Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




NGUYỄN THỊ KHUYÊN


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2009

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 9

1.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế ..................................................................................

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung ..............................................

1.1.3. Vận dụng lý luận chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vào một tỉnh

nông nghiệp 220

1.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa

phương 26

1.2.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh ......................................................................

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Nam Định 353

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNHKINH TẾ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH 375

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của

tỉnh 375

2.1.1. Một số nhân tố chung5

2.1.2. Những nhân tố riêng của tỉnh Nam Định 431

2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Nam Định giai

đoạn 2000 đến nay 486

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị 486

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế 574

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo vốn đầu tư vào các ngành kinh tế 608

2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành thông qua cơ cấu hàng xuất nhập khẩu 620

2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế của trình chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định 631

2.3.1. Một số hạn chế 631

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 708


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH NAM

ĐỊNH 720

3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế của tỉnh Nam Định 720

3.1.1. Thuận lợi 720

3.1.2. Khó khăn 786

3.2. Một số quan điểm và phương hướng cơ bản trong chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định đến năm 2020 808

3.2.1. Quan điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh

Nam Định 808

3.2.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 831

3.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

của tỉnh Nam Định 920

3.3.1. Tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết và triển khai thực hiện quy

hoạch 931

3.3.2. Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ

cấu kinh tế 942

3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực 975

3.3.4. Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường 997

3.3.5. Xây dựng cơ chế, chính sách99

3.3.6. Phối hợp phát triển giữa Nam Định với các tỉnh trong vùng 1031

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1064


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, lôi cuốn mọi quốc gia vào dòng xoáy của nó, đòi hỏi mỗi quốc gia muốn phát triển phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là bối cảnh của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung ở Việt Nam hiện nay.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu khách quan của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay. Đảng ta đã xác định nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự phát triển của lực lượng sản xuất, hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản kỹ thuật công nghệ, phân công lao động xã hội, phát triển mạnh mẽ các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ hiện đại nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tham gia tốt vào quá trình phân công lao động quốc tế. Trong văn kiện Đại hội X, Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006 - 2009 là: “Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp”. “Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%” [8, tr.18].

Cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh là những bộ phận cấu thành cơ cấu ngành kinh tế của cả nước. Cơ cấu ngành kinh tế của mỗi tỉnh chuyển dịch


theo hướng hiện đại góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế của cả nước chuyển dịch theo hướng đó, tạo ra tiền đề để mỗi tỉnh và cả nước đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế và chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới.

Nam Định là một tỉnh được thành lập từ rất lâu, đã từng là trung tâm kinh tế của miền Bắc đầu thế kỷ XX. Sau đó tỉnh được sát nhập với Hà Nam và Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh và được tái lập năm 1997, là tỉnh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nhanh, toàn diện kinh tế - xã hội. Trong những năm đổi mới, Nam Định đã đạt được những thành tựu ban đầu, cơ cấu kinh tế ngành đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tuy nhiên trước yêu cầu của sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh còn diễn ra rất chậm, trình độ kinh tế ở mức thấp, về cơ bản vẫn là một tỉnh thuần nông, chưa tạo được những ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng chi phối dẫn dắt nền kinh tế. Công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch, kinh tế đối ngoại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế.

Trước thực tế và yêu cầu trên, Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ VII, tháng 3 năm 2006 đã đặt ra mục tiêu cho giai đoạn 2005 - 2010: “phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”. Với mục tiêu, đến năm 2010, nông lâm ngư nghiệp chiếm 30,6%, công nghiệp và xây dựng chiếm 36,0%, dịch vụ chiếm khoảng 33,4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45% [20, tr.49]. Điều kiện hiện nay đòi hỏi cơ cấu ngành kinh tế phải chuyển dịch theo hướng hiện đại. Nam Định là một trong 64 tỉnh thành, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, Nam Định cần phải thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng chung đó. Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, tác


giả đã chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định”

làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những vấn đề lớn trong giai đoạn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Xung quanh vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu:

Trong tác phẩm: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” NXB Khoa học Xã hội, năm 2006, tác giả Bùi Tất Thắng đã khái quát lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, nêu ra những thực trạng, quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta giai đoạn hiện nay. Trong tác phẩm “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyền dịch cơ cấu ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt nam”, NXB Khoa học xã hội, 1997, tác giả Bùi Tất Thắng cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau và phân tích mối quan hệ đó. Ngoài ra trong cuốn: “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” NXB. Chính trị quốc gia, 2005, tác giả Nguyễn Thị Bích Hường đã trình bày những vấn đề có tính lý luận về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Phân tích mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Phân tích và đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta. Đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu cho việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong luận án Tiến sỹ kinh tế “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thừa Thiên Huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đai hoá”, 2004, tác giả Nguyễn Văn Phát đã đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua, phân tích những nguyên nhân và vấn đề mới nảy sinh, đề xuất định hướng và những giải pháp khả thi


nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng công nghiệp hoá. Trong luận văn Thạc sỹ “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình”, tác giả Phạm Văn Chung đã phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế thiếu sót, từ đó xây dựng những quan điểm, mục tiêu, giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình trong những năm tới…

Các công trình trên mới chỉ đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên bình diện cả nước nói chung, một số vùng miền hoặc ở một số tỉnh nói riêng, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh nông nghiệp nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay. Vì vậy, đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định” là một vấn đề cần nghiên cứu, phân tích và có ý nghĩa thực tiễn cao.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

* Mục đích

Làm rõ đặc điểm riêng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một tỉnh nông nghiệp. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định trong những năm vừa qua. Tổng kết đánh giá những thành tựu đã đạt được và chỉ ra những tồn tại của quá trình này. Từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

* Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống ngắn gọn lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.


- Vận dụng lý luận chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vào một tỉnh nông nghiệp.

- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn từ 2001 đến nay.

- Đề ra phương hướng và giải pháp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định. Nghiên cứu, phân tích và đánh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn từ 2001 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ đạo là phương pháp biện chứng duy vật, trừu tượng hoá khoa học, logic - lịch sử. Ngoài ra tác giả còn kết hợp cả phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hoá…nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra.

6. Đóng góp của luận văn

Vận dụng lý luận chuyển dịch kinh tế nói chung vào một tỉnh thuần

nông.

Luận văn làm rõ sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

ở tỉnh Nam Định.

Đánh giá những thành tựu mà tỉnh đã đạt được trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời gian qua và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục.

Đưa ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Nam Định trong điều kiện hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí