33
2.1.1. Ngành công nghệ thông tin và viễn thông
Với ngành công nghệ thông tin, do sớm tiên đoán được vai trò của ngành này, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chiến lược đồng bộ nhằm phát triển ngành công nghiệp này và coi đó là một lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển. Cụ thể: Năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 49/CP và Kế hoạch tổng thể về phát triển công nghệ thông tin của nước ta đến năm 2000 với mục tiêu chung là “Xây dựng nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về công nghệ thông tin trong xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về công nghệ thông tin trong xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời tích cực xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần chuyển bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỷ 21”. Chỉ thị số 58 – CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (Khóa 8) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giao cho “ Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc rà soát lại và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để
đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Việc thực hiện chương trình quốc gia về công nghệ thông tin trong những năm qua đã đem lại bộ mặt mới cho công nghệ thông tin Việt Nam.
Công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam phát triển với tốc độ trung bình 25% năm và tổng giá trị công nghiệp công nghệ thông tin năm 2003 vào khoảng 1,65 tỷ USD. Công nghệ thông tin đang hình thành, phát triển, phục vụ ngày càng có hiệu quả mọi đối tượng nhân dân [14].
Theo số liệu Vụ Công nghiệp công nghệ thông tin - Bộ Bưu chính viễn thông năm 2005, ngành công nghiệp phần mềm máy tính và dịch vụ của Việt Nam đạt 170 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 35-40%/ năm. Giá trị xuất khẩu là 45 triệu USD.
34
Công nghiệp phần mềm Việt Nam chủ yếu là gia công phần mềm và được xếp vào một trong số 20 nước có tiềm năng cao về gia công phần mềm và dịch vụ. Năng suất lao động đạt khoảng 10.000 USD/người/năm. Có nhiều doanh nghiệp đã đạt chứng chỉ quản lý chất lượng phấn mềm CMM1, CMM3, CMM5 và chứng chỉ ISO-9001 [2, tr. 29].
Biểu đồ 2.1: Số doanh nghiệp và nhân lực phần mềm 1996 - 2004
800
700
Số doanh nghiệp
600
500
400
300
200
100
0
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
20000
570
600
400
300
230
170
95
115
140
18000
Số nhân lực (người
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
Số doanh nghiệp Sè nh©n lùc
(Nguồn : Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2005, Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại)
Từ năm 1996 - 2004, số lượng doanh nghiệp và người lao động làm việc trong lĩnh vực phần mềm máy tính tăng lên nhanh chóng. Từ chỗ chỉ có 95 doanh nghiệp đến năm 2006 đã có 600 doanh nghiệp phần mềm và số người làm việc cũng tăng từ 100 người lên 15.000 người, tăng 150 lần trong vòng 8 năm. Điều đó chứng tỏ ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam đã không ngừng phát triển.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp phần mềm còn có nhiều hạn chế như: Quy mô của các doanh nghiệp nói chung còn nhỏ, nhân lực phần mềm thiếu về số lượng, chưa thực sự có những chuyên gia trình độ cao. Những hạn chế
35
đó làm giảm khả năng cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam.
Ngành công nghiệp phần cứng máy tính Việt Nam năm 2005 doanh thu ước đạt 1,2 tỷ USD, giá trị phần cứng xuất khẩu đạt khoảng 670 triệu USD chủ yếu từ các công ty 100% vốn nước ngoài [2, tr. 31].
Ngoài các doanh nghiệp lắp ráp máy tính đã có thương hiệu như FPT Elead, CMS, VTB, Mekong Green, T&H, khoảng 200 doanh nghiệp còn lại đều lắp ráp chưa theo quy trình công nghiệp, giá trị gia tăng thấp.
Công nghiệp phần cứng máy tính Việt Nam đã đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu nội địa và bắt đầu tiến hành xuất khẩu.
Ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển của một số ngành kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, hàng không…Đến năm 2004 khoảng 50% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Trên 30% doanh nghiệp có kết nối internet, 10% có trang web phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế.
Ứng dụng công nghệ thông tin đã tương đối phổ biến trong hệ thống cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, tại một số địa phương, và trong quốc phòng, an ninh, Hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh thành phố trực thuộc đã có trang web, hàng chục tờ báo điện tử và trang tin điện tử đang góp phần đáng kể vào công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại [14].
Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động với tỷ lệ lao động tri thức ngày càng cao. Tính đến năm 2004 đã có 62 cơ sở bậc đại học, 101 cơ sở bậc cao đẳng, 108 cơ sở bậc trung học chuyên nghiệp thực hiện đào tạo chính quy về công nghệ thông tin và 69 cơ sở đào tạo phi chính quy ở các trình độ khác nhau [14]. Mỗi năm cung cấp cho đất nước hàng chục ngàn chuyên viên công
36
nghệ thông tin, góp phần đẩy nhanh sự phát triển ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam.
Những kết quả ban đầu của ngành công nghệ thông tin Việt Nam tuy vẫn còn ở mức thấp nhưng đã tạo ra nguồn động lực to lớn góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành này trong tương lai.
- Viễn thông
Cùng với Công nghệ thông tin, Viễn thông Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến ngoạn mục, đặt cơ sở cho nền kinh tế tri thức, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường thương mại quốc tế và cải thiện đời sống xã hội, phúc lợi của nhân dân.
Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ 20, trong lúc nền kinh tế của Việt Nam còn chậm phát triển, mạng viễn thông đã đào tạo được nguồn nhân lực tương ứng. Đến nay Việt Nam đã xây dựng được mạng viễn thông rộng khắp có công nghệ hiện đại.
Mạng lưới viễn thông của Việt Nam đã được tự động hóa hoàn toàn với 100% hệ thống truyền mạch số. Tuyến cáp quang trục Bắc - Nam có tốc độ 2,5Gb/s nối tất cả các tỉnh thành, mạng nội tỉnh hình thành từ nhiều đường ring cáp quang chạy qua các huyện. Mạng cáp quang tạo điều kiện cho việc phát triển nhiều dịch vụ mới và Internet.
Cả nước đã được trang bị các tổng đài kỹ thuật số. Tính đến cuối năm 2005, tổng số máy điện thoại toàn mạng lên đến 15,779 triệu máy (Trong đó VNPT chiếm 13,289 triệu máy), tăng 5,480 triệu máy so với năm 2004, đạt mật độ gần 19,01 máy/100 dân. Số thuê bao di động tiếp tục tăng mạnh và đã chiếm 57% tổng số thuê bao điện thoại. Năm 2005 là năm đạt mục tiêu 100% số xã trên cả nước có điện thoại, nâng số bưu điện văn hóa xã lên 7.717 điểm [2, tr. 32].
- Phát triển Internet.
37
Internet là một danh từ riêng dùng để chỉ hệ thống các mạng máy tính toàn cầu, cho phép mọi người trên thế giới có thể truy cập đến các Worl Wide Webs (www) để trao đổi thông tin.
Internet ban đầu được biết đến qua mạng ARPAnet - mạng của cơ quan nghiên cứu dự án cao cấp Hoa Kỳ những năm 60 của thế kỷ 20. Đến năm 1995, Internet được công nhận là mạng toàn cầu.
Internet cung cấp khả năng truy cập dễ dàng nhiều thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau từ máy tính có kết nối modem hoặc qua điện thoại di động bằng công nghệ giao thức áp dụng không dây.
Với những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, mạng Internet được sử dụng trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây Internet cũng có bước phát triển ngoạn mục.
Bảng 2.1: Tình hình phát triển Internet Việt Nam
Chỉ tiêu thống kê | 12/2003 | 12/2004 | 12/2005 | |
1 | Số lượng thuê bao Internet quy đổi | 804.528 | 1.659.013 | 2.891.028 |
2 | Số ngườI sử dụng Internet | 3.098.007 | 6.345.049 | 10.657.102 |
3 | Tỷ lệ người sử dụng so với dân số | 3.08 % | 7.69 % | 12.84 % |
4 | Băng thông kết nối Internet quốc tế (Mbps) | 1.036 | 1.892 | 3.505 |
5 | Lưu lượng Internet trong nước trao đổi qua VNIX (Gbyte) | 373 | 506.391 | 2.419.181 |
6 | Tên miền Internet.vn | 5.478 | 9.037 | 14.345 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 2
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 3
- Những Thành Tựu Của Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam Hiện Nay
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 6
- Những Hạn Chế, Bất Cập Của Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
- Tình Hình Phân Bố Lao Động Có Trình Độ Cao Đẳng, Đại Học Và Trên Đại Học Ở Hà Nội Và Thành Phố Hồ Chí Minh So Với Cả Nước Năm 2003
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
38
Địa chỉ IP đã cấp | 152.064 | 454.912 | 755.200 |
(Nguồn : Trung tâm thông tin Internet Việt Nam)
Như vậy tính đến hết năm 2005, số thuê bao Internet ở Việt Nam đã lên tới 2.891.028 thuê bao, nâng số người sử dụng Internet thành 10.657.102 người, chiếm 12,84% dân số. Chỉ trong hai năm (2003 - 2005) số người sử dụng và số thuê bao Internet đã tăng hơn ba lần, chứng tỏ tiềm năng phát triển Internet mạnh mẽ của Việt Nam.
Dung lượng kết nối Internet quốc tế tiếp tục phát triển mạnh trong các năm qua. Tính đến tháng 12/2005, tổng dung lượng kết nối Internet quốc tế của các IXP Việt Nam đã đạt 3.505 Mbps, gấp ba lần so với thời điểm tháng 12 /2003 và gấp đôi so với thời điểm tháng 12 /2004.
Phát triển mạnh các ứng dụng trên Internet như: Giáo dục từ xa, y tế từ xa, ngân hàng điện tử, thương mại điện tử… tạo ra một môi trường thuận lợi cho tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam cũng như sử dụng được những nguồn tri thức quý giá của nhân loại trên Internet để góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức.
- Phát triển dịch vụ thông tin di động
Tính đến hết năm 2005, Việt Nam có trên 9 triệu thuê bao di động của hệ thống toàn cầu GSM và đã kết nối với hơn 50 nước. Tốc độ phát triển điện thoại di động đã nhanh hơn điện thoại cố định.
Hiện nay, đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động được cấp phép là: Mobiphone, Vinaphone, S-Fone, Viettel, EVN Telecom và Hà Nội Telecom. Trong đó, VNPT chiếm đến 91,84% thị phần, thứ hai Viettel chiếm 4,26% thị phần và 4 hãng còn lại chiếm 4,26% thị phần và 4 hãng còn lại chia nhau 3,9% thị phần còn lại [2, tr.32].
Sự xuất hiện của Viettel đã làm thị trường thông tin di động trở nên thực sự mang tính cạnh tranh. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, sau hơn một
39
năm kể từ ngày chính thức hoạt động (từ 15/10/2004) đã có 1,4 triệu khách hàng. Viettel đã làm thay đổi bức tranh thị phần thông tin di động tại Việt Nam.
Cạnh tranh đã góp phần làm giảm giá cước viễn thông rõ rệt, giúp nhiều đối tượng có mức thu nhập thấp khác nhau trong xã hội có thể tiếp cận với các dịch vụ viễn thông. Mặt khác, cạnh tranh góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động ứng dụng công nghệ mới.
- Phát triển thương mại điện tử
Thương mại điện tử hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất là quá trình kinh doanh qua Internet.
Giao dịch thương mại điện tử thông qua Internet có thể chia thành ba hình thức chính:
B2C: (Business to consumer): Là hình thức công ty bán sản phẩm cho khách hàng.
B2B: (Business to business): Là hình thức giao dịch buôn bán giữa các công ty với quy mô lớn.
B2G: (Business to government): Là cách thức trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan Chính phủ.
Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã có ngôi vị vững chắc trên thị trường, tạo điều kiện cho các quốc gia tiến nhanh đến toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức.
Thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2005 đã có dấu hiệu khởi động. Đó cũng là năm đầu tiên nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng cho sự phát triển của thương mại điện tử, điển hình là kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010, luật giao dịch điện tử, luật thương mại và bộ luật dân sự, luật về quyền sở hữu trí tuệ, hải quan, đấu thầu, mua sắm công tạo ra khung hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động thương mại điện tử.
40
Bên cạnh việc ban hành chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan mật thiết đến thương mại điện tử đã được triển khai.
Năm 2005 Bộ Tài chính triển khai thử nghiệm hải quan điện tử được coi là một bước cải cách lớn trong khối dịch vụ công, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm cơ hội phát sinh tiêu cực.
Bộ Thương mại ngoài việc nâng cấp hệ thống truyền visa điện tử hàng dệt may sang Hoa Kỳ (ELVIS) đã cung cấp dịch vụ tra cứu trực tuyến thông tin liên quan tới visa điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, giúp cho các doanh nghiệp này chủ động hơn trong kinh doanh …v..v.
Bộ Thương mại còn khai trương cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) giúp các doanh nghiệp làm quen với giao dịch thương mại điện tử B2B (Business to Business). Tháng 7/2006, Bộ Thương mại ra văn bản về sử dụng chữ ký bằng con số điện tử trên mạng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa vào hoạt động website đấu thầu mua sắm công góp phần tạo nên sự minh bạch và cạnh trạnh bình đẳng trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, chất lượng website của nhiều bộ ngành, cơ quan Nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp đã được cải thiện rõ rệt một phần nhờ Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, khuyến khích thương mại điện tử : như là các hoạt động đánh giá xếp hạng các website thương mại điện tử, bình chọn, trao giải thưởng cho doanh nghiệp hay sản phẩm thương mại điện tử xuất sắc.
Thương mại điện tử có thể phát triển nhanh chóng nhờ Nhà nước đã có quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phù hợp theo hai hướng:
Đào tạo chính quy và đào tạo tại chỗ. Các trường đại học như Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thành lập các khoa hoặc bộ môn Thương mại điện tử. Ngoài ra, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số đơn vị khác đã năng động