Tình Hình Chăn Nuôi Trâu, Bò, Lợn Của Huyện Mỹ Đức Từ Năm 1991 Đến 1995


Nhìn chung, diện tích và sản lượng các cây công nghiệp đều tăng.

Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cây dâu tằm. Đây là một trong những loại cây thế mạnh của huyện Mỹ Đức, được trồng ở các vùng đất bãi ven sông Đáy kéo dài từ xã Đồng Tâm đến xã Hương Sơn. Mỹ Đức là vùng dâu tằm nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũng như của đồng bằng sông Hồng. Phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm - nghề truyền thống của huyện. Những năm trước đây, đã có thời kỳ diện tích dâu đạt 700 ha, sản lượng kén đạt 245 tấn/ năm. Vào cuối những năm 80, nghề trồng dâu, nuôi tằm đem lại hiệu quả thấp, nên toàn huyện chỉ có 18 ha (năm 1988). Tuy nhiên, đến năm 1992, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nghề trồng dâu, nuôi tằm chuyển biến mạnh mẽ. Năm 1992, diện tích dâu đạt 177,37 ha [8; tr284].

Thực hiện chương trình 327 của Chính phủ, Mỹ Đức tập trung trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (mơ, nhãn, cam, quýt, vải thiều)... ở vùng rừng đặc dụng Hương Sơn và 10 xã ven núi.

+ Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, sản xuất tư nhân nên giai đoạn này có xu hướng gia tăng về số lượng và chủng loại.

Về số lượng các loại con truyền thống như trâu, bò, lợn đều ổn định qua các năm:

Bảng 2.8. Tình hình chăn nuôi trâu, bò, lợn của huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến 1995

Chủng loại

Thực hiện qua các năm (đơn vị: con)

1991

1992

1993

1994

1995

Trâu

4.521

4.629

4.462

4.238

4.056

6.205

6.416

6.392

6.310

6.800

Lợn

28.246

30.540

34.549

40.414

40.420

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 9

[33; tr 43 -44 - 45]

Năm 1992, ngoài đàn trâu, bò và lợn ổn định về số lượng, đã xuất hiện thêm đàn bò lai sin 150 con (tăng 300%); đàn dê tăng mạnh, có 52 hộ nuôi dê với 2.500 con, tăng 57, 8%. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã xuất hiện những


điển hình chăn nuôi theo hướng đa dạng có thu nhập cao từ 10 - 20 triệu đồng/ năm, tập trung tại các xã: Tuy Lai, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, An Phú, Đại Hưng và Lê Thanh [8; tr 286]. Năm 1995, chăn nuôi thủy sản đang được phát triển rộng rãi ở các xã. Cả huyện có 115 hộ nuôi các con đặc sản có giá trị kinh tế cao (như ba ba, cá trê lai, rắn...)

Ngoài ra, huyện Mỹ Đức còn đa dạng hóa trong chăn nuôi. Bên cạnh những con truyền thống và đạt được kết quả cao so với một số huyện khác trong tỉnh về nuôi dê và nuôi ong.

Bảng 2.9. Tình hình chăn nuôi vùng gò đồi tỉnh Hà Tây năm 1995




Ngựa

(con)


Dê (con)


Thỏ

(con)

Đàn

ong

Sản lượng kén tằm

(tấn)

Số tổ

Số lượng mật (kg)

Toàn tỉnh

475

2.913

561

1.402

4.898

280

Vùng Gò đồi

161

2.363

345

1.244

4.169

190

Sơn Tây

-

296

75

242

634

-

Ba Vì

12

482

150

494

1.865

23

Thạch Thất

-

-

-

-

-

-

Quốc Oai

55

-

-

-

-

2

Chương Mỹ

76

42

100

128

640

15

Mỹ Đức

18

1.543

20

380

1.030

150

[132; tr 159]

* Lâm nghiệp:

Mặc dù là một huyện bán sơn địa, vừa có đồng bằng, vừa có rừng. Nhưng giá trị kinh tế của rừng đem lại cho huyện giai đoạn này chưa cao. Vì vậy, năm 1991, huyện Mỹ Đức đã thực hiện được 2 chương trình lớn: Chương trình PAM trồng cây phân tán đạt 1.090.505 cây; chương trình PAM trồng cây tập trung ở 2 xã An Phú và Tuy Lai được 257 ha, với 771 nghìn cây [8; tr 278]. Kinh tế lâm nghiệp chỉ đóng góp 7,0 % trong tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp của Huyện [34, tr 11]. Diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện năm 1994 là 648 ha [34, tr 11], tập trung chủ yếu ở các xã: Hương Sơn, Hùng


Tiến, An Tiến, An Phú với 82,1% diện tích và các xã Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Hợp Thanh, Hợp Tiến. Rừng của huyện Mỹ Đức có giá trị kinh tế thấp, chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, còn diện tích rừng trồng còn ít, chưa cho trữ lượng.

- Ngư nghiệp:

Huyện Mỹ Đức có nhiều điều kiện để phát triển ngành thủy sản, nhờ vào mạng lưới mặt nước hiện có, ngành thủy sản đã có những bước tiến đáng kể: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 1995 là 558,6 ha; sản lượng cá thu được là 1321 tấn, tăng 32% so với năm 1991. Chăn nuôi thủy đặc sản đang được phát triển rộng rãi ở các xã. Huyện Mỹ Đức đã có 115 hộ nuôi các con đặc sản có giá trị kinh tế cao (như dê, ba ba, cá trê lai, rắn...)

b) Thủ công nghiệp

Nếu như sản xuất thủ công nghiệp giai đoạn 1986 đến 1991 giảm sút không đạt được kế hoạch do không có thị trường, chưa nhanh nhạy chuyển mặt hàng phục vụ nội địa và xuất khẩu. Từ năm 1992 có bước phát triển. Thủ công nghiệp tư nhân ngày càng phát triển. Giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp đạt 7,5 tỷ đồng. Một số nghề truyền thống như thêu, ren, ươm tơ thủ công tại gia đình được khôi phục và phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 16% [68, tr 2].

Một số ngành nghề truyền thống như: Dệt lụa Vạn Phúc, cơ kim khí, rèn Đa Sỹ, vật liệu xây dựng vẫn được duy trì sản xuất. Năm 1994, giá trị tổng sản lượng đạt 32.735 triệu đồng (giá cố định 1989) bằng 127% kế hoạch, tăng 39% so với năm 1993; năm 1995 đạt 37.007 triệu đồng, vượt 25% mục tiêu phấn đấu do Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ đề ra. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Huyện năm 1995 chiếm 45,23% [119; tr 65 - 67]. Tuy nhiên, việc chỉ đạo khôi phục làng nghề dệt, cài nghề vào một số hợp tác xã nông nghiệp thuần nông còn rất chậm.

c) Công nghiệp

Mỹ Đức là một huyện thuần nông nên công nghiệp chậm phát triển, chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong nên kinh tế: 15,3% năm 1995. Sản phẩm công


nghiệp chủ yếu là do kinh tế tư nhân, tập thể, hộ gia đình đảm nhận, chiếm 92,6%, phần còn lại là thuộc công nghiệp trung ương [34; tr 22] và cơ bản là công nghiệp chế biến, còn công nghiệp khai thác rất ít, do nhà nước trực tiếp quản lý:

5%

15%

Công nghiệp chế biến

Công nghiệp khai thác

80%

Công nghiệp khác

Biểu đồ 2.1. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp huyện Mỹ Đức năm 1995

- Nhóm các ngành công nghiệp chế biến: thời kỳ này ở Mỹ Đức đã có chuyển biến đáng kể về ngành nghề: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có nhà máy C5 (của quân đội) hoạt động liên tục với các sản phẩm chính là gạch, ngói: 10,5 triệu viên/ năm; công nghiệp xây xát, chủ yếu là gạo với 25.850 tấn gạo/năm; công nghiệp dệt khăn mặt phát triển mạnh ở xã Phùng Xá, cả xã có 2 tổ hợp sản xuất quy mô lớn với 750 hộ có 1.250 máy cửi (trung bình 1,66 máy/hộ), sản lượng khăn liên tục tăng cao. Năm 1995 sản xuất được 93.650 chiếc khăn tổ ong, xuất khẩu 865.267 và 15.000 ở nội địa [34].

Khi nền nông nghiệp của huyện chưa đạt đến trình độ cơ giới hóa cao, thì sản phẩm cơ khí tiêu dùng và chế biến công cụ cầm tay như cuốc, xẻng, liềm... có khả năng tiêu thụ lớn, sản phẩm liên tục tăng cao. Huyện có một xưởng nông cụ lớn đặt ở thị trấn Tế tiêu và nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, rải rác


trong huyện chuyên sản xuất xe bò cải tiến, sản xuất nông cụ. Năm 1995, huyện Mỹ Đức đã sản xuất được 16.000 chiếc [34]. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất dụng cụ lao động có quy mô nhỏ, phân tán, kĩ thuật thô sơ.

- Nhóm ngành công nghiệp khai thác: chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Mỹ Đức, chủ yếu là ngành khai thác đá, cát sông và bùn.

+ Khai thác đá: làm nguyên liệu nung vôi, làm đường, đá xây dựng cung cấp cho nhu cầu xây dựng - phát triển cơ sở hạ tầng trong huyện và các vùng phụ cận như: Ứng Hòa, Thanh Oai, Hà Đông... Đá được khai thác nhiều nhất ở xã Hợp Tiến.

+ Khai thác cát: Việc khai thác cát tiến hành mạnh trên sông Đáy, suốt dọc từ xã Đồng tâm đến xã Hương Sơn, song tập trung nhiều nhất là khu vực ven thị trấn Tế Tiêu với nhiều xuồng hút cát tư nhân, khai thác có hiệu quả, cung ứng xây dựng cho huyện và vùng phụ cận.

+ Khai thác than bùn: phục vụ cho hợp tác xã sản xuất phân vi sinh Thượng Lâm, song do hạn chế về công nghệ nên khả năng phát triển còn hạn chế, quy mô nhỏ, sản lượng mới chỉ đạt khoảng 1000 tấn/năm.

- Nhóm ngành công nghiệp khác: như sản xuất, phân phối điện, nước, ươm tơ cũng đã được chú ý phát triển. Tuy nhiên, các ngành này còn non trẻ và chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của huyện (5%).

Như vậy, so với giai đoạn trước năm 1991, huyện Mỹ Đức đã bắt đầu phát triển ngành công nghiệp, hình thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; hình thành các nhóm ngành công nghiệp, chủ yếu phục vụ địa phương. Tuy niên, sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé so với tiềm năng của vùng. Tổng giá trị công nghiệp chưa cao, chủ yếu vẫn là công nghiệp chế biến và chưa thu hút được nhiều lao động.

d) Thương mại, du lịch

- Thương mại:

Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành thương mại Mỹ Đức cũng phát triển, nhất là từ năm 1995. Mỹ Đức từng bước hình thành


một nền thương mại thông thoáng, từng bước hòa nhập vào thị trường của tỉnh và cả nước.

+ Hoạt động thương mại của huyện hướng vào kinh doanh phục vụ khách nội địa, do đó hoạt động nội thương là chính. Các mặt hàng tiêu dùng chủ yếu là lương thực, thực phẩm, muối, dầu hỏa, vải, giấy vở học sinh, đồ dùng gia đình... các mặt hàng tiêu dùng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng hóa buôn bán, bán lẻ của huyện. Tổng mục bán lẻ của huyện năm 1995 là 8,2 tỉ đồng [34].

+ Các mặt hàng bán ra ngoài huyện chủ yếu là đá, gạch, vôi, cát, tơ tằm, khăn mặt, lương thực, thực phẩm... với thị trường chính là Hà Đông, Hà Nội, Hòa Bình. Còn các mặt hàng từ ngoài huyện cung cấp cho Mỹ Đức là xăng dầu, hóa chất, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc...

+ Huyện Mỹ Đức đã hình thành một mạng lưới kinh doanh khá nhanh về số lượng cơ sở kinh doanh, đa dạng và phong phú về hàng hóa, trong đó mạng lưới chợ là quan trọng nhất với thị trấn Tế Tiêu và 3 thị tứ Hương Sơn, Kênh Đào, Cầu Dậm, ngoài ra còn có nhiều chợ nhỏ. Bình quân 1 chợ/xã và nhiều chợ tạm, chợ cóc ở các thôn. Ngoài ra, hoạt động mua bán nông sản còn diễn ra trong từng thôn, xóm nhỏ hoặc tại nhà dân.

Số người tham gia kinh tế ngày càng nhiều, đã hình thành những trung tâm trao đổi, mua bán vật tư, hàng hóa, tạo nên màng lưới hoạt động dịch vụ sản xuất và đời sống ngày càng phong phú, đa dạng theo yêu cầu của cuộc sống như: Dịch vụ ăn uống, may mặc, sửa chữa cơ khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, vận tải… Năm 1994, doanh thu thương nghiệp dịch vụ đạt 71,5 tỷ đồng, tăng 33,7 % so với năm 1993, năm 1995 đạt 81,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,4 % trong GDP của Huyện. Thuế thương nghiệp, dịch vụ chiếm 56% tổng thu ngân sách Và theo thống kê, năm 1990 số hộ tiểu thương và dịch vụ là 1.372, năm 1995 là 1.577 [119; tr 74].

Như vậy, hoạt động thương mại của huyện Mỹ Đức có nhiều phát triển. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là nội thương. Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương được huyện quan tâm, và huyện cũng có nhiều tiềm năng, nhưng chưa có


hàng xuất khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu phần nhiều vẫn là hóa chất, phân bón, máy móc, thiết bị, phụ tùng và hàng tiêu dùng.

- Du lịch:

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển du lịch, địa hình độc đáo, nhiều lễ hội, nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có chùa Hương - là điểm du lịch nổi tiếng. Vì vậy, năm 1993, huyện Mỹ Đức đã đã tập trung đầu tư hơn 7 tỷ đồng [8; tr 287] nâng cấp đường giao thông, bến bãi, tôn tạo và phục chế các công trình trong khu vực thắng cảnh bị xuống cấp như: Nhà Tam Bảo, cổng Thiên Nam Môn... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan. Các ngành dịch vụ đều phát triển, các thành phần kinh tế tham gia, kinh doanh nhiều mặt hàng phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân, giải quyết hàng nghìn lao động. Năm 1993, thắng cảnh Hương Sơn đón 33 vạn khách tham quan tăng 6 vạn so với năm 1992 [8, tr 287]. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm về dịch vụ du lịch là 26,5% và đang dần trở thành kinh tế mũi nhọn của Huyện [8, tr 288].

Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 1994, huyện bắt đầu khai thác khu du lịch Quan Sơn trở thành khu du lịch sinh thái nghỉ ngơi cuối tuần và sinh thái hồ khá hấp dẫn, đặc biệt với du khách từ Hà Nội và các vùng phụ cận.

Như vậy, có nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch nhưng giai đoạn này, vì điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, nên huyện chưa khai thác hết các điểm du lịch, chưa có sự đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng để xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của huyện.

e) Giao thông vận tải, xây dựng cơ bản

- Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông của huyện Mỹ Đức chủ yếu là đường ô tô và đường thủy. Trong những năm 1991 - 1995, huyện Mỹ Đức đã xây dựng được nhiều công trình quan trọng:

+ Xây được 41 km đường trục huyện, trong đó có 15 km đường nhựa với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng (Năm 1993, đường trục huyện được thông suốt)[8, tr 289].

+ Bắt đầu từ 1995, huyện xây dựng các đường liên thôn. Một số xã như Hợp Thanh, Hợp Tiến, Vạn Kim làm đường nhựa liên thôn; xã Mỹ Thành làm


đường bê tông, các xã Tuy Lai, An Mỹ, Xuy Xá, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, Đại Hưng... làm đường cấp phối.

+ Ngoài ra, huyện còn thực hiện dự án nâng cấp lòng đường huyện lộ kéo dài từ xã Đồng Tâm đến xã Hương Sơn, tạo điều kiện để các xã tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế với các huyện lân cận cũng như các địa phương khác ngoài tỉnh; nối thị trấn Tế Tiêu đến các xã trong huyện.

Giao thông đường thủy của huyện có tổng chiểu dài 78km, trong đó sông Đáy là 48 km, sông Mỹ Hà là 30 km, giá trị vận chuyện khong cao, chủ yếu vận chuyện các loại hàng: than, cát, tre, gỗ, đá...

Việc mở rộng, nâng cấp đường sá, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, nhất là nguồn thu ngân sách: năm 1992, đã thu thuế của 93 xe/110 xe là 40 triệu đồng, góp vào ngân sách chung của huyện là 741 triệu đồng [19]

Mỹ Đức còn có cảng sông Tế Tiêu, song giai đoạn này khai thác ít.

- Về xây dựng cơ bản: Tất cả các xã trong huyện đều được cấp điện.

- Các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu nông nghiệp: huyện đã cùng với cơ sở đầu tư vốn, đào đắp nâng cấp toàn bộ tuyến đê bao, kè các đoạn đê ven sông Đáy bị sạt lở (ở thị trấn Tế Tiêu, Phùng Xá, Phúc Lâm...). Xây dựng được 3 chiếc cầu ở các xã Xuy Xá, Phúc Lâm, An Tiến. Làm mới các trạm bơm An Phú, La Làng xã Hợp Tiến, Áng Thượng xã Lê Thanh, Tảo Khê xã An Mỹ, Trinh Tiết xã Đại Hưng. Nâng công suất các trạm bơm đầu mối quan trọng ở các xã An Mỹ, Xuy Xá, Phù Lưu Tế, Bạch Tuyết...

g) Hoạt động tài chính, ngân hàng

Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, hoạt động tài chính ngân hàng cũng có nhiều chuyển biến: Đẩy mạnh thu để đáp ứng nhu cầu chi thiết yếu, phục vụ kịp thời cho các nhiệm vụ chung; coi trọng thu chi ngân sách huyện, xã không để sót nguồn thu, thu đúng, thu đủ, tiết kiệm. Vì vậy, năm 1995, tổng thu ngân sách huyện tăng 50% so với năm 1991 (trong đó dành 20% để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và công trình phúc lợi): Năm 1991,

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí