Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và ở địa phương nói riêng là một mảng đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu. Đã có nhiều công trình, bài viết đề cập đến vấn đề này dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Có thể chia thành các nhóm công trình như sau:
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới
Năm 1986, đất nước đổi mới toàn diện, có rất nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học tập trung nghiên cứu về sự sự chuyển biến kinh tế và xã hội của đất nước. Trước hết phải kể đến, cuốn “Đổi mới đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại”của Trường Chinh, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1987. Tác giả đã chỉ ra một số sai lầm của cơ chế quản lý kinh tế ở Việt nam trước 1986 và nêu quan điểm kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế và củng cố quan hệ sản xuất mới, đổi mới quản lý kinh tế. Đây là cơ sở lý luận giúp luận án luận giải về chuyển biến kinh tế của địa phương Mỹ Đức.
Tác giả Nguyễn Văn Thường với cuốn“Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam: Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam” do Nxb KHXH xuất bản năm 2007. Tác giả đã phân tích, lý giải những thành tựu quan trọng của các lĩnh vực đời sống xã hội qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước, trong đó có đề cập đến đường lối đổi mới công nghiệp, chính sách an sinh xã hội, những giải pháp thúc đẩy giáo dục... Qua đó, chúng ta hiểu rõ hơn về sự chuyển biến kinh tế, xã hội dưới tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 1
- Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 2
- Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Huyện Mỹ Đức Trước Năm 1991
- Tình Hình Sản Xuất Lương Thực Huyện Ứng Hòa Và Huyện Mỹ Đức Năm 1985 Và 1990
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Về sự đổi mới kinh tế của đất nước còn có một số công trình tập trung nghiên cứu về quá trình đổi mới tư duy của Đảng như: “Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng (1986-2005)” của Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Lê Ngọc Tòng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; “Đổi mới tư duy lý luận của Đảng về CNH, HĐH ở nước ta” do Lê Quang Phi chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007; đáng chú ý là cuốn“Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam”, Nguyễn Duy Quý, Nxb KHXH, Hà Nội, 2009. Đặc biệt là cuốn sách của tác giả Nguyễn Duy Quý đã đề cập đến quá trình đổi toàn diện, đồng bộ của Đảng, đặc biệt là đổi mới tư duy, trong đó là tư duy kinh tế: chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả Nguyễn Ngọc Hà với công trình của “Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011)”, Nxb Chính trị -Sự thật, Hà Nội, 2012, đã làm rõ quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương của Đảng cũng như quá trình triển khai thực hiện đường lối phát triển kinh tế về nông nghiệp.
Về sự chuyển biến kinh tế, đặc biệt là sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Một số tác giả cũng đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: Phan Thanh Phố, “Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Giáo Dục , Hà Nội, 1996; Nguyễn Văn Khanh với “Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới”, Nxb CTQG, Hà Nội 2003, Vũ Hồng Tiến, “Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam”, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005; Nguyễn Xuân Oánh, “Đổi mới - Vài nét lớn của một chính sách kinh tế Việt Nam”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Các công trình trên đã đề cập trực tiếp các vấn đề kinh tế, xã hội trên cả nước với nhiều cách tiếp cận khác nhau như: chuyển biến cơ chế quản lý, chuyển biến về cơ cấu (ngành,
thành phần, vùng) kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; đề cập đến các vấn đề xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và khẳng định trong thực tế chủ trương của Đảng trong đổi mới là đúng đắn.
Bàn về chuyển biến cơ cấu kinh tế, một số công trình đi sâu vào từng lĩnh vực: thành phần, cơ cấu ngành, vùng kinh tế. Cuốn “Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế” do Đỗ Hoài Nam chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993. Tác giả đã nêu thực trạng nền kinh tế Việt Nam và các thành phần kinh tế, đánh giá lại vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, tư nhân, gia đình) đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Năm 2001, tác giả Vũ Đình Bách chủ biên cuốn:“Đổi mới tăng cường các thành phần kinh tế nhà nước: lý luận, chính sách và giải pháp” do Nxb CTQG, Hà Nội xuất bản. Công trình làm rõ lý luận cơ bản về thành phần kinh tế nhà nước, vai trò của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp thúc để làm cho kinh tế nhà nước thể hiện được vai trò là điều tiết nền kinh tế.
Nghiên cứu về các thành phần kinh tế, còn có công trình nghiên cứu về thành phần kinh tế tư nhân. Luận án tiến sĩ lịch sử của Phạm Thị Lương Diệu về đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005”, bảo vệ tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012, đã làm rõ đường lối của Đảng trong quá trình lãnh đạo kinh tế tư nhân thời kỳ đổi mới.
GS.TS. Đỗ Hoài Nam, tác giả của cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn”, Nxb KHXH, Hà Nội, 1996. Tác giả chỉ tập trung vào cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta và chỉ rõ trong các ngành kinh tế, mỗi địa phương phải có những chiến lược để xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp với đặc trưng, tiềm năng của từng vùng.
Về sự chuyển biến cơ cấu vùng kinh tế, có nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú đồng chủ biên cuốn “Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006, các tác giả đã phân tích, đánh giá các lợi thế so sánh vùng kinh tế ở các địa phương đáp ứng công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu kinh tế vùng, phải kể đến công trình nghiên cứu chuyên khảo của tác giả Lê Thu Hoa: “Kinh tế vùng ở Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn”, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2007, là một công trình đã đề cập đến lý thuyết kinh tế tăng trưởng đối với sự phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam.
Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng - tác giả của cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, đã đi sâu phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng có sự chuyển biến mạnh mẽ từ năm 1986 đến năm 2000. Các tác giả đã làm rõ những nhân tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng, từ đó đánh giá những nét đặc trưng riêng của khu vực này.
Cuốn: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của TS. Đỗ Thị Thanh Loan, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2016. Tác giả đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời tác giả đã phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế những năm gần đây gắn với những mối quan hệ chủ yếu, phát hiện các vấn đề đặt ra; từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế.
TS. Phạm Thị Khanh làm chủ biên cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. Đây là công trình đề cập tới những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững của một số nước châu Á, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Trên cơ sở nêu lên thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu chuyên sâu của các nhà Kinh tế học, Chính trị học đề cập đến lí luận, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là Vũ Đình Bách, “Kinh tế học vĩ mô”, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2013; Lê Văn Sang “Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới”, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2014... Các tác giả biên soạn các công trình với mục đích giảng dạy, làm cơ sở lý luận về những vấn đề kinh tế học: tăng trưởng, phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
Kinh tế của đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổng kết 30 năm đổi mới đất nước, năm 2016, Ban Kinh tế Trung ương xuất bản cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”,Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Công trình nghiên cứu đã góp phần thể hiện bức tranh tổng quát về quá trình phát triển tư duy lý luận và tổ chức, kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần tuyên truyền, khẳng định sự đúng đắn và thành quả, cũng như sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện những chủ trương,
định hướng, giải pháp xử lý hiệu quả các vấn đề đặt ra về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh mới; nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng phát triển, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Năm 2017, xuất bản công trình“Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta - Lý luận và thực tiễn” của PGS. TS Vũ Văn Phúc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra những đặc trưng mang tính quy luật, bản chất của kinh tế thị trường; thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đánh giá những mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó; đưa ra những kiến nghị xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới.
Bên cạnh sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, xã hội cũng không ngừng phát triển. Các nhà quản lý, nhà khoa học cũng tập trung vào nghiên cứu về sự chuyển biến của xã hội.
Tác giả Trần Nguyễn Tuyên với công trình“Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội” Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2010, đã làm rõ những quan niệm về tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế học, các tổ chức kinh tế, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam là tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội là sự phát triển bền vững của đất nước.
Cuốn “Cơ cấu xã hội Việt Nam và những vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đổi mới” của nhóm tác giả Đỗ Nguyên Phương và Trần Xuân Kiên, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2010. Các tác giả đã cho thấy rằng, để giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cơ cấu xã hội - giai cấp với tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, yêu cầu quan trọng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay là phải phát huy được sức mạnh tổng thể của dân
tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sức mạnh của cả dân tộc chỉ có thể được phát huy khi mọi thành viên trong xã hội đều có khả năng nhận được sự công bằng tương đối trong từng lĩnh vực cụ thể; đồng thời việc thực hiện các biện pháp huy động sức mạnh đó lại chính là cơ chế để giải quyết công bằng dựa trên các thành quả tăng trưởng.
PGS, TS. Nguyễn Văn Mạnh chủ biên cuốn “Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam”, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010. Tác giả đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội và đưa ra khái niệm, nội dung cơ bản của phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; Phân tích quan điểm và chủ trương, chính sách của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới trên mọi mặt của đời sống xã hội: giáo dục và đào tạo, dân số, kế hoạch hóa gia đình, y tế, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo...
Năm 2016, PGS. TS. Nguyễn Thọ Khang - TS. Bùi Thị Kim Hậu công bố công trình “Giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội ở Việt Nam cấp bách hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. Tác giả đã luận giải cơ sở lý luận chung về giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; nhận thức của đảng ta về giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách từ Đại hội VI đến nay, thực trạng giải quyết qua các thời kỳ; những giải pháp để giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở nước ta trong thời gian tới.
Tác giả Nguyễn Đình Lê (chủ biên), với công trình “Một số vấn đề biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1986 – 2000)”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2017, đã cho thấy cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội có quan
hệ chặt chẽ với nhau, sự chuyển biến cơ cấu kinh tế luôn tác động đến biến chuyển cơ cấu xã hội và ngược lại. Tác giả đã làm rõ một số nội dung: những yếu tố tác động đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam; biến đổi kinh tế và biến đổi xã hội Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000.
Ngoài ra còn có nhiều luận văn, luận án đi sâu nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm phát triển kinh tế gắn với thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong thời kỳ đổi mới. Có thể kể đến các luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng của Phạm Đức Kiên về “Đảng lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2006”, bảo vệ năm 2011 tại Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh; Luận án Tiến sĩ lịch sử đảng của Lê Nhị Hòa về “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm 2006”, bảo vệ năm 2012 tại Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ của Lê Quang Phi về đề tài “Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến năm 2002”, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh năm 2012, đã làm rõ yêu cầu khách quan chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; làm rõ, chủ trương, quá trình lãnh đạo, thành tựu, hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các công trình và bài viết trên đây mặc dù trình bày ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng là những tài liệu quan trọng cung cấp nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn giúp chúng tác giả định hướng nghiên cứu để hoàn thành luận án.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tây
Về lịch sử Hà Tây và tình hình kinh tế, xã hội của Hà Tây đã có một số tác giả nghiên cứu, chủ yếu dưới dạng các bài báo đăng trên các tạp chí, hoặc là một số công trình mang tính khái quát.