Chuyển Giao Hợp Đồng Theo Pháp Luật Chuyên Ngành Việt Nam


này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên có nghĩa vụ, “nên các bên trong thỏa thuận chuyển giao hiển nhiên là người có quyền (ban đầu) và người thế quyền. Điều đó không có nghĩa là trong chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận, người có nghĩa vụ không thể tham gia vào quan hệ chuyển giao. Trong thực tế, người này có thể cùng người có quyền và người thứ ba xác lập thỏa thuận chuyển giao quyền yêu cầu. Nói cách khác, trong thỏa thuận chuyển giao quyền yêu cầu, người có nghĩa vụ có thể tham gia nhưng nếu họ không tham gia vào xác lập thỏa thuận chuyển giao thì chuyển giao quyền yêu cầu vẫn có thể tồn tại hợp pháp”14.

Ngoài chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận được quy định theo BLDS 2015, pháp luật chuyên ngành có quy định về chuyển giao quyền yêu cầu. (Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 200515, Khoản 1, Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm16). Theo những quy định này, có trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của các bên liên quan trong quan hệ chuyển giao. Những quy định này nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp bảo hiểm, và đảm bảo công bằng cho các bên trong mối quan hệ chuyển giao quyền yêu cầu này. Bởi lẽ, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, cho dù nguyên nhân do thiên tai hay do lỗi con người, thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường hợp thiệt hại do con người gây ra, thì người có lỗi gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại này, chứ không thể để doanh nghiệp bảo hiểm gánh chịu. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại trước cho người mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với người mua bảo hiểm, và có quyền yêu cầu người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường lại cho mình theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đối với khoản thiệt hại mà mình đã chi trả cho người mua bảo hiểm. Từ đây phát phát sinh quan hệ chuyển giao quyền yêu cầu, doanh nghiệp bảo hiểm

đương nhiên trở thành người thế quyền đối với bên có nghĩa vụ là người thứ ba có lỗi


14 Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Bản án và bình luận bản án, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia-sự thật, tr.376.

15 Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 “Khi đã trả tiền cho người được bồi thường bảo hiểm,

người bảo hiểm được quyền truy đòi người có lỗi gây ra tổn thất đó(…) trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo qui định đối với người được bảo hiểm”.

16 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm “Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho người

được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


gây thiệt hại. Như thế, “chuyển giao quyền yêu cầu trong bảo hiểm tài sản chính là chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn”17.

Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 4

Như vậy, về mặt căn cứ pháp lý, có thể thấy chuyển giao quyền yêu cầu được thực hiện theo hai căn cứ - chuyển giao theo thỏa thuận và chuyển giao theo quy định pháp luật. Nhưng BLDS 2015 chỉ quy định đối với chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận, chứ chưa thể hiện chuyển giao quyền yêu cầu theo quy định pháp luật, đã được quy định trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành như nói trên.

Về đối tượng của chuyển giao quyền yêu cầu, việc chuyển giao áp dụng cho hầu hết các trường hợp, trừ một số trường hợp không được chuyển giao theo Điều 365 BLDS 201518. Đối với trường hợp bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận, hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu; nhà làm luật tôn trọng quyền tự thỏa thuận giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ, và dự liệu những trường hợp khác luật không cho phép. Còn hai trường hợp loại trừ còn lại, quyền yêu cầu cấp dưỡng và yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; thì với quy định này, nhà làm luật muốn dành riêng quyền yêu cầu cho chính bản thân người được hưởng quyền chứ không ai khác, nhằm bảo vệ họ. Bởi lẽ những quyền yêu cầu này gắn liền với nhân thân của người có quyền, phải chính do người có quyền quyết định có thực hiện hay không và chính họ thực hiện thì mới đảm bảo tuyệt đối lợi ích của họ. Vấn đề này, theo tác giả Đỗ Văn Đại “cũng như pháp luật Việt Nam, pháp luật một số nước trên thế giới không cho phép chuyển giao quyền yêu cầu cấp dưỡng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu so sánh, chúng tôi thấy không hệ thống pháp luật nào lại không cho chuyển giao quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín”19, quy định này “là rất lạ, làm cho pháp luật của chúng ta lạc lõng trên thế giới. Ở đây, dường như các nhà làm luật đã có sự nhầm lẫn giữa yếu tố mang tính nhân thân và yếu tố mang tính tài sản...Đối tượng của chuyển giao không phải là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín mà là quyền yêu cầu bồi


17 Nguyễn Thị Thủy (2008), “chuyển giao quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản”, Tạp chí khoa học pháp lý, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, số 5 (48), tr.16-20, 41.

18 Điều 365 “Chuyển giao quyền yêu cầu: Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền

yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây: a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu. 19 Đỗ Văn Đại (2014), “chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, số 3, tr.40-41, 42.


thường thiệt hại nên không có lý do gì mà chúng ta không cho phép chuyển giao”20 Theo quan điểm của tác giả Đỗ Văn Đại, quyền này nên được xem là một quyền về tài sản, và như thế nên cho phép chuyển giao quyền yêu cầu đối với quyền này.

Phạm vi chuyển quyền yêu cầu, “quyền yêu cầu có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần. Đối với chuyển giao quyền yêu cầu trong lĩnh vực bảo hiểm, pháp luật hiện hành chỉ cho phép người thế quyền hưởng khoản tiền đã thanh toán cho người có bảo hiểm”21.

Vấn đề hệ quả pháp lý, khi quyền yêu cầu được chuyển giao, thì người có quyền ban đầu “coi như đã ra khỏi quan hệ nghĩa vụ dân sự. Các vấn liên quan đến nghĩa vụ này chỉ tồn tại giữa người có nghĩa vụ và người thế quyền”22. Người chuyển giao quyền yêu cầu “không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện

nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có quy định khác” (Điều 367 BLDS năm 2015), bởi nếu không có thỏa thuận gì khác, thì theo lẽ tự nhiên, việc bên có nghĩa vụ có thực hiện, thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ hay không sẽ không làm bất lợi hơn tình trạng ban đầu của bên thế quyền khi chưa có việc chuyển quyền yêu cầu, nên bên chuyển quyền yêu cầu không có nghĩa vụ trong trường hợp này. Như thế, hệ quả pháp lý của chuyển giao quyền yêu cầu đã được BLDS 2015 quy định rõ. “Ngược lại đối với các quy định pháp luật hiện hành thì không có quy định chi tiết”23.

Cả hai trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu (theo thỏa thuận, theo pháp luật) đều làm thay đổi chủ thể có quyền, người có quyền được thay thế bằng người thế quyền, “còn nội dung, bản chất, cũng như đối tượng của nghĩa vụ dân sự không thay đổi”24.

Ngoài ra, BLDS 2015 còn quy định những vấn đề khác của chuyển giao quyền yêu cầu, như quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao, bên thế quyền và bên có nghĩa vụ: “Người chuyển giao quyền yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền”(Điều 366), đặc biệt là nghĩa vụ chứng minh tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu, để người có nghĩa vụ biết được có sự chuyển giao này hay không, mà quyết định thực hiện


20 Đỗ Văn Đại (2017) Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bản án và bình luận, tập 1, Nxb. Hồng

Đức, Hội Luật gia Việt Nam, tr. 588, 589.

21 Đỗ Văn Đại (2012), tlđd (11), tr.390.

22 Đỗ Văn Đại (2012), tlđd (11), tr.392.

23 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (20), tr 594.

24 Đỗ Văn Đại (2012), tlđd (11), tr.387.


hay từ chối thực hiện nghĩa vụ, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của bên chuyển quyền yêu cầu và bên có nghĩa vụ “trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền...” (Điều 369). Và “trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó” (Điều 368), vì biện biện pháp bảo đảm được đặt ra để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, nên khi quyền yêu cầu được chuyển giao, thì bản chất mối quan hệ nghĩa vụ không thay đổi, chỉ là thay đổi chủ thể có quyền, theo đó, biện pháp bảo đảm vẫn phải được duy trì nhằm cho nghĩa vụ được thực hiện, mà không làm thiệt hại gì cho bên có nghĩa vụ. Những quy định này nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của ba bên trong mối quan hệ chuyển giao quyền yêu cầu; nhằm tạo cơ chế, hành lang pháp lý an toàn, khoa học cho việc thực hiện mối quan hệ pháp luật ba bên này.

1.2.2. Chuyển giao nghĩa vụ

Cũng như điều luật về chuyển giao quyền yêu cầu, Điều 370 BLDS 201525 không nêu rõ định nghĩa thế nào là chuyển giao nghĩa vụ, mà chỉ quy định dấu hiệu pháp lý của việc chuyển giao nghĩa vụ. Theo dấu hiệu này, có thể hiểu “chuyển giao nghĩa vụ” là việc bên có nghĩa vụ chuyển giao việc thực hiện nghĩa vụ của mình cho người khác. Người nhận nghĩa vụ chuyển giao gọi là người thế nghĩa vụ. Và khác với chuyển giao quyền yêu cầu, việc chuyển giao nghĩa vụ chỉ có giá trị khi được bên có quyền đồng ý. “Tuy nhiên, sự đồng ý của người có quyền được thể hiện dưới hình thức nào thì pháp luật chưa quy định rõ”26.

Và “trong các quy định về chuyển giao nghĩa vụ trong BLDS, chúng ta chỉ thấy nói đến ý chí của người có nghĩa vụ mà không thấy nói đến ý chí của người thế nghĩa vụ. BLDS chỉ quy định “bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý”. Tuy nhiên, để có chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cần có sự thống nhấy ý chí của người có nghĩa vụ ban đầu và người thế nghĩa vụ. Sẽ không có chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận


25 Điều 370 “chuyển giao nghĩa vụ: 1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có qui định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”.

26 Hoàng Thế Liên (2013), tlđd (10), tr.67.


nếu người thế nghĩa vụ không đồng ý về việc này, họ sẽ không trở thành người có nghĩa vụ đối với người có quyền nếu họ không đồng ý... Như vậy, mặc dù BLDS 2015 không quy định rõ, việc chuyển giao nghĩa vụ chỉ có thể tồn tại nếu nó thể hiện ý chí của người thế nghĩa vụ”27.

Có thể thấy, đối tượng của chuyển giao nghĩa vụ được xác định dựa trên quy định “đối tượng của nghĩa vụ” theo Điều 276 BLDS 2015, đó là “tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Đối tượng phải được xác định.” Và theo quy định tại Điều 317 BLDS 2015, bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho bên thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý “trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ”. Tuy nhiên điều luật không nói rõ đó là những nghĩa vụ nào gắn liền với nhân thân hay trường hợp nào pháp luật không cho chuyển giao. Quy định của nội dung này không cụ thể, rõ ràng.

Yếu tố điều kiện có hiệu lực của chuyển giao nghĩa vụ cũng được nhìn nhận rõ, theo đó “vì chuyển giao nghĩa vụ dân sự là một hợp đồng nên chịu sự điều chỉnh của quy định về hợp đồng nói chung, nhất là các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hay hợp đồng vô hiệu”28 quy định tại Điều 11729, Điều 122 BLDS 2015)30.

Vấn đề giải phóng nghĩa vụ của người chuyển giao nghĩa vụ, cũng theo tác giả Đỗ Văn Đại, “BLDS nước ta quy định còn rất sơ sài về vấn đề này. BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 cũng như BLDS năm 2015 không cho biết là người có nghĩa vụ ban đầu có được giải phóng hay không. Ở đây chúng ta chỉ thấy quy định khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ. Nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn có trách nhiệm đối với người có quyền, thì chúng ta không thấy sự khác nhau giữa chuyển giao nghĩa vụ được quy định tại với thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba”31. Nên theo quan điểm của tác

giả, cần xác định trong quan hệ chuyển giao nghĩa vụ, người có nghĩa vụ ban đầu


27 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (20), tr 643.

28 Đỗ Văn Đại (2012), tlđd (11), tr.410.

29 “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau

đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có qui định”.

30 “Giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được qui định tại Điều 117

Bộ luật này thì vô hiệu trừ trường hợp Bộ luật này có qui định khác.”

31 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (20), tr.642.


được giải phóng khỏi nghĩa vụ được chuyển giao, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Điều 371 BLDS 2015 quy định “trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác32. “Quy định này xuất phát từ chỗ, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên quan chặt chẽ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ. Nếu bên có nghĩa vụ đã trở thành người không còn nghĩa vụ, thì đương nhiên chấm dứt biện pháp bảo đảm vì tài sản mà bên có nghĩa vụ đem ra để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không thuộc quyền sở hữu của bên thế nghĩa vụ, hoặc trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp bảo lãnh, thì bên đứng ra bảo lãnh cho bên có nghĩa vụ không có nghĩa vụ đứng ra bảo lãnh cho người thế nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh cũ.”33

1.2.3. Thực hiện công việc thông qua người thứ ba

Một vấn đề khác liên quan, bên cạnh chuyển giao nghĩa vụ, BLDS 2015 còn quy định về “thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba” tại Điều 283: “Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mặt mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”.

Như vậy, so với chuyển giao nghĩa vụ dân sự, thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba có những nét tương đồng. Các giao dịch này đều là mối quan hệ pháp luật có ít nhất ba chủ thể, trong đó bên quyền, nghĩa vụ ban đầu chuyển cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình. Tuy nhiên, hai giao dịch này khác nhau ở hậu quả pháp lý. Ở chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì người có nghĩa vụ ban đầu được giải phóng nghĩa vụ. Còn ở thực hiện nghĩa dân sự thông qua người thứ ba thì người có nghĩa vụ ban đầu không được giải phóng nghĩa vụ. Cho nên có thể phân biệt hai mối quan hệ pháp luật này bằng cách sử dụng thuật ngữ như “chuyển giao nghĩa vụ” hay “thay thế người thực hiện nghĩa vụ”.

Qua phân tích trên, cho thấy những yếu tố của chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, thực hiện công việc công việc thông qua người thứ ba. Trong đó, điểm khác biệt giữa những quan hệ này và quan hệ chuyển giao hợp đồng, đó là



32 Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm: Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

33 Hoàng Thế Liên (2013), tlđd (10), tr.69.


đối tượng chuyển giao. Với những quy định của BLDS 2015 nói trên, thấy rằng, các quan hệ quyền và nghĩa vụ chỉ được chuyển giao một cách đơn lẻ, chứ không phải là một tập hợp, trong khi hợp đồng có tập hợp quyền và nghĩa vụ. Và các quy định trên của BLDS 2015 không quy định quyền phản kháng đơn phương cho các bên trong quan hệ chuyển giao quyền, chuyển giao nghĩa vụ. Như thế, trong những quan hệ này, bên nhận chuyển giao và bên còn lại của quan hệ quyền, nghĩa vụ không có quyền phản kháng đơn phương đối với nhau. Do đó, bản thân sự chuyển giao riêng quyền, nghĩa vụ không thay thế hết sự chuyển giao vị thế trong hợp đồng, không giải quyết được dứt điểm vấn đề khi một bên trong hợp đồng muốn thoát khỏi hợp đồng. Đơn cử những trường hợp sau:

Trong hợp đồng mua bán nhà, A bán nhà cho B. Và A chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán tiền mua nhà sang cho C. Với quan hệ chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán này, C được quyền yêu cầu B phải thanh toán cho mình, thay vì thanh toán cho A. C được nhận tiền thanh toán, nhưng A vẫn là người phải chịu trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước trong quan hệ hợp đồng, đối với thu nhập do bán nhà; chứ C không phải chịu trách nhiệm này.

Hoặc nếu A sau khi nhận tiền thanh toán mua nhà mà đổi ý, không muốn bán nhà, A giao cho D thay mình hoàn trả tiền thanh toán nhà cho B, thì trong quan hệ thực hiện công việc thông qua người thứ ba này, D là người thay mặt A hoàn trả tiền mua nhà cho B. B nhận tiền từ D, nhưng nếu B không đồng ý về việc chấm dứt hợp đồng mua bán nhà và tiếp tục yêu cầu A phải thực hiện hợp đồng hoặc bồi thường do A đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì B có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, và khi đó, B sẽ kiện A chứ không thể kiện D.

Cũng trong hợp đồng mua bán này, nếu B chuyển giao cả hợp đồng mua bán nhà giữa A và B, sang cho E, thì trong mối quan hệ chuyển giao hợp đồng này, E sẽ thay thế vị trí của B trong hợp đồng. Khi đó, tập hợp quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà sẽ thuộc về A và E. Hoặc A không bán nhà nữa, hoàn trả tiền mua nhà cho E. A và E đều có quyền hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nhà, là quyền mà chỉ có bên chủ thể của hợp đồng có, chứ C, D không có được.

Hoặc trường khác, X nhận hợp đồng thi công xây nhà cho Y. Sau đó, X không muốn bị ràng buộc bởi hợp đồng này nữa, mà muốn chuyển giao cho người khác làm. Với quy định của BLDS 2015, X có thể chuyển giao cho Z quyền yêu cầu thanh toán tiền thi công và nghĩa vụ thi công. Z nhận chuyển giao quyền, chuyển


giao nghĩa vụ và thực hiện. Nhưng trong trường hợp Y không muốn tiếp tục thực hiện, mà muốn hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì Y sẽ thực hiện quyền này đối với X, chứ không phải đối với Z. Như thế, X vẫn còn bị ràng buộc bởi hợp đồng đã ký với Y.

Nhưng nếu X chuyển giao toàn bộ hợp đồng thi công giữa X với Y, sang cho

Z. Thì khi đó, X sẽ không còn quyền, nghĩa vụ đối với hợp đồng thi công, cũng như đối với Y. X được giải phóng hoàn toàn khỏi hợp đồng. Và Z, sẽ thay X vào vị trí của bên nhận thi công trong hợp đồng, có toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, trực tiếp với Y. Z và Y có quyền phản kháng đơn phương đối với nhau.

Qua hai ví dụ hai trường hợp trên, thấy rằng chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, hay thực hiện công việc thông qua người thứ ba có bản chất khác với chuyển giao hợp đồng, và chỉ có thể giải quyết được một mối quan hệ đơn lẻ trong hợp đồng (chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán, thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền, chuyển giao nghĩa vụ thi công nhà), chứ không thể giải quyết hết mọi quan hệ trong hợp đồng mà chủ thể muốn thoát ra, muốn chuyển giao cho người khác (nghĩa vụ chịu thuế, quyền hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng).

Như thế, những mối quan hệ pháp lý ba bên này có những yếu tố làm nên chuyển giao hợp đồng, nhưng chúng không thể thay thế được chuyển giao hợp đồng. Bên cạnh đó, các quan hệ nói trên được chuyển giao đơn lẻ. Vậy hợp đồng, bao gồm tập hợp các quan hệ đơn lẻ này và cả quyền phản kháng đơn phương, cũng hoàn toàn có cơ sở để được chuyển giao toàn bộ, nhằm giải quyết trường hợp chủ thể của hợp đồng muốn chuyển giao toàn bộ các mối quan hệ của mình theo hợp đồng cho người khác. Đây là cơ sở nền tảng để nhìn nhận về sự cần thiết luật hóa chuyển giao hợp đồng.

1.3. Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật chuyên ngành Việt Nam

Bên cạnh quy định về chuyển giao đơn lẻ quyền, nghĩa vụ trong BLDS 2015, một số văn bản pháp luật chuyên ngành cũng đã quy định chuyển giao không phải riêng lẻ quyền, nghĩa vụ; mà là chuyển giao toàn bộ hợp đồng, chẳng hạn:

Điều 45 Bộ luật lao động năm 2013 quy định về chuyển giao hợp đồng lao động. Theo đó, khi có sự sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có, trên cơ sở hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp, hợp tác xã cũ với người lao động, và sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Như thế, đã có sự chuyển

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí