Có Hiểu Biết Sâu Sắc Về Đối Tượng Mà Mình Tuyên Truyền

3.4.1.3. Có hiểu biết sâu sắc về đối tượng mà mình tuyên truyền

Các biên tập viên cần có sự hiểu biết sâu sắc hơn nữa về đối tượng mà mình tuyên truyền để lựa chọn nội dung và cách thức thông tin ph hợp. Nói cách khác là cần đối tượng hóa sâu sắc các nội dung tuyên truyền trong từng chương trình. Đó cũng là hướng để tạo ra bản sắc của chương trình, khiến cho mỗi chương trình là một tờ báo dành riêng cho thính giả của mình. Để làm được như vậy, người làm báo, ở đây là người làm công tác thông tin đối ngoại phải luôn tích lũy vốn sống, phải được tạo điều kiện giao lưu để ít nhiều hiểu được một cách khái quát tâm l đối tượng mà họ muốn truyền tải thông tin.

3.4.2. Tăng cường công tác nghiên cứu đối tượng thính giả

Người Việt Nam sống ở nước ngoài hiện có khoảng 4,5 triệu người. Họ ra đi vì những l do rất khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Đối với không ít trong số những người này, thời gian vẫn chưa xóa đi hết những cấn cá trong l ng. Tuy nhiên, tất cả những người Việt này đều gắn bó với cội nguồn. Do vậy, chương trình cần thực hiện công tác nghiên cứu đối tượng thính giả để hiểu rò những tâm tư, nguyện vọng của họ để đáp ứng những nhu cầu mà thính giả quan tâm về giá trị truyền thống, về văn hóa của đất nước.

Việc nghiên cứu đối tượng thính giả là cần thiết bởi khảo sát các đối tượng thính giả để hiểu sở thích nghe đài, giờ và sóng thích hợp cũng như những vấn đề mà họ quan tâm.

Trong thời gian tới, cần tổ chức ít nhất là một đoàn công tác gồm cả biên tập viên và kỹ thuật viên đi khảo sát sóng kết hợp nghiên cứu đối tượng tại một số khu vực có đông người Việt Nam sinh sống trên thế giới. Như vậy, chương trình mới là cầu nối để hướng họ về gần hơn với đất nước.

Một chuyên mục, tiết mục trong một chương trình phát thanh ra đời, tồn tại và phát triển được hay không suy cho c ng phụ thuộc vào thái độ tiếp nhận của công chúng thính giả. Số lượng công chúng tiếp nhận nhiều hay ít chính là thước đo chất lượng của tiết mục trong chương trình đó. Tiến hành điều tra, nghiên cứu thính giả nhằm nâng cao hiệu quả tác động của chương trình đối với thính giả. Có rất nhiều con đường để có thể tiến hành điều tra thính giả: thông qua Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao; qua bộ phận A25 của Bộ Công an; qua Đại sứ quán Việt Nam đóng tại các nước; qua các cơ quan thường trú của báo, đài Việt Nam ở nước ngoài; qua tờ báo điện tử vov.vn và vovworld.vn của Đài Tiếng nói Việt Nam Việc nghiên cứu thính giả s giúp nắm bắt được nhu cầu, sở thích thói quen nghe của từng nhóm đối tượng, những ưu điểm và hạn chế của các chuyên mục trong chương trình. Kết quả điều tra s là cơ sở điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp chuyển tải thông tin cho ph hợp.

3.4.3. Nâng cao về nội dung và hình thức của chương trình

Cải tiến, nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức của chương trình là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu, là việc làm thường xuyên của bất kỳ chương trình hoặc đài phát thanh nào. Bởi vì hiện nay, chương trình đang ở trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng ngày càng phức tạp, cuộc đấu tranh trên làn sóng ngày càng phức tạp, thủ đoạn chiến tranh tâm l , âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực ngày càng tinh vi nguy hiểm. Trong giai đoạn hiện nay, nếp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, thời gian nghe đài của thính giả ngày càng co hẹp. Tâm l của người nghe muốn trong khoảng thời gian ngắn nhất, đón nhận được nhiều thông tin nhất và được giải trí để giảm bớt sự căng thẳng.

Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” ph hợp với việc đưa tin nhanh, ngắn, gọn nên các tiết mục cần có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

nội dung nhẹ nhàng và có khả năng giao lưu trực tiếp trên sóng nhiều hơn; cần tăng cường những bài bình luận ngắn, tin bình nhanh về các sự kiện xảy ra trong nước và quốc tế.

Chương trình cần đa dạng hơn về nội dung và thể loại.

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 14

Chương trình cần linh hoạt thay đổi vị trí sắp xếp các mục trong chương trình khi có những sự kiện thời sự quan trọng, bất ngờ diễn ra nhằm giúp thính giả cập nhật ngay được những tin tức thời sự quan trọng trong nước.

Phần thể hiện trên sóng cần nói với thính giả chứ không phải đọc cho thính giả nghe. Chương trình cần bổ sung giọng đọc nam để hấp dẫn người nghe hơn.

Chương trình cần tăng tính chất giao lưu với thính giả, nói chuyện với thính giả bằng việc thực hiện nhiều cuộc tọa đàm hơn về nhiều chủ đề ph hợp với người nghe.

3.4.4. Tận dụng ưu thế của trang thông tin điện tử đối ngoại để giữ chân thính giả

Ngoài việc nâng cao chương trình phát thanh phát trên sóng AM, FM, cần ưu tiên chăm chút cho trang tiếng Việt của trang vovworld.vn. Bởi trong xu hướng đổi mới hiện nay, thính giả nghe đài đang ngày càng ít đi, họ chủ yếu tiếp cận với những công nghệ thông tin hiện đại thông qua internet. Do đó, việc đầu tư nâng cấp, cải tiến trang web vovworld.vn là điều cần thiết.

Trang vovworld.vn cần thay đổi giao diện cho đẹp mắt hơn; chú trọng cải tiến nội dung thể hiện trên trang web bằng việc tích hợp nhiều loại hình trong một tác phẩm để tác phẩm vừa có âm thanh, hình ảnh minh họa; tập trung thể hiện nhiều đồ họa, hộp thông tin, các tin hình và video minh họa; ra phiên bản mobile để tương thích với các thiết bị di động thông minh và để gần gũi, thân thiện hơn với người sử dụng nhằm mang

lại hiệu quả cao hơn trong công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Tiểu kết chương 3

Có thể khẳng định, mặc d đài phát thanh đã mất “thế độc quyền” như những năm 80, 90 của thế kỷ trước nhưng chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” vẫn có vị thế, chỗ đứng và tầm mức quan trọng riêng. Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” vẫn đóng vai tr quan trọng trong việc thực hiện chức năng tuyên truyền, chuyển tải những chính sách của Đảng, Nhà nước và thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước đến đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt từ nhiều phía, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã có kế hoạch nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình để đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của người Việt sống xa quê.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và thành quả đạt được, cũng phải thừa nhận rằng, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Từ việc đánh giá ưu điểm và nhược điểm của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”, tác giả đã xác định được nguyên nhân thành công cũng như hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng chương trình. Đó cũng là cơ sở để tác giả nêu ra những giải pháp mang tính tổng thể nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh dành cho người Việt Nam ở nước ngoài của Đài Tiếng nói Việt Nam nhất là trong bối cảnh cạnh tranh thông tin với các phương tiện truyền thông khác.

KẾT LUẬN

Nội dung của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam là tuyên truyền theo định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam phục vụ đối tượng thính giả là cộng đồng người Việt Nam sống xa Tổ quốc. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, các thế lực th địch chống phá Việt Nam vẫn không ngừng thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình với nhiều phương thức và thủ đoạn làm xói m n niềm tin xã hội. Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng cần có những nguyên tắc quy chuẩn quốc tế để tạo môi trường phát triển kinh tế trên cơ sở bình đẳng, tin cậy hiểu biết lẫn nhau. Qua đề tài nghiên cứu này, việc nâng cao chất lượng chương trình phát thanh “dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam được áp dụng vào quy trình sản xuất s đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng và đa chiều của thính giả là người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế và một phần thính giả trong nước, trong đó có thân nhân kiều bào. Từ đó, người làm báo phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng cần thường xuyên, liên tục nâng cao chất lượng chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của đối tượng thính giả.

Đề tài nghiên cứu này là bước cụ thể hoá những nội dung của Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 9 về tăng cường một bước công tác vận động kiều bào giai đoạn phát triển hội nhập của đất nước, trong đó Đài Tiếng nói Việt Nam là một đơn vị thành viên thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ.

Đề tài nghiên cứu này góp phần hoàn thiện từng bước việc truyền tải thông tin đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước: Cộng đồng người Việt Nam sống xa Tổ quốc là bộ

phận máu thịt, không thể tách rời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Làm sao để cho bà con kiều bào có cái nhìn đúng về hiện tình đất nước, yên tâm đầu tư nguồn lực chất xám, công nghệ, kiều hối về xây dựng quê hương c ng chung sức, đồng l ng phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Đề tài nghiên cứu này không nằm ngoài việc không ngừng đổi mới nội dung và phương thức truyền tải thông tin theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của thính giả là cộng đồng người Việt sống xa Tổ quốc và thân nhân sống trong nước của Đài Tiếng nói Việt Nam./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Tư tưởng – Văn hóa trung ương, Ban cán sự Đảng bộ Ngoại giao (2004), Tài liệu học tập Nghị quyết 36 – NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Nhiều tác giả (2002), Báo phát thanh, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2015), Năm 2015, số lượng cơ quan báo chí tăng 12 cơ quan, http://english.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/tinchitiet.aspx?tintucid=116 042

4. Vũ Thúy Bình (2000), Thính giả và quá trình sản xuất chương trình phát thanh, Báo chí và Tuyên truyền

5. Trần Mai Chi (2005), Đề tài “Một số giải pháp nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác phát thanh đối ngoại trong giai đoạn hiện nay”, Đài Tiếng nói Việt Nam.

6. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb văn hóa – thông tin, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động

8. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), (2014), Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.

9. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Đài Tiếng nói Việt Nam, Phát thanh đối ngoại – Ký ức và kỷ niệm, (2015), Nxb thông tin và truyền thông

11. Đài Tiếng nói Việt Nam (2015), 70 năm Đài Tiếng nói Việt Nam (1945 -2015), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), 60 năm Tiếng nói Việt Nam, (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.

13. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005) Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất bản tin và chương trình thời sự trên Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1), Đề tài khoa học.

14. Đài Tiếng nói Việt Nam (2003), Phương pháp điều tra thính giả, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đài Tiếng nói Việt Nam (2000), 55 năm phát thanh đối ngoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội

16. Đài Tiếng nói Việt Nam (2015), Nghiệp vụ phát thanh (1), (Nội san Đài Tiếng nói Việt Nam), Hà Nội.

17. Đài Tiếng nói Việt Nam (2015), Nghiệp vụ phát thanh (2), (Nội san Đài Tiếng nói Việt Nam), Hà Nội.

18. Đài Tiếng nói Việt Nam (1995), Nửa thế kỷ Tiếng nói Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đài Tiếng nói Việt Nam (1999), Tiếng nói Việt Nam với đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc, (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.

20. Đài Tiếng nói Việt Nam (2000), Tiếng nói Việt Nam cầu nối Đảng với dân, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Trọng Đăng Đàn (2006), Người Việt Nam ở nước ngoài đầu thế kỷ 21: số liệu và bình luận, http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Uy-ban-Nha-nuoc-ve- nguoi-Viet-Nam-o-nuoc-ngoai/Gioi-thieu-chung-

/2006/03/23F125BB

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022