25
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận với bậc đại học, Chính phủ Malaixia quyết định rút ngắn thời gian đào tạo cử nhân từ 4 năm trước đây xuống còn 3 năm.
Bằng những chiến lược trên, Malaixia bước đầu đã tạo được nền móng cho ngôi nhà mơ ước. Những ngành có hàm lượng tri tuệ cao đều có được vai trò, vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển tổng thể của Malaixia. Bên cạnh đó, Malaixia còn gặp phải những khó khăn thách thức như: Mặc dù đã khá thành công trong chiến lược đi tắt, đuổi kịp một số lĩnh vực trong công nghệ thông tin, nhưng cái nền khoa học cơ bản của Malaixia lại tương đối yếu và thiếu, khả năng sáng tạo chưa đủ mạnh, thiếu đội ngũ làm khoa học, công nghệ thực tài. Sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn kéo theo khoảng cách giàu nghèo khá xa. Đó là những thách thức Malaixia cần phải vượt qua và không phải một sáng, một chiều có thể giải quyết được.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam cần ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và coi chúng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Đó là hướng đi mà hầu hết các nước đều tuân thủ.
Tuy nhiên, mức độ đầu tư khác nhau do sự khác biệt về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước. Tại các nước công nghiệp phát triển, do có trình độ khoa học công nghệ ở mức cao, các nước này có điều kiện tập trung đầu tư nhiều cho các ngành công nghệ sinh học, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ vật liệu mới… Còn ở các nước đang phát triển do nguồn lực hạn chế nên chỉ có điều kiện tập trung vào công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.
Bên cạnh đó, do nhận thức khác nhau nên cơ cấu đầu tư vào khoa học công nghệ của các nước cũng khác nhau. Ví dụ: Mỹ đầu tư rất nhiều vào công
26
nghệ thông tin chiếm 34% tổng vốn đầu tư cho kinh doanh, trong khi Nhật Bản chỉ là 20% và các nước châu Á khác còn ít hơn.
Có một điểm tương đồng khác là để tập trung nguồn lực phát triển công nghệ, hay các dự án về công nghệ thông tin, truyền thông, trên thực tế hầu hết các quốc gia đều có các khu công viên kỹ thuật cao hay các khu công nghệ cao. Và hiện nay trên thế giới có rất nhiều khu kiểu đó, biểu tượng niềm tự hào của các quốc gia. VD: Thung lũng Silicon của Mỹ, Bengan của Ấn Độ, còn Malaixia với Siêu hành lang truyền thông đa phương tiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 1
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 2
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 3
- Ngành Công Nghệ Thông Tin Và Viễn Thông
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 6
- Những Hạn Chế, Bất Cập Của Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
- Cốt lõi để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức chính là phải hình thành vốn nhân lực, khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển.
Nói một cách ngắn gọn, lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất chính là đầu tư vào vốn con người, làm thế nào để có thể đào tạo, thu hút và sử dụng tốt nhân tài. Đào tạo nguồn nhân lực phải hướng tới mục tiêu biến tri thức thành kỹ năng, tri thức thành trí lực và suy rộng ra dân trí phải trở thành nhân lực.
Với sự hình thành nền kinh tế tri thức, nhân loại đang quá độ sang một thời đại văn minh mới mà ở đó quyền lực tri thức được khẳng định rõ rệt. Việc đào tạo nguồn nhân lực đặt ra vấn đề vừa phải trang bị công nghệ giúp cho con người hoạt động sáng tạo và phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ lao động tức là tay nghề và lương tâm nghề nghiệp.
Tốc độ công nghệ và sự đổi mới của kiến thức diễn ra nhanh chóng nên cán bộ, viên chức và người lao động buộc phải học tập, đào tạo liên tục trong suốt cuộc đời công tác của mình, chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năng thúc đẩy sự đổi mới.
Chính vì vậy, đến nay nhiều nước trên thế giới từ các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật, Liên minh châu Âu (EU)…lẫn các nước đang phát triển như Trung Quốc, Malaixia…đều rất chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và đang tập trung trên các phương diện chủ yếu sau:
27
Thứ nhất: Tăng cường đầu tư cho giáo dục, xúc tiến cải cách, hiện đại hóa hệ thống giáo dục nhằm đào tạo cho xã hội và nền kinh tế một lực lượng lao động có trình độ tri thức cao, có kỹ năng, tay nghề giỏi, tạo cơ hội để mọi người được học tập, đào tạo thường xuyên suốt đời.
Thứ hai: Gắn kết một cách chặt chẽ, hiệu quả các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề với doanh nghiệp, tăng đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D) nhằm triển khai và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu khoa học và đào tạo vào sản xuất hàng hóa, dịch vụ (phổ biến công nghệ), kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết, lý luận với thực tế, thực hành, gắn giáo dục đào tạo với việc làm, tăng cường kết hợp học tập với sản xuất.
Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều đi theo cách tiếp cận này đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Tất cả những kết hợp nêu trên không chỉ là phương pháp dạy kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai mà còn là cách thông qua thực tập làm việc và sản xuất để học tập, tạo kỹ năng nghề nghiệp cũng như khả năng thích ứng linh hoạt với môi trường năng động của nền kinh tế tri thức.
Thứ ba: Tăng đầu tư để phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trước hết là hạ tầng thông tin, Internet, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân, mọi tổ chức xã hội, mọi doanh nghiệp được tiếp cận, khai thác cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại để hấp thu được nguồn tri thức của thế giới.
Thứ tư: Hình thành một bầu không khí xã hội dân chủ, khuyến khích tự do (phát triển và bầy tỏ) tư tưởng, nhất là tư tưởng mới, đầy tính sáng tạo, có chế độ sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân tài xứng đáng tạo điều kiện để mỗi người có thể làm việc độc lập nhưng lại có thể phát huy được hết sức sáng tạo và trách nhiệm của mình. Vì tri thức sẽ không thể ra đời được nếu con người không được sử dụng, đánh giá và đãi ngộ xứng đáng, nếu họ không
28
được sống và làm việc trong một bầu không khí dân chủ, một xã hội mà tính sáng tạo và quyền con người của mỗi cá nhân được tôn trọng.
Để đào tạo được nguồn nhân lực có tri thức và chuyên môn cao, nhiều nước đã tăng chi phí hàng năm cho giáo dục đào tạo vượt qua chi phí về quốc phòng. Đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển thuộc OECD, hiện đã tăng tỷ lệ bình quân đầu tư cho tri thức (bao gồm đầu tư cho giáo dục, R&D và phân mềm) lên đến 8% GDP, tương đương với đầu tư cho thiết bị vật chất. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực trong các nước OECD không ngừng được nâng cao. Các nước nay, nói chung đã phổ cập giáo dục trung học phổ thông và một tỷ lệ đáng kể thanh niên đang tiếp tục học lên đại học nên các chính sách và việc đầu tư cho giáo dục ở đây thường nhấn mạnh đến việc năng cao chất lượng hơn là đến việc phổ cập giáo dục tiểu học hoặc trung học cơ sở như các nước đang phát triển. Theo thống kê, 13% dân số của các nước trong độ tuổi từ 25 đến 64 có trình độ đại học, riêng ở Mỹ và Hà lan, tỷ lệ này đặt 20%. Xét về tổng thể, 60 - 70% lực lượng lao động hiện nay của các nước OECD là công nhân tri thức.
Thứ năm: Nền giáo dục truyền thống cho rằng số kiến thức và kỹ năng học được ở trường lúc còn trẻ về cơ bản có thể dùng được cả đời. Thế nhưng, ngày nay tư duy đó đã trở nên lỗi thời. Các tính toán khoa học cho thấy rằng, khối lượng kiến thức được ứng dụng của một nhân viên làm việc trong ngành khoa học kỹ thuật chỉ có khoảng 20% kiến thức được học ở nhà trường, 80% còn lại do yêu cầu công việc và đời sống hình thành.
Dựa vào điểm này, nhiều nước nhất là các nước phát triển, tiêu biểu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và một số nước đang phát triển như Trung Quốc…đã và đang tăng cường giáo dục tại chức, tích cực thực hiện công tác giáo dục suốt đời cho công chúng. Thực hiện ở các nước phương Tây cho thấy trong tương lai, việc giáo dục suốt đời được tiến hành rộng khắp trên phạm vi toàn cầu, không chỉ gồm việc giáo dục ở trường trước tuổi đi làm mà còn mở rộng
29
giáo dục vỡ lòng về trí lực cho trẻ em. Ngoài ra còn tiếp tục giáo dục sau trung học, sau đại học và đổi mới kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng cho từng thạc sỹ, tiến sỹ tại chức, giáo dục cho người già.
Về mặt thời gian, giáo dục suốt đời người về mặt không gian, giáo dục mở rộng cho toàn xã hội. Ngoài ngành giáo dục phổ thông truyền thống hiện giờ cả xã hội đều lập ra các trường, mở các lớp học ngắn ngày, các trường hàm thụ, trường buổi tối, trường ở các phường xã, trường ở các gia đình. Các dịch vụ quần chúng như bảo tàng, viện điện ảnh, nhà văn hóa, rạp hát, câu lạc bộ, thư viện… đều có thể làm công việc giáo dục. Các hình thức giáo dục xã hội, giáo dục gia đình đều có thề đưa vào trường đại học để giảng dạy. Ngược lại, hình thức giáo dục ở trường học, ngoài xã hội có thể đưa vào nhà ở của học sinh.
Trong tương lai, giáo dục sẽ là sự hòa hợp cao độ giữa xã hội và gia đình, giữa xã hội và ngành giáo dục.
Thứ sáu: Mặc dù các nước đã tích cực đầu tư phát triển giao dục đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của mình. Song trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sang kinh tế tri thức dẫn đến việc thiếu hụt các chuyên gia có trình độ cao, đặc biệt là các chuyên gia công nghệ thông tin xảy ra ở hầu khắp các nước.
Chính vì thế, Chính phủ và các công ty đang bước vào một cuộc chạy đua toàn cầu để tranh giành chất xám. Cuộc chạy đua này ngày càng gay gắt do hầu hết các quốc gia, cả phát triển và đang phát triển. Theo một vài thống kê cho biết hiện trên thế giới đang thiếu khoảng 3 triệu kỹ sư tin học. Riêng ở Mỹ, mỗi năm cần khoảng 200.000 nhân viên tri thức bậc cao (đặc biệt là lập trình viên và nhân viên phân tích hệ thống có trình độ cử nhân và thạc sỹ), trong khi cả Mỹ và Tây Âu chỉ đào tạo được độ 300.000 người. Chính vì vây, thu hút nhân tài trong nước và quốc tế tránh tình trạng chảy máu chất xám cũng là vấn đề mà hầu hết các nước trên thế giới quan tâm.
30
- Tiến hành cải tổ và cải cách kinh tế xã hội theo hướng tự do hóa hơn và cởi mở hơn.
Kinh nghiệm cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức chỉ thành công khi đất nước đó tạo dựng một Nhà nước pháp quyền, nơi mà người dân có thể bày tỏ quan điểm và chính kiến, cũng như các ý tưởng sáng tạo của mình, có hệ thống pháp luật minh bạch, ổn định và không bị thay đổi một cách tùy tiện và có một nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Tại Trung Quốc, Hội nghị lần thứ 5 Trung ương Đảng cộng sản khóa 15 đã coi cải cách các doanh nghiệp nhà nước là mắt xích quan trọng để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, đồng thời Nhà nước sẽ nới lỏng hơn nữa sự kiểm soát với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành một thị trường thống nhất trong cả nước, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu đều có thể cạnh tranh công bằng với nhau trên thị trường, không chấp nhận độc quyền hay địa phương hóa bất kỳ một sản phẩm nào, tạo điều kiện để thị trường phát huy hết vai trò tự cân bằng của nó.
- Lấy doanh nghiệp làm chủ thể của các chương trình đầu tư nghiên cứu và triển khai.
Ngày nay, các phát minh khoa học chủ yếu do các công ty thực hiện. Các tập đoàn kinh tế lớn thường có các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu đổi mới sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới nhằm thu được lợi ích kinh doanh. Do vậy, hiện nay các nhà nước đều khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và triển khai. Và một lý do nữa, do các phát minh khoa học xuất phát từ các viện nghiên cứu, nếu không có thực tiễn kiểm nghiệm sẽ rơi vào lãng quên. Chính vì vậy, các nghiên cứu công nghệ phát triển đã có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đứng ra đảm trách một phần hay một số lĩnh vực của quá trình nghiên cứu và triển khai.
31
Thông thường ở các nước phát triển, các doanh nghiệp đảm nhận 2/3 số dự án, mức kinh phí và nhân viên thực hiện, Chính phủ chỉ tập trung đầu tư 1/3 còn lại, chủ yếu trong các lĩnh vực khoa học cơ bản hay phục vụ lợi ích chung của xã hội. Còn các nghiên cứu và triển khai nhằm thương mại hóa sản xuất, phần lớn được chuyển về cho các doanh nghiệp đảm nhận. Tỷ lệ chuyển hóa này ở các nước phát triển là 50%, trong khi ở Trung Quốc tỷ lệ này chỉ đạt 20% [9, tr. 103].
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức phải gắn chặt với hội nhập kinh tế quốc tế, sẵn sàng đương đầu với thách thức, tận dụng lợi thế so sánh tương đối về các nguồn lực để thực hiện chiến lược đuổi kịp và phát triển bền vững.
Hội nhập quốc tế là một cách chủ động và tích cực để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế quốc tế. Có hội nhập quốc tế, chúng ta mới xác định được ngành nào là ngành mũi nhọn, lĩnh vực nào bỏ ngỏ cần nghiên cứu để tạo đột phá, từ đó điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế theo nhu cầu đích thực của thị trường, tránh được các sai lầm chủ quan, duy ý chí.
Thêm nữa, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cho nước ta có điều kiện mở rộng thị trường, thu hút các nguồn vốn và công nghệ mới cao từ bên ngoài vào. Việt Nam là một nước đi sau nhưng điều đó nếu biết tận dụng thì chưa hẳn là bất lợi mà còn là một lợi thế trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các quốc gia tồn tại trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Các dòng di chuyển thông tin, tài chính, hàng hóa, dịch vụ…diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Vốn giao dịch trên thị trường tài chính toàn cầu ước tính lên tới 2000 tỷ USD nên không một quốc gia nào có thể chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức mà không tính đến những điều kiện đó.
32
Hội nhập kinh tế quốc tế biểu hiện rõ nhất đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là hiệu ứng “chảy tràn” hoặc hiệu ứng “làn sóng” các công nghệ thấp dần cho các nước đi sau. Tuy nhiên, nếu các nước đang phát triển như Việt Nam tập trung sức lực cho các lĩnh vực đi tắt, đón đầu như vậy sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sang các sản phẩm công nghệ cao, tăng tỷ trọng công nghiệp chế tạo và dịch vụ tạo nên sự “nhảy vọt” về cơ cấu sản phẩm.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Báo cáo Chính trị tại Đại hội của Đảng lần thứ 9 đã xác định “Phát huy lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”.
Do đặc điểm nước ta có xuất phát điểm thấp cả về lực lượng sản xuất và trình độ quản lý, Đảng và Nhà nước chủ trương chọn phương thức tiếp thu các thành tựu khoa học của kinh tế tri thức và đi thẳng vào kinh tế tri thức theo cách lựa chọn các ngành phù hợp và có thế mạnh.
Việt Nam ưu tiên đầu tư cho một số ngành kinh tế, một số công nghệ mũi nhọn để không bị tụt hậu so với một số quốc gia đã có nền kinh tế tri thức. Có nghĩa là, chúng ta không chờ đến công nghiệp hóa hoàn thành cơ bản mới chuyển sang kinh tế tri thức mà phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tiến hành.