Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu


Năm 1973, Chi Cục Thống kê Hà Tây đã xuất bản cuốn “4 năm xây dựng kinh tế văn hóa của tỉnh Hà Tây” (1969 - 1972). Đây là công trình dưới dạng là một tập tài liệu lưu trữ có 27 trang, nhưng đã cung cấp những thông tin cơ bản về địa lý, dân số cũng như các chỉ tiêu tổng hợp kinh tế quốc dân, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thương nghiệp, y tế, văn hóa, đời sống của tỉnh Hà Tây trong 4 năm 1969 đến năm 1972. Tài liệu này góp phần làm rõ về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức trước năm 1991.

Năm 2004, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội đã xuất bản cuốn “Hà Tây thế và lực mới trong thế kỷ XXI”. Công trình này đã khái quát về con người và mảnh đất Hà Tây qua các giai đoạn hình thành và phát triển, với những danh nhân tiêu biểu, những di tích lịch sử - văn hóa và những nền tảng cơ bản về kinh tế - xã hội; các tác giả đã trình bày tổng quan các lĩnh vực của tỉnh Hà Tây: tổ chức chính trị - xã hội, - an ninh - quốc phòng, tổ chức hành chính, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, các tác giả đã làm rõ về các ngành kinh tế trọng điểm, các thành phần kinh tế, các làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp, các dự án hợp tác quốc tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội (báo chí, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao...). Trên cơ sở đó, các tác giả đã rút ra những bài học thành công và nêu những thách thức tạo thế và lực cho tỉnh Hà Tây bước vào thế kỷ XIX, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Sông Hồng.

Xét riêng về huyện Mỹ Đức, công trình trên đã cung cấp một cách khái quát kinh tế, trong đó tập trung lĩnh vực du lịch từ năm 2000 đến năm 2005. Đây là một tư liệu quan trọng giúp cho tác giả thấy được vị trí, đặc điểm cũng như thế mạnh của huyện Mỹ Đức trong toàn tỉnh.

Cuốn “Địa chí Hà Tây”của tác giả Đặng Văn Tu và Nguyễn Tá Nhí đồng chủ biên, do Sở Văn hóa thông tin Hà Tây xuất bản năm 2011 là một công trình lịch sử địa phương công phu. Với gần 1000 trang sách, cấu trúc thành 5 phần: Đất và người Hà Tây, Lịch sử truyền thống, kinh tế, văn hóa -


xã hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hà Tây, nhóm tác giả đã cung cấp những vấn đề cơ bản nhất về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.... của Hà Tây. “Địa chí Hà Tây” với những tư liệu chung của toàn tỉnh thực sự là có giá trị, để tác giả phân tích, so sánh kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức với các địa phương khác trong tỉnh.

Ngoài ra còn có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến các lĩnh vực khác của tỉnh Hà Tây như: “Hà Tây - làng nghề - làng văn” do Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây xuất bản năm 1994; “Di tích Hà Tây” do Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây xuất bản năm 1999; “Hà Tây 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế xã hội” của tác giả Khuất Hữu Sơn, Tạp chí Ngoại Thương, số 45, năm 2000; “Nông nghiệp Hà Tây 10 năm đổi mới” của tác giả Nguyễn Công Tít, Tạp chí Ngoại Thương số 45, năm 2000; “Văn hóa Hà Tây”, Trung tâm Văn hoá Thông tin - Sở Văn hoá Thông tin, 2005; ... Một số luận án đã bảo vệ thành công, tuy nhiên các tác giả chủ yếu nghiên cứu ở góc độ của các nhà kinh tế học. Chẳng hạn, luận án: “Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn tỉnh Hà Tâ y”, LATS Kinh tế: 5.02.05 của tác giả Lê Mạnh Hùng (Đại học Kinh tế Quốc dân) năm 2005: Luận án đã trình bày rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các ngành tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn. Thực trạng phát triển các ngành tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn tỉnh Hà Tây. Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn tỉnh Hà Tây. Luận án “Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây”, LATS Kinh tế: 62.34.01.01 năm 2006, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả Đỗ Quang Dũng đã phân tích, đánh giá thực trạng từ đó xác định rõ những mặt tích cực, hạn chế trong việc phát triển làng nghề ở Hà Tây. Đề xuất những giải pháp phù hợp dưới góc độ quản lý nhà nước nhằm phát triển làng nghề ở Hà Tây gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp...


Xét riêng về huyện Mỹ Đức, cho đến nay có thể khẳng định chưa có công trình nào chuyên sâu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội. Vấn đề này chủ yếu được tập trung trong bản báo cáo hàng năm, báo cáo chuyên đề, niên giám thống kê của Đảng Bộ, UBND, Chi cục thống kê của huyện. Đặc biệt là, được trình bày khái quát qua 4 cuốn lịch sử Đảng bộ của huyện. Từ năm 1988 đến năm 2016, các xã và thị trấn huyện Mỹ Đức đã sưu tầm, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ của địa phương mình. Các tư liệu của lịch sử Đảng bộ xã còn rời rạc, chưa có sự thống nhất, nhưng cũng ít nhiều cung cấp cho tác giả những số liệu cụ thể để tác giả bổ sung, làm rõ sự chuyển biến kinh tế, xã hội trong toàn huyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 4

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu tập trung về các vấn đề kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới đã khái quát về những vấn đề cơ bản của về sự chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam nói chung. Còn các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tây đã đề cập đến một số khía cạnh về kinh tế, xã hội, nhưng đi vào các nội dung cụ thể như kinh tế nông nghiệp, môi trường, vấn đề việc làm, y tế... Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đề cập đến chủ trương, chính sách đổi mới phát triển kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức mang tính chất cung cấp thông tin, dữ liệu mà chưa đưa ra được những đánh giá, nhận định mang tính tổng quát về tình hình kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức qua các thời kỳ, nhưng giai đoạn 1991 - 2008, đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2008 được đề cập ít, phân tích chưa sâu.

Thứ hai, hầu hết các công trình nghiên cứu trên tìm hiểu dưới góc độ kinh tế, địa lí, chính trị..., còn về góc độ lịch sử thì dừng lại ở một vấn đề cụ thể, trong một phạm vi hẹp mà chưa có cái nhìn tổng thể về quá trình chuyển


biến kinh tế, xã hội trong toàn tỉnh Hà Tây và chưa làm rõ được sự chuyển biến của kinh tế, xã hội cũng như những nét đặc thù riêng của huyện Mỹ Đức so với các địa phương khác.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên chưa đưa ra được những đánh giá khách quan về đặc điểm, vị trí, vai trò của kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức trong gần 20 năm đổi mới (1991 - 2008) đối với sự phát triển chung của tỉnh Hà Tây cũng như những đánh giá về vai trò, sự đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân đối với sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện.

1.3. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, luận án làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức.

Thứ hai là, trình bày tương đối toàn diện, có hệ thống về thực trạng chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 2008.

Thứ ba là, đưa ra một số nhận xét bước đầu về những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cho sự phát triển kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức trong những giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo.


Chương 2

KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1996


2.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây. Điểm cực nam của huyện thuộc xã Hương Sơn có tọa độ 22033’ vĩ độ Bắc và 1050 22’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà, ranh giới là con sông Đáy.

Mỹ Đức nằm ở vị trí bản lề chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, có dãy núi đá phía vôi chạy dọc về Tây nên có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng cũng như vị trí chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tây.

Qua các tuyến đường quốc lộ 21B, quốc lộ 6, huyện Mỹ Đức giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh khác như Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam. Địa bàn Mỹ Đức là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Nam Hà Nội và vùng núi Tây Bắc. Ngoài tuyến đường bộ, huyện Mỹ Đức còn có hệ thống đường thủy với 2 sông Đáy và sông Mỹ Hà có giá trị giao thông cũng như kinh tế lớn. Với vị trí giao thông thuận lợi rất có ý nghĩa trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại và du lịch cũng như thúc đẩy sự chuyển biến, xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, Mỹ Đức là huyện ngoại thành, cách xa so với các trục giao

thông chính (đi vào khoảng 40km so với trục Quốc lộ 6 nối Hà Nội – Xuân Mai

– Hoà Bình và cách khoảng 37km so với thị xã Phủ Lý). Mỹ Đức nằm trong vùng phân lũ của Hà Tây, vì vậy, điều kiện thu hút đầu tư kém hơn hẳn so với những huyện xung quanh như Chương Mỹ, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hoà.


Điều kiện tự nhiên

* Địa hình

Mỹ Đức là huyện bán sơn địa, địa hình tương đối độc đáo, có tính chất bản lề chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Địa bàn huyện có đầy đủ các yếu tố cấu thành về mặt địa chất như núi đá, đồi đất, sông suối, hồ đầm, vùng đồng chiêm trũng và dải đất bãi bồi ven sông Đáy. Đây là nét độc đáo của huyện Mỹ Đức tạo sự đa dạng về kinh tế, xã hội so với các huyện khác trong tỉnh Hà Tây. Nó cũng là cơ sở để huyện Mỹ Đức hình thành các vùng kinh tế khác nhau. Mặt khác, với kết cấu địa hình đó, đất Mỹ Đức giàu tiềm năng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, có nguồn nguyên liệu phong phú cho việc phát triển công nghiệp xây dựng và có thế mạnh về du lịch, dịch vụ.

Tuy nhiên, với vị trí là cửa ngõ của vùng rừng núi Hòa Bình nên địa bàn huyện Mỹ Đức luôn gánh chịu những nguồn nước lũ từ nhiều nơi đổ về từ sông Tích, sông Hồng đổ vào sông Đáy, lũ từ miền rừng núi huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi dồn xuống suối Sỏi, suối Đường rồi đổ vào sông Thanh Hà và nước từ phía đầm Cửa Kỷ (Chương Mỹ) tràn xuống làm cho vùng đồng chiêm trũng, hàng năm cứ về mùa mưa bão, những cơn hồng thủy lại gây nên cảnh lụt lội, vùng đồng chiêm trũng mênh mông một biển nước gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Với đặc trưng kinh tế nông nghiệp, vị trí nằm trong phạm vi vùng phân lũ của Hà Tây, địa hình lại kẹp giữa sông Đáy ở phía Đông và dãy núi đá vôi ở phía Tây, nên diện tích đất bị úng trũng của huyện Mỹ Đức khá lớn (diện tích đất bị úng trũng và bị biến đổi do chịu ngập úng thường xuyên như bị glây hoá, than bùn hoá… chiếm 26,04% tổng diện tích đất tự nhiên) [29, tr 3]. Đây là một thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, nhưng lại gây khó khăn cho phát triển trồng trọt, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thuỷ lợi và khoa học kỹ thuật.

* Tài nguyên đất

Mỹ Đức có hai nhóm đất cơ bản là đất đồng bằng và đất đồi núi.

- Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp, đất phù sa không được bồi đắp và đất phù sa glây. Loại đất đồng bằng của Mỹ Đức thích hợp


với nhiều loại cây lương thực - thực phẩm, cây rau màu, cây công nghiệp và một số cây ăn quả.

Tuy nhiên, đất đồng bằng ở đây có độ phì trung bình, hàm lượng dinh dưỡng trong đất không cao, do tập trung ở địa hình trũng, thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa nên có hiện tượng glây hóa, nhiều nơi đất chua, có nơi còn lầy lụt, năng suất lúa chiêm ổn định, còn vụ mùa thường bị ngập, tập trung ở các xã ven núi, từ xã Tuy Lai đến xã Hồng Sơn, đặc biệt là xã Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến đến Đốc Tín, Vạn Kim. Nó đòi hỏi phải có đủ hệ thống thủy lợi để giải quyết úng, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cải tạo đất tốt để tăng năng suất cây trồng.

- Đất đồi núi chủ yếu là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, phân bố ở vùng đồng bằng phẳng ở các xã Tuy Lai, Hồng Sơn. Đất vùng đồi núi được hình thành do quá trình phong hóa trên các loại đá, chỉ thích hợp cho trồng cây công nghiệp (chè, lạc, mía, dâu tằm), cây lâm nghiệp (lim, mơ, tre bương, mây), cây lương thực (sắn, khoai), các loại cây ăn quả và cây làm thuốc. Mặt khác, mưa lũ ở một số xã miền núi còn làm cho núi, đồi phong hóa, đất đai bạc màu, cằn cỗi, làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp so với các địa phương khác của tỉnh Hà Tây.

Với diện tích đất ngập nước và nửa ngập nước khá lớn (chiếm 23,32% tổng diện tích đất tự nhiên) [29, tr 3], huyện Mỹ Đức coi đó điều kiện thuận lợi để đưa thuỷ sản – chăn nuôi dần trở thành ngành chính trong nông nghiệp.

Như vậy, Mỹ Đức là huyện có tài nguyên đất nông nghiệp phong phú, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực và các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Với diện tích đất phù sa màu mỡ chiếm 24,94% tổng diện tích đất tự nhiên [29, tr 3], khí hậu nhiệt đới ẩm và nguồn nước tưới chủ động, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Sự đa dạng về thổ nhưỡng và truyền thống canh tác lâu đời của người dân là điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp với tốc độ cao và cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.


* Khí hậu

Khí hậu huyện Mỹ Đức vừa mang đặc tính của kiểu khí hậu miền Bắc nước ta, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh; vừa do đặc trưng về địa hình riêng, nên khí hậu nơi đây phân hóa thành hai mùa nóng và lạnh. Mùa nóng trùng với mùa mưa, mùa lạnh trùng với mùa khô.

Với khí hậu đó, tạo những thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là trồng nhiều loại sản phẩm cây trồng như cam, mít, hồng xiêm, vải, nhãn, na, đu đủ... và cho phép trồng các loại cây cận nhiệt và ôn đới có giá trị kinh tế cao như chè, các loại cây vụ đông (su hào, bắp cải, súp lơ, khoa tây...).

Khí hậu đặc trưng này còn thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế du lịch của địa phương. Lễ hội chùa Hương với nhiệt độ ấm áp (16 - 200 C) trong không khí trong lành, khung cảnh nên thơ của mưa bay, mưa phùn, trùm lên một màn trắng hư ảo, mong manh trên núi rừng Hương Sơn.

Tuy nhiên, do sự chênh lệch về lượng mưa quá lớn giữa các mùa tạo nên tình trạng thừa nước về mùa mưa, làm cho nhiều nơi thường xuyên bị ngập úng, không có khả năng tưới tiêu, nhất là xã ven núi... ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và hoạt động du lịch.

* Tài nguyên nước

Mạng lưới thủy văn của huyện Mỹ Đức khá phong phú bao gồm sông Đáy, sông Mỹ Hà, suối Yến, suối Long Vân, suối Tuyết Sơn, hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lại, hồ Vĩnh An có ý nghĩa lớn trong sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch.

- Sông Đáy: dài 48 km, là chi lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ Hát Môn huyện Phúc Thọ, chiều sâu trung bình của sông 0,6 - 0,8m, rộng trung bình 10m, có chỗ 13 - 16m. Đây là sông tiêu lũ cho một số huyện của tỉnh Hà Tây, trong đó có huyện Mỹ Đức và làm nhiệm vụ chuyển lũ sông Hồng qua đập Đáy.

- Sông Mỹ Hà: Bao bọc phía (trừ phía Đông Nam) là sông đào dài trên 3 km, hợp lưu với sông Đáy tại Hội Xá. Sông Mỹ Hà là chi lưu của sông Đáy chịu ảnh hưởng của lũ rừng từ vùng Hòa Bình đổ về. Sông kéo dài từ Quan Sơn đến Hội Xá, mực nước sông Mỹ Hà phụ thuộc vào mực nước sông Đáy và lượng lũ từ Hòa Bình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023