Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 2

9

“Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất, phân bổ và sử dụng tri thức và thông tin (OECD 1996).

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế (APEC 2000).

Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá: “Đối với các nền kinh tế tiền phong trên thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. Tri thức đã thực sự trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức”.

Vậy nền kinh tế tri thức là gì? Chưa có một định nghĩa chính xác được chấp nhận chung về nền kinh tế tri thức nhưng có thể nói rằng đặc trưng nổi bật nhất của nền kinh tế tri thức là tri thức đã vượt qua những nhân tố sản xuất truyền thống là vốn và sức lao động để trở thành nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của quốc gia. Nói cách khác đang có sự chuyển biến toàn cầu từ các nền kinh tế dựa trên bắp thịt và tiền vốn chuyển sang nền kinh tế dựa trên trí não.

10

1.2.2. Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức

Thứ nhất, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tri thức hóa.

Kinh tế tri thức ra đời dẫn đến sự chuyển biến to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức và các quy tắc hoạt động của nền kinh tế. Các ngành kinh tế dựa vào tri thức phát triển nhanh, các ý tưởng đổi mới và công nghệ là chìa khóa tạo ra việc làm và năng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu trong nền kinh tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trong nền kinh tế công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ yếu thì trong nền kinh tế tri thức, các ngành kinh tế tri thức giữ vai trò thống trị. Nền kinh tế tri thức được tổ chức trên cơ sở sự sản xuất linh hoạt hàng hóa và dịch vụ dựa vào công nghệ cao và giá trị công nghiệp công nghệ cao tăng rất nhanh kéo theo sự gia tăng việc làm và thu nhập từ ngành này cao hơn hẳn các ngành khác. Kinh tế tri thức cũng là nền kinh tế văn phòng (người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm trong các nhà máy ít đi, người làm việc trong các văn phòng nhiều lên). Họ là những chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực: Tin học, tài chính , y tế, ngân hàng…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Trong khối các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD hiện nay hơn 60% lực lượng lao động là công nhân tri thức và tạo ra hơn 50% tổng GDP của các quốc gia.[37]

Thứ hai, công nghệ sản xuất luôn đổi mới, mang tính sáng tạo cao.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 2

Sáng tạo chính là linh hồn của kinh tế tri thức, không có sự sáng tạo thì không có kinh tế tri thức, chính vì điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Các doanh nghiệp đều phải sản xuất theo công nghệ ngày một cao hơn, sản phẩm có nhiều tính năng, công dụng và giá thành cạnh trạnh hơn. Chính vì vậy khoa học và sản xuất luôn đi đôi với nhau, khó có thể tách rời, không còn ranh giới rõ ràng giữa phòng thí nghiệm và nơi sản xuất. Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà nhà nghiên cứu và người công nhân nhập làm một.

11

Do tri thức đem lại siêu lợi nhuận biến một người từ hai bàn tay trắng như Bill Gate sau 10-15 năm đã trở thành một tỉ phú USD nên đầu tư vào sản xuất công nghệ, trong đó đặc biệt là đầu tư mạo hiểm tăng lên nhanh chóng. Đầu tư mạo hiểm nhằm nghiên cứu triển khai tạo ra công nghệ mới. Và cái nôi của sản xuất công nghệ chính là các khu công nghệ (technology park) - đó chính là vườn ươm cho sự ra đời công nghệ mới. Thung lũng Silicon là ví dụ thành công tiêu biểu cho một cách tổ chức để đi vào nền kinh tế tri thức.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi.

Công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự phát triển của tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội loài người. Nó làm tăng tốc độ, hiệu quả và thời gian trao đổi dữ liệu, làm con người trở nên gần nhau và thế giới trở thành một ngôi làng nhỏ bé.

Công nghệ thông tin góp phần làm cho nền kinh tế phát triển năng động với các ứng dụng hiệu quả của nó như thương mại điện tử, thị trường ảo, tổ chức ảo, xí nghiệp ảo, học tập và làm việc từ xa…làm xóa nhòa khoảng cách và không gian địa lý. Chính vì vậy nhiều người gọi kinh tế tri thức là kinh tế số hay kinh tế mạng.

Thư tư, các doanh nghiệp vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để phát triển.

Hợp tác và cạnh tranh chính là cánh thức linh hoạt để các doanh nghiệp từng bước nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ của mình, để chinh phục người tiêu dùng. Hợp tác để trở thành các tập đoàn khổng lồ, mặt khác từ các tập đoàn khổng lồ lại cơ cấu lại thành nhiều công ty mẹ - con để tăng hiệu quả hoạt động. Nên hợp tác và cạnh tranh vừa đối lập vừa thống nhất trong thời đại nền kinh tế tri thức.

Thứ năm, kinh tế tri thức thúc đẩy hình thành một xã hội học tập.

Con người phải thường xuyên trau dồi kiến thức và tri thức cho mình, để không bị lạc hậu trước thời cuộc. Mỗi người phải có chế độ học tập suốt

12

đời, không ngừng nâng cao tay nghề của mình để có được thu nhập và địa vị cao hơn trong xã hội.

Đầu tư cho con người trở thành nguồn đầu tư có hiệu quả cao nhất và xu hướng đầu tư vô hình (cho con người, cho giáo dục, khoa học, văn hóa - xã hội…) cao hơn đầu tư hữu hình (cho cơ sở vật chất kỹ thuật). Vì chỉ có con người mới có sự sáng tạo, mới tạo ra tri thức chứ không phải máy móc.

Thứ sáu, vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức.

Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng, việc chia sẻ cho càng nhiều người cùng sử dụng tri thức làm cho giá trị của tri thức đó tăng lên chứ không giảm đi. Điều đó có thể mô tả bằng hình tượng: “Anh châm ngọn nến của anh nhờ ngọn nến của tôi làm cho anh sáng lên mà tôi không bị tối đi”. Vì vậy nền kinh tế tri thức chính là nền kinh tế dư dật chứ không phải nền kinh tế khan hiếm.

Tri thức là vốn quý nhất nên phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Có được điều đó thì mới kích thích sự sáng tạo và làm cho nguồn tri thức ngày càng giàu có. Quốc gia nào có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thực thi luật càng cao thì quốc gia đó chính là nơi sản sinh tri thức một cách tốt nhất.

Thứ bảy, sự đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển.

Trong nền kinh tế tri thức, vòng đời của sản phẩm rất ngắn chỉ tính bằng tuần, bằng tháng nên sự đổi mới được coi trọng và trở nên cấp thiết hơn bất kỳ nền kinh tế nào trước nó. Doanh nghiệp không đổi mới hay dậm chân tại chỗ sẽ lâm vào tình trạng bị đào thải khỏi nền kinh tế.

1.2.3. Sự tác động của phát triển kinh tế tri thức đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Sự phát triển kinh tế tri thức có sự tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nếu trong nền kinh tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế được

13

hình thành chủ yếu từ nguồn lực tự nhiên (đất đai) và sức lao động của con người. Còn trong nền kinh tế công nghiệp, lợi thế công nghệ và vốn lại được đánh giá cao cùng với việc phát triển các ngành chế biến với giá trị ngày càng lớn hơn, thì với sự phát triển của kinh tế tri thức lợi thế lớn nhất là kinh tế tri thức từ tri thức sẽ tạo ra công nghệ với trình độ cao và tạo lợi thế cạnh tranh trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Về cơ cấu kinh tế, trong kinh tế tri thức, nông nghiệp và công nghiệp vẫn tồn tại và phát triển nhưng chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ, các ngành kinh tế dựa vào tri thức và những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Sự phát triển khoa học và công nghệ trong kinh tế tri thức tác động đến biến đổi các bộ phận truyền thống trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia theo các hướng sau:

- Hiện đại hóa các ngành truyền thống: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Các ngành truyền thống sản xuất ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người. Ngành nông nghiệp cung cấp cho con người lương thực, thực phẩm, vải vóc…vẫn được duy trì để phục vụ cuộc sống con người nhưng sẽ được áp dụng các phương pháp tiên tiến của thời đại kinh tế tri thức như kỹ thuật gen, kỹ thuật vi sinh…góp phần tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và năng suất vượt trội so với các phương pháp truyền thống truyền lại từ ngàn năm nay.

Điều đó cũng tạo ra sự biến đổi xã hội sâu sắc khi càng ngày càng cần ít người hơn để tạo ra một khối lượng sản phẩm nhiều hơn gấp hàng nghìn lần thậm chí hàng triệu lần so với phương pháp truyền thống.

- Hình thành những ngành mới, những ngành đại diện cho nền kinh tế tri thức.

Đó là những ngành, những doanh nghiệp chế tạo ra những sản phẩm công nghệ mới với trình độ cao. Vì tính khác biệt, mới mẻ của nó, người ta

14

còn gọi là ngành sản xuất thứ tư. (Tuy nhiên, cách gọi này chưa thật sự phù hợp vì mọi ngành đều có thể áp dụng công nghệ cao để gia nhập nền kinh tế tri thức ở giai đoạn thích hợp).

Những ngành này có thể kể đến như:

+ Ngành công nghệ thông tin

+ Ngành công nghệ sinh học

+ Ngành công nghệ năng lượng mới và nguồn năng lượng tái

sinh


+ Ngành công nghệ kỹ thuật cao có lợi cho môi trường

+ Ngành công nghệ vật liệu mới

+ Ngành khoa học kỹ thuật không gian

+ Ngành khoa học kỹ thuật hải dương

+ Ngành khoa học kỹ thuật mềm. [20, tr. 109-115]

Các ngành khoa học kỹ thuật cao nêu trên về cơ bản khác với các ngành khoa học số học, vật lý, hóa học, thiên văn địa lý và sinh vật trước đây vì nó không lấy việc tìm kiếm tri thức hệ thống làm tiêu chuẩn mà theo đuổi tiêu chuẩn hiệu quả.

Ví dụ, một mục tiêu của công nghệ thông tin là phải mở rộng, tăng nhanh việc tích lũy, xử lý và vận chuyển thông tin với số lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao. Quang điện tử, mạch IC quy mô lớn và máy tính đều phục vụ cho mục đích này. Công nghệ vật liệu mới nhằm tạo ra được những nguyên liệu mới như kỹ thuật nguyên liệu mô sinh vật đã vượt ra khỏi khái niệm vật lý và hóa học của các nguyên liệu truyền thống. Khoa học hải dương chính là khoa học tổng hợp lấy toàn bộ biển làm đối tượng nghiên cứu, bao gồm một loạt khoa học kỹ thuật cao như phát điện thủy triều, sinh vật biển và thăm dò khoáng sản dưới đáy biển. Chính điều đó tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự tiến bộ về xã hội.

15

Tuy nhiên, thế giới vẫn là một bức tranh không đồng nhất về sự phát triển kinh tế tri thức. Các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và những nước phát triển đã có được sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng đó. Điển hình là Mỹ, năm 1998, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm đến 71% GDP, nông nghiệp chỉ chiếm 2% và bản thân trong ngành nông nghiệp cũng ứng dụng công nghệ rất cao.

Còn các nước đang phát triển hiện nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế này mới ở bước đầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu diễn ra theo chiều rộng chứ chưa phải theo chiều sâu. Phần lớn công nghệ ở các nước đang phát triển vẫn còn rất lạc hậu, chủ yếu là mua lại những máy móc thiết bị thế hệ hai hoặc ba của các nước phát triển.

Cùng với thời gian sư chênh lệch này diễn ra theo khoảng cách ngày càng xa, nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi mỗi nước đang phát triển phải tìm con đường đi cho riêng mình nhằm bước đầu tạo ra các nhân tố của kinh tế tri thức, tạo bệ phóng thoát ra khỏi tình trạng tụt hậu và kém phát triển.‌

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

1.3.1. Trung Quốc

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức của Trung Quốc còn nhiều khó khăn, vì cơ sở hạ tầng và kỹ thuật then chốt của Trung Quốc còn kém xa các nước phát triển và hầu hết các nước trong khu vực.

Tuy vậy, Chính phủ Trung Quốc chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chiến lược “thúc đẩy nền kinh tế dựa trên khoa học và giáo dục”.

Để đặt nền móng cho kinh tế tri thức, Trung Quốc phấn đấu hai mục tiêu vừa nâng cao trình độ phát triển công nghiệp, vừa quan tâm xây dựng và

16

hoàn thiện nền móng thực thi kinh tế tri thức, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, truyền thông thông tin và giáo dục đào tạo.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Trung Quốc cụ thể bằng triển khai áp dụng công nghệ cao trong mười ngành công nghiệp chủ chốt. Đây chính là những ngành hạt nhân, mũi nhọn để phát triển công nghệ cao và kỹ thuật tiên tiến.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống các cơ quan nghiên cứu về khoa học cơ bản và công nghệ gồm 53 Viện công nghệ cao cấp Quốc gia và đã đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ có khả năng đáp ứng nhu cầu của đất nước hiện tại và trong tương lai.

Mặc dù hiện tại các ngành dựa trên tri thức mới chỉ chiếm 10% GDP của quốc gia nhưng bằng nhiều nỗ lực, Trung Quốc cũng đã xây dựng thành công một số yếu tố cấu thành cơ bản nền kinh tế tri thức.

Ngành tiêu biểu tiến vào nền kinh tế tri thức là bưu chính viễn thông. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, ngành này đã có những bước phát triển nhảy vọt liên tục trong nhiều năm, quy mô mạng thông tin và số hộ sử dụng các dịch vụ loại này ở Trung Quốc đã vượt lên vào hàng các nước đứng đầu thế giới, trình độ kỹ thuật cũng như trình độ dịch vụ được nâng lên rõ rệt.

Năm 2000, có trên 200 triệu người Trung Quốc thuê bao điện thoại cố định, đạt 17,8% tổng số dân toàn quốc, còn ở các thành phố lớn là 38%, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động đạt 5,8%. Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng mạng Internet, các lĩnh vực như thương mại điện tử, thông tin qua mạng Internet , giáo dục từ xa, dịch vụ y tế từ xa ở Trung Quốc cũng có những bước phát triển khá nhanh.

Tỷ trọng sản phẩm thông tin mới trong tổng kim ngạnh xuất khẩu Trung Quốc năm 2000 đã vượt lên 18% so với 10% năm 1994 và dự đoán trong tương lai sẽ thay thế sản phẩm dệt để trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc [9, tr. 81].

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí