Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tác giả nghiên cứu pháp luật của Việt Nam quy định về chuyển giao hợp đồng và các nội dung liên quan đến chuyển giao hợp đồng. Đồng thời, tác giả nghiên cứu pháp luật của các nước trên thế giới quy định về chuyển giao hợp đồng để làm cơ sở, kinh nghiệm cho Việt Nam khi ghi nhận chuyển giao hợp đồng trong BLDS 2015. Bởi lẽ, khoa pháp luật dân sự của các nước này phát triển. Họ đã điều chỉnh đến quan hệ chuyển giao hợp đồng trong thực tế. Trước khi đưa ra những quy định này, lẽ dĩ nhiên, các nước đó đã nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu sắc những vấn đề, yếu tố liên quan đến chuyển giao hợp đồng. Trên cơ sở đó, họ đúc kết, đưa ra những dự liệu phù hợp nhất đối với vấn đề này. Bao giờ cũng thế, kinh nghiệm của các nước cũng là nguồn, thông tin rất hữu ích để người nghiên cứu tham khảo khi nghiên cứu vấn đề liên quan. Người viết đối chiếu với hiện trạng nước mình về vấn đề này so với quy định của các nước, từ đó kế thừa những quy định này cho pháp luật của Việt Nam. Sao cho những quy định này vừa phù hợp với quy định pháp luật trong nước, vừa phù hợp với xu hướng của pháp luật thế giới.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đối với chuyển giao hợp đồng, tác giả tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, từ năm 1994 đến nay. Đối với vấn đề hợp đồng, tác giả nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định từ năm 1989 đến nay, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực thi hành.
Về thực tiễn: Tác giả phân tích các bản án trong khoảng thời gian gần đây, từ năm 2008 đến năm 2015, là kết quả giải quyết các tranh chấp liên quan đến chuyển giao hợp đồng, do Tòa án các cấp trong nước đã xét xử trong thực tế. Thông qua sự phân tích này, tác giả nhằm làm sáng tỏ các yếu tố của chuyển giao hợp đồng, cũng như sự cần thiết phải quy định chuyển giao hợp đồng trong BLDS 2015, và hướng đến dự liệu một cách trọn vẹn nhất nội hàm của quy định về quan hệ này.
*Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên các phương pháp chính được sử dụng như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và bình luận; được sử dụng ở chương 1
để làm rõ các vấn đề có liên quan đến chuyển giao hợp đồng.
- Phương pháp so sánh, được sử dụng tại chương 2 để tìm hiểu vấn đề chuyển giao hợp đồng theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới quy định về chuyển giao hợp đồng. Kết hợp phương pháp bình luận án đối với những bản án liên quan đến chuyển giao hợp đồng mà Tòa án đã xét xử trong thực tế, tác giả đưa
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 1
- Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 2
- Chuyển Giao Hợp Đồng Theo Pháp Luật Chuyên Ngành Việt Nam
- Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 5
- Bản Chất Pháp Lý Của Chuyển Giao Hợp Đồng
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
ra quan điểm xây dựng những nội dung của chuyển giao hợp đồng trong BLDS Việt Nam 2015.
5. Bố cục đề tài
Đề tài có hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển giao hợp đồng.
Chương 2: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG
Hiện nay BLDS 2015 chưa có quy định về chuyển giao hợp đồng, nên để nghiên cứu vấn đề này, tác giả tiếp cận từ cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đã được quy định trong BLDS 2015. Đó là quy định về chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba. Trên cơ sở này, tác giả tập trung phân tích khái niệm hợp đồng; các mối quan hệ phát sinh từ hợp đồng; quy định pháp luật về việc chuyển giao các quan hệ pháp luật này. Trong khi đó, hợp đồng không chỉ có quyền và nghĩa vụ, mà còn có yếu tố khác. Nên pháp luật hiện hành chỉ quy định về việc chuyển giao các mối quan hệ đơn lẻ này là chưa đầy đủ để điều chỉnh mối quan hệ chuyển giao hợp đồng.
Ngoài ra, tác giả tìm hiểu quy định về chuyển giao hợp đồng theo pháp luật chuyên ngành Việt Nam, để thấy rằng pháp luật chuyên ngành Việt Nam đã điều chỉnh quan hệ chuyển giao hợp đồng, .
Thông qua sự phân tích này, tác giả mong muốn làm rõ BLDS 2015 đã quy định những yếu tố gần với chuyển giao hợp đồng, nhưng chưa thể bao quát hết quan hệ chuyển giao hợp đồng. Trong khi đó pháp luật chuyên ngành đã quy định về vấn đề này. Vậy nên, xét về mặt lý luận, quan hệ chuyển giao hợp đồng cần được quy định trong Bộ luật nền tảng là BLDS 2015.
1.1. Khái niệm hợp đồng và các quan hệ phát sinh từ hợp đồng
1.1.1. Khái niệm hợp đồng
Đối với pháp luật Việt Nam, trải qua quá trình phát triển, khái niệm hợp đồng mới được hình thành và phát triển. Cho đến năm 1989, khái niệm hợp đồng dân sự mới được quy định chính thức trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 (Điều 1) và sau đó là Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 (Điều 1), BLDS 1995 (Điều 394), BLDS 2005 (Điều 388), BLDS 2015 (Điều 385).
BLDS 2005, Điều 388 quy định “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Và đến nay, BLDS 2015, Điều 385 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ”.
Như vậy, hợp đồng là sự thỏa thuận của ít nhất hai bên tham gia giao kết hợp đồng. Sự thỏa thuận này phải dựa trên ý chí đích thực, tự nguyện của người tham gia giao kết. Mục đích của việc giao kết hợp đồng là nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ.
Theo đó, với tư cách là sự kiện pháp lý, là giao dịch dân sự, hợp đồng bao hàm hai yếu tố: sự thỏa thuận và mục đích tạo lập hiệu lực pháp lý (mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự). Hợp đồng được thiết lập khi có sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên, tức là khi có “sự đồng thuận của các ý định” (consensus ad idem) hay “sự gặp nhau về ý tưởng (meeting of the minds) giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý. Song sự thỏa thuận giữa các bên không nhằm mục đích tạo lập hệ quả pháp lý- phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự (quan hệ pháp luật) thì cũng không hình thành hợp đồng. Do đó, không thể có hợp đồng nếu không có sự thỏa thuận giữa các bên hoặc nếu sự thỏa thuận giữa các bên không nhằm mục đích tạo lập hệ quả pháp lý, tức làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là quan niệm chung của nhiều nước trên thế giới về các dấu hiệu bắt buộc của hợp đồng, đặc biệt là các nước theo truyền thống Civil Law.
Mặc dù hợp đồng là sự thỏa thuận nhưng hai thuật ngữ “hợp đồng” và “thỏa thuận” là hai thuật ngữ không đồng nhất. Có thể mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận, sự thỏa thuận không được thừa nhận là hợp đồng mà có thể chỉ mang tính chất bổ sung, thay đổi, chấm dứt quan hệ hợp đồng ví dụ như thỏa thuận thêm về phụ lục trong hợp đồng vay tài sản có thế chấp tài sản bảo đảm thì chúng không tạo lập
được quyền, nghĩa vụ dân sự mới4. Bản chất của hợp đồng được hình thành bởi hai
yếu tố pháp lý: Sự thỏa thuận và sự ràng buộc pháp lý giữa các bên. Vì hợp đồng là một giao dịch có hai hoặc nhiều bên tham gia dựa trên sự cam kết, thỏa thuận để tạo lập sự ràng buộc pháp lý với nhau. Không có một hợp đồng nào được tạo ra mà không có sự thỏa thuận, sự thỏa thuận là nền tảng cơ bản tạo nên hợp đồng. Xét về nội dung, sự thỏa thuận phải có nội dung cụ thể, mục đích rõ ràng để xác định được bản chất hợp đồng mà các bên muốn xác lập. Tuy nhiên, thỏa thuận chỉ có thể làm phát sinh hiệu lực ràng buộc giữa các bên nó phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể (đủ năng lực hành vi dân sự để giao kết hợp đồng), nội dung và mục đích của hợp đồng, hình thức hợp đồng.
4 Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, tr42, 43.
Có lẽ vì hướng đến sự đồng nhất trong nhìn nhận về thuật ngữ hợp đồng nên khái niệm về hợp đồng theo BLDS năm 2015 nói trên đã có thay đổi so với BLDS năm 2005. Theo đó, thuật ngữ “hợp đồng” được dùng thay cho thuật ngữ “hợp đồng dân sự”.
Việc bỏ từ “dân sự” “để tránh tư tưởng BLDS chỉ áp dụng cho quan hệ dân sự thuần túy mà không áp dụng cho các lọai quan hệ hợp đồng khác như quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, lao động. Với hướng bỏ từ “dân sự”, các quy định về hợp đồng (cũng như quy định khác trong BLDS về hợp đồng) áp dụng cho tất cả các hợp đồng trong các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tư”5 để khẳng định vai trò của các quy định hợp đồng trong BLDS là quy định chung về các dạng hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau.
1.1.2. Các quan hệ phát sinh từ hợp đồng
Khái niệm hợp đồng nêu trên, cho thấy những mối quan hệ phát sinh từ hợp đồng. Vì “định nghĩa trên đã hàm chứa tất cả các dấu hiệu mang tính bản chất của hợp đồng và thể hiện rõ vai trò của hợp đồng trong việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật”.6 Vậy những quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt đó là gì?
“Xét về bản chất, hợp đồng được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết quả của quá trình thương thảo, thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với nhau…Xét về vị trí, vai trò của hợp đồng, theo nghĩa hẹp, thì hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, là một căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật, là phương tiện pháp lý để các bên tạo lập quan hệ nghĩa vụ”.7
Qua sự phân tích đó, thấy rằng hợp đồng làm phát sinh quan hệ pháp lý, đó là quan hệ quyền và quan hệ nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ là quan hệ mà các bên giao kết hợp đồng muốn hướng đến. Các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo hợp đồng giao kết.
“Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có
5 Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.367.
6 Lê Minh Hùng (2015), Hiệu lực của hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, tr.21.
7 Lê Minh Hùng (2015), tlđd (6).
giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” (Điều 274 BLDS năm 2015). Với quy định định nghĩa này, “nghĩa vụ” là gì đã được làm rõ, bằng chính nội dung của điều luật. Và thế nào là “quyền”? BLDS 2015 không quy định riêng thế nào là quyền. Nhưng có thể hiểu nghĩa của “quyền” trong chính định nghĩa của “nghĩa vụ”. Theo đó, quyền là việc một hay nhiều chủ thể được yêu cầu một hay nhiều chủ thể là bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác.
Điều 275 BLDS 20158 quy định có nhiều căn cứ phát sinh nghĩa vụ, trong đó có hợp đồng. Cũng như phần định nghĩa, BLDS 2015 không quy định căn cứ làm phát sinh quyền. Nhưng có thể hiểu trong hợp đồng, tương ứng với nghĩa vụ của bên này là quyền của bên kia. Bên có nghĩa vụ bị yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ của mình, bởi bên có quyền. Nên khi nghĩa vụ phát sinh thì theo đó quyền cũng phát sinh. Đây là hai quan hệ tương ứng trong hợp đồng.
Như thế, theo khái niệm hợp đồng, thì hợp đồng bao gồm quyền và nghĩa vụ. Nhưng phân tích mở rộng các yếu tố của hợp đồng, thấy rằng hợp đồng còn có những quan hệ khác ngoài quan hệ quyền và nghĩa vụ, mà tác giả Ngô Quốc Chiến đã đưa ra quan điểm “hợp đồng không chỉ đơn thuần là tập hợp các quyền và nghĩa vụ mà còn là mối quan hệ giữa hai bên giao kết và đi liền với nó là phẩm chất cá nhân cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và các quyền phản kháng đơn phương”9. Thật vậy, để giao kết hợp đồng, các chủ thể tự do tìm hiểu, lựa chọn đối tác, dựa
trên những điều kiện của đối tác để người này có thể mang lại lợi ích theo hợp đồng cho họ. Nên khi các bên đồng ý ký hợp đồng với nhau, nghĩa là các bên đã hướng đến những yếu tố về điều kiện thực hiện hợp đồng của nhau, trước khi hướng đến quyền, nghĩa sẽ được xác lập theo hợp đồng.
Và khi đã xác lập hợp đồng, các bên sẽ có quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong đó có quyền phản kháng đơn phương. Quyền phản kháng đơn phương được ghi nhận trong BLDS 2015 ở Điều 423 “hủy bỏ hợp đồng”10 và Điều 428 “đơn
8 Điều 275 “Căn cứ phát sinh nghĩa vụ: Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây: Hợp đồng; Hành vi pháp lý đơn phương; Thực hiện công việc không có ủy quyền; Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; Căn cứ khác do pháp luật quy định”.
9 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).
10 Điều 423 “Hủy bỏ hợp đồng
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
phương chấm dứt hợp đồng”11. Theo hai điều luật này, một bên của hợp đồng có quyền hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp do bên kia có vi phạm nghiêm trọng trọng nghĩa vụ trong hợp đồng, do theo thỏa thuận hoặc theo luật quy định. Bên hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng phải có trách nhiệm thông báo đến bên còn lại trong hợp đồng. Trong trường hợp bên hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng căn cứ nêu trong điều luật, thì họ phải chịu trách nhiệm trước bên còn lại của hợp đồng theo quy định pháp luật, đối với thiệt hại xảy ra do hợp đồng bị hủy, bị đơn phương chấm dứt.
Như vậy, BLDS 2015 đã dành quyền phản kháng đơn phương cho một bên của hợp đồng rõ ràng như vậy, nhằm bảo vệ các bên trong hợp đồng, bằng việc trao quyền chấm dứt hợp đồng, tức thoát khỏi hợp đồng, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại cho mình.
Qua phân tích trên, thấy rằng hợp đồng không những bao gồm quan hệ quyền và nghĩa vụ, mà còn những yếu tố khác thuộc về phẩm chất cá nhân của các chủ thể. Và đặc biệt, còn có quyền phản kháng đơn phương của các bên trong hợp đồng.
1.2. Chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, thực hiện công việc thông qua người thứ ba
Như đã phân tích trên, hợp đồng làm phát sinh quan hệ quyền và nghĩa vụ, trong đó có quyền phản kháng đơn phương cho các bên tham gia. Đối với quan hệ
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không
đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
11 Điều 428 “Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp
đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng”.
quyền và nghĩa vụ, BLDS 2015 đã quy định về việc chuyển giao từng quan hệ đơn lẻ, gồm chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ. Việc chuyển giao này làm nên quan hệ pháp lý ba bên. Và phân tích các mối quan hệ chuyển giao này, có thể thấy quy định về cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ của BLDS 2015, đã bao quát được chuyển giao toàn bộ hợp đồng với tập hợp quyền và nghĩa vụ, trong đó có quyền phản kháng đơn phương hay chưa? Bên cạnh quy định chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, BLDS 2015 còn có quy định về thực hiện công việc thông qua người thứ ba. Quan hệ này cũng là mối quan hệ pháp lý ba bên, có những nét tương đồng với chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, nhưng các quan hệ này không đồng nhất, và không đồng nhất với quan hệ chuyển giao hợp đồng. Vậy nên cần làm rõ bản chất pháp lý của các giao dịch này.
1.2.1. Chuyển giao quyền yêu cầu
Điều 365 BLDS năm 201512 không nêu định nghĩa, mà chỉ quy định nội dung của chuyển giao quyền yêu cầu, theo đó, chuyển giao quyền yêu cầu được hiểu là việc một bên có quyền chuyển quyền yêu cầu cho người khác dựa trên sự thỏa thuận giữa người chuyển quyền và người thế quyền. Người được chuyển quyền yêu cầu (người thế quyền) trở thành người có quyền yêu cầu.
“Trước đây quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự được coi là quan hệ riêng chỉ giữa bên có quyền yêu cầu và bên có nghĩa vụ cụ thể. Dần dần, do càng ngày quyền yêu cầu càng trở thành một quyền về tài sản có giá trị, cho nên tính chuyển giao quyền yêu cầu được pháp luật thừa nhận.”13
Trong chuyển giao quyền yêu cầu có ba chủ thể, gồm bên chuyển giao quyền, bên thế quyền và bên có nghĩa vụ. Chuyển giao quyền yêu cầu được thực hiện không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ dân sự, bởi lẽ việc chuyển quyền
12 Điều 365 “Chuyển giao quyền yêu cầu
1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.
2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này”.
13 Hoàng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.61.