vào sâu trong thềm lục địa và v ng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5 năm 2014, và tiếp tục đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực chồng lấn chưa phân định ở cửa vịnh Bắc Bộ hồi đầu tháng 4 năm 2016, người Việt ở nước ngoài đã thể hiện mạnh m l ng yêu nước của mình bằng việc tổ chức các phong trào quyên góp vì Trường Sa thân yêu, vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đồng thời có các cuộc biểu tình trong h a bình để phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc. Tình cảm đó c n lan tỏa sang những người nước ngoài. Nhiều người nước ngoài cũng đứng vào hàng ngũ biểu tình chống Trung Quốc. Nhiều phóng viên nước ngoài đã viết bài lên tiếng phản đối sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Với lượng tin bài lớn, nhiều tiết mục, trang tin đa dạng, cách thể hiện khá phong phú, vận dụng được nhiều đặc điểm của phát thanh, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin hàng ngày mà c n góp phần giữ gìn bản sắc ngôn ngữ tiếng Việt. Trước thực trạng, số người Việt Nam ở nước ngoài không biết tiếng Việt ngày càng tăng, nhất là thế hệ thứ 2, thứ 3, thứ 4 sinh ra ở nước ngoài, chương trình đã xây dựng riêng một tiết mục “Tiếng quê hương với người xa xứ” chuyên thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn học tiếng Việt. Tiết mục này sau khi ra đời đã được bà con kiều bào đón nhận rất tích cực. Thính giả Đinh Qu Trương hiện đang sống tại Thụy Sĩ cho biết, ông và gia đình đã rời Việt Nam gần một nửa thế kỷ. Ông bày tỏ: “Tôi rất tiếc là đã không dạy các con tôi tiếng Việt ngay từ nhỏ. Bây giờ, các con tôi lớn lên muốn được học tiếng Việt nhưng ở Thụy Sĩ không có trường dạy tiếng Việt Nam. Tôi rất vui mừng vì được một người quen ở Hà Nội giới thiệu chương trình học tiếng Việt của quý Đài. Tôi nghe qua chương trình và thấy những bài học rất hữu ích cho người ngoại quốc, đặc biệt là con em người Việt Nam ở xa Tổ quốc muốn học tiếng nước nhà”.
So với nhiều chương trình phát thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” ra đời tuy muộn nhưng thực sự đã trở thành món ăn tinh thần, không thể thiếu đối với nhiều bà con kiều bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. Do đẩy mạnh tuyên truyền tình hình trong nước và quốc tế một cách kịp thời, có định hướng đúng đắn nên chương trình đã góp phần làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều chuyển biến tích cực. Số kiều bào về nước mỗi năm một nhiều thêm. Năm 2015, lượng kiều hối chuyển về nước đạt khoảng 13 tỉ USD. Trong tổng số kiều hối gửi về Việt Nam thì nguồn tiền từ Mỹ gửi về chiếm 50%, Ôxtrâylia chiếm 9%, Canada 8,4%, Đức chiếm 6% và kiều hối từ Pháp gửi về chiếm 4%, c n lại từ các nước khác. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương chiếm lượng kiều hối lớn nhất cả nước. Trong năm qua lượng kiều hối tại thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng khá hiệu quả với gần 72% đầu tư cho sản xuất kinh doanh và 22% đầu tư vào bất động sản. Hiện nay, số kiều bào về nước đàu tư ngày càng nhiều. Riêng những người Việt Nam tại Đông Âu đã môi giới hoặc trực tiếp hoạt động kinh doanh đưa hàng Việt Nam xuất sang khu vực này lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ một năm.
Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới vẫn c n khủng hoảng và có dấu hiệu suy giảm thì việc hàng năm thu hút được một lượng lớn kiều hối như trên là điều rất có nghĩa, góp phần tăng khả năng tích lũy ngoại tệ và điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Đối với người dân, kiều hối c n góp phần tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư.
Sau khi, Ban Biên tập đối ngoại, nay là Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia được nhập phần mềm Netia là một công nghệ mới vào sản xuất các chương trình phát thanh đối ngoại đã đem lại những tiến bộ vượt bậc so với công nghệ truyền thống. Nhờ có phầm mềm này, trong quá trình tác
nghiệp cũng như quá trình làm phát thanh, phóng viên tránh được nhiều sai sót, tiết kiệm được thời gian.
Khi chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” truyền thống được đăng lên trang web vovworld.vn, thông qua trang web, thông tin đã được cập nhật nhanh chóng, phục vụ tốt cho bà con kiều bào và đông đảo người d ng Internet. Ưu điểm lớn nhất của trang web tiếng Việt này là dễ dàng truy cập, chỉ cần kết nối mạng Internet là có thể đọc, nghe, xem dễ dàng. C n nghe trên sóng radio s bất tiện hơn nhiều do giờ phát sóng cố định.
Số lượng tin bài đăng trên website được audio hóa nhiều, đề tài đa dạng, phong phú. Các bài có ảnh hoặc audio đều được gắn biểu tượng bên ngoài để độc giả có thể biết ngay. Như vậy, độc giả vừa có thể đọc trên phần text vừa được nghe trên file audio. Hình thức truyền thông tích hợp mà trang tiếng Việt của trang thông tin điện tử vovworld.vn thực hiện là một ưu thế cạnh tranh, đem lại lượng người truy cập lớn. Bởi t a báo nào càng có các bài báo đa phương tiện hấp dẫn, càng giành được “trái tim và khối óc” của độc giả.
Thế mạnh khi chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” được đưa lên trang thông tin điện tử c n là có khả năng lưu trữ lớn. Với khả năng lưu trữ vô thời hạn, người đọc cụ thể là bà con kiều bào nói riêng có thể tra cứu, tìm kiếm lượng lớn thông tin khổng lồ trên trang báo điện tử. Bà con kiều bào có thể dễ dàng tìm và đọc lại, nghe lại khi cần.
Biết bao nhiêu cánh thư điện tử bay về với chương trình để bày tỏ cảm xúc về chương trình được phát trên trang mạng điện tử bằng cả văn bản và âm thanh, hình ảnh. Có thể nói, khu vực nhận được nhiều thư của độc giả, thính giả nhất là ở các bang của Hoa Kỳ, nơi có nhiều bà con kiều bào ta sinh sống. Đọc lá thư rất dài của ông Lê Trọng Văn, một Việt kiều ở
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Kết Hợp Âm Thanh (Lời Nói, Tiếng Động, Âm Nhạc)
- So Sánh Chuyên Mục Trong Chương Trình Phát Thanh Truyền Thống Và Chương Trình Đăng Trên Trang Thông Tin Điện Tử
- Đánh Giá Thành Công, Hạn Chế Và Đề Xuất Khuyến Nghị Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chương Trình
- Có Hiểu Biết Sâu Sắc Về Đối Tượng Mà Mình Tuyên Truyền
- Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 15
- Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 16
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
bang California, phóng viên làm chương trình rất cảm động. Thư ông có đoạn: “Tôi rất tự hào về sự phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam. Trước đây, Đài chỉ mới đến được với Việt kiều ở Thái Lan, Tân Đảo.. Giờ đây, Đài đã vượt cả Thái Bình Dương rộng lớn đến với đồng bào ở Ôxtrâylia, ở Mỹ… Đài không chỉ mang tin tức thời sự diễn ra trong ngày mà còn thông báo cho chúng tôi về tình hình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc.. của đất nước v.v. Tiếng nói Việt Nam là tiếng nói hi vọng, thân thương đối với những người con Việt xa quê…”. Anh John Au thì thông báo trong thư rằng: “Tôi rất vui mừng khi nghe được giọng nói của các anh chị phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam. Bởi vì, khi nghe làm tôi tưởng như mình đang sống trên mảnh đất Việt Nam. Cảm ơn Đài đã cho tôi được nghe giọng nói rất Việt Nam trên Internet..”.
Trang web cũng góp phần thực hiện hiệu quả việc đối tượng hóa lượng thông tin đến với thính giả ở xa Tổ quốc. Thế hệ thứ ba người VIệt ở nước ngoài phần lớn không biết tiếng Việt. Đây là một vấn đề bức xúc của người Việt Nam ở nước ngoài. Mục Dạy tiếng Việt được đăng tải thường xuyên trên web vovworld.vn nhằm giúp thế hệ trẻ học tiếng Việt và đồng thời truyền bá ngôn ngữ Việt Nam phong phú đa hình đa tượng của chúng ta cho các em.
3.2.2. Hạn chế
Trong những năm qua, mặc d có nhiều cải tiến nâng cao chất lượng chương trình, đã đạt dược những tiến bộ nhất định, đáp ứng được nhu cầu của bạn nghe đài, song chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, trong quá trình sáng tạo, tuy đã huy động được hầu hết các thể loại báo chí nhưng một số thể loại như: tọa đàm, tường thuật, ghi nhanh xuất hiện chưa nhiều. Đối với phát thanh, đây là những thể loại
chiếm ưu thế do tính chất nhanh nhạy, có khả năng thuyết phục người nghe bởi sự phong phú, sinh động và chân thực của những kiến đưa ra trực tiếp. Qua khảo sát cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2016 có duy nhất một cuộc tọa đàm thực hiện với chủ đề “Kết nối và phát huy sức mạnh của doanh nhân kiều bào trong quá trình hội nhập” phát sóng ngày 8/2/2016. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho chương trình chưa phát huy hết thế mạnh của loại hình phát thanh.
Thứ hai, một số tiết mục như “Câu chuyện với người xa quê”, “Bạn cần biết” c n xảy ra tình trạng tr ng lặp về nội dung. Phổ biến nhất là tiết mục “Dạy tiếng Việt”. Là tiết mục hướng dẫn người Việt ở nước ngoài học tiếng Việt nhưng các bài học chưa thực sự phong phú và đề tài thường lặp lại nhiều lần. Đôi khi, sự lặp lại thường thấy ngay trong một tuần làm cho chương trình trở nên nghèo nàn và đơn điệu. Ví dụ: Bài học Tiếng Việt với một số mẫu câu về giá cả, mua bán hàng hóa- Phần 2 (5/3/2016); Bài học Tiếng Việt với một số mẫu câu về giá cả, mua bán hàng hóa - Phần 3 (12/3/2016); Bài học về giao dịch mua bán (22/9/2015); Bài học tiếng Việt với chủ đề mua sắm (29/9/2015)
Thứ ba, chương trình c n thiếu giọng biên tập viên hay trong vai tr là người dẫn, nhất là giọng nam. Khi thực hiện chương trình, một số biên tập viên c n đọc chứ không phải là nói trước máy. Mặt khác, do lời dẫn và các tác phẩm thể hiện trên văn bản c n ảnh hưởng của văn viết cho nên khi trình bày trước máy, một số biên tập viên ngừng nghỉ, lấy hơi hoặc ngắt câu chưa thật chính xác. Cách thể hiện như vậy thường không chuẩn xác bằng giọng đọc chuyên nghiệp của phát thanh viên.
Thứ tư, về kết cấu, bố cục của chương trình, tuy đã có sự linh hoạt nhưng nhìn chung c n khuôn mẫu, ít thay đổi. Trong các bản tin thời sự, tin chính trị và tin lễ tân có tỷ lệ khá lớn, thường chiếm 1/3. Trong khi đó, tin đối tượng chiếm tỷ lệ nhỏ. Sự khuôn mẫu thể hiện rò nhất trong việc tổ
chức, sắp xếp các bản tin. Cụ thể, trong các chương trình, tin chính trị và tin lễ tân luôn được bố trí ở phần đầu tiên.
Việc sắp đặt bản tin như vậy mới dựa trên căn cứ chủ quan của người biên tập chứ chưa dựa trên nhu cầu thông tin của người nghe. Theo các chuyên gia, việc định vị các tin tức trong bản tin phải dựa trên các căn cứ, nhu cầu thực tế của đối tượng, tính thời sự của tin tức, tầm quan trọng của sự kiện và tính thực dụng của người nghe. Với người nghe, thông tin càng gần gũi với quyền lợi, càng tạo được sự quan tâm đối với họ.
Thứ năm, diện phủ sóng đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam chưa rộng, thậm chí một số v ng trọng điểm như Châu Âu hay Bắc Mỹ, sóng của chương trình nghe chưa rò và chất lượng không đều. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu nghe đài lấy thông tin của bà con người Việt ở nước ngoài.
Thứ sáu, chương trình còn thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh. Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp. Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại hình báo nói là “tính thoảng qua”. Nghe nhiều nhưng ấn tượng không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt. Mặc d nội dung của chương trình đã được đưa lên trang thông tin điện tử vovworld.vn nhưng sản phẩm là tin truyền hình, video do phóng viên, biên tập viên của chương trình làm ra c n quá ít. Điều này dẫn đến sự thiếu hấp dẫn cho người đọc trên các trang web. Chỉ có sự kết hợp mang tính chất đa phương tiện giữa phát thanh, tin hình, đồ họa, hộp thông tin mới tạo ra nét mới mẻ trên trang web và cho thấy ưu thế của báo phát thanh trong xu hướng truyền thông đa phương tiện.
3.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế của chương trình
3.3.1. Nguyên nhân thành công
Về phương diện kỹ thuật, cho đến thời điểm này, chương trình đã được số hóa được một số năm. Trước kia, việc sản xuất chương trình thực hiện trên hệ thống kỹ thuật băng từ, đã có cách đây vài chục năm. Đến nay, chương trình đã được số hóa đang tiến dần đến sự hiện đại của các thiết bị nghe đài của thính giả ở các nước phát triển. So với công nghệ truyền thống, công nghệ mới đem lại những tiến bộ vượt bậc, thay đổi toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, nhiều tính năng ưu việt, từ ghi âm đến biên tập, dàn dựng sản xuất chương trình, đến lập lịch phát sóng và phát tự động theo lịch đã lập, nâng cao hiệu quả sản xuất, khắc phục nhiều nhược điểm của phát thanh truyền thống. Chính vì sự phát triển về kỹ thuật này, nên chất lượng chương trình đã có sự nâng cao hơn trước.
3.3.2. Nguyên nhân hạn chế
Diện phủ sóng của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” trước kia có 10 giờ phát sóng một ngày. Hiện nay do sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng internet nở rộ quá nhiều do vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam đã rút số giờ phát sóng của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” từ 10 giờ c n 6 giờ phát sóng hàng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp lại v ng phủ sóng của Đài Tiếng Nói Việt Nam và từ đó cũng thu hẹp lượng thính giả nghe chương trình.
Bất cứ một chương trình phát thanh nào, d thành công đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế. Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” cũng vậy, bên cạnh những mặt mạnh, chương trình c n có những hạn chế nhất định. Hạn chế đó có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Nếu những người làm chương trình có biện pháp khắc phục hạn chế, tăng cường phát huy những thế mạnh, chương trình s ngày càng nâng cao chất lượng, tạo được niềm
tin trong l ng công chúng thính giả, trong đó đặc biệt là đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.
3.4. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình
3.4.1. Nâng cao trình độ nhà báo phát thanh
3.3.1.1. Tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ báo chí
Hiện nay, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” gồm có 6 người, đều tốt nghiệp đại học báo chí trong nước. Tuy nhiên, các thành viên này ít có cơ hội được cọ xát với các khóa học báo chí ở nước ngoài do các chuyên gia báo chí nước ngoài giảng dạy. Do vậy, cần tạo điều kiện cho họ tiếp xúc và có những khóa học báo chí ở nước ngoài để học hỏi những kinh nghiệm làm báo hiện đại của các cơ quan báo chí nước ngoài. Mỗi suy nghĩ, quan điểm, kiến được phát trên sóng đối ngoại đều phải thể hiện rò quan điểm của Đảng và Nhà nước, là đại diện cho cái đúng, cái chuẩn mực. Cho nên, phóng viên cần phải hiểu và thể hiện một cách sâu sắc và toàn diện vấn đề mà mình muốn truyền đạt tới người nghe.
Ngoài ra, nên mở rộng giao lưu và học tập với các đài phát thanh quốc tế để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ báo chí phát thanh và trình độ ngoại ngữ.
3.4.1.2. Tiếp tục nâng cao kiến thức cho bản thân
Khi đóng vai tr của biên tập viên, nhà báo phát thanh là người gạn lọc, hiệu đính, sửa chữa những tác phẩm trước khi phát sóng. Người biên tập phải như người gác cổng, không cho những cái sai, cái dở lọt qua trạm gác của mình để xuất hiện trên sóng. Nhu cầu của công chúng trong thời hiện đại hiện nay khác trước rất nhiều. Điều đó đ i hỏi các phóng viên, biên tập viên phải không ngừng nâng cao kiến thức mọi mặt. Đồng thời, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, nhằm tác động tích cực đối với đông đảo công chúng.