Sự Kết Hợp Âm Thanh (Lời Nói, Tiếng Động, Âm Nhạc)

Những trang viết được thể hiện trong chuyên mục Tiếng quê hương với người xa xứ luôn hướng tới cho thính giả cách d ng đúng, d ng hay các thành ngữ, tục ngữ khó trong Tiếng Việt. Người nghe đặc biệt là những người con Việt xa xứ c n được quay về cội nguồn qua khía cạnh của thơ ca dân gian, niềm tự hào của dân tộc.

Những câu ca dao, tục ngữ, lời h , hát dặm, bài vè xuất hiện trong chuyên mục thường đề cập nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, gia đình, tín ngưỡng, tình yêu, thiên nhiên v..v với những vần thơ, lời hát trữ tình, sâu sắc, đậm đà chất dân tộc và rất phổ biến trong dân gian là thành trì bảo tồn nền văn hoá dân tộc. Đó chính là một kho tàng vô giá, làm giàu thêm tiếng mẹ đẻ.

2.3.2.7. Tiết mục Dạy Tiếng Việt

Mảng hướng dẫn học tiếng Việt thường phát sóng đều đặn vào ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Trước đây, tiết mục này chỉ có thời lượng trung bình 5-6 phút. Hiện nay, do số lượng thế hệ trẻ thứ 2, thứ 3, thứ 4 gốc Việt ở nhiều nước trên thế giới khá đông. Nhu cầu học tiếng Việt và đi du lịch, thăm quê hương khá cao. Do vậy, tiết mục này đã được tăng cường về dung lượng, từ 5

– 6 phút trước kia, nay tăng lên 7 – 9 phút.

Tiết mục này thường được phát vào phần cuối của chương trình, chuyển tải cho những người chưa thông thạo tiếng Việt các bài học tiếng Việt với nhiều chủ đề khác nhau, từ dễ đến khó. Đó có thể là cách hỏi đường, hỏi địa điểm trong tiếng Việt (phát sóng ngày 12/10/2015); có thể là học một số từ, cụm từ về thời tiết ( phát sóng ngày 2/12/2015); cách đặt câu hỏi trong một số tình huống giao tiếp (phát sóng ngày 26/12/2015); cách xin phép hoặc hỏi

kiến trong tiếng Việt (phát sóng ngày 28/1/2016); Một số cấu trúc câu thường gặp trong giao dịch thương mại (phát sóng ngày 6/02/2016); Ngôn ngữ giao tiếp ở nhà, ở bệnh viên (phát sóng ngày 15/3/2016)

Mỗi bài học trong chuyên mục này thông thường là một cuộc hội thoại giữa hai người, giao tiếp với nhau về một chủ đề nhất định bằng tiếng Việt. Thông qua các cuộc trao đổi, các câu chuyện ngộ nghĩnh, thính giả được học nhiều cấu trúc câu, cụm từ hay sử dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Đây cũng là một phương thức hay giúp người nghe, đặc biệt là thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài trau dồi tiếng Việt.

Đặc biệt, toàn bộ nội dung file âm thanh của tiết mục Dạy tiếng Việt đã được đăng trên trang vovworld.vn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho thế hệ trẻ gốc Việt học tiếng Việt.

2.3.2.8. Tiết mục Tạp chí văn nghệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Đây là tiết mục xuất hiện hai lần trong tuần, vào các chương trình ngày thứ 3 (15 phút) và thứ 7 (25 phút). Nội dung tiết mục đề cập mọi khía cạnh của đời sống văn nghệ trong nước và nước ngoài. Từ năm 1997 trở về trước, tiết mục này chủ yếu khai thác các tin, bài trên sách, báo sau đó biên tập lại để sử dụng trong chương trình. Từ năm 1997, tiết mục này đã được cải tiến rò rệt. Bản tin văn nghệ đã được cắt bỏ vì không đáp ứng được yêu cầu tính thời sự (chủ yếu là phát lại tin cũ). Do vậy, thời lượng của tiết mục đã tập trung phản ánh sâu sắc đời sống văn học nghệ thuật.

Trong 7 tháng qua, tiết mục này đã xuất hiện 61 lần trong tổng số 213 chương trình. Tiết mục đã giới thiệu được nhiều gương mặt nhà văn, nhà thơ, nhà mỹ thuật có tiếng qua các thời kỳ như: danh họa Trần Văn Cẩn, Tô Hoài, Xuân Quỳnh, Nguyễn Du, B i Giáng, Phạm Tiến Duật, Đoàn Phú Tứ và nhiều cây bút trẻ đang xuất hiện ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Để tiết mục thêm sinh động, trong nhiều bài viết, các tác giả đã tăng cường sử dụng băng phát biểu, mở rộng tính đối thoại, nhất là đối thoại giữa những người cầm bút ở trong nước với người cầm bút ở hải ngoại, kết hợp với việc giới thiệu băng tư liệu những giọng ngâm nổi tiếng về các tác phẩm thơ được nhiều người yêu thích. Ngoài ra, tiết mục này

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 10

c n quan tâm phản ánh nhiều loại hình nghệ thuật khác như: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật

2.3.2.9. Tiết mục Nông thôn mới

Vào thứ bảy hàng tuần, sau phần tin, chương trình có mục Nông thôn mới. Đây là tiết mục có những bài chuyên sâu về quy hoạch phát triển nông thôn mới Việt Nam, phản ánh về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giới thiệu mô hình, thành quả của các xã, huyện trong việc xây dựng nông thôn mới.

Những bài viết trong tiết mục “Nông thôn mới” giới thiệu cho người nghe về những v ng quê đang thay da đổi thịt từ các phong trào xây dựng nông thôn mới, các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Ví dụ: Xã Đạ Rèn ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao xây dựng nông thôn mới (17/10/2015), Phụ nữ huyện Phong Điền, Cần Thơ góp sức xây dựng nông thôn mới (7/11/2015); Cây bưởi da xanh góp phần giúp người dân Bến Tre xây dựng nông thôn mới (23/1/2016)

Tiết mục Nông thôn mới được phát triển từ tiết mục Làng quê Việt Nam kể từ tháng 8 năm 2011. Trước đó, tiết mục Làng quê Việt Nam chủ yếu giới thiệu cảnh đẹp, nghề truyền thống của các làng quê của Việt Nam. Tiết mục Làng quê Việt Nam được thay thế bằng tiết mục Nông thôn mới với l do chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới do Chính phủ Việt Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc, căn cứ tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (ngày 5 tháng 8 năm 2008). Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 4 tháng 6 năm 2010. Để hưởng ứng chương trình này của Chính phủ nên chương trình đã chuyển đổi thành tiết mục Nông thôn mới như hiện nay.

2.3.2.10. Việt Nam trong tuần

Tiết mục này khái quát lại những sự kiện quan trọng nhất vừa diễn ra trong tuần giúp người nghe nắm bắt được tình hình diễn ra trong tuần qua. Tiết mục được bố trí ngay sau bản tin của chương trình ngày thứ 7. Tương tự như mục “Điểm tình hình thời sự trong nước trong tuần” của chương trình Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam, tiết mục này một lần nữa hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu để người nghe có cái nhìn toàn diện về những sự kiện trong mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, do đối tượng tiếp nhận của chương trình chủ yếu là người Việt Nam xa xứ nên khi xây dựng tiết mục, người biên tập luôn ưu tiện chọn lựa những tin tức, sự kiện về bà con kiều bào hoặc có liên quan đến đời sống của bà con kiều bào.

2.3.2.11. Tiết mục Giai điệu quê hương

Trong Chương trình phát thanhDành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”, âm nhạc được sử dụng khá nhiều và đa dạng. Nhạc d ng để chuyển đoạn, sang trang, nhạc cắt trong bản tin. Nhạc được d ng làm nền, minh hoạ cho giọng đọc, nhạc d ng để diễn tả nội dung bài viết. Trong chương trình, chuyên mục “Giai điệu quê hương” được xây dựng để đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc, món ăn tinh thần của kiều bào và cả những người nước ngoài yêu thích âm nhạc Việt Nam. Chuyên mục “Giai điệu quê hương” được xây dựng với ngôn ngữ và cách thể hiện mang những nét đặc trưng của chương trình - dành riêng cho đối tượng thính giả là kiều bào Việt Nam ở xa Tổ quốc với các nội dung: “Giới thiệu tác giả tác phẩm”, “Chân dung nghệ sĩ” (trong cả lĩnh vực thanh nhạc và khí nhạc), “Âm nhạc cổ truyền Việt Nam”, “Thông tin âm nhạc”, “Ca khúc được yêu thích”, “Ca khúc theo thư yêu cầu của thính giả”.

Bên cạnh “Trang thông tin âm nhạc”, “Ca khúc theo thư thính giả”, “Chân dung tác giả, tác phẩm, ca sĩ, nghệ sĩ” thì mảng giới thiệu âm nhạc dân gian và nghệ thuật truyền thống cũng như mảng âm nhạc bác học đều có những bài viết chuyên sâu, mang tính học thuật, không chỉ đáp ứng nhu cầu

thưởng thức của thính giả mà c n cung cấp nguồn tư liệu phong phú, đa dạng và chính xác cho công chúng muốn tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của các loại hình âm nhạc từ dân gian đến bác học của Việt Nam.

Trước đây, chuyên mục “Giai điệu quê hương” được phát sóng định kỳ 4 lần trong tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 và chủ nhật. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2014, chuyên mục Giai điệu quê hương chỉ phát vào thứ 4 và chủ nhật hàng tuần (giảm bớt hai buổi Giai điệu quê hương so với trước kia). B lại, hai buổi trong tuần của chuyên mục này được gia tăng thêm thời lượng. Trước kia, chuyên mục “Giai điệu quê hương” phát vào ngày thứ 4 chỉ có dung lượng 16 phút. Hiện nay, chuyên mục này có thời lượng từ 22-23 phút, tăng 6 phút so với trước. Với thời lượng dài hơn như vậy, chuyên mục đã mang đến cho cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc có được những phút giây thật thư thái trong tâm hồn khi thưởng thức những giai điệu đặc trưng của người Việt Nam.

2.3.2.12. Tiết mục Sắc màu các dân tộc Việt Nam

Tháng 4 năm 2013, tiết mục Sắc màu các dân tộc Việt Nam chính thức lên sóng trong chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”. Đây là một tiết mục mới ra đời nhằm giúp bà con kiều bào hiểu thêm về các phong tục, tập quán, đời sống tín ngưỡng của bà con các dân tộc thiểu số của Việt Nam. Ví dụ: Nét thẩm mỹ, tinh tế trên trang phục Lô Lô (12/10/2015), Phong phú hát dân ca của người Sán Chỉ (2/11/2015); Dân tộc Khmer ở Việt Nam (28/12/2015)

Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, sinh sống ở nhiều v ng, miền trên cả nước như: Tây Bắc, trung du đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng ven biển miền Trung, Tây Nguyên, miền núi phía Nam. Mỗi một v ng đồng bào dân tộc lại có một nét bản sắc văn hóa v ng miền khác nhau trong việc thờ cúng, trang phục, sinh hoạt. Tiết mục Sắc màu các dân tộc Việt Nam tập trung đi sâu về những lĩnh vực này để thính giả cảm nhận về sự phong phú, đa dạng

về bản sắc văn hóa của bà con các dân tộc thiểu số trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam.

Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” là chương trình khá phong phú về thể loại. Tuy nhiên, tần số xuất hiện của các thể loại không đồng đều. Có những thể loại xuất hiện thường xuyên trong các chương trình, có thể loại chỉ xuất hiện theo từng thời điểm, có những thể loại xuất hiện không cố định, lại có thể loại rất hiếm khi xuất hiện như tọa đàm hoặc tường thuật. Trong phần này, tác giả chỉ đề cập những thể loại xuất hiện thường xuyên và có khả năng phát huy được đặc điểm của phát thanh.

2.3.3. Sự kết hợp âm thanh (lời nói, tiếng động, âm nhạc)

Phát thanh là một tờ báo nói, chỉ có ngôn ngữ âm thanh là phương tiện biểu đạt. Ngôn ngữ âm thanh trong phát thanh bao gồm: Lời nói, tiếng động, âm nhạc. Đây là ba k hiệu cơ bản, là chất liệu duy nhất làm nên các tác phẩm và chương trình phát thanh. Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” đã vận dụng khá linh hoạt và sinh động các k hiệu này trong quá trình sáng tạo tác phẩm và sản xuất chương trình.

Về lời nói, đây là k hiệu cơ bản và quan trọng nhất của phát thanh. Nguyên tắc viết cho phát thanh là: viết cho người nghe một lần, viết cho tai nghe chứ không phải để mắt nhìn, viết để nói chứ không phải để đọc. Vận dụng các nguyên tắc này, trong mỗi tác phẩm, người viết đã cố gắng sử dụng các phương pháp viết cho phát thanh như: đơn giản, ngắn gọn; nóng hổi, thân mật; sử dụng văn nói; diễn đạt rò ràng; hấp dẫn ngay từ đầu Tuy nhiên, văn bản phát thanh d như thế nào, cuối c ng đến với người nghe vẫn là âm thanh chứ không phải là chữ viết. Do vậy, chương trình đã cố gắng tạo ra văn bản âm thanh có sự kết hợp nhiều loại tiếng nói. Tiếng nói phát thanh viên thường xuất hiện trong bản tin, trong các bài bình luận, trong mảng văn nghệ và một số bài ghi chép. Tiếng nói biên tập viên thường xuất hiện đóng vai tr là người dẫn chương trình, hoặc tham gia vào một số tiết mục trong vai tr là

người phỏng vấn. Ngoài ra, biên tập viên c n xuất hiện trong một số trang tin chuyên đề khác. Tiếng nói nhân vật xuất hiện trong vai tr là khách mời của chương trình, là người được phỏng vấn, c ng với biên tập viên trao đổi, tranh luận làm sáng tỏ một chủ đề nào đó mà người nghe quan tâm. Bên cạnh đó, trong nhiều tin, bài c n có tiếng nói của các nhân vật được thu thanh qua điện thoại hoặc thu thanh ngoài hiện trường có giá trị làm cho tác phẩm trở nên sinh động, chân thực, có tính thuyết phục cao.

Phát thanh là một tờ báo nói, chỉ có ngôn ngữ âm thanh là phương tiện biểu đạt. Trong chương trình phát thanh, “giọng nói là quan trọng, sao cho qua giọng nói thể hiện được nét văn hoá VN” (Trích trong cuốn sách Tiếng nói Việt Nam cầu nối Đảng với dân, của Đài Tiếng nói Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia ấn hành năm 2000, tr.63). Phong cách của phát thanh là cuộc tr chuyện của một người với nhiều cá nhân ở nhiều nơi khác nhau trong c ng một thời điểm. Nghe tiết mục, thính giả s nhận ra ngay sự thân mật, gần gũi như một người bạn tâm tình mà phát thanh viên chuyển tới. Bởi phát thanh viên đã sử dụng hai phương thức thể hiện hết sức thành công là nhịp điệu và âm điệu. Không những thực hiện phần lời đúng như văn bản qui định, phát thanh viên đã sử dụng yếu tố âm điệu của bản thân để tạo nên cái hồn của tác phẩm.

Tiếng động là k hiệu âm thanh thứ hai, xuất hiện tuy chưa nhiều nhưng đã được sử dụng trong một số tin tổng hợp, bài phản ánh, phóng sự, ghi nhanh của chương trình. Trong phát thanh có hai loại tiếng động: tiếng động tự nhiên có sẵn ngoài hiện trường và tiếng động nhân tạo là sự mô phỏng lại tiếng động của tự nhiên. D là loại tiếng động nào, nếu được chọn lọc cẩn thận và được sử dụng hợp l s có giá trị làm cho chương trình trở nên sinh động và thuyết phục hơn. Sức thuyết phục thể hiện ở chỗ, tiếng động tạo cho người nghe cảm giác như đang được sống trong không khí, bối cảnh của hiện thực sinh động.

Âm nhạc là k hiệu đã được biên tập viên chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” khai thác một cách triệt để, mang lại hiệu quả rò rệt. Trong chương trình này, người nghe có thể bắt gặp nhạc hiệu, nhằm thông báo sự xuất hiện của buổi phát thanh; nhạc nền trong các tác phẩm văn nghệ tạo ra sự mềm mại trong phong cách thể hiện; nhạc cắt đóng vai tr là sự phân chia ranh giới của các mảng thông tin trong bản tin, sự tách biệt giữa phần giới thiệu với nội dung, tách biệt giữa tiết mục với các bài viết; các ca khúc xuất hiện trong tiết mục, dưới dạng các chủ đề cụ thể, giúp người nghe có thêm kiến thức hiểu biết về âm nhạc, đồng thời được thư giãn sau một khoảng thời gian tiếp nhận thông tin. Khi đan xen vào chương trình, các ca khúc nhằm minh họa cho chủ đề của bài viết, chẳng những nâng tầm giá trị của bài viết mà c n giúp cho người nghe cảm nhận được vẻ đẹp qua sự gọt giũa của ca từ.

Có thể nói, sự kết hợp xen k giữa các tin, bài, tiết mục, trang tin với phần âm nhạc là sự kết hợp giữa thông tin, giải trí và thưởng thức nghệ thuật. Nhờ có âm nhạc kết hợp với lời nói, tiếng động được sử dụng một cách linh hoạt, hợp l mà chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” trở nên phong phú, sinh động và ngày càng hấp dẫn người nghe.

2.4. Quy trình sản xuất

2.4.1. Quy trình sản xuất theo chương trình phát thanh truyền thống


Ph ng Việt kiều hiện có 6 phóng viên, biên tập viên thực hiện chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” với thời lượng 60 phút và thay tin buổi sáng 15 phút, tổng cộng 75 phút/ngày trên Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia (VOV5).

Quy trình sản xuất chương trình của ph ng Việt kiều được thực hiện như sau:

Tin, bài sau khi được Ph ng Thư k biên tập (gồm hai bộ phận là Giới thiệu Việt Nam và Thời sự tin tức) cung cấp hàng ngày gồm 3 bản tin: sáng,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022