Các Thể Loại Được Vận Dụng Trong Chương Trình

Chương trình cũng có nhiều bài viết, phỏng vấn trong mục Người Việt muôn phương, Khách mời trong tuần, Trang tin hoạt động của kiều bào… nêu bật cuộc sống mưu sinh và sự đoàn kết đ m bọc lẫn nhau của bà con người Việt sống ở nhiều quốc gia và v ng lãnh thổ trên thế giới. Những kinh nghiệm trong công tác hội đoàn, những việc làm thiết thực đóng góp hướng về quê hương của người Việt xa xứ cũng được chương trình đưa tin, bài cụ thể.

Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” có thời lượng 60 phút của VOV5 khác với chương trình Thời sự 6h Thời sự 18h trên sóng VOV1. Đó là nội dung đề cập nhiều lĩnh vực nổi bật của đất nước, quảng bá những cái hay, cái đẹp của đất và người Việt Nam; mời gọi các nhà đầu tư là kiều bào và nước ngoài thực hiện các dự án hấp dẫn tại Việt Nam; khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong bà con kiều bào. C n chương trình Thời sự phát 6h và 18h trên Hệ VOV1 thường tập trung vào những vấn đề thường nhật trong đời sống hàng ngày và đối tượng mà chương trình Thời sự đó nhắm đến là người dân trong nước. Để tạo nét riêng, trong bản tin các chương trình đều có ít nhất một tin liên quan đến kiều bào, thường gọi là “Tin đối tượng”. Ngoài ra, cuối bản tin có ch m tin về tỷ giá giao dịch của đồng Việt Nam so với ngoại tệ và phần dự báo thời tiết.

2.3. Hình thức thể hiện

2.3.1. Các thể loại được vận dụng trong chương trình

2.3.1.1. Tin

Chương trình đã thực hiện nhiều dạng tin khác nhau. Đó là: Tin vắn (tin ngắn), thông báo, phản ánh vắn tắn về một sự kiện hay sự việc, nhân vật xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội Việt Nam. Tin bình (hay c n được gọi là tin sâu) phản ánh sự kiện thời sự quan trọng, trong đó có thể hiện thái độ, quan điểm để định hướng dư luận xã hội. Tin tổng hợp là tóm tắt những sự

kiện quan trọng, tiêu biểu về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tin tổng hợp này hay xuất hiện trong mục Việt Nam trong tuần, Trang văn hóa thể thao, Trang tin về hoạt động của kiều bào. Tin tường thuật là tin bám sát trật tự, trình diễn biến của sự kiện. Do vậy tin tường thuật hay được thực hiện khi có các hoạt động của các chính khách, nhà ngoại giao quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định. Tin ảnh, tức tin kèm theo ảnh, không thể sử dụng được trong chương trình phát thanh mà được sử dụng trên website vovworld.vn để minh họa, tăng độ tin cậy, chân thực và thuyết phục cho tin. Tin công báo rất hay được d ng trong các bản tin của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”. Bởi l , là một chương trình đối ngoại nên s tập trung nhiều tin thông báo những hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước, các nghi thức ngoại giao, điện mừng hoặc điện chia buồn của các nguyên thủ, thông báo của Bộ Ngoại giao về các chuyến thăm chính thức của các cấp lãnh đạo.

Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” sử dụng khá nhiều dạng tin phát trong một bản tin 15 phút hàng ngày thể hiện sự phong phú, đa dạng, sáng tạo trong cách thể hiện sự kiện, vấn đề, nhân vật, làm người nghe thấy hứng khởi, tránh được cảm giác buồn chán, tẻ nhạt khi nghe chương trình.

2.3.1.2. Bình luận

Với vai trò tạo lập, phản ánh và định hướng dư luận xã hội, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” đã cố gắng sử dụng các phương thức thông tin trên nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực để đạt được mục đích là nắm bắt dư luận xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Trong tiết mục Câu chuyện với người xa quê, biên tập viên chương trình có khi đã mượn một sự kiện nào đó diễn ra trong xã hội để làm cái cớ cho việc nêu ra quan điểm của người viết, nêu ra một vấn đề để định hướng dư luận là người Việt ở nước ngoài. Ngoài ra, biên tập viên chương trình đã

xâu chuỗi các sự kiện, từ đó phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện để chỉ ra bản chất, vấn đề bên trong nó. Ví dụ đề tài viết về Đảng, đại đoàn kết, công tác đối ngoại của Đảng trong tiết mục “Câu chuyện với người xa quê” thường xuất hiện tập trung vào dịp đất nước có những ngày kỷ niệm lớn. Có thể đưa ra một số bài tiêu biểu như: “Kết quả từ đổi mới tư duy phát triển” (6/10/2015); “Đại hội Đảng XII: Rộng cửa cho hội nhập kinh tế” (2/2/2016); “Đưa Nghị quyết Đảng vào cuộc sống, tín hiệu từ người đứng đầu” (21/2/2016); “Cách để gần dân” (28/2/2016); “Xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ mới” (6/3/2016); “Tháng tư, nhận diện một ngày lịch sử trọng đại” (26/4/2016)

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 9

Thông thường, nằm ngay sau bản tin là bài bình luận có thời lượng khoảng 5 phút. Trong hàng ngàn sự kiện diễn ra, biên tập viên luôn chọn một sự kiện nổi bật nhất để bình luận và đánh giá một cách sâu sắc, giúp cho người nghe có cách nhìn khách quan. Chủ đề được chọn để bình luận là những sự kiện gắn với thành tựu của đất nước, có nghĩa quan tọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là các vấn đề thời sự chính trị “nhạy cảm” mà các thế lực th địch thường lợi dụng, xuyên tạc như: tự do, dân chủ, tôn giáo, nhân quyền… Phần bình luận thường cuốn hút người nghe bởi lập luận đanh thép và sắc bén. Qua mỗi bài viết, biên tập viên thường tỏ rò quan điểm, thái độ, lập trường của mình, đấu tranh không khoan nhượng với âm mưu phá hoại của các thế lực th địch.

Đối với các vấn đề quốc tế, biên tập viên thường chọn sự kiện nổi bật về các điểm nóng mà dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm như: chiến tranh, khủng bố, khủng bố hạt nhân; những bất đồng trong quan hệ của các nước lớn có tác động mạnh m đến h a bình và ổn định của thế giới; xu thế mới trong quan hệ của các nước trong khu vực có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Việt Nam

2.3.1.3. Phỏng vấn

Trong chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”, các biên tập viên sử dụng khá nhiều phỏng vấn đối thoại với các nhân vật để thông tin, làm rò về các lĩnh vực mà người nghe quan tâm qua mục Khách mời trong tuần. Là chương trình phát thanh, do vậy các cuộc phỏng vấn đều thực hiện trực tiếp giữa nhà báo và một người hoặc một nhóm người. Với những thông tin thời sự quan trọng, có thể sử dụng phỏng vấn qua điện thoại, nhưng đầy chỉ là biện pháp bất đắc dĩ không được lãnh đạo ban biên tập khuyến khích.

2.3.1.4. Phóng sự

Khác với phần tin đảm nhiệm việc thông tin phản ánh về một vài khía cạnh của các sự kiện, sự việc của đời sống. Phóng sự thường phản ánh sâu vào từng trọng điểm. Tin tức chỉ nêu vấn đề, sự kiện, sự việc chứ không đi sâu l giải sự kiện, sự việc đó một cách cặn k và chi tiết như phóng sự.

Trong chương trình, phóng sự là một thể tài báo chí quan trọng hay sử dụng bởi khả năng thông tin thời sự về người thật, việc thật một cách sâu sắc. Phóng sự có thể viết về một nhân vật hay một tập thể tiêu biểu hoặc viết về các sự kiện, sự việc có tầm ảnh hưởng quan trọng. Đã có nhiều phóng sự của chương trình được giải thưởng trong các cuộc thi báo chí cấp toàn quốc như: Cuộc thi về Thông tin báo chí toàn quốc lần thứ 2 năm 2015, Liên hoan phát thanh toàn quốc 2015

2.3.2. Những chuyên mục/ tiết mục trong chương trình

2.3.2.1. Tiết mục Câu chuyện với người xa quê

Đây là tiết mục ra đời ngay từ những ngày đầu khi chương trình thành lập. Hiện nay, tiết mục này xuất hiện 02 lần một tuần trong các chương trình ngày thứ 3 và chủ nhật với thời lượng khoảng 5 phút. Đây là tiết mục có hình thức thể hiện độc đáo của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” nói riêng và Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung. Ngoài

hình thức viết thông thường, tiết mục c n sử dụng hình thức “thư gửi bạn phương xa”, tiết mục này là lời tâm sự của một người ở trong nước, gửi một người thân đích thực, có tên gọi, địa chỉ cụ thể đang sinh sống ở nước ngoài. Lại có lá thư mang tính ước lệ chung về nỗi niềm “riêng – chung” mà mọi người dân Việt Nam c ng chung mối quan tâm. Cũng có khi tiết mục là thư của người từ nước ngoài gửi về báo tin vui về một người bạn thứ ba thành đạt trên lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Thông qua việc trao đổi, tâm sự giữa người gửi và người nhận nhằm luận giải những vấn đề thời sự chính trị quan trọng như: tự do, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, chủ nghĩa xã hội Với giọng điệu nhẹ nhàng, cách viết linh hoạt và uyển chuyển, đôi khi người viết mượn chuyện nhỏ để luận bàn chuyện lớn, mượn chuyện văn hóa – xã hội đời thường để luận bàn về chính trị, mượn chuyện cá nhân để luận bàn vấn đề có tính toàn cầu Ví dụ: Suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức là thách thức lớn nhất (25/10/2015); Chiếc ô tô và nỗi niềm người Việt (1/11/2015); Quốc hội hiến kế tiết kiệm chi ngân sách (15/11/2015)

Những năm gần đây, nội dung của tiết mục Câu chuyện với người xa quê có phần khác trước với nhiều bài luận liên quan đến cuộc sống thời cuộc trong nước với nhiều khía cạnh của xã hội. Đặc biệt, tiết mục phần lớn do chính tác giả, là phóng viên, biên tập viên của chương trình, thể hiện đã làm tăng tính thuyết phục trong nội dung câu chuyện mà tác giả muốn đề cập.

Có thể nói, đây là tiết mục có hình thức thể hiện đa dạng, nội dung thể hiện phong phú các vấn đề của cuộc sống thông qua các diễn đạt biểu cảm, đã thực sự tạo được dấu ấn đối với người nghe.

2.3.2.2. Tiết mục Khách mời trong tuần

Xuất hiện trong chương trình ngày thứ 5 hàng tuần, tiết mục “Khách mời trong tuần” hấp dẫn người nghe bởi tính chất đối thoại trực tiếp giữa biên tập viên chương trình với vị khách đại diện, có vai tr quan trọng được mời

đến để c ng bàn luận, làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể. Ví dụ, vào ngày 11/2/2016 tức 4 Tết âm lịch, khách mời của chương trình là Doanh nhân Nguyễn Hoàng Chương và Phan Hoàng My, người Việt ở Austraylia, giới thiệu về ẩm thực Việt Nam ở nước sở tại. Nội dung về món ăn, ẩm thực này ph hợp với thời điểm Tết âm lịch của Việt Nam.

Trước đây, tiết mục “Khách mời trong tuần” có tên gọi là “Khách mời của chúng tôi”. Tuy nhiên, tên gọi này nghe có phần thu hẹp khoảng cách, chỉ như là nhân vật khách mời của riêng chương trình mà thôi. Do vậy, lãnh đạo VOV5 và ph ng Việt kiều đã quyết định đổi tên thành “Khách mời trong tuần” nhằm làm nổi bật nhân vật được phỏng vấn và đáp ứng được yêu cầu thời sự với những thông tin mà các khách mời cung cấp.

2.3.2.3. Tiết mục Người Việt muôn phương

Từ tháng 11 năm 2011, tiết mục Người Việt muôn phương chính thức xuất hiện trong chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”. Ban đầu, tiết mục này được xếp vào ngày thứ 2, sau đó chuyển sang cố định vào ngày thứ 4 trong tuần.

Mặc d , cả 7 chương trình trong tuần, hầu như hôm nào cũng có bài liên quan đến người Việt ở nước ngoài, tuy nhiên Tiết mục Người Việt muôn phương vẫn ra đời với mục đích cung cấp tới thính giả nội dung cụ thể, sáng rò hơn về hoạt động của người Việt ta khi sống xa Tổ quốc.

Tiết mục này tập trung vào tâm tư, tình cảm, cuộc sống, kinh doanh, học tập, làm việc của người Việt Nam ở nước ngoài. Những nội dung này được thể hiện bằng phỏng vấn, ghi chép hoặc phóng sự, đôi khi là tọa đàm. Ví dụ: Ông Trịnh Cao Sơn, Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Na khon Pha nom, Thái Lan trả lời phỏng vấn về tình cảm của kiều bào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh (30/12/2015); Phỏng vấn ông Nguyễn Bá Ngọc Dinh, kiều bào ở Cộng hòa Séc, người sáng lập trang thông tin điện tử secviet.cz, về nội dung của

website này (20/1/2016); Thu Ngân – gương mặt tài năng Việt tại Liên bang Nga (3/2/2016)

Tiết mục Người Việt muôn phương luôn được các biên tập viên trong ph ng Việt kiều đầu tư về nội dung và hình thức. Do vậy, đây là tiết mục được nhiều bà con kiều bào yêu thích.

2.3.2.4. Tiết mục Hộp thư thính giả

Mỗi tuần một lần, tiết mục này trở lại trong chương trình ngày thứ 4. Tiết mục này là sự tổng hợp và chọn lọc tất cả thư, điện thoại của kiều bào khắp nơi trên thế giới và thính giả trong nước gửi về để hình thành tiết mục.

Hiện nay, trung bình mỗi tháng tiết mục này nhận được khoảng 15 đến 25 thư của thính giả qua email và website vovworld.vn, khoảng 2 -3 thư tay và hàng chục cuộc điện thoại gọi trực tiếp về chương trình. Nội dung các thư gửi về chủ yếu là bày tỏ mong muốn được chương trình tăng cường giới thiệu về những v ng đất lịch sử, nền văn hóa truyền thống, danh lam thắng cảnh; yêu cầu được nghe những ca khúc viết về quê hương, về mẹ, về Tổ quốc, nhất là những ca khúc gắn liền với tuổi thơ ở Việt Nam để vơi đi nỗi nhớ quê hương; yêu cầu giải đáp về thời điểm phát sóng, tần số phát sóng; đóng góp kiến cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình Bên cạnh đó, tiết mục này còn giúp bà con kiều bào giới thiệu địa chỉ, nhắn tìm người thân. Trong số thư gửi về chương trình, khá nhiều thính giả muốn chia sẻ với biên tập viên về những chuyện riêng tư; bày tỏ những bức xúc, lo lắng về các vấn đề thời cuộc.

Sau khi nhận được thư của thính giả gửi về, biên tập viên chương trình tiến hành phân loại thư theo các nhóm nội dung: pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước hay các vấn đề văn hóa – xã hội; thư nhận xét về chất lượng sóng, nội dung chương trình, yêu cầu được nghe bài hát hay thư yêu cầu tìm người thân Sau khi phân loại thư theo nhóm nội dung vấn đề, biên tập viên

tiến hành tìm hiểu những vấn đề thính giả quan tâm để có thể đưa ra được câu trả lời sớm và chính xác nhất.

Với yêu cầu được nghe bài hát hay bản nhạc, giọng ngâm thơ biên tập viên chuyên mục Hộp thư thính giả thường trả lời để thính giả đón nghe các tác phẩm đó được phát sóng trong chuyên mục Giai điệu quê hương hoặc Tạp chí văn nghệ vào ngày nhất định trong tuần.

2.3.2.5. Tiết mục Bạn cần biết

Tiết mục Bạn cần biết trước kia đặt ở vị trí cuối c ng trong chương trình phát vào thứ 2 hàng tuần. Hiện nay, tiết mục này xuất hiện trong chương trình ngày chủ nhật. Tiết mục Bạn cần biết nhằm giải đáp mọi vấn đề mà bà con kiều bào và người nước ngoài quan tâm như: Vấn đề quốc tịch, vấn đề lĩnh lương hưu của người Việt khi đang ở nước ngoài, tư vấn trường hợp nhập hàng hóa từ nước ngoài về kinh doanh trong nước...

Thực chất, tiết mục này có hình thức tương tự như chương trình “Tiếp chuyện bạn nghe Đài” phát trên Hệ văn hóa – Đời sống – Khoa giáo (VOV2) của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tuy nhiên, điểm khác biệt của tiết mục này lại xuất phát từ đối tượng tiếp nhận. Đó là những kiều bào Việt Nam ở nước ngoài muốn tìm hiểu về chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Để thông tin đưa ra khách quan, tiết mục này thường có sự tham gia của các luật sư, đóng vai tr là người trả lời những yêu cầu của thính giả. Thông qua hình thức giải đáp trực tiếp, tiết mục đã làm cho chương trình phong phú thêm bởi nhiều loại tiếng nói, phát huy tối đa ưu điểm của loại hình phát thanh.

2.3.2.6. Tiết mục Tiếng quê hương với người xa xứ

Đây là tiết mục xuất hiện hai lần trong tuần, vào các ngày thứ 3 và thứ

6. Tiết mục này đề cập những bài bình về chữ nghĩa, nhằm giới thiệu nét đẹp trong ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là những câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn, danh ngôn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, qua nhiều thế hệ vẫn vẹn nguyên sự trong sáng của tiếng Việt.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022