà Liên) và chỉ có 02 bên ký với nhau, không có xác nhận của chính quyền địa phương (hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Liên và và Cúc). Trong quan hệ chuyển giao này, chủ thể tham gia chuyển giao là 02 bên – bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao. Riêng bên còn lại trong hợp đồng không tham gia chuyển giao hợp đồng.

2.5. Hình thức chuyển giao hợp đồng

Cũng theo Điều 1216 BLDS Pháp “Việc chuyển giao phải được xác nhận bằng văn bản, nếu không thì vô hiệu”.

Có lẽ vì hậu quả pháp lý của việc chuyển giao hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp đến cả ba bên – bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao và bên bị chuyển giao. Đồng thời, đây là mối quan hệ dân sự ba bên phức tạp hơn, nên BLDS Pháp đã quy định rõ phương thức chuyển giao hợp đồng phải được xác lập bằng văn bản, nếu không thì vô hiệu.

Đối với Việt Nam, theo quy định của BLDS 2015 về hình thức của hợp đồng, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép


thì phải tuân theo quy định đó.65 Và hình thức chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, việc chuyển giao quyền yêu cầu và nghĩa vụ được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, khi quy định về hình thức chuyển giao hợp đồng, tác giả thấy rằng cần quy định khác hơn quy định về hình thức giao kết hợp đồng và hình thức chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ nói trên, bởi lẽ:

Chuyển giao hợp đồng vốn dĩ là một quan hệ dân sự đặc biệt, ở chỗ nó làm thay đổi chủ thể của hợp đồng – đã được xác lập trên nguyên tắc “tự do giao kết”, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Khi không có việc chuyển giao, thì chủ thể có quyền và nghĩa vụ đã được xác định theo hợp đồng, còn khi có việc chuyển giao thì chủ thể có quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng lại là một chủ thể khác, không phải là chủ thể đã được xác định ban đầu trong hợp đồng. Việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng đến ý chí hợp đồng của các bên liên quan. Mặt khác, trên lý thuyết, đã đề xuất quy định về “điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng” trong đó có điều kiện bắt buộc là phải có sự đồng ý của bên chuyển giao, bên nhận chuyển chuyển giao, bên còn lại của hợp đồng (trong trường hợp chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận). Vậy nên, để xác lập việc chuyển giao hợp đồng, cần phải có một hình thức minh thị rõ ràng, chứng minh việc các bên liên quan đã đồng ý việc chuyển giao hợp đồng, cho một chủ thể khác. Điều này tạo cơ sở ràng buộc các bên liên quan. Tránh trường hợp tranh chấp phức tạp giữa các bên liên quan đến chuyển giao, về việc có đồng ý hay không đồng ý việc chuyển giao này.

Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 8

Từ những cơ sở trên, khi quy định chuyển giao hợp đồng, tác giả thấy rằng nhất thiết quy định việc chuyển giao phải được thể hiện bằng văn bản. Ngay cả đối với hợp đồng được xác lập bằng miệng, thì việc thỏa thuận chuyển giao hợp đồng cũng phải được lập thành bằng văn bản. Còn đối với hợp đồng được xác lập bằng văn bản, thì hình thức văn bản thể hiện sự thỏa thuận chuyển giao hợp đồng này tương ứng theo hình thức hợp đồng chuyển giao. (Đối với hợp đồng bằng văn bản có công chứng chứng thực, đăng ký, thì việc thỏa thuận chuyển giao hợp đồng bằng văn bản có công chứng chứng thực, đăng ký; đối với hợp đồng mà pháp luật quy



65 Điều 119 “Hình thức giao dịch dân sự: 1.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản; 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.


định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thì việc chuyển giao hợp đồng phải tuân theo quy định về hình thức đó). Quy định này nhằm tạo căn cứ rõ ràng để xác định có sự chuyển giao hợp đồng, đồng thời phù hợp theo quy định về hình thức của hợp đồng trong BLDS 2015.

Chung lại, việc chuyển giao hợp đồng (trong trường hợp chuyển giao theo thỏa thuận) phải được xác lập bằng văn bản, thể hiện sự đồng ý của ba bên trong hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật có quy định về hình thức là điều kiện để hợp đồng được chuyển giao có hiệu lực, thì văn bản chuyển giao hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.

2.6. Điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng

Vì quy định về hợp đồng được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định, nên những vấn đề liên quan đến hợp đồng, cụ thể trong trường hợp này là chuyển giao hợp đồng, cũng phải được xem xét trong tổng quan các nguyên tắc của hợp đồng, nhằm đưa ra những quy định về chuyển giao hợp đồng logic, phù hợp với nguyên tắc của hợp đồng. Cụ thể, chuyển giao hợp đồng làm thay đổi chủ thể hợp đồng, mà hợp đồng đã được xây dựng trên những nguyên tắc chung, trong đó, có nguyên tắc về chủ thể của hợp đồng, nên khi có vấn đề về thay đổi chủ thể của hợp đồng, bắt buộc phải có những điều kiện nhất định, để sự thay đổi chủ thể đó không mâu thuẫn với nguyên tắc ban đầu. Đó là điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng.

Nếu không quy định điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng, thì những nguyên tắc của hợp đồng trong pháp luật sẽ bị phá vỡ, dẫn đến những quy định mâu thuẫn, không khoa học. Cũng như vô hình chung những quy định này sẽ không đảm bảo nguyên tắc trong quan hệ hợp đồng.

Quy định điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng là tạo khung pháp lý an toàn, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan trong quan hệ chuyển giao hợp đồng, đặc biệt là cho bên còn lại trong hợp đồng. Và là bước điều chỉnh tổng thể, hài hòa, kéo lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ chuyển giao hợp đồng đến một điểm gần nhau nhất.

Nội dung của quy định điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng, sẽ là điều kiện bắt buộc để một quan hệ chuyển giao hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Nếu quan hệ chuyển giao hợp đồng nào không có đủ những điều kiện này, sẽ không được công nhận có hiệu lực pháp luật.


“BLDS Italia, Điều 1406 việc chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận giữa một bên trong hợp đồng với người thứ ba được chấp nhận với điều kiện bên kia của hợp đồng đồng ý việc này. Ở Xcốtlen sự đồng ý của bên kia của hợp đồng được yêu cầu để giải phóng bên chuyển giao đối với nghĩa vụ của họ. Trong pháp luật Thụy Điển, một sự thỏa thuận giữa các bên ban đầu trong hợp đồng và người mới được yêu cầu để làm phát sinh các hệ quả pháp luật của chuyển giao hợp đồng”66

Trong pháp luật của Anh, hợp đồng cũng không thể tự động chuyển giao cho người thứ ba. Mà việc chuyển giao phải được sự đồng ý của tất cả các bên - bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao và bên còn lại trong hợp đồng. Cũng giống như pháp luật Việt Nam, trong pháp luật của Anh không có một chế định riêng cho chuyển giao hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, thuật ngữ chuyển giao hợp đồng vẫn được sử dụng rộng rãi67.

Đối với Mỹ, quy định về chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ. Trong đó, việc chuyển giao quyền yêu cầu không đòi hỏi sự đồng ý của bên có nghĩa vụ và việc chuyển giao nghĩa vụ tại Mỹ có thể được thực hiện thông qua hai cách là ủy nhiệm và thay thế nghĩa vụ. Khi một văn bản được xem là một chuyển giao hợp đồng, người ta có xu hướng coi đó là một văn bản ủy nhiệm và việc chấp nhận chuyển giao là chấp nhận sự ủy nhiệm, nghĩa là sự thừa nhận của người có quyền rằng anh ta chấp nhận một người có nghĩa vụ đối với mình thay thế cho người có nghĩa vụ ban đầu68.

Theo Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng - Điều 12:201 “việc chuyển giao hợp đồng chỉ có hiệu lực khi bên thứ hai trong hợp đồng đồng ý”. Theo quy định này, điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận, là có sự đồng ý của bên thứ hai trong hợp đồng, tức bên còn lại của hợp đồng.

Theo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, điều kiện của việc chuyển giao hợp đồng là “phải có sự đồng ý của bên kia”69. Sự đồng ý này có thể được thể hiện từ trước70.


66 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (44), tr 933,934.

67 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).

68 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).

69 Điều 9.3.3 “Phải có sự đồng ý của bên kia. Việc chuyển giao hợp đồng phải có sự đồng ý của bên kia”.

70 Điều 9.3.4 “Sự đồng ý trước của bên kia.

1.Bên kia có thể đồng ý trước về việc chuyển giao hợp đồng

2. Nếu bên kia đã đồng ý trước việc chuyển giao hợp đồng thì việc chuyển giao có hiệu lực khi được thông báo cho bên kia hoặc khi được bên kia thừa nhận”.


Theo BLDS Campuchia, việc chuyển giao hợp đồng chỉ cần sự đồng ý của hai bên là bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao. Bên còn lại của hợp đồng chỉ được quyền từ chối việc chuyển giao nếu việc chuyển giao này gây bất lợi đáng kể cho mình71.

Trên cơ sở quy định pháp luật các nước nêu trên, điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng là cần có sự thống nhất đồng ý việc chuyển giao của bên còn lại - bên bị chuyển giao, bên cạnh sự đồng ý đương nhiên của bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao.

Đối chiếu với pháp luật Việt Nam, tác giả thấy rằng (lưu ý rằng điều kiện “có sự đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng” mà người viết đang phân tích, áp dụng cho trường hợp chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận):

Thứ nhất, điều kiện đầu tiên xuất phát từ nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng”, tức việc chuyển giao hợp đồng phải có sự thống nhất của hai bên. Việc chuyển giao hợp đồng phải có sự đồng ý thỏa thuận về việc chuyển giao hợp đồng giữa người chuyển giao và người nhận chuyển giao. Hai bên cân nhắc, tự nguyện thống nhất việc chuyển giao hợp đồng để phù hợp theo ý muốn và mục đích của mình, cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản là thỏa thuận, tự nguyện giữa hai bên. Đây là yếu tố đầu tiên tạo nên, và là điều kiện đầu tiên của việc chuyển giao hợp đồng để xác định có việc chuyển giao hợp đồng.

Thứ hai, tuy nhiên, chỉ mới có điều kiện có sự đồng ý của bên nhận chuyển giao thì chỉ làm phát sinh quan hệ chuyển giao hợp đồng. Để quan hệ chuyển giao hợp đồng có hiệu lực thi hành thì việc chuyển giao phải có sự đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng. Nếu việc chuyển giao không được sự đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng thì việc chuyển giao không có giá trị bắt buộc thi hành.

Đặc biệt hơn nữa, xuất phát từ nguyên tắc “tự do giao kết” của hợp đồng. Yếu tố này xuất phát từ điều kiện “chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện” theo Điều 117 BLDS năm 201572. Vì hợp đồng cũng là một dạng của giao



71 Điều 513 (xác lập chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng)

Việc chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng chỉ có hiệu lực khi có sự nhất trí giữa đương sự hợp đồng có ý định chuyển nhượng và người được chuyển nhượng. Tuy nhiên, để phản đối người khác ngoài đương sự của hợp đồng hoặc người thứ ba về việc chuyển nhượng đó thì cần phải chuẩn bị những điều kiện đối kháng liên quan đến chuyển nhượng trái quyền nêu tại Điều 503 (Điều kiện đối kháng chuyển nhượng trái quyền ghi danh).

72 Điều 117 “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: 1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều

kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự


dịch dân sự nên các chủ thể trong hợp đồng khi giao kết cũng phải “hoàn toàn tự nguyện” hay “tự do giao kết hợp đồng”. Quyền “tự do giao kết hợp đồng” thể hiện ở các nội dung: Quyền tự chủ trong việc ký kết hợp đồng; tự do lựa chọn đối tác ký hợp đồng; tự do lựa chọn nội dung hợp đồng; tự do lựa chọn hình thức hợp đồng73.

Một trong các nội dung thể hiện quyền “tự do giao kết hợp đồng” là “tự do lựa chọn đối tác ký hợp đồng”. Khi ký kết hợp đồng ban đầu, hai bên đã tìm hiểu điều kiện, năng lực, sự thiện chí, độ tin cậy... nói chung là các yếu tố liên quan đến hợp đồng và họ đã đồng ý xác lập, thực hiện hợp đồng với nhau, chứ không phải ai khác. Do đó, khi có sự thay đổi liên quan đến yếu tố này - một bên chủ thể muốn rút khỏi hợp đồng và chuyển giao cho người khác, thì bên chủ thể còn lại của hợp đồng có quyền quyết định đồng ý hay không việc xác lập mối quan hệ theo hợp đồng, với bên được chuyển giao, như là bước ban đầu họ chọn đối tác ký kết hợp đồng.

Vậy nên, quy định điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng là phù hợp theo nguyên tắc “tự nguyện”, “tự do giao kết hợp đồng” của chế định giao dịch dân sự theo BLDS 2015, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bên còn lại trong hợp đồng.

Thứ ba, ngoài ra, điều kiện về nội dung của thỏa thuận chuyển giao hợp đồng cũng phải được quy định. Như đã trình bày trên, vì chuyển giao hợp đồng cũng là một dạng của hợp đồng, nên thỏa thuận chuyển giao hợp đồng cũng phải tuân thủ các quy định chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tại Điều 117 BLDS 2015. Đó là hợp đồng phải có đủ các điều kiện: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Thực tiễn xét xử, có Tòa án cũng dựa trên điều kiện có hiệu lực của hợp

đồng để làm căn cứ đánh giá hiệu lực của chuyển giao hợp đồng, như vụ án sau:

Nội dung vụ án: Ngày 29-12-2009, Ông Hà và bà Tâm có ký kết hợp đồng giữ chỗ với nội dung ông Hà đặt cọc mua căn hộ Bến Thành Tower tại 172-174 Ký Con, Quận 1 của bà Hà, giá căn hộ là 505.400 USD. Hợp đồng này được sự chấp


được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

73 Hoàng Thế Liên (2013), tlđd (10), tr 204, 205.


thuận của chủ đầu tư là công ty cổ phần Đại Thủ Đô. Ông Hà đã giao cho bị đơn số tiền 932.917.960 đ quy đổi ra vào thời điểm giao nhận là tương đương 50.540 USD. Hai bên thỏa thuận trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày đặt cọc, bà Tâm phải tiến hành thủ tục sang tên cho ông Hà, đồng thời ông Hà phải trả hết cho bà Tâm số tiền còn lại. Nhưng bà Tâm không thể làm thủ tục đúng thời gian thỏa thuận, nên ông Hà khởi kiện bà Tâm, yêu cầu Tòa tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu, vì cho rằng hợp đồng vi phạm điều cấm. Bà Tâm không đồng ý với yêu cầu của ông Hà và cho rằng nguyên nhân bà không làm thủ tục được đúng hạn là do có sự thay đổi chủ đầu tư và ông Hà không thanh toán hợp đồng đúng hạn, nên hợp đồng không thể thực

hiện được74.

Tòa án cấp sơ thẩm xác định việc hai bên giao dịch dân sự bằng ngoại tệ - USD là vi phạm pháp luật. Nên hợp đồng đặt cọc không được công nhận. Tòa tuyên hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm, buộc bà Tâm phải trả tiền cho ông Hà 1.052.647.120đ. Bà Tâm kháng cáo.

Tòa án cấp phúc thẩm (theo bản án số 687/2012/DSPT ngày 20/6/2012 của TAND TP Hồ Chí Minh) đã nhận định: Các đương sự tham gia giao dịch này đều là các cá nhân, không có chức năng kinh doanh bằng ngoại tệ nên việc các bên thỏa thuận giao dịch bằng ngoại tệ đã vi phạm Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và Điều 29 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối. Tuy nhiên, trong thực tế nguyên đơn đã giao cho bị đơn số tiền Ngân hàng Việt Nam tương đương 50.540 USD, nên trường hợp này không bị coi là vô hiệu do vi phạm điều cấm. Do đó, yêu cầu của ông Tâm về việc tuyên bố hợp đồng giữ chỗ ngày 29-12-2009 vô hiệu do vi phạm điều cấm là không căn cứ, án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu này của bà Tâm là không đúng. Từ đó, Tòa áp dụng: Điều 388, khoản 2 Điều 414, Điều 417, khoản 2 Điều 305 BLDS, tuyên xử: Sửa một phần bản án sơ thẩm; không chấp nhận yêu cầu của ông Hà tuyên bố hợp đồng giữ chỗ ngày 29-12-2009 giữa ông Hà và bà Tâm bị vô hiệu, và yêu cầu bà Tâm phải trả cho ông Hà số tiền 1.052.647.120đ.

Phân tích vụ việc, bản án nêu trên, thấy rằng đây là tranh chấp về chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận. Trong đó, bên chuyển giao là bà Tâm, chuyển giao hợp đồng giữ chỗ để mua căn hộ, ông Hà là bên nhận chuyển giao hợp đồng. Bên còn lại của hợp đồng là công ty Đại Thủ Đô đồng ý việc chuyển giao hợp đồng này.


74 Phụ lục 05.


Việc chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận này chưa được pháp luật quy định, mà chỉ dựa trên nhu cầu thực tế của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Khi giải quyết tranh chấp, Tòa cũng đã có định hướng áp dụng những quy định chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng để áp dụng với chuyển giao hợp đồng. TAND TP Hồ Chí Minh nhận định hợp đồng chuyển giao giữa bà Tâm và ông Hà thể hiện tiền thanh toán hợp đồng là ngoại tệ - USD. Nên hai bên đã vi phạm Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và Điều 29 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối. Nên giao dịch này đã vi phạm điều cấm của pháp luật – Điều 122 BLDS “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự”. Như thế, hướng của TAND TP Hồ Chí Minh, cũng đã công nhận việc chuyển giao hợp đồng, và áp dụng “điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”, cho chuyển giao hợp đồng.

Chung lại, điều kiện có hiệu lực pháp luật của chuyển giao hợp đồng đó là: Việc chuyển giao hợp đồng phải có sự đồng ý của 03 bên - bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao và bên còn lại của hợp đồng; và thỏa thuận chuyển giao hợp đồng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nguyên tắc, nội dung, và hình thức của hợp đồng như trên.

2.7. Những trường hợp không được chuyển giao hợp đồng

Như đã nói, sẽ có những trường hợp đặc biệt, mà hợp đồng không thể được chuyển giao, vì nếu chuyển giao, sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan; cũng như ảnh hưởng đến tính chất của hợp đồng.

Pháp luật các nước cũng quy định những trường hợp không được chuyển giao hợp đồng, như:

Đối với pháp luật Mỹ, có một nguyên tắc được Tòa án của Mỹ chấp nhận rộng rãi là mọi nghĩa vụ hợp đồng đều có thể được chuyển giao thông qua ủy nhiệm, trừ phi người có quyền chứng minh được rằng việc chuyển giao nghĩa vụ ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của mình, và rằng, chỉ có việc thực hiện nghĩa vụ bởi người có nghĩa vụ ban đầu mới đảm bảo được lợi ích mong đợi từ việc ký kết hợp đồng. Quy định này chủ yếu liên quan đến các nghĩa vụ gắn liền với phẩm chất cá nhân của người giao kết. Như vậy, đối với các nghĩa vụ mà việc thực hiện nó gắn liền với phẩm chất cá nhân của người có nghĩa vụ thì pháp luật Mỹ ưu tiên loại chuyển giao không giải phóng nghĩa vụ.75


75 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí