Về Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội.

nước. Bước sang nền kinh tế thị trường, pháp luật là một nhu cầu khách quan tồn tại từ những đòi hỏi của các quan hệ kinh tế.

Bằng pháp luật, Nhà nước thừa nhận, hướng dẫn cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, hạn chế nhằm đảm bảo cho các quan hệ kinh tế tồn tại và phát triển. Nhà nước khuyến khích phát triển các yếu tố tích cực của thị trường như cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ người lao động; đồng thời Nhà nước ngăn cấm các yếu tố tiêu cực của nền kinh tế thị trường như độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, trốn thuế…Pháp luật trong nền kinh tế thị trường không chỉ là công cụ riêng của Nhà nước mà còn là phương tiện của các chủ thể kinh tế bảo vệ họ khỏi sự xâm hại và thực hiện quyền chủ động, sáng tạo trong các quan hệ kinh tế.

Nhận thức được vai trò của pháp luật trong cơ chế kinh tế thị trường, thời gian qua, Nhà nước đã tập trung xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. So với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc và thay đổi một cách căn bản về nguyên tắc và nội dung điều chỉnh bởi sự xuất hiện của một loạt các quan hệ kinh tế mới.

Trước hết, pháp luật quy định về chế độ sở hữu mới và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tạo cơ sở cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kể từ sau khi ban hành Hiến pháp 1992, pháp luật đã thừa nhận sự tồn tại của chế độ sở hữu mới là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó, sở hữu tư nhân là một trong ba chế độ sở hữu chủ yếu của nền kinh tế. Trong cơ chế tập trung, khách thể của quan hệ sở hữu chỉ là tư liệu sản xuất thì trong pháp luật sở hữu hiện nay, khách thể của quan hệ sở hữu không chỉ là tư liệu sản xuất mà còn nhiều yếu tố khác như: tên gọi nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ…Đặc điểm quan trọng của pháp luật về chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường thừa nhận và đề cao nguyên tắc bình đẳng của các loại hình

sở hữu từ trình tự xác lập đến quá trình thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể trong các quan hệ kinh tế, từ đó tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tương ứng với các chế độ sở hữu, Nhà nước cơ cấu lại nền kinh tế với nhiều thành phần cùng nhau phát triển, cùng cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ, nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta gồm có: Thành phần kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là thực hiện sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ hợp tác xã kiểu cũ, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, kích thích phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân dưới nhiều hình thức (cá thể, tiểu chủ, doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...); tạo điều kiện thu hút tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích việc liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư trong nước (quốc doanh, tập thể, tư nhân) với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, pháp luật xác định cơ cấu chủ thể trong kinh tế thị trường và tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Pháp luật trong kinh tế thị trường quy định cơ cấu chủ thể kinh tế đa dạng và đảm bảo nguyên tắc tự do kinh doanh, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức có vốn, có khả năng kinh doanh đều có quyền kinh doanh theo những hình thức thích hợp và Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho các loại hình chủ thể tồn tại và phát huy ưu thế của mình trên thị trường.

Nếu như trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chủ thể kinh tế là các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã thì trong cơ chế thị trường Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại chủ thể tham gia vào quan hệ kinh tế và đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể ấy trong hoạt động kinh tế như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp

tư nhân, hợp tác xã, hộ nông dân cá thể, trang trại…Với đặc điểm của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, Nhà nước cho phép sự tồn tại và phát triển của loại chủ thể mới trong quan hệ kinh tế đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, bằng công cụ pháp luật, Nhà nước đã làm thay đổi căn bản cơ cấu chủ thể kinh tế cũng như tính chất các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nhà nước ban hành hàng loạt văn bản quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của các quan hệ kinh tế trong nước và nước ngoài như: Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật về các tổ chức tín dụng, Luật thương mại, Luật thuế giá trị gia tăng, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự…Với nền tảng pháp lý như vậy, cho đến nay có khoảng 150 nghìn doanh nghiệp và công ty, hơn 3,2 nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Thứ ba, pháp luật quy định cơ sở pháp lý cho sự tạo lập và phát triển các loại thị trường.

Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay - 6

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, vốn, tài nguyên, lao động đều do Nhà nước phân phối. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã tập trung xoá bỏ cơ chế phân phối, hình thành nhanh chóng các loại thị trường hàng tiêu dùng, hàng nguyên vật liệu và thiết bị máy móc. Tới nay, Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý cho hàng loạt các loại thị trường mới phát triển như: thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, kinh doanh bảo hiểm, quảng cáo thương mại, sở hữu trí tuệ, thị trường sức lao động ..v..v. Các quan hệ thị trường đó hoạt động trên cơ sở các văn bản luật như: Luật thương mại, Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đầu tư kinh doanh chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ…

Thứ tư, quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường phần lớn do các quan hệ thị trường quyết định. Do vậy Nhà nước đã đưa ra các quy định pháp luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế nhằm trật tự hoá thị trường cũng như đảm bảo cho các quan hệ xã hội được phát triển hài hoà:

- Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế. Đây là nội dung được quy định trong nhiều văn bản Luật như: Bộ luật dân sự, Luật hợp tác xã, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, các Luật về đầu tư...Đối với quyền của cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ kinh tế, trong khi Luật doanh nghiệp chú trọng quy định về quyền sở hữu tài sản, quyền lựa chọn ngành nghề và địa bàn kinh doanh, quyền tìm kiếm thị trường, quyền tuyển chọn và sử dụng lao động, quyền từ chối và tố cáo yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định...thì Luật thương mại có điểm nhấn về quyền của cá nhân, tổ chức hoạt động kinh tế trong những hành vi cụ thể về thương mại như chào hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán tài chính, kiểm tra chất lượng hàng hóa, môi giới, ủy thác, đại lý, đấu giá và đấu thầu hàng hóa, khuyến mại quảng cáo....Đối với nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh tế, Luật doanh nghiệp quy định 8 nhóm nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp, trong đó có nghĩa vụ hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký, lập sổ sách và báo cáo tài chính trung thực, nộp ngân sách nhà nước đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Riêng về nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong sử dụng đất, Luật đất đai quy định rõ các nghĩa vụ về sử dụng đất đúng mục đích, bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất, nộp thuế và phí theo quy định của Nhà nước, giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi.

- Pháp luật quy định về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền của các tổ chức cá nhân trong hoạt động kinh tế. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung,

nền kinh tế không tồn tại khái niệm và hoạt động cạnh tranh, nhưng trên thực tế là thừa nhận độc quyền nhà nước trên một phạm vi rộng. Thực trạng này đã để lại nhiều hệ quả phải giải quyết khi Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới với những thay đổi lớn về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, về phát triển thị trường, về đổi mới chính sách kinh tế, trong đó phải có quy định của pháp luật đối với việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện cạnh tranh, đồng thời tăng cường kiểm soát để hạn chế các tổ chức, cá nhân thực hiện độc quyền làm tổn hại đến cạnh tranh trong hoạt động kinh tế. Vì vậy, pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền đã tạo cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát triển các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường đảm bảo nguyên tắc tự do cạnh tranh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

- Pháp luật quy định cơ chế xử lý các vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp trong hoạt động kinh tế. Các quan hệ trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phức tạp, do vậy cũng nảy sinh nhiều vi phạm pháp luật và tranh chấp diễn ra trong hoạt động kinh tế, nhất là các hành vi xâm phạm về sở hữu tài sản, vi phạm hợp đồng, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về sử dụng lao động trong doanh nghiệp, tội phạm trong lĩnh vực kinh tế... Các vi phạm và tranh chấp kinh tế được giải quyết theo các hình thức và vận dụng các văn bản pháp luật khác nhau. Nếu là vi phạm nhẹ thì xử lý theo pháp lệnh xử phạt hành chính. Nếu hành vi đã cấu thành tội phạm thì sẽ do Tòa án xét xử, có những tranh chấp trong hoạt động kinh tế lại được giải quyết theo thủ tục trong tài. Các văn bản pháp luật vận dụng nhằm giải quyết các vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh tế thời gian qua đó là: Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh; các luật đầu tư, Bộ luật hình sự, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động và đình công…

* Để thực hiện chức năng kinh tế, Nhà nước sử dụng nhiều loại công cụ chính sách kinh tế vĩ mô nhằm điều tiết và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh các công cụ kế hoạch hoá và hệ thống pháp luật để quản lý nền kinh tế, Nhà nước còn sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ qua các công cụ như vốn, thuế, lãi suất, bảo hiểm trợ cấp…dưới tác động đòn bẩy kinh tế nhằm điều tiết hiệu quả nền kinh tế thị trường.

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước đóng vai trò phân phối nguồn lực vốn trong nền kinh tế. Bước sang kinh tế thị trường, Nhà nước xoá bỏ việc cấp phát vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc bù lỗ, giải quyết thâm hụt ngân sách theo hướng thị trường và mở rộng hoạt động thị trường chứng khoán.

Nhà nước đổi mới và vận dụng linh hoạt các công cụ lãi suất nhằm thúc đẩy sản xuất, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát và những phát sinh không lành mạnh trong việc cung và cầu về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Khi tình hình kinh tế của đất nước đang có lạm phát cao, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống thì để kìm chế sự lạm phát, Ngân hàng Trung ương bằng những hoạt động và nghiệp vụ của mình làm giảm bớt lượng tiền dự trữ hiện có của các ngân hàng thương mại làm cho mức cung tiền tệ cho nền kinh tế của các ngân hàng thương mại giảm đi. Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng sử dụng lãi suất và tín dụng để điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: tập trung ưu tiên cho việc sản xuất và lưu thông những sản phẩm và hàng hoá thiết yếu; thu hẹp sản xuất và hạn chế lưu thông những mặt hàng không khuyến khích hoặc chưa cần thiết. Những kết qủa của sản xuất và lưu thông được điều tiết như vậy sẽ làm cho quan hệ tiền - hàng cân đối và lạm phát giảm dần .

Mặt khác, ngân hàng nhà nước thực hiện việc điều chỉnh tỷ giá sát với quan hệ cung - cầu ngoại tệ thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, qua hoạt động của quỹ bình ổn thị trường ngoại hối, quỹ dự trữ ngoại hối và vàng

quốc gia. Từ tháng 7/2001, Ngân hàng nhà nước sử dụng thêm hình thức nghiệp vụ mua bán ngoại tệ hoán đổi trước tình hình các ngân hàng thương mại cần có nội tệ để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn trong nền kinh tế, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ kết hối đối với các doanh nghiệp để tác động vào cung - cầu ngoại tệ. Kết quả của những cố gắng trong việc duy trì một tỷ giá hợp lý, trong nhiều năm qua, đồng tiền Việt Nam đã hoạt động tương đối ổn định, trong khi nhiều đồng tiền khác trong khu vực và trên thế giới đã có những dao động bất thường.

Nhà nước tiến hành điều tiết nền kinh tế thông qua việc cải cách chính sách thuế phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bằng việc ban hành các luật về thuế như: thuế giá trị gia tăng thay thế thuế doanh thu; sửa đổi, bổ sung thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; ban hành và thực hiện thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao…Những luật thuế này được áp dụng bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế không kể quốc doanh hay tập thể. Những cải cách thể hiện trong các Luật về thuế không chỉ làm công khai hoá, minh bạch hoá các khoản thu được từ tổ chức, cá nhân trong xã hội mà còn đảm bảo cho ngân sách nhà nước có nguồn thu ổn định và tăng trưởng theo đà phát triển của nền kinh tế.

Trong tiến trình cải cách thuế, Nhà nước thực hiện việc tăng, giảm thuế suất, trong đó tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những loại hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng trong nước như thuốc lá, rượu, ô tô..., đồng thời, thực hiện giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trên diện rộng để tạo điều kiện cải thiện sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, thời gian qua, nhằm thực hiện chủ trương kích cầu, Nhà nước đã tiến hành giảm thuế đối với 30 mặt hàng tiêu dùng trong nước nhằm hạ giá thành sản phẩm và tăng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường nội địa.

Để phù hợp với sự phát triển của các loại thị trường trong nền kinh tế, Nhà nước đã có sự điều chỉnh phù hợp thể hiện ở chỗ ban hành và thực hiện việc thu thuế sử dụng đất, thuế chuyển nhượng nhà đất. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á, thực hiện chương trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA, Nhà nước đã cắt giảm hàng nghìn dòng thuế, hàng nhập khẩu từ các nước trong khu vực theo lịch trình 2000, 2005, 2006, 2010. Việc cắt giảm này sẽ làm giảm đối với một số nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu, nhưng nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ việc không phải đóng các khoản thuế tương tự đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.

2.1.3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Kết cấu hạ tầng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường hiện đại. Hệ thống hạ tầng bao gồm đường sá, thông tin liên lạc, sân bay, bến cảng, nhà xưởng, trường học, bệnh viện ... phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kết cấu hạ tầng tốt sẽ đảm bảo tính văn minh, năng động và hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Do vậy ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng hiện đại là một định hướng quan trọng và giải pháp đúng đắn trong chức năng kinh tế của nhà Nước.

Để triển khai nhiệm vụ đảm bảo kết cấu hạ tầng cho sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua, Nhà nước đã thực hiện chuyển hướng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng nhà nước, trong đó giảm đầu tư vào khu vực sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư vào các ngành giao thông, thủy lợi, điện, nước, đô thị, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

Nhà nước đã tập trung huy động các nguồn lực ưu tiên để đầu tư hoàn chỉnh cơ bản hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi có nhu cầu cấp bách gắn với

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí