Kết Quả Khảo Sát Dung Lượng Dành Cho Thông Tin Chính Trị Trong Chương Trình

nhằm tuyên truyền đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một yêu cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển này vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển không ngừng, đạt tới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Trong nội dung liên quan đến văn hóa, chương trình thường đề cập các phong tục lễ, Tết của Việt Nam; các lễ hội ở các địa phương trong cả nước; lối sống phong tục tập quán của nhiều v ng miền như Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây

Bắc, Tây Nguyên ; những tinh hoa của dân tộc Việt Nam

Nội dung về văn hóa được đề cập nhiều trong một số tiết mục của chương trình phát thanh như Tạp chí văn nghệ, Việt Nam – Đất nước – Con người, Hương vị quê nhà phát sóng trên VOV5 và mục Văn hóa – Xã hội – Đời sống đăng trên trang tiếng Việt của trang điện tử vovworld. Những nội dung trong các tiết mục đã mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền.

Tuy nhiên, tiết mục Sắc màu các dân tộc Việt Nam phát sóng cố định vào thứ 2 hàng tuần, theo tác giả, chưa thật sự ph hợp. Bởi người Việt sống xa Tổ quốc đa phần là dân tộc Kinh quan tâm đến những vấn đề về văn hóa cụ thể quanh mình hơn là những thông tin liên quan đến các dân tộc thiểu số của Việt Nam. Tiết mục Sắc màu các dân tộc Việt Nam s hợp l cho các chương trình có các thứ tiếng khác của VOV5 như tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Campuchia, tiếng Thái Lan, tiếng Lào, tiếng Indonesia. Bởi đối tượng của các chương trình trên là người nước ngoài. Người nước ngoài s cảm thấy thích thú với những phong tục, tập quán độc đáo, nhiều màu sắc của đông đảo người dân tộc thiểu số sống ở nhiều nơi của Việt Nam hơn là kiều bào.

Tác giả đưa ra một số nội dung liên quan đến các sự kiện văn hóa được phát trong chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”. Trong năm 2015 và đầu năm 2016, nước ta liên tục diễn ra nhiều sự

kiện văn hóa quan trọng. Trong đó, sự kiện được nhiều người quan tâm đó là Chương trình Diễu hành Nghệ thuật kỷ niệm 70 Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng h a xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chủ đề “Việt Nam

- Khát vọng h a bình” diễn ra tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) vào 2/9/2015. Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật chào mừng 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (12/7/1995-12/7/2015) cũng là sự kiện được nhiều người quan tâm. Bởi trong khuôn khổ kỷ niệm này, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch dẫn đầu là Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh c ng các đoàn nghệ thuật đã mang đến đất nước và nhân dân Hoa kỳ “Những ngày Văn hóa Việt Nam” vào tháng 8/2015 tại thành phố. Washington D.C và New York vô c ng ấn tượng. Đây là những sự kiện trong lĩnh vực văn hoá diễn ra trong năm 2015 có sức ảnh hưởng đến đời sống văn hoá – tinh thần của người dân Việt Nam. Những sự kiện này đồng thời cũng đánh dấu những bước tiến mới của lĩnh vực văn hoá, góp phần nâng vị thế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực.

Qua việc tuyên truyền mạnh m các hoạt động văn hóa – xã hội, chương trình đã kịp thời giới thiệu cho bà con kiều bào và cộng đồng quốc tế hiểu về truyền thống văn hóa của Việt Nam cũng như chủ trương của Đảng ta trong việc “giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

2.2.2. Thành tựu kinh tế của đất nước

Thông tin về thành tựu kinh tế của đất nước chiếm vị trí thứ 4 về tần suất xuất hiện trong chương trình. Trong các vấn đề kinh tế, chương trình đã có nhiều tin, bài phân tích nhận định các giải pháp lớn của Chính phủ nhằm thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với v ng sâu, v ng xa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế; vấn đề ngoại giao kinh tế; vấn đề mở rộng dân chủ và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, vấn đề xóa đói giảm nghèo.

Trong năm 2015 và đầu năm 2016, chương trình đã không ngừng tuyên truyền những thành tựu quan trọng của Việt Nam đạt được trong lĩnh vực kinh tế. Qua chương trình, người nghe biết được trong năm 2015, tăng trưởng GDP năm 2015 đạt khoảng 6,68%, cao nhất trong 5 năm qua, bình quân 5 năm đạt khoảng 5,88%/năm. Quy mô của nền kinh tế tiếp tục tăng; GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 2.180 USD.

Cả trên sóng phát thanh của VOV5 và trên trang điện tử vovworld đều có mục Kinh tế. Ngoài việc đăng các tin liên quan đến kinh tế lên trang web và phát sóng, chương trình có ít nhất là một bài kinh tế một tuần với nội dung về sự phát triển của đất nước cũng như việc đầu tư kinh doanh của các cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp Việt kiều hoặc môi trường đầu tư tại Việt Nam .

Những thông tin về kinh tế mà chương trình phản ánh đã đem đến cho bà con kiều bào bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam, những mặt mạnh, mặt yếu, các dự báo Từ đó, các doanh nhân kiều bào có cái nhìn toàn diện về kinh tế Việt Nam và có hướng để triển khai các dự án ở quê nhà.

2.2.3. Tin tức chính trị trong nước

Với đặc điểm nhanh nhạy, linh hoạt, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” luôn bám sát d ng thời sự để phản ánh các thông tin thường nhật ở Việt Nam cho bà con kiều bào thông qua cánh sóng VOV.

Các thông tin thời sự chính trị trong nước xếp vị trí thứ hai trong khối lượng nội dung thông tin được phát trong chương trình. Các thông tin này được phát xen k trong bản tin, trong mục Bình luận hàng ngày của chương trình và mục Việt Nam trong tuần phát vào thứ 7 hàng tuần.

Trung bình chương trình đã dành 69’ tức 16,4% dung lượng trong một tuần để đưa các thông tin, sự kiện liên quan đến tình hình chính trị của đất nước, được thể hiện qua Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát dung lượng dành cho thông tin chính trị trong chương trình

MỤC, CHUYÊN MỤC

SỐ

PHÚT

CÁC NGÀY

TRONG TUẦN

TỔNG SỐ PHÖT

TRONG TUẦN

Bản tin hàng ngày

6

7

42

TSCT

5

4

20

Câu chuyện với người

xa quê

5

1

5

Việt Nam trong tuần

2

1

2

Tổng cộng

69

Phần trăm dung lượng

16,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 8


Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” luôn bám sát d ng thời sự, cập nhật tin tức quan trọng nhất vừa diễn ra ở trong nước, đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền và nhu cầu thông tin của bà con kiều bào. Trong năm 2015 và 4 tháng đầu năm 2016, chương trình đã tập trung tuyên truyền nhiều chủ đề như: tuyên truyền kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII của Việt Nam; Kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, tuyên truyền về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, tuyên truyền việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; các hoạt động đối ngoại

Trong các nội dung trên, đáng chú là chương trình đã phản ánh khá đầy đủ về kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII diễn ra từ ngày 20/10/2015 đến ngày 27/11/2015. Chương trình đã dành nhiều thời lượng để phản ánh về các phiên làm việc thảo luận về các Bộ luật Dân sự sửa đổi, Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, Luật Tố tụng hành chính sửa đổi, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Tạm giữ, tạm giam...

Chương trình cũng kịp thời thông báo kết quả của kỳ họp thứ 10 quốc hội khóa XIII. Các bộ luật, luật được Quốc hội thông qua đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam ph hợp với thông lệ quốc tế trên tinh thần đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm các quyền hiến định của con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thể chế kinh tế thị trường XHCN, củng cố quốc ph ng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đặc biệt, chương trình đã đưa các hoạt động tuyên truyền trước, trong và sau khi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Với chủ đề của Đại hội XII: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII đã thành công tốt đẹp trong niềm phấn khởi, tin tưởng, tự hào của các đại biểu Đại hội.

Mặc d , thông tin mang tính khái quát cao, nhưng trong quá trình thông tin, tuyên truyền, chương trình vẫn có điểm nhấn qua những bài Thời sự chính trị để đi sâu phân tích, phản ánh về một vấn đề cụ thể trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Những điểm nhấn đó là những vấn đề quan trọng bức thiết của đất nước, những vấn đề thuộc về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta mà các đối tượng của thông tin tuyên truyền đối ngoại quan tâm, có nhu cầu được hiểu biết cụ thể, chính xác.

2.2.4. Thời sự quốc tế

Thời sự quốc tế được đề cập khiêm tốn nhất với 5% nội dung thông tin trong tổng thể 60 phút thời lượng của chương trình. Tuy vậy, đối với các vấn đề quốc tế, chương trình đã tích cực thông tin có chọn lọc và đảm bảo cập nhật, chính xác những sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm của đông đảo bà con kiều bào. Thông tin này được phát trong mục Thời sự quốc tế.

Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời với ba trụ cột: Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa – xã hội. Với sự hình thành Cộng

đồng ASEAN, sự liên kết của 10 nước thành viên về các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân s gắn bó chặt ch hơn.

Sau hơn 5 năm đàm phán căng thẳng, Việt Nam và 11 quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gồm Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Austraylia, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru và Mỹ đã kết thúc đàm phán TPP vào hôm 5/10/2015. TPP s trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 800 triệu dân. Nhiều kiến cho rằng, TPP có tầm quan trọng chiến lược cho các nước trong khu vực, chứ không chỉ mang nghĩa thương mại đơn thuần.

Việc Trung Quốc đẩy mạnh bồi đắp trái phép các bãi đá, xây dựng đảo nhân tạo đã làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Cộng đồng quốc tế nhiều lần lên tiếng quan ngại về những hoạt động trái phép nhằm quân sự hóa khu vực, tăng nguy cơ xung đột, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, hủy hoại môi trường sinh thái ở biển Đông. Những hành động này cũng khiến Mỹ tăng cường can dự vào khu vực, đánh dấu bằng chuyến tuần tra của tàu quân sự Mỹ tiến sát một đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép. Chương trình đã liên tục đưa nhiều tin, bài về lĩnh vực này trong năm 2015 cũng như năm 2016.

Năm 2015 cũng đánh dấu sự trỗi dậy mạnh m và đáng sợ của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS). Chúng tổ chức các vụ khủng bố đẫm máu khắp 3 châu lục, nổi bật nhất là các vụ tấn công vào t a soạn báo Charlie Hebdo, nhà hát Bataclan ở thủ đô Paris của Pháp, vụ đánh bom máy bay chở khách của Nga Thế giới lo sợ IS có thể tiếp tục tấn công bất kỳ đâu và đã có nhiều vụ việc cho thấy tổ chức này đang mở rộng hoạt động sang Đông Nam Á.

Ngoài ra, chương trình phản ánh kịp thời và chính xác quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam về từng vấn đề quốc tế quan trọng để định hướng người nghe là người Việt Nam sống xa Tổ quốc.

2.2.5. Thông tin về người Việt Nam ở nước ngoài

Thông tin về người Việt Nam ở nước ngoài được đưa khá phong phú trong chương trình. Nội dung thông tin này có khối lượng thông tin đứng thứ hai trong tổng thể cả chương trình kéo dài một tiếng đồng hồ.

Trong thời lượng 60 phút, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” muốn hướng tới đối tượng chính là thính giả kiều bào, truyền đạt có tính khái quát cao đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, về công cuộc đổi mới của đất nước. Bên cạnh đó, chương trình phát thanh cũng tập trung thông tin về các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước theo hướng nêu bật những thành tựu, kinh nghiệm, những khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu. Chương trình đã phản ánh những cái đẹp, cái hay của đất nước và con người Việt Nam. Ngoài ra, chương trình tập trung đặc biệt đến đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài, phản ánh về công việc, cuộc sống và tinh thần hướng về đất nước của kiều bào. Tiêu biểu như: bài “Theresa Trinh Đỗ, người Việt ở Canada với những hoạt động từ thiện dành cho người nghèo tại Việt Nam” (18/11/2015) nêu nên hoạt động nhân đạo của người Việt ở Canada đối với đồng bào nghèo trong nước; bài “Gìn giữ văn hóa Việt Nam ở nước ngoài” (24/2/2016) giới thiệu về những cách giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam khi sống ở nước ngoài của một số bà con kiều bào; bài “Chùa Phổ Đà, Berlin hướng về biển đảo với những việc làm giản dị” (4/3/2016) nói về sư trụ trì và tăng ni phật tử của ch a đã dành tiền thuê một căn hộ cho 03 sinh viên là con em cán bộ, chiến sĩ hải quân ở trong v ng một năm miễn phí; Bài “Những vần thơ về Trường Sa của một kiều bào ở CHLB Đức” (18/3/2016) nói về tình cảm của một kiều bào đã ra thăm Trường Sa,

sau khi trở về nước, ông đã tổ chức triển lãm ảnh về Trường Sa đồng thời viết nhiều bài thơ ngợi ca biển đảo quê hương cho bà con kiều bào; Bài “Văn hóa Việt Nam tiếp từ truyền thống tới hiện đại qua góc nhìn của GS Thái Kim Lan, người Việt ở Đức” (19/3/2016) diễn giải việc nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong nhiều năm của GS Thái Kim Lan

Người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống có nhiều thành phần khác nhau. Có đối tượng có tư tưởng th địch với đất nước và nhân dân Việt Nam. Những đối tượng này ít nhiều cũng có những tác động tiêu cực tới một bộ phận những đối tượng khác trong cách nhìn nhận về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như về đất nước và nhân dân ta. Vì vậy, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” cũng chú trọng đến công tác đấu tranh dư luận để định hướng công chúng.

Thông qua các bài phân tích, bình luận, phản ánh thực tế cuộc sống ở Việt Nam, những bức thư tâm tình với thính giả của tiết mục Câu chuyện với người xa quê, chương trình muốn nêu lên thực tế về sự phát triển tự do tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam. Việc tuyên truyền này trong công tác thông tin đối ngoại rất quan trọng và cũng là mục tiêu thể hiện rò nét tính đối tượng trong chương trình phát thanh đối ngoại.

Trong vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, chương trình thường xuyên duy trì các bài viết ở thể bình luận để phê phán các luận điệu vu cáo của các thế lực phản động chống phá Nhà nước ta. Trong năm 2015, chương trình đã phát một số bài bình luận thuộc đề tài này. Chương trình kịp thời vạch trần và lên án các thủ đoạn thâm độc của các thế lực phản động với âm mưu “diễn biến hòa bình”. Đồng thời, chương trình liên tiếp có nhiều tin, bài phản ánh sâu rộng những đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên, các v ng sâu, v ng xa và miền núi hải đảo của Việt Nam, khẳng định tính đúng đắn trong chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng ta.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí