Mạng lưới sản xuất toàn cầu - thực trạng và triển vọng - 13

3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực đã được thừa nhận rộng rãi trên tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, các biện pháp chung chung để phát triển nguồn nhân lực chưa đủ hình thành nên năng lực sản xuất công nghiệp cho Việt Nam. Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động lớn nhưng lại thiếu các kỹ sư có trình độ từ trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ năng lực để đáp ứng các nhu cầu về quản lý thiếu rất nhiều, đặc biệt là ở miền Bắc. Hơn nữa giáo dục Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng. Theo số liệu của bộ giáo dục đào tạo năm 2006, số sinh viên các ngành kinh tế và luật chiếm hơn 45%, trong khi đó các ngành công nghệ, khoa học cơ bản chỉ chiếm dưới 15%. Nếu tình trạng này kéo dài chúng ta sẽ thiếu lực lượng hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đây sẽ là vật cản lớn cho quá trình tiếp nhận FDI chất lượng cao. Chính vì vậy để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì Việt Nam cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học, cao đẳng cả về cơ sở vật chất và chương trình đào tạo.

Trước tiên phải tăng lượng sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật, kỹ sư lên ít nhất tương đương với Malaysia và Thái Lan. Trong các định hướng của Chính Phủ về giáo dục nên đề cao việc phát huy năng lực công nghệ, định hướng cho học sinh trung học phổ thông theo đuổi các ngành nghề kĩ thuật cao. Số lượng phải đi đôi với chất lượng vì vậy để nâng cao chất lượng kỹ sư Nhà nước nên đưa ra hệ thống quốc gia về thợ bậc cao trong sản xuất với các cơ sở đào tạo, chế độ cử đi học ở nước ngoài, các tiêu chí kiểm tra, và hệ thống cấp bằng phù hợp để mỗi năm có thể đào tạo được ít nhất 100 kỹ sư có kỹ năng cao. Các kỹ sư này phảit ham gia sản xuất trực tiếp tại các doanh nghiệp và chịu trách nhiệm đào tạo người khác.

Để có một chương trình đào tạo chất lượng, theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của đất nước cũng như thế giới, các trường Đại học Việt Nam nên tăng cường liên kết với các trường Đại học danh tiếng ở nước ngoài. Hơn nữa chương trình đào tạo cũng phải được thay đổi thường xuyên cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế,

nhất là các chương trình đào tạo các ngành kỹ thuật. Trên thực tế, công nghệ thay đổi với tốc độ chóng mặt. Thế nhưng để đưa ra một giáo trình mới trong các trường đại học Việt Nam đòi hỏi một quá trình thảo luận, tham khảo rất lâu, việc này có thể sẽ làm lỡ cơ hội đuổi kịp công nghệ. Bộ giáo dục đào tạo cần đưa ra một chính sách thông thoáng hơn khi đổi mới giáo trình giảng dạy trong các trường đại học và chỉ nên đưa ra khung chương trình cơ bản nhất mà thôi.

Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn cho trang thiết bị giáo dục. Có thể thông qua hình thức hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan. Qua đó các trường học sẽ có thêm vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hành… còn các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với đôi ngũ lao động có kĩ năng cao trong tương lai, nhà trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng những sinh viên có trình độ cao, chất lượng đào tào tốt.

3.1.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một nền tảng công nghiệp hỗ trợ vững mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tham gia sâu rộng vào GPNs. Nếu như phát triển công nghiệp hỗ trợ năng lực sản xuất linh kiện phụ tùng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ được nâng cao, do đó sẽ có cơ hội hợp tác với các tập đoàn lớn trong GPNs của họ. Thứ hai, phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ nâng vị trí của Việt Nam trong GPNs do chúng ta không chỉ lắp ráp thông thường như trước nữa, mà tham gia thực sự vào chuỗi giá trị toàn cầu của GPNs.

Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn quá non trẻ và yếu kém. Chính vì vậy một trong những chính sách Việt Nam cần chú trọng trong thời gian tới là phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bộ công thương và các ban ngành liên quan cần phải đưa ra một chiến lược phát triển cụ thể theo từng giai đoạn cho Việt Nam. Muốn vậy trước tiên chúng ta phải có được một khái niệm thống nhất về công nghiệp hỗ trợ, nêu đúng phạm vi của ngành. Đồng thời cần phải thành lập một ban riêng chuyên trách thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công nghiệp hỗ trợ.

3.1.4. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

SMEs chiếm đa phần trong các doanh nghiệp Việt Nam, theo số liệu công bố tại hội thảo “Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Vai trò, thách thức và triển vọng” do báo Đầu tư và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức tại Hà Nội 10/10/2008 cho thấy, có tới 95% số doanh nghiệp Việt Nam là SMEs. Trong những năm qua các doanh nghiệp này giữ một vị trí ngày càng quan trọng, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Chính vì thế, muốn nâng cao năng lực sản xuất của các nhà sản xuất tại Việt Nam thì SMEs là một trọng tâm.

Các doanh nghiệp này thường bị hạn chế về nguồn lực tài chính, năng lực. Vì vậy Chính phủ phải liên kết với các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong nước và thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư cho phát triển công nghệ, phát triển năng lực sản xuất.

Mạng lưới sản xuất toàn cầu - thực trạng và triển vọng - 13

3.1.5. Tạo liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước

Thực tế cho thấy sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước còn quá yếu vì các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu suất, các công ty tư nhân chưa có đủ điều kiện về vốn và thông tin…Các công ty trong nước có thể đẩy mạnh liên kết với các MNCs ở hai mặt: liên kết hàng dọc và liên kết hàng ngang. Liên kết hàng dọc là nỗ lực cung cấp bộ phận, linh kiện cho các công ty FDI, góp phần đưa nền công nghiệp cả nước tiến về thượng nguồn trong chuỗi giá trị. Còn liên kết hàng ngang là tiến hành hợp tác với các MNCs về nhiều mặt để sản xuất, xuất khẩu ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp chuyển dịch dần dần từ OEM sang ODM rồi đến OBM. Trong liên kết dọc một khi các doanh nghiệp FDI đã tìm được đối tác có triển vọng hõ sẽ tích cực chuyển giao công nghệ để được cung cấp những sản phẩm trung gian với chất lượng và giá thành đạt yêu cầu.

Để các doanh nghiệp Việt Nam có được liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp FDI Chính phủ cần xây dựng các chương trình xúc tiến liên kết thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp, chuyến thăm cơ sở, hội chợ triển lãm… Đồng thời Việt Nam cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu và trang web về danh mục các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, các sản phẩm hỗ trợ, danh mục các sản phẩm hỗi trợ ưu tiên phát triển để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.

3.2. Gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam

Có thể thấy năng lực của các doanh nghiệp tại Việt Nàm còn thấp kém so với các nước trong khu vực Đông Á. Các lợi thế về nhân công rẻ, chi phí đầu vào thấp là những lợi thế tĩnh không tồn tại lâu dài. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm ra lợi thế cạnh tranh động cho riêng mình. Có thể nói nâng cao trình độ công nghệ là cách thức hữu hiệu nhất để doanh nghiệp Việt Nam tìm chỗ đứng cho mình trên bản đồ phân công lao động quốc tế, cũng như trong khu vực Đông Á.

3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là lực lượng nòng cốt của mỗi một doanh nghiệp. Một phần yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là do yếu kém về nhân lực. Chúng ta thiếu các nhà quản lý bậc cao, thiếu kỹ sư lành nghề. Hiện nay trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu sự chuyên môn hóa của mỗi cá người lao động, rất nhiều lao động đã được đào tạo trong ngành nghề, lĩnh vực này nhưng lại tham gia vào nhiều lĩnh vực khác. Điều này tạo ra sự thiếu chuyên nghiệp, cũng như yếu kém về chuyên môn.

Trước tiên, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình bằng cách đưa ra các chương trình huấn luyện đặc biệt về nghiệp vụ cho các nhân viên của mình. Đồng thời đưa ra các kỳ thi đánh giá lại năng lực của lao động. Doanh nghiệp cũng phải phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước đưa ra một hệ thống đánh giá chất lượng lao động chặt chẽ. Đó sẽ là động lực để mỗi một lao động tự cải thiện bản thân, nâng cao trình độ của mình để đáp ứng với các yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp Việt Nam nên đưa ra các chính sách ưu tiên, hỗ trợ các cán bộ có đủ năng lực, trình độ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, học tập ở nước ngoài.

3.2.2. Tiếp thu tri thức, công nghệ tiên tiến của nước ngoài

Hiện nay, trình độ công nghệ của các quốc gia khác trên thế giới đã phát triển rất mạnh. Việt Nam, một nước đi sau khó có thể theo kịp nếu như không đi tắt đón đầu, tiếp nhận những tri thức và công nghệ nước ngoài. Có nghĩa là chúng ta không tập trung vào phát triển công nghệ theo từng bước cơ bản như các nước đã

làm. Thông qua các hình thức hợp tác liên doanh các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Điều này đỏi hỏi sự năng động, mềm dẻo của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để các công ty nước ngoài chấp nhận chuyển giao công nghệ cho mình. Công nghệ có thể được tiếp thu qua việc các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam đào tạo trong một thời gian ngắn, cũng có thể thông qua việc các doanh nghiệp trong nước gửi cán bộ ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu chỉ tiếp thu thụ động các kiến thức, công nghệ đó thì năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam cũng ít cải thiện. Tri thức đó mới chỉ là tri thức hiện, doanh nghiệp cần phải biến nó thành tri thức ẩn của mình, tạo ra năng lực riêng cho doanh nghiệp mình. Vì thế, khi có được công nghệ mới, tri thức mới thì phải truyền dạy lại các kiến thức đó cho toàn bộ lực lượng lao động trong doanh nghiệp, yêu cầu mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp thực hành, áp dụng các tri thức đó vào thực tiễn của Việt Nam, chuyển hóa nó thành các tri thức ẩn.

3.2.3. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển

Để tham gia vào GPNs, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm được chỗ đứng trong hệ thống chuyên môn hóa, nâng cao khả năng sản xuất đạt tới trình độ quốc tế. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp nhận các công nghệ nước ngoài một cách thụ động được.Với tư cách là người theo sau, doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp quốc tế cần phải có những bước tiến vượt trội. Doanh nghiệp trong nước cần phải phát triển những công nghệ mới dựa trên những nền tàng có sẵn đó, nếu không chúng ta mãi mãi là người đi sau.

Có thể thấy các doanh nghiệp tại những nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã dành một lượng lớn cho đầu tư nghiên cứu và phát triển. Họ không chỉ gia tăng kinh phí nghiên cứu phát triển mà đang thay đổi các phân bổ chi phí nghiên cứu phát triển. Thay vì tập trung cho các cơ sở nhà nước mang tính định chế, nay họ rót cho các cơ sở nào hướng đến thị trường có khả năng phát triển nhanh chóng và có tính khai phá thị trường nhiều, kể cả cho các trường hợp khởi nghiệp.


KẾT LUẬN

GPNs đã hình thành từ đầu những năm 1970 và phát triển rộng khắp các lĩnh vực. Đây là một phương thức hợp tác mới trong thương mại và sản xuất tạo ra sự thuận tiện và hiệu quả cao trong quản lý cũng như hoạt động tạo ra giá trị. Nhờ tính hiệu quả này mà GPNs đã thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia, tạo động lực nâng cao năng suất và trình độ công nghệ của mọi thành viên tham gia. Tri thức, công nghệ không ngừng được lan truyền từ những quốc gia phát triển sang những nước kém phát triển hơn trong GPNs vì vậy họ có khả năng đuổi kịp và bứt phá trở thành những nền kinh tế phát triển. Do đó tham gia vào GPNs là cơ hội cho những nước đang phát triển xây dựng nền công nghiệp vững chắc, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng quốc gia và tham gia sâu vào quá trình toàn cầu hóa.

GPNs trong hai ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp ô tô là phát triển lớn mạnh hơn cả và mang đầy đủ đặc trưng riêng của mạng lưới sản xuất. Sự phân chia tầng lớp phức tạp nhưng lại có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp. GPNs trong công nghiệp điện tử và ô tô đã tạo cơ hội để các quốc gia khu vực Đông Á phát triển kinh tế và đạt được tốc độ tăng trưởng thần kì. Nhờ quá trình lan tỏa tri thức, các quốc gia Đông Á đổi mới công nghệ và đạt được những vị trí quan trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu và trở thành “nhà máy sản xuất” của cả thế giới. Trong tương lai GPNs vẫn là một mô hình liên kết hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho đến các MNCs và TNCs. Chúng ta sẽ thấy được sự mở rộng GPNs sang các khu vực kinh tế mới đầy năng động như các nước ASEAN cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất Đông Á muộn hơn nhiều quốc gia khác và chưa thực sự có chỗ đứng trong mạng lưới sản xuất này. Để phát triển công nghiệp, phát triển đất nước Việt Nam cần phải thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thu hút FDI để nâng cao năng lực sản xuất các doanh nghiệp trong nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Hoàng Ánh & Phạm Song Hạnh, Chuỗi giá trị toàn cầu và sự tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 33 (12/2008).

2. Phạm Thị Thu Hiền, Vị trí của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong mạng lưới sản xuất Đông Á, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 21 (12/2006).

3. Đỗ Mạnh Hồng (2005), Tìm chỗ đứng cho công nghiệp Việt Nam trong mạng lưới phân công lao động quốc tế: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp để hội nhập và phát triển,

http://hoithao.viet-studies.info/2005_DMHong.pdf

4. Ngân hàng Thế Giới (2008), Điểm lại báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam.

5. Ngân hàng Thế Giới (2008), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của WB, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, tháng 12/2008.

6. Kenichi Ohno (2007), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

7. Trần Thị Ngọc Quyên, (2008), Mạng lưới sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử tại Đông Á, tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 33(12/2008).

8. TS. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), Dệt may Việt Nam thời kỳ hậu WTO: thực trang và giải pháp, tạp chí kinh tế và dự báo số 11(06/08).

9. Dương Minh Tuấn, Mô hình đàn nhạn bay và vị trí của Nhật Bản trong mạng lưới sản xuất Đông Á, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc á, số 7(89), 13-21.

10. Trần Văn Tùng (2007), Đông Á đổi mới công nghệ để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, NXB Thế giới.

11. Trần Văn Tùng – Trần Anh Tài (2008), Một số quan điểm lý thuyết về mạng lưới sản xuất toàn cầu, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8(148), 62-71.

12. Trần Văn Thọ (2005), Đại học Waseda Tokyo Nhật Bản, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.

13. Ngô Trung (2007), Khái quát một quy trình sản xuất chip thông dụng,

Thông tin công nghệ, http://www.thongtincongnghe.com/article/2244.


14. Vụ chính sách thương mại đa biên (2008), Quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam và nhu cầu hỗ trợ kĩ thuật trong quá trình đàm phán và triển khai các cam kết FTA.

Tài liệu tiếng Anh:

15. Ando, M. (2005), Fragmentation and Vertical Intra-Industry Trade in East Asia, Forthcoming in North American Journal of Economics and Finance.

16. Ando, M. & Kimura (2003), The formation of the international production and distribution networks in East Asia, NBER, http://www.nber.org/papers/w10167

17. Ando và Kimura (2004), The Economic Analysis of International Production/ Distribution Networks in East Asia and Latin America: The Implication of Regional Trade Arrangements, Keyio University.

18. Ando và Kimura (2005), Global Supply Chain in Machinery Trade and Sophisticated Nature of Production/distribution networks in East Asia, hội nghị thương mại Châu á Thái Bình Dương 2005 tổ chức tại đại học Hitotsubashi, Tokyo, Nhật Bản 30/07/2005.

19. Borrus, Michael, Dieter Ernst, and Stephen Haggard (2000), International production networks in Asia, London: Routledge. Và Dieter Ernst (1997), From partial to systemic globalization: IPNs in the electronics industry, BRIE working paper 98.

20. Chopa và Meindl (2001), Supply chain management: Stratergy, Planning, and Operations, Uper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc, chapter1.

21. Daisuke Hiratsuka, (2008), Production Fragmentation and Networks in East Asia Characterized by Vertical Specialization, IDE-JETRO.

22. Daniel Roduner, Agridea ( 2004), Analysis of existing theories, methodologies and discussions of value chain approaches with the development cooperation sector,

http://www.sdc-valuechains.ch/resources/resource_en_32.pdf

23. Deardorff, Alan V. (2001), Fragmentation across cones, In Sven W. Arndt and Henryk Kiezkowski, eds, Fragmentation: New production patterns in the world economy, Oxford University Press.

24. Dicken, P. (2003), Global shift: Reshaping the global economic map in the 21st century. Fourth edition. London: Sage Publications.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022