Các Loại Thị Trường Trong Nền Kinh Tế Chậm Được Đồng Bộ Hóa, Nhiều Nguyên Tắc Thị Trường Bị Vi Phạm:

- Đầu tư của Ngân sách nhà nước trực tiếp vào kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn chưa hợp lý thể hiện ở tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách còn quá cao so với chi thường xuyên và so với GDP. Chi đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước tuy đã giảm nhưng không đáng kể. Việc giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước sẽ cho phép có nhiều vốn hơn để nhà nước tăng đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng của ngành y tế, giáo dục đang còn quá thiếu thốn hiện nay.

- Mặt khác, hệ thống thuế hiện nay vẫn chưa được khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, chưa thực sự là đòn bẩy kinh tế để kích thích đầu tư và tiêu dùng; chưa đảm bảo sự công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp và gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động kinh doanh; Ngân sách nhà nước bị thất thu, nợ thuế và khê đọng thuế còn lớn. Việc sử dụng và quản lý nguồn tài chính quốc gia còn lãng phí, cơ chế tín dụng đầu tư của Nhà nước không đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ; Chính sách thuế cao và mỗi năm một tăng thêm, tuy có làm tăng thu cho ngân sách nhà nước nhưng làm giảm tái tích lũy sản xuất cho các đơn vị và tổ chức kinh tế. Hậu quả là trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp Việt Nam chậm được đổi mới, nâng cao để theo kịp với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.2.1.3. Các loại thị trường trong nền kinh tế chậm được đồng bộ hóa, nhiều nguyên tắc thị trường bị vi phạm:

- Nhiều yếu tố thị trường cho đến nay vẫn chưa được công nhận về mặt chính trị và pháp luật, điển hình là đất đai chưa được công nhận là hàng hóa (hoặc hàng hóa đặc biệt) làm cho thị trường bất động sản không những chậm hình thành mà phát triển quanh co, biến đổi phức tạp.

- Thị trường vốn chậm được hoàn thiện và phát triển so với những tiến triển của nền kinh tế. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chưa được tiếp cận đáng kể với các kênh tín dụng dài hạn và trung hạn. Thị trường chứng khoán sau vài năm ra đời và hoạt động nhưng đến nay hàng hóa đưa ra giao

dịch vẫn chưa được cải thiện, các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay chủ yếu vẫn dựa vào các ngân hàng, vốn huy động ở thị trường chứng khoán còn rất nhỏ. Việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước thông qua các công cụ thị trường còn mang nặng tính hình thức.

- Thị trường khoa học và công nghệ không những chậm được hình thành, mà hoạt động và phát triển luôn trong tình trạng thấp kém về cung - cầu, giá cả, lợi ích. Nguyên tắc tự do cạnh tranh, ngang giá, công khai trên thị trường còn bị vi phạm.

2.2.1.4. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tuy được sắp xếp lại, giảm được một số đầu mối nhưng vẫn lạc hậu so với sự phát triển của nền kinh tế theo hướng thị trường:

- Bộ máy luôn tỏ ra quá tải trong thực hiện những công việc đổi mới quản lý về kinh tế đã được pháp luật quy định.

- Việc khắc phục tình trạng cồng kềnh, nhiều tầng nấc với những thủ tục hành chính phiền hà trong hoạt động thực tiễn của bộ máy quản lý và công chức nhà nước chưa làm tốt trách nhiệm, gây khó khăn, trở ngại cho doanh nghiệp. Sự phân công, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý kinh tế - xã hội chưa thật rõ ràng và hợp lý. Quản lý nền kinh tế thị trường trong bối cảnh song song tồn tại hai bộ máy quyền lực: Bộ máy quyền lực của Đảng và Bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Điều này dẫn đến tình trạng chưa phát huy được vai trò chủ thể sáng tạo của Nhà nước trong việc tạo dựng và quản lý thống nhất nền kinh tế thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức trong quản lý kinh tế thiếu về số lượng, yếu về trình độ, năng lực, phẩm chất kém, thiếu công tâm vẫn còn diễn ra; tồn tại tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng, quan liêu trong hàng ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

- Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc tồn tại những quan hệ kinh tế - xã hội cần thiết phải được giải quyết bởi cơ quan tư pháp ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tổ chức bộ máy cũng như năng lực, trình độ của cán bộ, công chức ngành tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, chưa tạo ra cơ chế đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia quan hệ kinh tế khi có tranh chấp xảy ra.

Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay - 8

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.

Quá trình thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu, đánh giá, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, để từ đó có hướng khắc phục hiệu quả. Nguyên nhân khách quan của những tồn tại, hạn chế dễ nhận thấy, đó là: Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu với hậu quả của nhiều năm chiến tranh kéo dài và đối phó với nhiều thiên tai địch họa nặng nề; hơn nữa trước sự phát triển nhanh của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho nước ta có vị trí xuất phát điểm thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, tồn tại, hạn chế đó còn bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan, biểu hiện trong nhận thức và hành động của con người ở cả bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan, cũng như đội ngũ cán bộ công chức nhà nước trong hoạt động kinh tế. Đó là các nguyên nhân:

- Do vẫn tồn tại sự bảo thủ trong tư duy lý luận về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, vẫn còn tàn dư lý luận của thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung thể hiện trong toàn bộ quá trình hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý kinh tế, trong đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Tư duy kinh tế nhiều khi thường chỉ dựa vào cơ sở chế độ công hữu của xã hội cộng sản - hình thái phát triển cao một cách trừu tượng mà không căn cứ vào những điều kiện và tình hình cụ thể vận hành vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ở trình độ và giai đoạn phát triển thấp.

- Chức năng kinh tế của Nhà nước rơi vào thế lưỡng cực, vừa bị căng ra diện rộng khi can thiệp quá sâu và ôm đồm các chức năng của thị trường và doanh nghiệp, trong khi lại không có điều kiện tập trung để thực hiện tốt chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thể chế mới của nền kinh tế thị trường chưa được xác lập hoàn chỉnh, chưa tách bạch rạch ròi giữa chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh dẫn tới sự can thiệp quá sâu, mang tính hành chính quan liêu của các cơ quan nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đặc biệt sự yếu kém của Nhà nước trong việc thực thi và vận hành đồng bộ hệ thống kinh tế thị trường ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống và sản xuất gây cản trở cho sự phát triển của nền kinh tế. Biểu hiện của nó là tình trạng thị trường chưa phát triển nhưng bị biến dạng, độc quyền làm cho các giao dịch trên thị trường kém hiệu quả, dẫn đến các chủ thể thị trường thiên về giao dịch ngắn hơn là có chiến lược, phương án kinh doanh lâu dài. Trong quá trình thực thi chính sách của Nhà nước vẫn còn tồn tại tình trạng chính sách thì mở nhưng việc thực thi chính sách thì theo cơ chế “xin - cho” gây khó khăn cho phát triển sản xuất, hạn chế thu hút đầu tư và khả năng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

- Khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Tuy khối doanh nghiệp nhà nước và sở hữu nhà nước qua nhiều lần cải tổ và cơ cấu lại, nhưng vẫn còn cồng kềnh, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Về mặt số lượng doanh nghiệp đã giảm đáng kể từ 12 nghìn doanh nghiệp vào đầu những năm 90 xuống còn khoảng 5 nghìn doanh nghiệp trong những năm gần

đây, nhưng đa phần các doanh nghiệp cổ phần hóa hay sáp nhập, giải thể đều có quy mô nhỏ chỉ chiếm 6 - 7% trong tổng vốn của doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế, khu vực doanh nghiệp nhà nước quản lý yếu kém, vô trách nhiệm, làm ăn thua lỗ, phát sinh tham nhũng, quan liêu, trông chờ vào sự nâng đỡ và bao cấp của Nhà nước về vị thế độc quyền, vay vốn, mặt bằng kinh doanh... làm hạn chế tốc độ tăng trưởng, môi trường đầu tư và duy trì sự tồn tại của cơ chế cũ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Có thể nói từ thực trạng nhận thức, quy định và thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong thời gian qua đã chứng tỏ xu hướng chuyển đổi đúng đắn chức năng kinh tế của Nhà nước từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhà nước thực hiện chức năng kinh tế thông qua công cụ pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô khác nhằm định hướng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế. Hệ thống các công cụ, phương tiện mà Nhà nước sử dụng nhằm thực hiện chức năng kinh tế trong nền kinh tế thị trường đã được nhận thức, quy định và thực hiện về cơ cấu, tính chất và phương thức tác động theo hướng tăng cường vai trò của pháp luật và các công cụ gián tiếp mang tính định hướng như chính sách, kế hoạch vĩ mô và các đòn bẩy kinh tế. Do vậy, nền kinh tế nước ta thời gian qua đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng trong việc ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, những nội dung và phương thức thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đang còn những

tồn tại đáng kể cần phải được khắc phục. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chức năng kinh tế của Nhà nước trong khuôn khổ thực hiện các nội dung trên thời gian qua cho phép đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY


3.1. Yêu cầu về việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước.

Sự nghiệp đổi mới nói chung và quá trình thực hiện các nội dung chức năng kinh tế của Nhà nước ta trong hơn hai thập kỷ qua đã thu được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên cũng đặt ra không ít nguy cơ và thách thức. Việc tiếp tục đưa công cuộc đổi mới đất nước đi lên, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện hiện nay luôn được xác định là nhiệm vụ to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta được thể hiện cụ thể trong việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước xuất phát từ tính tất yếu khách quan, xu hướng toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.1. Tính tất yếu khách quan phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Ngày nay, kinh tế thị trường không chỉ là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến ở các nước phát triển, mà mô hình này còn được áp dụng ở các nước đang phát triển, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của thế giới nói chung, của từng quốc gia nói riêng trong đó có nước ta.

Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác - Lênin được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển ở giai đoạn cạnh tranh tự do và đại công nghiệp cơ khí. Họ cho rằng kinh tế thị trường là giai đoạn lịch sử tất yếu mà nhân loại bắt buộc phải trải qua để đi tới chủ nghĩa xã hội. Chính cơ sở sản sinh và điều kiện tất yếu của kinh tế thị trường là chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa

tư bản là chế độ đầu tiên thực hiện kinh tế thị trường và đã đạt được những thành tựu phát triển rực rỡ. Nhưng do mục tiêu của chủ nghĩa tư bản là làm giàu cho một bộ phận thiểu số nhà tư bản nên phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã phản ánh sự vận động trong mâu thuẫn. Sự vận động trong mâu thuẫn này tất yếu sẽ đưa chủ nghĩa tư bản đến chỗ bị phủ định và chuẩn bị những tiền đề vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội.

Để khắc phục những mâu thuẫn cố hữu và tính tự phát của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, học thuyết của Mác - Lênin đã tiên đoán về một xã hội có thể điều khiển nền sản xuất theo một kế hoạch chung thống nhất dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Lần đầu tiên trong thực tiễn bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nhà nước Xô Viết đã sử dụng kinh tế thị trường vào mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất. Và những thành tựu đã đạt được trong thời kỳ thực thi chính sách kinh tế mới đã chứng minh kinh tế thị trường là con đường tất yếu cho những nước kinh tế chưa phát triển theo con đường cộng sản chủ nghĩa.

Từ thực tiễn kinh nghiệm của các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng kinh tế thị trường cho mục tiêu phát triển và từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thừa nhận tính tất yếu của mô hình kinh tế thị trường đặc biệt - kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, phải thấy rằng nền kinh tế thị trường ở mỗi nước có đặc thù riêng dựa vào trình độ phát triển, điều kiện văn hóa xã hội của mỗi nước mà lựa chọn cho mình nền kinh tế thị trường phù hợp.

Đối với nước ta kể từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân đoàn kết dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc đánh đuổi giặc ngoại xâm và luôn ý thức xây dựng một xã hội ấm no hạnh phúc. Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm giành được độc lập, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng thiêng liêng và là con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí