Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - 2


Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn cũng không giống nhau giữa các ngân hàng có qui mô lớn (tổng tài sản > 100 tỷ USD) và các ngân hàng có quy mô nhỏ (tổng tài sản < 100 tỷ USD).

- Nghiên cứu của Aisyah Binti Abdul Rahman và cộng sự (2008) [67],“Lending Structure and Bank Insolvency Risk: The case of Islamic Bank in Malayxia” (Cơ cấu cho vay và rủi ro vỡ nợ của ngân hàng Islamic, Malayxia). Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá tác động của tỷ trọng cho vay lĩnh vực BĐS, mức độ tập trung trong cho vay, tính ổn định của DMCV ảnh hưởng đến chỉ số rủi ro vỡ nợ của ngân hàng Islamic, Malayxia. Kết quả cho thấy: sự tăng lên của tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS, sự tập trung quá mức trong DMCV sẽ gây nguy cơ rủi ro tăng cao. Chiến lược cho vay của các NHTM chịu ảnh hưởng lớn từ quyết định của các cơ quan quản lý. Nếu Chính phủ muốn tăng tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực nào đó cần có các giải pháp hỗ trợ quy định về vốn, cũng như có các chính sách “nới lỏng” đối với khu vực này.

- Nghiên cứu của Grzegorz HaLaj (2013) [73]: “Optimal asset structure of a bank. Bank reactions to stressful market condition” (Cơ cấu tài sản tối ưu của một ngân hàng. Các phản ứng của ngân hàng trước các cú sốc thị trường). Bài viết sử dụng công cụ stress test để đánh giá tác động bất lợi của thị trường (sự thay đổi của lãi suất, cú sốc về RRTD, sự đổ vỡ của hệ thống tài trợ) đối với cơ cấu tài sản của ngân hàng. Mô hình áp dụng cho trường hợp với dữ liệu của hệ thống ngân hàng Châu Âu năm 2011.

- Nghiên cứu của Joseph G.Haubrich anh Paul Watchtel (1993) [75], “Capital Requirements and Shifts in Commercial Bank Portfolios” (Yêu cầu về vốn và sự chuyển dịch danh mục đầu tư của NHTM). Tác giả phân tích tốc độ tăng trưởng qui mô tổng tài sản, cho vay và đầu tư của các NHTM Mỹ giai đoạn năm 1973-1993. Từ đó rút ra kết luận: để đạt yêu cầu vốn tối thiểu (áp dụng theo Basel I là 8%), cơ cấu sử dụng vốn của NHTM Mỹ cũng phải có sự điều chỉnh. Các Ngân hàng có xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn từ cho vay sang nắm giữ các CK Chính phủ có độ an toàn cao với hệ số rủi ro thấp. Cơ cấu cho vay và đầu tư cũng có sự chuyển dịch nhằm đáp ứng các quy định an toàn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.


- Bài nghiên cứu của Huberto M.Ennis (2004) [76]:“Some recent trends in Commercial Banking” (Một số xu hướng gần đây trong hoạt động kinh doanh của NHTM). Tác giả phân tích về sự chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng vốn của các NHTM ở Mỹ giai đoạn từ năm 1990-2001. Trong đó kết luận: (i) Hoạt động kinh doanh của các NHTM có sự thay đổi đáng kể và các NHTM vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trên TTTC; (ii) Các NHTM có sự chuyển dịch từ các hoạt động truyền thống sang các hoạt động khác nhưng xu hướng này diễn ra khá chậm; (iii) Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng.

- Sách của tác giả Charles W. Smithson do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc năm 2002 [72] “Credit Portfolio Management” (Quản trị danh mục tín dụng). Cuốn sách đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản trị danh mục tín dụng của ngân hàng trong hệ thống tài chính của Mỹ, phân tích quy trình quản trị danh mục tín dụng, các mô hình đo lường, các công cụ kỹ thuật sử dụng trong điều chỉnh danh mục tín dụng.

- Nghiên cứu của Svetlana Saksonova (2013) [84]: “Approachs to Determining Optimal Asset Structure for a Commercial Bank” (Phương pháp xác định cấu trúc tài sản tối ưu của một NHTM). Trên cơ sở thiết lập các công thức toán mô tả quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của NHTM, yêu cầu về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, dựa vào số liệu của các NHTM Latvia giai đoạn năm 2000-2007, tác giả đã kết luận: để đạt được mục tiêu kinh doanh, các ngân hàng cần thiết lập đồng thời cơ cấu TSC và TSN.

2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

* Các đề tài liên quan đến chuyển dịch cơ cấu của đối tượng nghiên cứu

Ở Việt Nam, trong lĩnh vực kinh tế có nhiều trong các nghiên cứu về: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu,... Các đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu của đối tượng nghiên cứu và đều sử dụng phương pháp đại số tuyến tính để tính Cosin của góc giữa hai véc tơ hợp bởi 2 cơ cấu nghiên cứu, từ đó xác định tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu của đối tượng nghiên cứu năm sau so với năm trước liền kề.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - 2


* Các đề tài liên quan đến chuyển cơ cấu sử dụng vốn của NHTM:

Trong lĩnh vực ngân hàng, cụm từ “chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn”, “chuyển dịch cơ cấu tín dụng”,“chuyển dịch cơ cấu đầu tư”cũng xuất hiện nhiều trong báo cáo tổng kết của NHNN Việt Nam, của UBGSTCQG,… và báo cáo hoạt động kinh doanh của các NHTM. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn cũng là chủ trương, định hướng phát triển ngành Ngân hàng và của mỗi NHTM. Các đề tài liên quan gồm:

- Bài viết của TS. Lê Xuân Nghĩa (2006) [23]:“Tầm nhìn và những bước đi cần thiết của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn mới”. Trong đó có đánh giá: “Các NHTM chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư và hoạt động phi tín dụng, đa dạng hóa cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn. Từng bước mở rộng hoạt động đầu tư sang khu vực kinh tế phi Nhà nước,...”. Do chỉ trong phạm vi một bài nghiên cứu nên tác giả không đề cập đến cơ sở lý luận, cũng như chưa nghiên cứu sâu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại các NHTM Việt Nam.

- Luận án Tiến sỹ kinh tế của Bùi Diệu Anh,“Quản trị danh mục cho vay tại các NHTM CP Việt Nam”, được bảo vệ tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 [1]: Nội dung Luận án tập trung nghiên cứu về quản trị DMCV tại các NHTMCP Việt Nam. Trong đó, đã hệ thống và làm rõ lý luận cơ bản về quản trị DMCV theo xu hướng hiện đại đang áp dụng tại các NHTM trên thế giới; Phân tích thực trạng quản trị DMCV tại các NHTMCP ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị DMCV tại các NHTMCP ở Việt Nam. Luận án đã hoàn thiện được cơ sở khoa học và thực tiễn về quản trị DMCV. Tác giả cho rằng một trong những nguyên nhân làm RRTD tăng là do mức độ tập trung DMCV lớn. Mặc dù có đề cập đến cơ cấu cho vay, nhưng Luận án không nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu cho vay và cơ cấu sử dụng vốn của NHTM.

- Luận án Tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thùy Dương “Quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam”, được bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2012 [8]: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý DMCV của NHTM, trong đó có sử dụng mô hình kinh tế lượng kiểm định rủi ro của từng khoản vay (rủi ro giao dịch) và rủi ro DMCV. Nghiên cứu


mối quan hệ giữa điểm XHTD của khách hàng, giá trị khoản vay, chênh lệch lãi suất cho vay trong hợp đồng ảnh hưởng đến xác suất khách hàng không trả được nợ (PD) để đo lường rủi ro giao dịch. Với rủi ro danh mục, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa tuyến tính đo lường ảnh hưởng của các biến vĩ mô, các biến vi mô ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu của Agribank nhằm quản lý DMCV tại Ngân hàng này giai đoạn năm 2005-2011.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, chủ nhiệm đề tài TS. Trần Thị Hồng Hạnh: “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống Ngân hàng phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2010- 2015”, bảo vệ tại Hội đồng Khoa học & Công nghệ ngân hàng, NHNN Việt Nam năm 2011 [14]: Đề tài đã đề cập một số vấn đề cơ bản về cơ cấu tín dụng, chuyển dịch cơ cấu tín dụng, các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế; Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010; Đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng ngân hàng phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015. Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu tín dụng giữa các giai đoạn, đề tài sử dụng phương pháp so sánh tỷ trọng. Trong đề tài nhóm nghiên cứu đề cập cả hai nội dung: hoạt động huy động vốn và cho vay của NHTM; phạm vi và hướng tiếp cận chủ yếu đứng trên quan điểm quản lý vĩ mô của NHTW.

- Luận án Tiến sỹ kinh tế của Trịnh Hồng Hạnh, “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam”, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2016 [15]: Luận án khái quát những đặc trưng của TSN và TSC, mục tiêu, nội dung của quản trị TSN, TSC (ALM) gồm quản trị cấu trúc TSN, TSC; QTRR lãi suất và RRTK. Đề tài đưa ra quan điểm về chất lượng ALM, hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng ALM, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng ALM. Nghiên cứu thực trạng công tác ALM và chất lượng ALM tại Agribank. Từ đó đề xuất 02 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng ALM tại Agribank.

- Luận án Tiến sỹ của Vũ Hoàng Nam, “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam”, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2015 [22]: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những lý luận về hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu của NHTM; Nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư, kinh


doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2014 (tập trung đánh giá 04 ngân hàng gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV); Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và đề xuất được 08 nhóm giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh, đầu tư trái phiếu của NHTM Việt Nam.

* Các đề tài nghiên cứu về NHTMCP Công thương Việt Nam

- Luận án Tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Đức Tú, “Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam”, bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2012 [29]: Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý RRTD của NHTM; Nghiên cứu thực trạng quản lý RRTD tại Vietinbank từ năm 2008- 2011. Trên cơ sở đó đề xuất 08 nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý RRTD tại Ngân hàng.

- Luận án Tiến sỹ của Tô Khánh Toàn, “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTM CP Công thương Việt Nam”, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2014 [28]: Đã hệ thống hoá, làm rõ thêm những lý luận cơ bản về NHBL và phát triển dịch vụ NHBL; nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank giai đoạn từ 2008-2013; đề xuất 06 nhóm giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank.

- Luận án Tiến sỹ của Hoàng Xuân Phong “Quản trị rủi ro thị trường tại NHTM CP Công thương Việt Nam”, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2014, [24]: Luận án hệ thống và làm rõ hơn lý luận về rủi ro thị trường và quản trị rủi ro thị trường tại NHTM; Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro thị trường (tập trung vào quản trị RRLS và rủi ro tỷ giá) tại Vietinbank trong giai đoạn năm 2008-2012, định hướng đến năm 2015; Đề xuất 06 giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thị trường tại Vietinbank.

- Luận án Tiến sỹ kinh tế của Phan Thị Hoàng Yến “Quản trị Tài sản - Nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2016 [31]: Đề tài nghiên cứu về công tác quản trị Tài sản - Nợ tại NHTM gồm: quản trị RRLS, quản trị RRTK, quản trị bảng cân đối kế toán, quản trị NVCSH; Nghiên cứu thực trạng quản trị Tài sản - Nợ tại VietinBank


trong giai đoạn 2012-2014; Đề xuất 09 nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường quản trị Tài sản - Nợ tại VietinBank.

2.2. Tổng hợp các kết quả chủ yếu từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

- Về lý luận: Các công trình liên quan đến Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản như:

+ Hoạt động sử dụng vốn; Hoạt động cho vay và quản trị DMCV; Hoạt động đầu tư của NHTM,...

+ Khái niệm về cơ cấu tín dụng; Nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tín dụng; khái niệm chuyển dịch cơ cấu tín dụng của NHTM;

+ Một số chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu cho vay: tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu,…

- Về thực trạng:

+ Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cấu tín dụng (cả hai góc độ huy đọng vốn và cho vay) tại các NHTM Việt Nam từ năm 2005-2010 từ đó đánh giá tác động đến cơ cấu ngành kinh tế.

+ Các công trình đã nghiên cứu về Vietinbank: về hoạt động cho vay, quản trị tín dụng, quản trị TSC - TSN, quản trị rủi ro thị trường. Từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá về các hoạt động và công tác quản trị tại Ngân hàng.

- Về đề ra chính sách, định hướng và giải pháp:

Đã có những nghiên cứu đánh giá xu hướng chuyển dịch cơ cấu cho vay, cơ cấu sử dụng vốn của NHTM trên thế giới và NHTM Việt Nam. Một số đề tài nghiên cứu về Vietinbank đã đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển hoạt động cụ thể nào đó tại Ngân hàng.

2.3. Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan đến Luận án

Tìm hiểu các đề tài nghiên cứu liên quan đến Luận án, vẫn còn một số “khoảng trống” chưa được nghiên cứu và làm rõ, cụ thể như sau:

- Về mặt lý luận: Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn nói chung và chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn trong nội bộ từng hoạt động của NHTM nói riêng; Chưa có nghiên cứu nào xây dựng một cách có hệ thống các tiêu chí đánh giá qui mô, chất


lượng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động và nội bộ từng hoạt động của NHTM.

- Về mặt thực tiễn: Chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích và đánh giá về cơ cấu sử dụng vốn và chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại các NHTM Việt Nam, cũng như tại Vietinbank.

Hiện nay, Vietinbank đang trong quá trình tái cơ cấu toàn diện về mọi mặt: tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu hoạt động, tái cơ cấu quản trị,... Trong đó, chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn là nội dung quan trọng liên quan đến tất cả đến các nội dung tái cơ cấu NHTM. Do vậy, cần có một nghiên cứu cụ thể, toàn diện về để hoàn thiện cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM, nghiên cứu thực tiễn tại Vietinbank, từ đó đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học để vận dụng có hiệu quả trong thực tế. Do vậy, việc NCS chọn đề tài nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank là một hướng nghiên cứu mới và không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.

2.4. Những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu của Luận án

* Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu về lý luận:

Luận giải rõ hơn và bổ sung những vấn đề sau:

- Cơ cấu sử dụng vốn của NHTM, đặc điểm cơ cấu sử dụng vốn của NHTM

- Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM; Phân tích ý nghĩa; Trình bày phương thức, nội dung chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM (theo hoạt động và nội bộ từng hoạt động);

- Xây dựng tiêu chí đánh giá qui mô và chất lượng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM; Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM;

* Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu về thực trạng:

Thu thập số liệu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu để làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank theo tiêu chí qui mô và chất lượng; Từ đó đánh giá đúng thực trạng này tại Vietinbank;

* Về giải pháp:

Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, định hướng hoạt động của Vietinbank, đưa ra các quan điểm chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân


hàng, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank đến năm 2025.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Một là, hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về cơ cấu sử dụng vốn của NHTM; Góp phần bổ sung, làm rõ những lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM; Tìm hiểu bài học kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của một số NHTM trong và ngoài nước từ đó rút ra bài học đối với Vietinbank;

- Hai là, nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank trong thời gian qua; Đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó;

- Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động và chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn trong nội bộ từng hoạt động của NHTM (ngân quỹ, cho vay, đầu tư). Trong nội dung chuyển dịch cơ cấu cho vay, tập trung phân tích chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng, theo thành phần kinh tế và theo thời hạn cho vay. Do vốn sử dụng đầu tư mua sắm TSCĐ và tài sản Có khác chiếm tỷ trọng nhỏ và tương đối ổn định nên Luận án không đi nghiên cứu sâu về nội dung này.

- Về không gian nghiên cứu:

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank.

- Về thời gian nghiên cứu:

+ Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank giai đoạn năm 2008-2016;

+ Đề xuất định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank đến năm 2025.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển phù hợp với các điều kiện và môi trường liên quan. Trên nền tảng đó, để có các phân tích, đánh giá có căn cứ khóa học. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm thừa kế những lý luận liên quan đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài Luận án.

- Phương pháp thống kê, so sánh: Thông qua thu thập thông tin, số liệu thứ cấp, tiến hành xử lý, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp thống kê đo lường thành phần (Decomposition Mesuare) để đo hệ số chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank giữa các năm.

- Phương pháp toán học: sử dụng phương pháp đại số tuyến tính (phương pháp véc tơ) để tính Cosin của góc hợp bởi 2 cơ cấu sử dụng vốn, từ đó đo lường tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank.

- Phương pháp phân tích: Từ thông tin, số liệu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank trên các khía cạnh: về qui mô, chất lượng để đánh giá đúng thực trạng nghiên cứu.

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM, trong đó chỉ ra ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM; Các phương thức, nội dung chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM; Tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM. Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM, giúp các nhà nghiên cứu, giảng dạy, nhà quản lý và người quan tâm có cái nhìn hệ thống về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM. Bên cạnh đó, Luận án đúc kết được những bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn cho Vietinbank trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại một số NHTM trong nước và nước ngoài.

Luận án đã tìm hiểu, phân tích một cách có hệ thống về thực trạng


chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động và trong nội bộ từng hoạt động tại Vietinbank giai đoạn 2008-2016. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng. Kết hợp với bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại một số NHTM trong và ngoài nước, Luận án đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank theo hướng hợp lý trong thời gian tới.

7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

* Về mặt lý luận:

Luận án đã hệ thống, bổ sung và luận giải chi tiết các vấn đề cơ bản về cơ cấu sử dụng vốn và chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM:

- Đưa ra khái niệm về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM; Trình bày cụ thể các phương thức chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM:

(i) Phương thức chuyển dịch thụ động; (ii) Phương thức chuyển dịch chủ động

- Nội dung chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn: theo hoạt động và trong nội bộ từng hoạt động (ngân quỹ, cho vay và đầu tư)

- Hệ thống và bổ sung tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM: (1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM theo tiêu chí qui mô gồm: độ lệch tỷ trọng giá trị từng khoản mục; Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo phương pháp véc tơ và hệ số chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn (theo phương pháp đo lường thành phần - Decomposition Measure); (2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM theo tiêu chí chất lượng: chỉ tiêu đảm bảo an toàn vốn (CAR); Các chỉ tiêu phản ánh bảo đảm khả năng thanh khoản; chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản; chỉ tiêu phản ánh tương quan cơ cấu sử dụng vốn với cơ cấu thu nhập và tỷ suất sinh lời của các hình thức sử dụng vốn có sinh lời. Đây là các chỉ tiêu hàm chứa khoa học kinh tế sát với đề tài, có thể sử dụng để đánh giá qui mô và chất lượng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM.

* Về mặt thực tiễn:

- Phương pháp đánh giá thực trạng:

NCS vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, Luận án đã làm nổi bật và sắc nét thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động và


trong nội bộ từng hoạt động tại Vietinbank giai đoạn 2008-2016 theo 02 nhóm tiêu chí qui mô và chất lượng mà chưa có Luận án, đề tài khoa học nào đề cập. Trên cơ sở đó Luận án đã đưa ra những đánh giá xác đáng về thực trạng nghiên cứu trên các mặt: kết quả đạt được, một số tồn tại và chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại đó.

- Đề xuất giải pháp mới:

+ Hoàn thiện các nội dung chiến lược tạo cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo phương thức chủ động tại Ngân hàng

+ Chuyển đổi mô hình kinh doanh giảm sự lệ thuộc vào hoạt động cho vay

+ Nhóm giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cho vay tại Ngân hàng

+ Nhóm giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư

+ Tái cơ cấu các hoạt động sử dụng vốn bảo đảm an toàn theo thông lệ quốc tế

Bên cạnh đó, để thực hiện các giải pháp trên Luận án còn đề xuất nhóm giải pháp hỗ trợ: về công tác phân tích dự báo thị trường, về nguồn vốn huy động, tăng cường năng lực vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực quản trị, cùng với đó là các giải pháp về đội ngũ nhân sự và hệ thống công nghệ Ngân hàng. Các giải pháp này được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển của Ngành nói chung và Vietinbank nói riêng.

8. KẾT CẤU LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Luận án được kết cấu làm 3 chương

Chương 1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại.

Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Chương 3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam


CHƯƠNG 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại.

NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân. Khi mới ra đời, NHTM hoạt động chủ yếu là cho vay đối với lĩnh vực thương mại, nhưng ngày nay hoạt động của nó đã mang tính tổng hợp. Các NHTM không chỉ quan hệ rộng với mọi khách hàng thuộc các lĩnh vực và các thành phần kinh tế khác nhau, mà còn thực hiện rất nhiều các dịch vụ về tiền tệ - tín dụng [12, tr.197,tr.198].

Hoạt động sử dụng vốn của NHTM là quá trình phân bổ vốn vào các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Nó thực chất là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng. Những tài sản này có thể trực tiếp mang lại thu nhập cho ngân hàng (tiền gửi tại các TCTD, cho vay, chứng khoán đầu tư và kinh doanh, các khoản góp vốn đầu tư, góp vốn liên doanh liên kết,...) hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán (tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại các NHTM khác, tiền gửi tại NHTW,...) hoặc phát huy vai trò phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (TSCĐ, công cụ dụng cụ, vật liệu,...).

Với vai trò là trung gian tài chính chủ lực, NHTM sử dụng vốn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động này góp phần điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, đem lại lợi ích cho những người dư thừa vốn, đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM gồm:

- Hoạt động ngân quỹ:

Đây là hoạt động không sinh lời nhưng có vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của ngân hàng. Hoạt động này giúp ngân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022