Tình Hình Sản Xuất Lương Thực Huyện Ứng Hòa Và Huyện Mỹ Đức Năm 1985 Và 1990


Cuối năm 1987, Huyện ủy triển khai thực hiện Quyết định 188 của Tỉnh ủy Hà Sơn Bình về một số vấn đề về quản lý và phân phối trong hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có quy định về đất đai canh tác, cách giao khoán trâu bò, các khoản chi phí của hợp tác xã. Tuy nhiên, Quyết định này cũng chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất trong các hợp tác xã, sự chuyển biến về kinh tế, xã hội còn chậm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, Tỉnh ủy đã đề ra 6 nhiệm vụ cơ bản, trong đó tập trung dứt khoát chuyển các đơn vị sản xuất kinh doanh, bảo đảm làm ăn hiệu quả, xóa bỏ thua lỗ; củng cố hợp tác xã về các mặt sở hữu, quản lý và phân phối, phát triển kinh doanh tổng hợp, cải tiến khoán sản phẩm...

Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp (khoán 10): chuyển nền kinh tế nông nghiệp mang nặng tính tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Huyện ủy Mỹ Đức đã đề ra kế hoạch hướng dẫn Đảng ủy các xã về một số biện pháp thực hiện Nghị quyết 10 như: giữ nguyên trạng ruộng đất ở các hợp tác xã, không xáo trộn; có 2 quỹ đất: quỹ đất 1 chia theo khẩu, quỹ đất 2 chia làm 2 loại: khoán thầu và đấu thầu; giữ nguyên trạng đất 5 % trước đây [8; tr 269]. Xã Lê Thanh là đơn vị điểm thực hiện một cách toàn diện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và hoàn thiện một bước về thực hiện Quyết định 188 của tỉnh ủy Hà Sơn Bình: hoàn thiện cơ chế khoán đến hộ xã viên... Khoán 10 của Đảng như đòn bẩy tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp - nông thôn phát triển. Các hộ gia đình xã viên huyện Mỹ Đức nhanh chóng bắt kịp cơ chế mới, chủ động đầu tư công sức vào sản xuất, cải tạo đất đai, áp dụng tiến bộ khoa học vào gieo trồng, tăng thêm lượng phân bón.

Thực hiện nghị quyết Trung ương V, kết luận 41 của Tỉnh ủy và Nghị định 64 của Chính phủ, huyện ủy Mỹ Đức tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế, đặc biệt là trong hợp tác xã nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ viên sản xuất. Có 96% số hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài [8; tr 270]. Đây chính là động lực làm cho người lao động yên tâm, phấn khởi đầu tư sản xuất và thâm canh tăng vụ đạt kết quả cao.


Về cơ cấu nội ngành nông nghiệp:

- Trồng trọt:

Huyện ủy lãnh đạo nhân dân tập trung sức đưa sản xuất lương thực, thực phẩm lên hàng đầu, coi trọng sản xuất lương thực cả lúa và màu; tận dụng đất đai để tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng và thực hiện thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, về trồng trọt, cây cơ bản vẫn là lúa, còn các loại cây trồng khác rất ít và sản lượng lúa đứng thứ 9 của tỉnh Hà Sơn Bình (27.990 tấn / 511.900 tấn):

Bảng 2.1. Diện tích trồng trọt các cây hàng năm - 1976


Các loại cây trồng

Năm 1976

Tổng số

15.685 ha

Cây lương thực (lúa)

14.188 ha

Cây rau đậu

759 ha

Cây công nghiệp

738 ha

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 6

[Nguồn: 27, tr 30 và 8 tr 264]

Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XVII (1/1989) đã nhấn mạnh phát triển kinh tế: tập trung giải quyết vấn đề lương thực đủ ăn, đóng góp cho Nhà nước ngày một tăng, có phần dự trữ, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đạt 55 - 60 ngàn tấn trong một năm, đồng thời phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa [8; tr 273].

Năm 1989, để tập trung cao độ thực hiện 3 chương trình kinh tế của Đảng, sản xuất nông nghiệp huyện được đẩy mạnh. Sản lượng cây trồng tăng nhanh: sản xuất lúa năm 1989 đạt 67,45 tạ/ ha; tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 55.013 tấn, tăng 18,4 % so với năm 1988 [8; tr 273 - 274].

Thực hiện 3 chương trình kinh tế (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, huyện Mỹ Đức đã tập trung sản xuất lương thực, đẩy mạnh thâm canh, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, tiếp thu giống mới, tổ chức các khâu dịch vụ nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, cơ chế Khoán 10 đã kích thích người lao động chăm lo sản xuất hơn trước. Sản xuất nông nghiệp năm 1988 có nhiều khởi sắc. Tổng lượng lương thực hai năm (1989 - 1990) đều đạt từ 48.000 tấn lên 55.672 tấn [67, tr 1].


Năm 1988, diện tích cây lương thực đạt 18.099 ha, tăng 12,4% so với các năm 1987. Năng suất lúa cả năm đạt 53, 8 tạ/ha, so với kế hoạch mới đạt 88,9%, nhưng so với năm 1987 tăng 25,9%. Riêng vụ chiêm xuân 1988 đạt năng suất 35 tạ/ha là vụ có năng suất cao nhất từ trước đến nay [8, tr 271].

Huyện Mỹ Đức bắt đầu tập trung khai thác tiềm năng đất đai, mặt nước để mở rộng trồng cây nông sản xuất khẩu, khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi thủy sản. Chính vì vậy, năm 1989, huyện Mỹ Đức đã có 11 hợp tác xã tiến hành trồng mới 176 ha [8, tr 274], trong đó có 56 ha chè [67, tr 2].

Nông nghiệp vốn là thế mạnh của huyện, tuy nhiên so với các huyện khác trong tỉnh thì huyện Mỹ Đức luôn ở vị trí thấp nhất và sự chuyển dịch trong trồng trọt rất chậm. Qua bảng so sánh với huyện Ứng Hòa - một huyện gần với huyện Mỹ Đức, có những nét tương đồng về điều kiện phát triển nông nghiệp, huyện Mỹ Đức chuyển biến kinh tế chậm và luôn thấp hơn huyện Ứng Hòa về diện tích và sản lượng, năng suất thấp, chủ yếu vẫn tập trung vào cây lúa, chưa có đầu tư, phát triển cây trồng khác.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lương thực huyện Ứng Hòa và huyện Mỹ Đức năm 1985 và 1990



Năm 1985

1990

Sản lượng lương thực quy thóc

Ứng Hòa

47.122 tấn

74.081 tấn

Mỹ Đức

31.957 tấn

52.218 tấn

Sản lượng hoa màu lương thực quy

thóc

Ứng Hòa

2.388 tấn

7.413 tấn

Mỹ Đức

3.894 tấn

6.165 tấn

Diện tích lúa cả năm

Ứng Hòa

20.593 ha

21.220 ha

Mỹ Đức

14.015 ha

14.303 ha

Sản lượng lúa cả năm

Ứng Hòa

44.734 tấn

66.670 tấn

Mỹ Đức

28.063 tấn

46.053 tấn

Diện tích ngô cả năm

Ứng Hòa

524 ha

1.169 ha

Mỹ Đức

561 ha

647 ha

Sản lượng ngô cả năm

Ứng Hòa

1.298 tấn

2.658 tấn

Mỹ Đức

1.024 tấn

1.263 tấn

Diện tích Khoai tây cả năm

Ứng Hòa

141 ha

876 ha

Mỹ Đức

122 ha

632 ha

Sản lượng khoai tây cả năm

Ứng Hòa

1.102 tấn

9.827 tấn

Mỹ Đức

1.037 tấn

7.664 tấn

Nguồn: [30, tr 24 - 45].


- Về chăn nuôi:

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như truyền thống sản xuất, tình hình chăn nuôi của huyện Mỹ Đức đã có sự đa dạng về chủng loại và có bước phát triển, xếp vị trí khá cao so với tổng lượng toàn tỉnh Hà Sơn Bình:

Bảng 2.3. Tình hình chăn nuôi huyện Mỹ Đức năm 1976


Chủng loại

Tỉnh Hà Sơn

Bình (tấn)

Huyện Mỹ

Đức (tấn)

Xếp hạng toàn tỉnh

Trâu

123.494

4.534

thứ 11/24

34.664

1.333

thứ 7/24

Lợn

531.509

25.051

thứ 12/24

Lợn nái

74.764

3.276

thứ 13/24

Lợn sữa

120.728

15.973

thứ 2/24

2.468.456

85.993

thứ 9/24

Ngan

64.175

5.094

thứ 4/24

Ngỗng

28.376

2.287

thứ 4/24

Chim Bồ câu

15.860

481

thứ 14/24

17.203

1.259

thứ 4/24

Nguồn: [27, tr 43, 44, 45, 47, 48]

Năm 1988, chăn nuôi của huyện tiếp tục có chuyển biến về số lượng cũng như chủng loại. Tổng đàn lợn toàn huyện có 27.000 con; đàn trâu, bò tăng nhanh từ 28% đến 33 % so với năm 1987 đạt 5.808 con. Một số xã có phong trào chăn nuôi rất phát triển như: Phù Lưu Tế, Tuy Lai, Đồng Tâm, An Tiến [8, tr 271]. Năm 1990, đàn lợn tăng 35%, đàn trâu, bò tăng 20 - 23% [8, tr 272]. Mặt khác, huyện đã triển khai sử dụng mặt nước thả cá bằng khoán thầu cho tập thể, tư nhân nên sản lượng cá hàng năm đều tăng: sản lượng cá thu được 1.321 tấn, tăng 32% [67, tr 2].

Như vậy, có thể thấy, chăn nuôi ở Mỹ Đức tuy có tăng nhưng tốc độ phát triển chậm hơn so với trồng trọt. Chăn nuôi mới giải quyết một phần yêu cầu phân bón, chưa giải quyết thích đáng đến yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân và nghĩa vụ đối với nhà nước. Ngành chăn nuôi của Mỹ Đức chủ yếu chỉ


phát triển ở một số loại truyền thống như gia súc (trâu, bò) và một số loại gia

cầm (gà, vịt).

Về máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt của huyện Mỹ Đức rất yếu kém so với toàn tỉnh Hà Sơn Bình. Qua bảng số liệu sau, cho thấy máy móc phục vụ nông nghiệp chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ, thậm chí không có máy phát điện, động cơ điện và máy nghiền thức ăn cho gia súc.

Bảng 2.4. Máy móc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Đức năm 1976

Số máy móc

Tỉnh Hà Sơn Bình

Huyện Mỹ Đức

Máy phát điện

39

0

Động cơ điện

730

0

Động cơ Điezen

2.229

159

Máy xay xát

1.082

37

Máy nghiền thức ăn gia súc

172

0

Cày theo công nông

224

11

Nguồn: [27; tr 26]

Công tác thủy lợi phục vụ nông nghiệp

Qua nhiều năm tích cực làm thủy lợi nhưng Mỹ Đức vẫn chưa thoát khỏi cảnh úng ngập. Năm thì úng đầu vụ gây trở ngại cho việc bảo đảm kế hoạch diện tích và thời vụ. Năm thì bị úng giữa vụ làm mất trắng gần hết diện tích lúa mùa. Ở Mỹ Đức, năm nào cũng có lượng mưa lớn hơn so với một số huyện trong tỉnh. Ở đây không chỉ phải đối phó với lượng mưa lớn hơn so với một số huyện trong tỉnh, mà còn phải đối phó với lượng nước tại chỗ, tức là phải chống đỡ với nguồn nước từ rừng núi xô ra và nước từ đồng cao thuộc huyện Chương Mỹ dồn xuống. Do đó, công tác phòng, chống úng bảo vệ lúa mùa ở đây khá nặng nề, phải có những biện pháp tích cực mới giải quyết được.

Năm 1976, nhân dịp kỷ niệm 86 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy họp ngày 11-5-1976 đã ra quyết định phát động chiến dịch thủy lợi mang tên “Chiến dịch 19-5”. Huyện đã huy


động tới hơn 10.000 lao động, vượt qua sự thiếu thốn về lương thực, làm việc với tinh thần “Nắng mưa là việc của trời / Không buông, tay kéo, không rời tay mai” đã hoàn thành các công trình trọng điểm như hồ Vân Mộng, hồ Vĩnh An, cơi đê sông Mỹ Hà.

Các công trình thủy lợi hoàn thành đã phát huy hiệu quả trong chống úng, chống hạn, bảo vệ mùa màng, phát triển sản xuất. Năm 1976, tổng diện tích gieo trồng đạt 15.846ha, bằng 92,5% so với kế hoạch, tăng 4,2% so với năm 1975. Riêng diện tích lúa đạt 13.368ha, vượt 0,5% kế hoạch đề ra, tăng 5% so với năm 1975. Diện tích đất trồng dâu, chăn tằm phát triển mạnh, với 650ha. Sản lượng kém năm 1976 là 260 tấn, tăng 20 tấn so với năm 1974 [17].

Năm 1979, Mỹ Đức là một trong 3 huyện của tỉnh Hà Sơn Bình hoàn thành vượt mức nghĩa vụ lương thực, thực phẩm với Nhà nước. Huyện tiếp tục phát động phong trào ra quân làm thủy lợi. Hầu hết hệ thống kênh mương được nạo vét; cả huyện đắp thêm 4 đập giữ nước; lập thêm 3-4 trạm bơm dã chiến bên bờ sông Đáy, làm cống xi phông dẫn nước qua sông Thanh Hà…

Huyện Mỹ Đức được xây dựng khá nhiều các công trình thủy lợi, phần lớn phục vụ chống úng, nhưng việc khoanh vùng chưa làm tốt. Do đó, các công trình thủy lợi này chưa phát huy tác dụng cao. Các hồ, ao ở vùng Thượng Lâm, Đồng Tâm không còn nước; nước hồ Quan Sơn, Vĩnh An kiệt dẫn; sông Thanh Hà chỉ còn khả năng cung cấp nước ăn. Năm 1980, huyện coi trọng chỉ đạo việc khép kín bờ vùng, chia huyện thành nhiều vùng nhỏ, bảo đảm mỗi trạm bơm là một vùng lúa an toàn. Trong mỗi vùng lớn lại xây dựng những cánh đồng ăn chắc để phóng lượng mưa quá lớn, không cứu được cả vùng thì vẫn có điều kiện cứu được từng cánh đồng ăn chắc. Để thực hiện được phương án này, ngay từ khi công việc chăm bón lúa xuân vãn, huyện phát động chiến dịch làm thủy lợi, phấn đấu hoàn thành việc tôn cao, khép kín bờ vùng và xây dựng cơ bản trước lúc bắt tay vào thu hoạch lúa xuân. Huyện huy động toàn bộ lao động ở các đội thủy lợi chuyên nghiệp lên làm các công trường tập trung của huyện. Những đoạn bờ đập thuộc các hồ chứa nước Vĩnh An, Quan Sơn, bờ đê Mỹ Hà là nơi xung yếu được huyện đầu tư lao động để


tôn cao, bồi trúc, ngăn nước trong rừng khỏi xô ra làm úng đồng ruộng. Huyện còn huy động lao động đào một con mương tiêu từ Đồng Tâm đi Phúc Lâm, dài 4 kilômet, có tác dụng tiêu nước ở đồng cao huyện Chương Mỹ ra thẳng sông Đáy. Hàng ngày, toàn huyện có hơn 1.000 lao động lên các công trường làm thủy lợi.

Các xã dành phần lớn số lao động làm thủy lợi nhỏ tập trung vào việc tôn cao, khép kín bờ vùng, nạo vét kênh tiêu. Ở xã Hương Sơn, hàng ngày có hàng trăm lao động làm thủy lợi, phấn đấu khép kín bờ vùng trong tháng 4. Toàn huyện có 80 máy bơm nước chạy điện phục vụ tiêu úng và hàng trăm máy bơm chạy dầu. Để phát huy hiệu lực của các phương tiện chống úng này, ngay từ cuối tháng 3 hàng năm, huyện đã kiểm tra, sửa chữa tòan bộ máy bơm điện và sửa chữa các trạm bơm, nạo vét bùn ở bể hút, kênh tiêu, bảo đảm khi tình huống xảy ra, các trạm bơm đều hoạt động ngay được. Năm 1980, trạm bơm Phú Yên đặt xong 10 máy hoàn chỉnh, bảo đảm tiêu úng cho gần 1.000 ha lúa của xã Hương Sơn. Các hợp tác xã còn giao cho mỗi lao động chuẩn bị một chiếc gàu [18].

Đến cuối kế hoạch 5 năm 1981-1985, Mỹ Đức đã hoàn thành về cơ bản kế hoạch thủy lợi hóa, một biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp, bảo đảm cho việc tưới tiêu theo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng, phục vụ thâm canh tăng năng suất lúa, hoa màu. Với kết quả đạt được trong công tác thủy lợi đã định hình cơ bản thủy lợi nội đồng và giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống tưới tiêu đồng bộ, các trạm bơm điện, bơm dầu, cống lớn; đồng ruộng được quy hoạch, khai phá mở rộng, cải tạo đã tạo điều kiện nâng đa số diện tích canh tác lên hai, ba vụ trong năm. Những thành tựu đạt được trong thủy lợi đã tạo ra cơ sở vững chắc, có ý nghĩa nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Mỹ Đức.

Kinh tế lâm nghiệp và ngư nghiệp

Huyện Mỹ Đức chưa có những quyết sách thúc đẩy phát triển, mặc dù địa phương có nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển hai ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp. Sản xuất ngư nghiệp chưa được định hình rõ ràng,


thành một ngành độc lập. Chủ yếu là nuôi, thả cá mang tính chất kinh tế hộ gia đình. Còn ngành lâm nghiệp, với địa thế là vùng núi, có nhiều sản vật đặc trưng, nhưng huyện Mỹ Đức chưa khai thác tiềm năng. Nhân dân các xã vùng ven đồi núi đơn thuần chỉ lên rừng hái củi, hái quả và săn bắt các sản vật nhỏ... cho nên, ngành lâm nghiệp của huyện thời kỳ này không có đóng góp về mặt giá trị kinh tế của tỉnh Hà Sơn Bình [27; tr 68].

* Thủ công nghiệp

Mỹ Đức là nơi sớm có nghề trồng dâu nuôi tằm. Thời thuộc Pháp, bọn tư bản công nghiệp đã rất chú ý đến tiềm năng to lớn của nhân dân Mỹ Đức về sản xuất tơ lụa. Sau năm 1975, cùng với sản xuất lương thực và dâu tằm, sản xuất thủ công nghiệp trong giai đoạn này đã mở thêm một số nghề mới tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: thêu, ren, đánh đá, nung vôi... các hợp tác xã thủ công nghiệp đã thực hiện việc cải tiến quản lý, cải tiến công cụ lao động, bước đầu làm ăn có lãi: nghề dệt Phùng Xá, thêu Đại Nghĩa. Tổng giá trị sản xuất thủ công nghiệp năm 1976 là 4.731.048 đồng, đạt 103,8% kế hoạch, trong đó hàng xuất khẩu chiếm 17,3% [27, tr 67].

Nhằm phát triển kinh tế toàn diện ngày 12-12-1978, Huyện uỷ Mỹ Đức ra Nghị quyết số 29 về việc đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng Mỹ Đức thành huyện có kinh tế công - nông nghiệp. Nghị quyết của Huyện uỷ chỉ rõ: Đối với các hợp tác xã có nghề truyền thống như thêu xuất khẩu ở xã Đại Nghĩa và nghề dệt lụa ở xã Phùng Xá và Đốc Tín phải tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đưa điện vào sản xuất, phát triển thêm nhiều mặt hàng mới. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp thì cân đối lại lao động, mở lớp dạy nghề, đưa từ 30 - 40% lao động nông nghiệp sang làm nghề thủ công [8; tr 218].

Đến năm 1987, thực hiện ba chương trình kinh tế của Đảng, một số hợp tác xã đã đổi mới cơ chế và có nhiều chính sách khuyến khích phát triển một số hợp tác xã thủ công nghiệp như ở xã Phùng Xá mở thêm hai tổ dệt; Hương Sơn mở thêm nghề chế biến dong riềng; xã Tuy Lai tổ chức sản xuất hàng mây tre đan, nhiều hợp tác xã phát triển nghề thảm bẹ ngô... Các hợp tác xã được đầu tư thêm về sản xuất thủ công. Tuy vậy, sản lượng chưa đạt

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí